1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Công ty TOYOTA

36 726 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 444,5 KB

Nội dung

Giới thiệu về Công ty Toyota Toyota Motor Corporation được thành lập ngày 28/08/1937, là một công ty đa quốc gia có trụ sở chính tại Nhật Bản, và là một trong những nhà sản xuất ô tôlớn

Trang 1

Đề tài

Visit the Toyota 's web site at : http://www.toyota.com and visit a minimum of two other country locations Consider the differences with each country's political and economic system Compare the success of each What do you attribute to

be the success factors for each country location? What are the risks? Take the role of a consultant, and advise Toyota's on potential economic risks

associated with these locations

Nội dung đề tài tiếng Việt, tạm dịch:

Truy cập vào trang web: http://www.toyota.com và tham khảo thông tin của ít nhất 2 nước Xem xét sự khác biệt về các yếu tố chính trị và kinh tế của mỗi nước So sánh sự thành công của Toyota tại các nước này Quan điểm của bạn về các nhân tố thành công của Toyota tại mỗi nước đã chọn là như thế nào? Các yếu tố nào mang tính chất rủi ro? Với vai trò là cố vấn của Toyota bạn sẽ tư vấn gì cho Toyota để giải quyết những rủi ro tiềm ẩn đó

Trang 2

Đề tài

Visit the Toyota 's web site at : http://www.toyota.com and visit a minimum of two other country locations Consider the differences with each country's political and economic system Compare the success of each What do you attribute to be the success factors for each country location? What are the risks? Take the role of a consultant, and advise Toyota's on potential economic risks associated with these locations.

DANH SÁCH NHÓM 1

1) Phí Thị Khánh An 2) Nguyễn Thị Anh 3) Phan Vũ Diễm Chi 4) Nguyễn Cao Đức 5) Vũ Thị Kim Dung 6) Nguyễn Phan Tường An 7) Trương Hoài Ngọc Châu 8) Nguyễn Thị Thuỳ Dương 9) Nguyễn Thuý Duyên 10)Trần Thị Hồng Hạnh

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 5

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TOYOTA 6

1.1 Giới thiệu về Công ty Toyota 6

1.1.1 Vị thế thương hiệu của Toyota 6

1.1.2 Lịch sử thương hiệu Toyota… 6

1.1.3 Các sản phẩm phổ biến hiện nay của Toyota trên thị trường … 8

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Toyota 8

1.2.1 Khởi đầu của việc phát triển ra thế giới 8

1.2.2 Thành lập Lexus, thương hiệu xe sang trọng… 9

1.2.3 Ngày nay… 9

1.2.4 Những sự sáp nhập… 10

PHẦN 2: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH – THÀNH CÔNG CỦA TOYOTA TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC 11

2.1.Sự khác biệt giữa môi trường kinh tế - chính trị của Nhật Bản và Trung Quốc 11 2.1.1 Vài nét về Nhật Bản 11

2.1.2 Vài nét về Trung Quốc 11

2.1.3 Sự khác biệt giữa kinh tế - chính trị của Nhật Bản và Trung Quốc 12

2.2 So sánh sự thành công của Toyota tại 2 thị trường 19

2.2.1 Quá trình thâm nhập và chiến lược của Toyota vào thị trường Trung Quốc 19

2.2.2 Chiến lược kinh doanh và thành công tại thị trường Nhật Bản 22

Trang 4

2.3 Quan điểm của nhóm về những nhân tố tạo nên sự thành công của Toyota tạimỗi thị trường đó 252.4 Các rủi ro thuộc các yếu tố chính trị và kinh tế của mỗi nước đến chiến lược

và hoạt động kinh doanh của Toyota tại mỗi thị trường: 292.4.1 Tại thị trường Nhật Bản: 292.4.2 Tại thị trường Trung Quốc: 30

PHẦN 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHO TOYOTA ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG RỦI RO TIỀM ẨN VỀ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ TẠI NHẬT BẢN VÀ

TRUNG QUỐC 33 KẾT LUẬN 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 3

6

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Xuất hiện sớm tại Việt Nam với những chiếc Toyota Crown sang trọngdành cho các quan chức cao cấp vào những năm 90 của thế kỷ trước, hiện nay, sảnphẩm của Toyota đã trở nên phổ biến, đa dạng và phong phú hơn rất nhiều Giá cả,chất lượng và dịch vụ là những ưu tiên hàng đầu mà Toyota dành cho người tiêudùng, chính vì thế, sẽ không là ngạc nhiên khi trên đường phố Việt Nam, cứ 10 ôtôthì có chừng 4 chiếc mang thương hiệu Toyota Điều gì đã khiến Toyota đã cóđược thành công rực rỡ đến như vậy? Đây là lý do nhóm nghiên cứu kỹ hơn về 2thị trường lớn của Toyota hiện nay ở Châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc để khámphá những nhân tố đã đem lại cho Toyota vị trí ngày nay

