Đề tài: Anh (chị) hãy tìm hiểu về tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh so với các bậc tiền bối. Vấn đề này được Đảng và Nhà nước ta hiện nay giải quyết như thế nào? Hãy liên hệ với bản thân để đưa ra phương pháp giải quyết.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN MÔN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài: Anh (chị) hãy tìm hiểu về tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh so vớicác bậc tiền bối Vấn đề này được Đảng và Nhà nước ta hiện nay giải quyết nhưthế nào? Hãy liên hệ với bản thân để đưa ra phương pháp giải quyết
Giáo viên hướng dẫn : Thạc sĩ Lê Thị Hoa Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thu Hoài
Số thứ tự : 33
Mã SV : CQ513673
Lớp tín chỉ : Tư tưởng Hồ Chí Minh_33
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2010.
Trang 2I.Lời nói đầu:
Có thể nói rằng không ai là người Việt Nam lại không biết đến Chủ tịch Hồ ChíMinh, các thế hệ thanh, thiếu niên, nhi đồng lại càng được giáo dục kỹ lưỡng vềNgười Những bài hát như trên là xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi, dù Bác đã đi xa hơn
30 năm nay Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách giáo khoa cáccấp cũng luôn nói tới Hồ Chí Minh từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ Tất cả đềunhằm mục đích làm cho mọi người hiểu rằng: không bao giờ được quên công lao
to lớn của Người đối với dân tộc và kêu gọi hãy ‘‘Sống, chiến đấu, lao động và họctập theo gương của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.’’ ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh là mộthiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mìnhcho sự nghiệp giải phóng cho nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranhchung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ…’’
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,từ cách mạng dân chủ nhâm dânđến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạovà phát triểnchủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta , đông thời là sự kết tinh tinhhoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giảiphóng con người Tư tưởng Hồ Chí Mính đã soi đường cho cuộc đấu tranh củanhân dân ta dành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta
Trong hệ thống tư tưởng của Người, tư tưởng thân dân là một tư tưởng chủ
đạo, xuyên suốt là kết tinh những giá trị nhân nghĩa của dân tộc ta trong suốt quátrình đấu tranh dựnh nước và giữ nước.Mỗi một chủ trương, mỗi một lời tuyên bốvới quốc dân của Hồ Chủ tịch biểu lộ quan điểm ấy rất rõ rệt
I Nội dung:
A Tư tưởng thân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Sinh trưởng trong một gia dình nhà nho nghèo ở huyện nam đàn, tỉnh Nghệ
An, nơi có truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm, một miền quêgiàu truyền thống nhân ái, Nguyễn Sinh Cung sớm nhận được sự giáo dục tốt đẹpcủa gia đình, quê hương, đặc biệt chịu ảnh hưởng sâu sắc của người cha NguyễnSinh Sắc Bài học khai tâm “ái quốc” mà cậu bé Cung thuở nhỏ tiếp thu được từ chamình: “Quốc dĩ lập dân Dân dĩ quốc tồn Vô dân tắc quốc hà do thành Vô quốc tắcdân hà sở tị?” (Nước do dân lập nên Dân còn thì nước còn Không có dân sao thànhđược nước Không có nước thì dân lấy đâu ra sự che chở)
Bắt nguồn từ những giá trị nhân nghĩa đó, hồ Chí Minh sớm chọn được cho mìnhcon đường cứu nước mới, nó hoàn toàn khác với con đường cứu nước của các nhàcách mạng tiền bối Hồ Chí Minh Dã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhândân Không chỉ dừng lại ở đó, người còn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích củanhân dân lên trên hết, trước hết Chính vì vậy, khát vọng cháy bỏng trong cuộc đời
Trang 3và sự nghiệp của Hồ Chí Minh là dành độc lập cho dân tộc, đem lại tự do và hạnhphúc cho nhân dân “ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao chonước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng cócơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Về thực chất đây chính là tư tưởng thândân Lấy dân làm gốc là thân dân Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa làthân dân Người cán bộ giữ được cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là người có
ý thức phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng lên trênhết, là thân dân Tìm mọi cách xoá bỏ căn bệnh quan liêu, tham nhũng cũng là thândân… Xét cho cùng, dù nói gì hay làm gì Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nghĩ đến nhândân trước tiên, nâng niu tất cả chỉ quên mình
Vậy thì tại sao lại phải thân dân?