Trang 6

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ

CÔNG TY TOYOTA

1.1 Giới thiệu về Công ty Toyota

Toyota Motor Corporation được thành lập ngày 28/08/1937, là một công ty

đa quốc gia có trụ sở chính tại Nhật Bản, và là một trong những nhà sản xuất ô tôlớn nhất thế giới

1.1.1 Vị thế thương hiệu của Toyota

Theo Bảng xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu thế giới do tạp chí BusinessWeek và hãng Interbrand bình chọn, Toyota tiếp tục đứng vững ở vị trí số 6 trongbảng xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu thế giới Các vấn đề liên quan đến chấtlượng đang là mối quan tâm hàng đầu của tập đoàn ôtô lớn nhất xứ Phù Tang -Toyota này Lòng tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu Toyota và chiếnlược đẩy mạnh phát triển dòng xe hybrid (kết hợp động cơ xăng-điện) đã giúpToyota vượt qua nhiều nhãn hiệu trong ngành công nghiệp xe hơi để có mặt trongtop những thương hiệu hàng đầu thế giới Toyota một lần nữa khẳng định làthương hiệu số 1 trong ngành công nghiệp ôtô thế giới, bất chấp những khó khăn

và tình trạng suy giảm của nền kinh tế thế giới

Vị trí trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu thế giới: 6

Chủ sở hữu: Tập đoàn Toyota

Giá trị thương hiệu năm 2008: 34.050 tỷ USD

Các thương hiệu Ô tô hàng đầu thế giới tiếp theo lần lượt thuộc về:Mercedes-Benz, BMW, Honda, Ford, Harley-Davidson, Volkswagen, Audi,Hyundai, Porsche, Lexus và Ferrari

1.1.2 Lịch sử thương hiệu Toyota

Sự ra đời và phát triển của thương hiệu Toyota gắn liền với dòng họToyoda, thuộc quận Aiichi, cách thủ đô Tokyo hơn 300 km về phía Đông Nam.Năm 1936, gia đình Sakichi Toyoda có ý tưởng thành lập công ty chuyên sản xuấtôtô khi họ giành được một trong hai giấy phép sản xuất ôtô của chính phủ NhậtBản

Trang 7

Logo toàn cầu hiện nay

của Toyota

Theo lời khuyên của chuyên gia người Nhật hàng đầu tại chi nhánh củaGeneral Motors ở Nhật Bản lúc đó là Shotaro Kamiya, Sakichi Toyoda tổ chứcmột cuộc thi sáng tác biểu tượng cho công ty mới với những tiêu chí phải dễ hiểu,gợi tả được đó là một công ty trong nước và chứa đựng những âm tiết Nhật Bản.Trong số 27.000 mẫu biểu tượng được gửi về, có một biểu tượng mang tên

“Toyota” với hình tròn bao quanh

Cái tên “Toyota” phát âm không rõ như Toyoda,nhưng có vẻ như nó thích hợp hơn đối với tâm lýquảng cáo, hơn nữa, chữ Toyota chỉ có 8 nét so với 10nét của Toyoda, theo quan niệm truyền thống củangười Nhật, con số 8 mang lại sự may mắn và tượngtrưng cho sự lớn mạnh không ngừng, trong khi đó số

10 là một số tròn trĩnh, không còn chỗ cho sự pháttriển Thương hiệu Toyota ra đời từ đó và tháng4/1937, Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại

Sau những năm chiến tranh thế giới thứ hai tàn khốc, đất nước Nhật Bảnhoang tàn và đổ nát May mắn thay, những nhà máy của Toyota tại tỉnh Aichikhông bị bom nghiền nát Điều đó giúp Toyota bắt đầu quá trình hồi phục bằngviệc sản xuất những chiếc ôtô thương mại đầu tiên mang tên Model SA Năm