Sinh thời, Bác Hồ đã nói:” Nước lấy dân làm gốc; gốc có vững, cây mới bền Xâylầu thắng lợi trên nền nhân dân” Người rất tâm đắc với câu nói dân gian: “Dễ mườilần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.Dân là gốc của nước.Dân
là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước Nước không códân thì không thành nước Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu rabảo vệ, do vậy dân là chủ của nước Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những ngườicon ưu tú nhất Lực lượng của Đảng có lớn mạnh được hay không là do dân Nhândân là người xây dựng, đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ củaĐảng Dân như nước, cán bộ như cá Cá không thể sinh tồn và phát triển được nếunhư không có nước Nhân dân là lực lượng biến chủ trương, đường lối của Đảngthành hiện thực Do vậy, nếu không có dân, sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ýnghĩa gì Đối với Chính phủ và các tổ chức quần chúng cũng vậy.Quan điểm nầy cònđược Chủ tịch Hồ chí minh phát triển thành lý tưởng dân chủ “Bao nhiêu lợi ích đều
vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân.Chính quyền từ xã đến chính phủ trungương đều do dân cử ra Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Đoànthể tư trung ương đén xã đều do dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lựclượng đều ở nơi dân” Với tư cách lãnh tụ Đảng và người đứng đầu nhà nước Ngườichỉ rõ:” Nhiệm vụ của chính quyền và đoàn thể ta là phụng sự nhân dân và chịutrách nhiệm trước dân” Mọi công tác của Đảng luôn luôn phải đứng về phía quầnchúng Quần chúng sẽ là người kiểm soát những chỉ thị đó; phải yêu dân, kính dân,tin dân, gần gũi với dân
Người khẳng định: "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thếgiới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân Khi sức dân được huyđộng, được tổ chức, được tập hợp dưới sự lãnh đạo của Đảng thì thành vô địch"
"Làm việc gì cũng phải có quần chúng Không có quần chúng thì không thể làmđược Việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng vàlàm được tốt" Sức mạnh đoàn kết của nhân dân là vô cùng to lớn, nó có thể chiếnthắng được mọi kẻ thù, dẹp tan mọi thế lực, và thực tế lịch sử nước ta đã chứng minh
Trang 4được điều đó Sau khi giành được độc lập dân tộc, tại nhiều hội nghị, Chủ tịch HồChí Minh luôn nhấn mạnh “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”
Theo Bác Hồ, Đảng phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng nhân dân vàhướng dẫn nhân dân, tổ chức thành lực lượng, thành phong trào hành động cáchmạng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, có kế hoạch thật tốt đểphát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.Còn các tầng lớp của nhân dân phải tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
về chính trị tư tưởng và tổ chức Nhân dân là nguồn bổ sung vô tận cho Đảng vàluôn luôn tràn trề sức xuân Trọng dân là thương dân, vì nhân dân mà phục vụ vàbiết coi trọng sức mạnh vĩ đại của nhân dân Biết bao những phần tử ưu tú trong giaicấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và các tầng lớp nhân dân lao độngkhác, đã trở thành đảng viên của Đảng Quần chúng còn tham gia góp ý, phê bình sựlãnh đạo của Đảng với mong muốn Đảng luôn luôn trong sạch và vững mạnh để lãnhđạo sự nghiệp cách mạng đến đích cuối cùng
Bên cạnh đó phải tin ở dân, gần gũi dân và biết dựa vào dân Phải ý thức rõ “dânchúng rất khôn khéo,rất hăng hái, rất anh hùng” Muốn hoàn thanh nhiệm vụ, muốnbiến đường lối, chủ trương của Đảng thành phong trào quần chúng,thành sức mạnhcách mạng thì Đảng phải có đường lối đúng đắn; cán bộ đảng viên phải liên lạc mậtthiết với dân chúng,xa rời dân chúng là cô độc Cô độc thì nhất định thất bại” Cán
bộ đảng viên còn phải học hỏi dân, nếu không học hỏi dân thì không lãnh đạo đượcdân
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, thân dân là một tư tương quan trọng, bởi vìnhân dân là đối tượng phục vụ của con người ở bất kì cương vị xã hội nào,do đó cầnphải toàn tâm toan ý phục vụ nhân dân Đồng thời, mọi chủ trương chính sách đều
do nhân dân thực hiện, vì vậy đòi hỏi phải hết sức dân chủ với nhân dân
Thân dân là như thế nào?