1950, công ty bán lẻ Toyota Motor Sales Co được thành lập và đến năm 1956 là

hệ thống phân phối Toyopet

Chiến lược kinh doanh đúng đắn mang lại cho Toyota những thành côngvượt bậc về mặt thương mại, bên cạnh đó là sự phát triển vượt bậc về công nghệsản xuất ôtô Toyota không có nhiều bằng phát minh sáng chế như General Motorshay Ford Motor Company, tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm mang thương hiệuToyota luôn được đảm bảo ở mức độ cao nhất bởi Toyota sở hữu những kỹ sư,chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ ôtô thế giới

Logo hiện nay của Toyota bao gồm 3 hình eclipse lồng vào nhau (tượngtrưng cho 3 trái tim) mang ý nghĩa: một thể hiện sự quan tâm đối với khách hàng,một tượng trưng cho chất lượng sản phẩm và một là những nỗ lực phát triển khoahọc công nghệ không ngừng Trải qua thời gian 70 năm với những biến đổi khôngngừng, Toyota vẫn đang bước trên con đường định mệnh của chính mình, con

Trang 8

đường từ số 8 mạnh mẽ đến số 10 hoàn hảo của truyền thống đất nước mặt trờimọc

1.1.3 Các sản phẩm phổ biến hiện nay của Toyota trên thị trường

Các mẫu xe phổ biến của Toyota hiện nay trên thị trường: Camry, Altis,Vios, Innova, Hiace, Land Cruiser, Fortuner, Hilux

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Toyota

1.2.1 Khởi đầu của việc phát triển ra thế giới

Toyota bắt đầu bán các sản phẩm của mình tại thị trường Mỹ năm 1958 vớiviệc xuất khẩu chiếc Land Cruiser và Toyopet Doanh số của Land Cruiser caohơn Toyopet, tuy nhiên cả hai vẫn không đạt được con số mong muốn Toyotaquyết định rút Toyopet ra khỏi thị trường Mỹ và thiết kế lại một mẫu xe khác dànhriêng cho thị trường này – một chiến lược dẫn đến sự ra đời của Avaton và Camry

Năm 1959, Toyota mở nhà máy tại Bra-xin Đây là nhà máy đầu tiên củahãng ngoài lãnh thổ Nhật Bản Từ thời điểm này, Toyota duy trì một triết lý là sẽ

“địa phương hóa” thiết kế và khâu sản xuất của mình để phù hợp với điều kiệnđường sá, thời tiết và kinh tế của dân địa phương Điều này còn có nghĩa là Toyotokhông chỉ sản xuất ô tô ở nước ngoài mà còn thiết kế và thử nghiệm chúng tại đó.Trong chiến lược này, Toyota đã xây dựng đượng mối quan hệ lâu dài với các nhàcung ứng và lao động địa phương

Sản phẩm được “Mỹ hóa” đầu tiên của Toyota là chiếc Tiara, hay thườngđược biết đến với cái tên Toyota Corona PT20, ra đời năm 1964 Một năm sau,chiếc Corona xuất hiện với giá dưới $2000 Doanh số bán ra đạt 6400 chiếc trongnăm 1965 và tăng lên 71.000 năm 1968 và gần như tăng gấp đối mỗi năm khi đạt300.000 chiếc vào năm 1971 Cuối những năm 1950, Toyota chỉ là một công ty rất

bé trên thế giới Đến năm 1963, nó trở thành hãng không phải của Mỹ lớn thứ 93trên thế giới và năm 1966 đứng thứ 47 (trong thời gian này, Toyota trở thành công

ty lớn thứ 6 tại Nhật và là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 10 trên thế giới) Năm 1967,Corona có giá bán rất cạnh tranh là $1760 với sự hài hòa về hiệu suất, tiện nghi vàmức độ tiết kiệm nhiên liệu

Đến năm 1967, Toyota đã phát triển bền vững tại Mỹ và chiếc Coronasedan 4 cửa của hãng là đối thủ chính của chiếc Volkswagen Bettle

Trang 9

Năm 1967, Toyota giới thiệu một mẫu xe mới khác đến thị trường Mỹ,chiếc Crown, với phiên bản wagon và sedan

Ngay sau đó, Toyota mang đến thị trường Mỹ chiếc xe 2000GT danh tiếng Chiếc Corolla, một chiếc xe nhỏ được yêu thích tại Mỹ, xuất hiện tại thịtrường mỹ lần đầu vào năm 1969, 2 năm sau khi nó được sản xuất tại thị trườngNhật; và tiếp sau đó là những chiếc pickup nhỏ nổi tiếng nhờ sợ ổn định, bền bỉ vàđáng tin cậy