Thân dân thì phải hiểu dân, nghe được dân nói, nói được cho dân nghe, làm đượccho dân tin, là nhận biết được những nhu cầu của họ, biết được họ đang suy nghĩ gì,trăn trở cái gì? Họ mong muốn những gì? Và họ đang mong đợi gì ở người khác,nhất là ở người lãnh đạo, quản lý; phải biết phát hiện và đáp ứng kịp thời những nhucầu và lợi ích thiết thực của dân; là nhìn thấy cả cái thực tại và vạch ra được viễncảnh (tương lai) đúng đắn cho dân phát triển; là biết chia sẻ, đồng cảm và gần gũivới cuộc sống của dân, mọi suy nghĩ và hành động đều xuất phát từ nhu cầu và lợiích của dân, phản ánh đúng tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của dân
Tháng 10-1945, trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Chủtịch Hồ Chí Minh đã viết: “ Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự
do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan củaChính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánhviệc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyềnthống trị của Pháp, Nhật Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì hại đến
Trang 5dân, ta phải hết sức tránh Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kínhta”.
Theo Người thì cần phải thường xuyên chăm lo đời sống cho dân, chăm lo lợi íchchính đáng của dân Người thường nhắc tới những câu của người xưa:”có thực mớivực được đạo” ‘ dân dĩ thực vi thiên”, nhắc nhở cán bộ đảng viên “Đối với nhân dânkhông thể lý luận suông” Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm locho đời sống của dân “ Nếu dân đói, Đảng và chính phủ có lỗi Nếu dân rét Nếudân dốt, là Đảng và Chính phủ có lỗi Nếu dân ốm, là Đảng và Chính phủ có lỗi.”
Cán bộ, đảng viên phải tận tâm, tận lực, tận tình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhândân.Người dạy: Việc gì lợi cho dân, thì phải làm cho kỳ được Việc gì hại cho dânthì phải hết sức tránh Mục đích hoạt động của các cấp, các ngành, của mọi cán bộ,đảng viên là nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, cả đờisống vật chất và cả đời sống tinh thần Cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân
là tiêu chí số một đánh giá năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người,trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau
Gần gũi với nhân dân là phải quan tâm, chăm lo mọi mặt của đời sống nhân dân,tìm cách thoả mãn các nhu cầu, lợi ích của nhân dân, trước hết là những nhu cầuthiết yếu nhất theo tinh thần: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự
do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Phải: “Làm cho dân có ăn Làm cho dân
có mặc Làm cho dân có chỗ ở Làm cho dân có học hành” Phải biết kết hợp cácloại lợi ích khác nhau: Lợi ích gần và lợi ích xa, trước mắt và lâu dài; lợi ích củaTrung ương và lợi ích của địa phương; lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội, làmcho ai cũng cảm nhận được rằng họ đang là đối tượng được phục vụ
Không những thế, cần phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân và xác định vìdân mà làm việc.Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Nếu ai nói chúng ta không dânchủ, thì chúng ta khó chịu Nhưng nếu chúng ta tự xét cho kỹ, thì thật có như thế”.Tôn trọng dân, trước hết là tôn trọng quyền làm chủ của dân, tôn trọng ý kiến củadân Không được tự cao, tự đại, khinh rẻ dân, chê bai dân Bởi vì, so với nhân dânthì số đảng viên chỉ là số ít Cán bộ, đảng viên phải nhận thức đúng đắn rằng Đảng
và Chính phủ cũng chỉ mưu giải phóng cho nhân dân, đem lại hạnh phúc, tự do chodân Vì vậy, mỗi cán bộ đảng viên cũng phải xác định vừa phụ trách trước Đảng vàChính phủ vừa phụ trách trước nhân dân, “Mà phụ trách trước nhân dân nhiều hơnphụ trách trước Đảng và Chính phủ” Cán bộ không phụ trách trước nhân dân, tức làkhông phụ trách trước Đảng và Chính phủ, vì Đảng và Chính phủ cũng chỉ là côngbộc của dân
Trang 6Thân dân nghiã là còn phải hướng dẫn nhân dân tự chăm lo cho đời sống củamình.Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: Sự hướng dẫn này được thực hiện bằng nhiềucon đường khác nhau, chủ yếu là tập trung vào những nội dung cơ bản: Hướng dẫnnhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất; hướng dẫn nhân dân biết cách thực hành tiếtkiệm; hướng dẫn nhân dân phân phối cho công bằng những phúc lợi xã hội theophương châm “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợlòng dân không yên”.