1.2.2 Thành lập Lexus, thương hiệu xe sang trọng

Trong những năm 1980, khi Toyota nghiêm túc phân tích doanh số thấptrong phân khúc xe sang trọng của mình thì Cadillac lại đánh mất hình ảnh củamình với động cơ 4-6-8 và chiếc Cimarron, bản sao của chiếc Cavalier Ngoài ra,thị phần của Chrysler giảm sút, chất lượng của xe Mercedes khá tệ và Audi đangđối mặt với những thất bại liên tục Toyota nhận ra đã đến lúc tạo dựng mộtthương hiệu xe sang trọng của riêng mình để có đủ sức cạnh tranh với các đối thủkhác

LS400, chiếc Lexus đầu tiên xuất hiện vào năm 1989 Chiếc xe ngay lậptức tạo được tiếng vang nhờ sự sang trọng ổn định và có giá thành rẻ hơn nhữngchiếc Mercedes Sự cạnh tranh kém của các hãng sản xuất ô tô vào lúc đó cũnggiúp Lexus đạt được thành công Từ đó đến nay, Lexus luôn là một trong nhữngnhà sản xuất xe sang trọng hàng đầu của thế giới

1.2.3 Ngày nay…

Thương hiệu Scion được thành lập vào đầu năm 2000 với 3 mẫu xe đượcphát triển trên nền chiếc Echo Mặc dù Scion không thu hút nhiều giới trẻ nhưToyota mong đợi, nhưng nó cũng mang đến một bộ phận khác hàng trẻ để lắp vàochỗ trống trong phân khúc thị trường do Toyota và Lexus để lại

Ngoài ra, Toyota còn tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tải trợ giáodục và các chương trình văn hóa cũng như các nghiên cứu

Ngày nay, Toyota là nhà sản xuất ôtô lớn thứ 3 thế giới cả về doanh số vàdoanh thu Tại thị trường Mỹ, doanh số của Toyota gấp đôi của Honda và đangqua mặt tập đoàn Chrysler để trở thành nhà sản xuất có doanh số lớn thứ 3 tại thịtrường này Doanh số hiện tại của Toyota là 5,5 triệu sản phẩm/năm, tức là mỗi 6giây lại có một sản phẩm ra đời

Trang 10

1.2.4 Những sự sáp nhập

Năm 1966, Toyota mua Hino, một công ty chuyên sản xuất xe tải Hiênnay, Hino đang rất phổ biến tại châu Âu và là nhà sản xuât hàng đầu tại Nhật Bảntrong lĩnh vực xe tải vừa và nặng sử dụng động cơ diesel Hiện tại, Hino đang sảnxuất nhiều loại xe tải nặng và xe bus khác nhau

Năm 1967, Toyota nắm quyền kiểm soát Daihatsu (được thành lập năm

1907 lúc đó là Công ty TNHH Hatsudoki Zeizo), nhưng Toyota chỉ thực sự muatoàn bộ công ty vào năm 1999

Denso là thương hiệu con của Toyota Nó từng là bộ phận sản xuất các thiết

bị điện tử cho Toyota Hiện tại, doanh thu của Denso là 26 tỉ USD với hơn100.000 công nhân và 170 chi nhánh Denso chuyên bán phụ tùng cho các nhà sảnxuất ô tô lớn trong đó có các công ty Mỹ

Trang 11

PHẦN 2: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH – THÀNH CÔNG CỦA TOYOTA TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC

2.1 Sự khác biệt giữa môi trường kinh tế - chính trị của Nhật Bản và

Dân tộc: Người Nhật Bản chiếm99% dân số Ngoài ra còn có người TriềuTiên, Trung Quốc, Philippines, Việt Nam,Brazil

Ngôn ngữ: Tiếng Nhật BảnKhí hậu: Có khí hậu ôn đới, phânđịnh rõ 4 mùa

Đơn vị tiền tệ: Đồng yên (yen - JPY)

2.1.2 Vài nét về Trung Quốc

Tên nước: nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (The People's Republic ofChina)

Ngày quốc khánh: 01-10-1949

Thủ đô: Bắc Kinh

Diện tích: 9.596.960 km²

Dân số: hơn 1,3 tỷ người (tính đến 1/2006)

Dân tộc: Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc Dân tộc Hán chiếmđại đa số (93%), ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 6% dân số cả nước vàphân bổ trên 50-60% diện tích toàn quốc)

Trang 12

Khu vực hành chính: Hiện nay, Trung Quốc cả thảy có 34 đơn vị hànhchính cấp tỉnh, gồm 4 thành phố trực thuộc, 23 tỉnh, 5 khu tự trị và 2 đặc khu hànhchính Các thành phố chính: Thượng Hải, Trùng Khánh, Thiên Tân, ThầmDương,Vũ Hán, Quảng Châu, Nam Kinh, Thẩm Quyến…

Hình 2.1: Bản đồ đơn vị hành chính và tranh chấp lãnh thổ Cộng Hòa

Nhân Dân Trung Hoa

Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúagiáo

Ngôn ngữ: Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn.2.1.3 Sự khác biệt giữa môi trường kinh tế - chính trị của Nhật Bản và trung

Quốc

2.1.3.1 Về kinh tế

Nhật Bản Trung Quốc

- Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 2 trên

thế giới Tuy nhiên, Nhật Bản là một

nước nghèo về tài nguyên và nền kinh tế

Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào việc nhập

khẩu nguyên vật liệu

- Tăng trưởng GDP: Năm 2008 GDP của

Nhật Bản là 2.857 tỷ USD với mức tăng

trưởng -0.641%

- Thu nhập bình quân đầu người 2007 là

- Kinh tế Cộng hòa Nhân dân TrungHoa là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thếgiới nếu tính theo Tổng sản phẩm quốcnội (GDP) danh nghĩa

- GDP Trung Quốc năm 2008 là 4,42nghìn tỷ USD Tốc độ tăng trưởng GDP(2008) là 9%

-GDP bình quân đầu người danh nghĩa

Trang 13

22.378 USD Lĩnh vực sản xuất nông

nghiệp đóng góp 1,3% GDP, công

nghiệp là 25,3% và dịch vụ là 73,5%

- Lạm phát: Năm 2008, tỉ lệ lạm phát

của Nhật Bản là 0.396% Dự báo trong

những năm tới, tỷ lệ lạm phát của Nhật

Bản dao động trong khoảng từ 0,1% đến

1,3%

- Tỷ lệ thất nghiệp: Năm 2008 là

3.988%

- Tổng kim ngạch xuất khẩu sáu tháng

đầu năm của Nhật Bản đạt gần 42.000 tỷ

yên, tăng 3,8% so với cùng kì năm 2007

- Các đối tác chính: Hoa Kỳ (tỷ lệ

22,7%), Trung Quốc (13,1%), Hàn Quốc

(7,8%), Đài Bắc thuộc Trung Quốc

(7,4%), Hong Kong của Trung Quốc

là trong khu vực tư nhân

- Tỉ lệ lạm phát của Trung Quốc là4,8%

- Tỷ lệ thất nghiệp (2008): 4,2%

- Tổng kim ngạch mậu dịch: xuất khẩuđạt 1.202,33 tỷ USD; NK đạt 986,34 tỷUSD (10 tháng đầu năm 2008)