Phải đề ra được các chủ trương, chính sách đúng đắn, vì lợi ích của nhân dân.Chủtrương, chính sách phải xuất phát từ các điều kiện thực tế và quan tâm tới nguyệnvọng, lợi ích chính đáng của nhân dân, ngay cả cấp cơ sở Người dạy: “Vì vậy, cách
tổ chức và cách làm việc nào không hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghịlên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì
dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra Nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồibáo cáo sau, miễn là được việc”
Về cách làm việc,Hồ Chí Minh nhắc nhở phải nhận thức sâu sắc phương pháp
“Từ trong quần chúng ra Về sâu trong quần chúng” Việc to, việc nhỏ đều phải phùhợp với lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng, thì mới có thể phục
vụ được quần chúng “Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giảiquyết Chúng ta có khuyết điểm, thì thật thà thừa nhận trước mặt dân chúng Nghịquyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa Dựa vào ý kiếncủa dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”
Không những thế mã còn phải luôn luôn quán triệt cán bộ là công bộc, là đày tớcủa dân.Hồ Chí Minh dạy: “Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành củanhân dân Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốtđời mới thuộc được” Làm đày tớ thì phải học dân, hỏi dân, hiểu dân “Không họchỏi dân thì không lãnh đạo được dân Có biết làm học trò dân, mới làm được thầyhọc dân”.Đày tớ là phục vụ dân; có cái gì lo thì lo trước dân, có cái gì vui thì vui saudân Tự phê bình trước dân và nếu có khuyết điểm thì nhận; đồng thời hoan nghênhnhân dân phê bình mình ý thức phục vụ nhân dân không phải nằm ở nghị quyết, chỉthị, kêu gọi, hô hào, nói suông Người yêu cầu “các vị bộ trưởng nên luyện cho mình
có đôi chân hay đi, đôi mắt hay nhìn, cái óc hay nghĩ, không nên chỉ ngồi ở bàngiấy”; hoặc “hội mà không nghị, nghị mà không quyết, quyết mà không làm”
Hồ Chí Minh cũng đã nhiều lần phê phán cách làm thiếu dân chủ, tác phong độcđoán, chuyên quyền trong cán bộ, đảng viên Người chỉ rõ quan liêu, độc đoán,chuyên quyền là mặt đối lập của dân chủ, là kẻ thù của dân chủ, nhưng lại là cănbệnh dễ mắc phải của lãnh đạo Cán bộ xa dân, thiếu niềm tin ở quần chúng, đồng
Trang 7thời những cán bộ đó cũng chưa đủ phẩm chất, năng lực làm việc, thực hiện dân chủ,không sẵn sàng chịu sự kiểm tra, giám sát, phê bình trực tiếp của dân, không lắngnghe ý kiến của dân Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở bệnh quan liêu, mệnhlệnh chỉ đưa đến kết quả là hỏng việc và thực hành dân chủ rộng rãi cũng là cáchchống quan liêu tích cực Để chống quan liêu, xây dựng tác phong dân chủ, Hồ ChíMinh yêu cầu mỗi người phải quán triệt và thực hiện theo đúng đường lối nhân dânvới 6 điều là: “Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết Liên hệ chặt chẽ với nhân dân Việc
gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ Có khuyết điểm thì phảithật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình Sẵnsàng học hỏi nhân dân Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính để nhândân noi theo”
Người luôn tin vào lực lượng, trí tuệ và cách làm đầy sáng tạo của quần chúng.Người khẳng định: “Có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làmcũng được Không có thì việc gì làm cũng không xong Dân chúng biết giải quyếtnhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, nhữngđoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra” Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ nhất là cán