- Các đối tác chính: Nhật Bản 15,2%,Hàn Quốc 11,6%, Đài Loan 11,2%,

Mỹ 7,4%, Đức 4,6%

- Dự trữ ngoại tệ (tháng 3 năm 2007):1.202 tỷ USD

2.1.3.2 Về chính trị

Nhật Bản Trung Quốc

- Nền chính trị Nhật Bản được thành lập

dựa trên nền tảng của một thể chế quân

- Theo hiến pháp Trung Quốc, nướcCHND Trung Hoa là một nước Xã hội

Trang 14

chủ lập hiến và cộng hòa đại nghị (hay

chính thể quân chủ đại nghị) theo đó Thủ

tướng giữ vai trò đứng đầu nhà nước và

chính đảng đa số Quyền hành pháp thuộc

về chính phủ Lập pháp độc lập với chính

phủ và có quyền bỏ phiếu bất tính nhiệm

với chính phủ, trong trường hợp xấu

nhất có thể tự đứng ra lập chính phủ

mới Tư pháp giữ vai trò tối quan trọng

và đối trọng với chính phủ và hai viện

quốc hội gồm thượng viện và hạ viện Hệ

thống chính trị Nhật được thành lập dựa

trên hình mẫu cộng hoà đại nghị của

Anh quốc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ

từ các nước dân luật ở châu Âu, cụ thể là

hình mẫu của nghị viện Đức Bundestag

Vào 1896 chính quyền Nhật thành lập bộ

luật dân sự Minpo dựa trên mô hình của

bộ luật dân sự Pháp Mặc dù có thay đổi

sau Thế chiến II nhưng bộ luật cơ bản

còn hiệu lực đến nay

- Hiến pháp của nước Nhật Bản, được

công bố vào ngày 3 tháng 11 năm 1946

và có hiệu lực kể từ ngày 3 tháng 5 năm

1947, quy định rằng nhân dân Nhật Bản

thề nguyện trung thành với các lý tưởng

hòa bình và trật tự dân chủ

Quốc hội Nhật Bản là cơ quan lập pháp

cao cấp nhất, gồm có Hạ viện với 512

ghế và Thượng viện với 252 ghế Nhiệm

kỳ của Thượng viện là 6 năm, mỗi 3

chủ nghĩa của nền chuyên chính nhândân, do giai cấp công nhân lãnh đạo,lấy liên minh công nông làm nền tảng.Chế độ Xã hội chủ nghĩa là chế độ cơbản của Trung Quốc Chuyên chínhnhân dân là thể chế của nhà nước Cơcấu Nhà nước bao gồm Đại hội Đạibiểu nhân dân toàn quốc (Quốc Hội),Chủ tịch nước, Quốc Vụ viện, Hội nghịChính trị Hiệp thương toàn quốc (gọitắt là Chính Hiệp, tương tự Mặt trận tổquốc của ta), Uỷ ban Quân sự Trungương, Đại hội Đại biểu Nhân dân vàChính phủ các cấp ở địa phương, Toà

án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhândân

 Đảng cầm quyền: Đảng Cộng sảnTrung Quốc thành lập ngày 1-7-1921,hiện có 70,8 triệu Đảng viên BộChính trị có 25 người, trong đó có 9

Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Ban

Bí thư Trung ương Đảng có 8 người

 Ngoài Đảng Cộng sản TrungQuốc, còn có 8 Đảng phái khác, đềuthừa nhận sự lãnh đạo của ĐCS trongkhuôn khổ "hợp tác đa Đảng dưới sự

Trang 15

năm được bầu lại một nửa Hạ viện có

quyền bỏ phiếu tín nhiệm hay bất tín

nhiệm Nội các, đây là một quyền lực

chính trị quan trọng nhất của nền chính

trị đại nghị Các công dân Nhật Bản trên

25 tuổi đều có quyền ứng cử Dân biểu

và trên 30 tuổi có thể tranh cử ghế

 Chính sách của Nhật Bản đối với

nhà sản xuất trong nước:

Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, Nhật Bản đã

áp dụng biện pháp khuyến khích và ưu

đãi cho các nhà xuất khẩu như: miễn

giảm thế cho các công ty xuất nhập

khẩu; thông qua các ngân hàng phát triển

của Nhật Bản và ngân hàng xuất nhập

khẩu, cấp vốn với lãi suất thấp, ưu đãi

cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc

biệt, chính phủ đã thành lập các tổ chức

hỗ trợ xuất khẩu trong lĩnh vực thăm dò

và tìm kiếm các thị trường bên ngoài

Tiêu biểu nhất phải kể đến là tổ chức

xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO),

thành lập năm 1958 với các hoạt động

hỗ trợ xuất khẩu như: điều tra, theo dõi

những thay đổi về chính sách thuế quan,

lãnh đạo của ĐCS", bao gồm: HộiCách mạng dân chủ, Liên minh dânchủ, Hội Kiến quốc dân chủ, Hội Xúctiến dân chủ, Đảng Dân chủ nôngcông, Đảng Chí công, Cửu tam học xã

và Đồng minh tự trị dân chủ Đài Loan

- Chính sách của Trung Quốc đối vớinhà đầu tư nước ngoài: Từ khi TrungQuốc cải cách và mở cửa, các nhà đầu

tư nước ngoài đầu tư vào Trung Quốcchủ yếu dưới hình thức doanh nghiệp

"ba loại vốn", gồm doanh nghiệp hợptác kinh doanh, doanh nghiệp liêndoanh và doanh nghiệp 100% vốnnước ngoài Các dự án công nghiệp cóhiệu quả chiếm hơn 90% tổng số vàtrên 70% tổng vốn nước ngoài đầu tư.Trong những năm 90, tuy tình hình

Trang 16

thị hiếu tiêu dùng và tình hình cạnh

tranh của các nước trên thị trường sở tại

báo cáo về nước để phục vụ cho công

tác hoạch định chính sách song phương

và các doanh nghiệp có nhu cầu tìm

hiểu Hai là, tổ chức xây dựng các phòng

giới thiệu sản phẩm, triển lãm hàng của

Nhật Bản ở nước ngoài Ba là, Thăm

dò và tìm kiếm những bạn hàng tương

lai của Nhật Bản để giới thiệu với các

đối tác trong nước

Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản còn

thành lập ngân hàng xuất khẩu, nay là

ngân hàng xuất nhập khẩu

(EXIMBANK) để hỗ trợ tín dụng cho

cho những dự án xuất khẩu có kim

ngạch lớn như sản xuất, chế tạo tàu biển,

thiết bị, thép Hàng năm, hội nghị tham

vấn cấp cao bàn về xuất khẩu (gồm đại

diện của chính phủ và giới kinh doanh,

giới học giả ) được tổ chức bàn về mục

tiêu xuất khẩu cho năm tới và thảo luận

các biện pháp hỗ trợ cụ thể Nhật Bản

còn áp dụng biện pháp khuyến khích

xuất khẩu bằng cách đưa ra các tiêu

chuẩn công nhận các doanh nghiệp có

nhiều cống hiến cho xuất khẩu Hàng

năm kiểm điểm, đánh giá kết quả xuất

khẩu để biểu dương, tặng thưởng bằng

biện pháp cấp tín dụng với lãi suất thấp

và miễn giảm thuế đặc biệt cho các

doanh nghiệp này

ĐTTT nước ngoài có sự thay đổinhưng cơ cấu đầu tư cho công nghiệpvẫn được đảm bảo

+ Môi trường luật pháp Cho đến nayTrung Quốc đã ban hành trên 500 vănbản gồm các bộ luật và pháp quy liênquan đến thương mại và ĐTTT nướcngoài Luật pháp được xây dựng trênnguyên tắc: Bình đẳng cùng có lợi, tôntrọng tập quán quốc tế

+ Tạo dựng môi trường kinh doanhthuận lợi cho các hoạt động ĐTTTnước ngoài Chính phủ Trung Quốc đãthực hiện nhiều chính sách biện pháptrên nhiều lĩnh vực để tạo ra môitrường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tưnước ngoài Các chủ trương, biện phápđược hướng vào cải tạo và xây dựng cơ

sở hạ tầng, thực hiện các ưu đãi (như

ưu đãi thuế đối với khu vực đầu tư, ưuđãi thuế theo kỳ hạn kinh doanh và ưuđãi thuế trong tái đầu tư)

+ Phương pháp thu hút công nghệ tiêntiến của nước ngoài Phương châm

"dùng thị trường đổi lấy công nghệ"của Trung Quốc là một con dao hailưỡi, bởi lẽ với phương châm này, trình

độ kỹ thuật của Trung Quốc chỉ trongmột thời gian ngắn đã có những bướctiến đáng kể so với các nước đang pháttriển khác Tuy nhiên bên cạnh nhữngmặt đạt được, Trung Quốc cũng đã gặp

Trang 17

+ Nhật Bản có một chính sách kiểm tra

chất lượng hàng xuất khẩu rất khắt khe

nhằm không cho hàng kém phẩm chất

lọt ra thị trường bên ngoài để giữ uy tín

Chính việc kiểm tra chặt chẽ chất lượng

hàng xuất khẩu của Nhật Bản đã làm cho

những nhà nhập khẩu tin tưởng vào hàng

của Nhật và góp phần thúc đẩy việc tăng

xuất khẩu của nước này

+ Một trong những ưu tiên hàng đầu là

vấn đề bảo hộ sản xuất trong nước Ðiều

này được thể hiện cụ thể ở chỗ khi một

sản phẩm trong nước mới ra đời hoặc

phạm Hiệp định chung về thuế quan và

mậu dịch (GATT) hay không Khi ô-tô

nước ngoài có sức cạnh tranh mạnh hơn,

người Nhật Bản kiên quyết yêu cầu ô-tô

nước ngoài ra khỏi dây chuyền lắp ráp

phải được kiểm tra tại Nhật Bản trước

khi có thể đem bán ở Nhật Bản Ðến khi

ô-tô nước ngoài tới Nhật Bản, mẫu mới

đã được đưa vào sản xuất lâu rồi nên

phải điều chỉnh thì hết sức tốn kém, và

các kiểm tra viên Nhật Bản có thể tìm ra

những vấn đề rất nhỏ như chỗ để gương

hoặc tay nắm cửa Do đó, nhà sản xuất

ô-tô nước ngoài trước những chiến thuật

phải những khó khăn hết sức to lớn.Điều đó đòi hỏi phải có chính sách,bước đi phù hợp để phát huy tốt mặttích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong thuhút vốn ĐTTT nước ngoài

+ Về quản lý hoạt động của các doanhnghiệp có vốn ĐTTT nước ngoài: Pháttriển công nghệ quốc gia cơ sở vừa hợptác, vừa cạnh tranh với các Công tyxuyên quốc gia; làm tốt công tác kiểmtra, kiểm toán trong các doanh nghiệp

có vốn ĐTTT nước ngoài, phấn đấutăng tỷ lệ góp của đối tác thuộc quốcgia tiếp nhận đầu tư để hạn chế cácthua thiệt trong đầu tư nước ngoài.+ Nâng cao hiệu lực và hiệu quả củaquản lý Nhà nước đối với hoạt độngthu hút vốn ĐTTT nước ngoài Để mởrộng thu hút vốn ĐTTT nước ngoài,cần thiết phải có chính sách ưu đãi đốivới các nhà đầu tư nước ngoài, nhưngcần phải nghiên cứu để có chính sách

ưu đãi thích hợp nhằm tạo sự bìnhđẳng trong cạnh tranh giữa các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế,tránh gây thua thiệt cho các doanhnghiệp trong nước Về cải cách thủ tụchành chính, Trung Quốc thực hiện chế

độ phân cấp ra quyết định đầu tư chocác tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuậnlợi hơn cho các nhà đầu tư về thời gian,chi phí trong việc làm thủ tục xin đầu

Trang 18

như thế, đôi khi cả những sự trì hoãn

nữa, thật khó lọt vào thị trường Nhật

Bản một cách kinh tế

+ Những chính sách bảo hộ nền sản xuất

trong nước của Nhật Bản thường bị nước

ngoài phản đối coi là xử sự bất bình

đẳng trong sản xuất cũng như trên

thương trường, nhưng hầu hết các sự

phản đối đều không hề được các phương

tiện truyền thông của Nhật Bản phản

ánh Các vấn đề bức xúc của các công ty

nước ngoài chỉ được biết trong một giới

hạn hẹp giữa các quan chức chịu trách

nhiệm về những chính sách đó của Nhật

Bản mà thôi Có thể thấy chính sách bảo

hộ sản xuất trong nước của người Nhật

rất linh hoạt, mềm dẻo, mặc dù là rào

cản vô hình đối với các loại hàng hóa

nước ngoài muốn thâm nhập thị trường

Nhật Bản Chính sách này không thể

hiện bằng một loại văn bản Nhà nước

hay các tiêu chuẩn cụ thể nào nhưng lại

có hiệu quả trong phát triển kinh tế của

Vì vậy, cần nâng cao vai trò hiệu lực

và hiệu quả của Nhà nước trong việckiểm tra, kiểm soát, giám sát mọi hoạtđộng liên quan đến đầu tư nước ngoài.+ Công nghiệp ô tô cũng là ngành hấpdẫn đối với giới đầu tư nước ngoài.Lĩnh vực ô tô là một trong những đề tàiđược các nhà đầu tư nước ngoài quantâm ở đất nước với 1,2 tỷ dân mà chỉmới có 14 triệu ô tô lưu thông trênđường phố Tham gia WTO, TrungQuốc sẽ phải hạ mức thuế nhập khẩu ô

tô Từ 1/9/2008, Trung Quốc đã giảmmức thuế TTĐB đối với các loại xe hơiđộng cơ dưới 1 lít xuống 1%, riêng vớiđộng cơ trên 4lit tăng lên 40% Tínhđến nay, Trung Quốc đã trở thành thịtrường ô tô lớn thứ nhất trên thế giớivượt qua cả Hoa Kỳ và Nhật Bản Dựbáo nhu cầu ô tô của Trung Quốc cóthể đạt 9,4 triệu chiếc đến năm 2010 và18,9 triệu chiếc đến năm 2020

2.2 Chiến lược kinh doanh của Toyota tại mỗi thị trường – So sánh sự

thành công tại hai thị trường

2.2.1 Quá trình thâm nhập và chiến lược của Toyota vào thị trường Trung Quốc

Toyota thâm nhập thị trường TQ khá muộn (10/2002) Toyota đã thông quamột chiến lược sử dụng nguồn lực địa phương gồm các bước sau: đẩu tiên là thiếtlập một hệ thống bán hàng địa phương và tung việc xúc tiến đưa nhãn hiệu ra thị

Ngày đăng: 13/08/2015, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w