bộ lãnh đạo phải thường xuyên giữ mối liên hệ với quần chúng Hồ Chí Minh chorằng, người lãnh đạo, cán bộ dù tài giỏi đến mấy cũng không thể thấy được tất cảmọi mặt Họ nhìn vấn đề từ trên xuống Còn dân chúng, rất thông minh, sáng tạonhưng lại nhìn vấn đề từ dưới lên Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề một cách đúngđắn, chính xác phải phối hợp sự xem xét đánh giá của cả hai bên từ trên xuống và từdưới lên Người cảnh báo không học hỏi dân chúng, không thèm bàn bạc với dânchúng, đó là sự sai lầm nguy hiểm, sẽ luôn luôn thất bại Như vậy điểm nổi bật củacách lãnh đạo dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh là việc gì cũng phải học hỏi vàbàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng, tin vào dân chúng và tuyệt đốikhông theo đuôi quần chúng, nhưng việc gì cũng phải từ trong quần chúng mà ra
Cán bộ là gốc của mọi công việc như Hồ Chí Minh đã khẳng định, thì sự nêugương về đạo đức của người lãnh đạo là nhân tố rất quan trọng, có ảnh hưởng, tácđộng mạnh mẽ đến niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.Người lãnh đạo có đức thì cán bộ, nhân viên mới có đức, và toàn xã hội sẽ có đức.Như Hồ Chí Minh đã nói: Nếu bản thân mình không chính mà đòi người khác phảichính là vô lý Người luôn luôn nhắc nhở nói phải đi đôi với làm Việc gì dù là nhỏ
đã hứa với dân phải làm cho bằng được Người dân đã tin và sẽ tin hơn khi nhữngđiều cán bộ nói được chứng thực trong thực tiễn Nói nhiều làm ít, nói mà khônglàm, nói một đằng làm một nẻo thì chỉ đem lại hậu quả là mất lòng tin của dân Dân vận khéo là phương pháp thực hành dân chủ của Hồ Chí Minh Người chỉ rõcuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và dân chủ là việc của cả dân chúng chứ khôngphải việc của một, hai người Người lưu ý mọi cán bộ, đảng viên rằng: “Dân chúng
Trang 8đồng lòng, việc gì cũng làm được Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng khôngnên”
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, cần phải xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa Đảngvới dân; các quyết định chủ trương được thông qua phải lấy lợi ích đa số nhân dânlàm mục đích, các chính sách ban hành phải có mục tiêu vì dân; cán bộ, Đảng viên,công chức phải là công bộc của dân Đảng phải chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viênthực sự có năng lực làm tròn chức năng người lãnh đạo, người đầy tớ của nhân dân;tạo mọi điều kiện để nâng cao dân trí; thực hiện triệt để phương tram “Dân biết, dânbàn, dân làm, dân kiểm tra” Đồng thời, trong nội bộ Đảng cần tích cực chống tệquan liêu, xa rời quần chúng Phải dựa vào quần chúng, tạo mọi điều kiện để quầnchúng tham gia có hiệu quả công tác xây dựng Đảng
Mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng được thể hiện rất cụ thể ở đạo đức, thái
độ, tác phong trong quan hệ với dân ở từng cán bộ đảng viên Chủ tịch Hồ Chí Minhcăn dặn: "Cán bộ đảng viên phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trướcquần chúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân Phải kính yêu nhân dân Phải tôntrọng thật sự quyền làm chủ của nhân dân Tuyệt đối không được lên mặt "quan cáchmạng", ra lệnh, ra oai phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo.Khi chọn cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải lựa chọn "những người liên lạcmật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng Luôn chú ý đến lợi ích của dân chúng.Như thế, thì dân chúng mới tin cậy cán bộ và nhận cán bộ là người lãnh đạo của họ".Chủ tịch Hồ Chí Minh lên án gay gắt chủ nghĩa cá nhân Người nói: "Hiện nay chủnghĩa cá nhân đang ám ảnh một số đồng chí Họ tự cho mình là cái gì cũng giỏi, họ
xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng, mà chỉ muốn làm thầy quầnchúng Họ ngại làm việc tổ chức, tuyên truyền giáo dục quần chúng Họ mắc bệnhquan liêu, mệnh lệnh Kết quả là quần chúng không tin, không phục, càng không yêu
họ Chung quy là họ không làm nên trò trống gì"
Khi Quốc hội tín nhiệm bầu Người làm Chủ tịch nước - Người trả lời các nhàbáo: "Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh, phú quý chút nào Bây giờ gánhvác chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng làm, cũng như một ngườilính vâng lệnh quốc dân ra trước mặt trận" Người căm ghét thói cậy quyền, cậy thế,chia rẽ, kiêu ngạo, tham ô, lãng phí, quan liêu, móc ngoặc, tham nhũng vì nó "là kẻthù của nhân dân, của dân tộc, của Chính phủ Nó là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nókhông mang gươm, mang súng, nó nằm trong tổ chức của ta, nó là giặc nội xâm đểlàm hỏng công việc của ta Người dạy: "Cơm của chúng ta ăn, áo của chúng ta mặc,vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra Vì vậy chúng taphải đền ơn xứng đáng cho nhân dân Chớ vác mặt làm quan cách mạng để dân ghét,dân khinh, dân không ủng hộ" Trước lúc đi xa Bác Hồ đã căn dặn toàn Đảng cũng
Trang 9như mỗi cán bộ, đảng viên rằng: Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứngđáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân Đảng coi việc "làmđầy tớ" của nhân dân, phục vụ nhân dân, chăm lo cuộc sống vật chất, tinh thần củanhân dân là trách nhiệm, là vinh dự và niềm hạnh phúc.
B.Tư tưởng thân dân của các bậc tiền bối trước Hồ Chí Minh:
Tư tưởng thân dân không phải là một tư tưởng mới xuất hiện ở thời đại Hồ ChíMinh mà đó là tư tưởng truyền thống của người phương Đông, nó cũng được các vịvua của nước ta trong thời kỳ phong kiến vận dụng để lãnh đạo đất nước, được đềcập đến trong tư tưởng của các nhà hiền triết xưa và cũng dễ dàng được nhận thấytrong tư tưởng của các nhà cách mạng trước Hồ Chí Minh Song rõ ràng, “thân dân”trong tư tưởng của Bác co nét tiến bộ vượt bậc so với những tư tưởng cũ
Đầu tiên, cần phải bàn đến khái niệm “Dân” Các nhà tư tưởng phong kiếnphương Đông dùng khái niệm “Dân” là để chỉ những người thuộc đẳng cấp thấpkém nhất trong xã hội, để phân biệt với vua quan và giới quý tộc “Dân” là nhữngngười bị trị Vua là con trời và các “quan phụ mẫu” là cha mẹ dân có trách nhiệmthay trời “nuôi dân”, “chăn dân”.Sự sướng khổ hay vui buồn của người dân đều dựavào lòng tốt, sự ban phát của “người trên” - thiên tử và các quan, đối với “kẻ dưới” -muôn dân bách tính Quan niệm của các nhà tư tưởng tư sản phương Tây về “Dân”
đã có bước tiến hơn khi cho rằng dân uỷ quyền cho chính phủ để phục vụ lợi ích củadân và dân có quyền thay đổi chính phủ nếu chính phủ không làm tròn nhiệm vụ.Tuy vậy, trên thực tế vị thế “Dân” này chỉ thuộc về những người có của, những nhà
tư sản - số ít người trong xã hội; còn số đông vẫn là những kẻ bị trị, có địa vị thấpkém Với Hồ Chí Minh thì nhân dân có vị trí quý nhất trong bầu trời và là lực lượngmạnh nhất trong thế giới.Hơn nữa,Người còn cho rằng, chẳng những “Dân” không
phải là những người bị trị mà còn là những người có vị thế là chủ và làm chủ Những
người làm việc trong bộ máy nhà nước, từ một nhân viên bình thường cho đến Chủ
tịch nước cũng chỉ là và phải là “công bộc”, là “đày tớ” của dân, có trách nhiệm tận
tình phục vụ dân, chứ không phải là những kẻ đè đầu cưỡi cổ dân, ban phát ân huệcho dân như trong xã hội cũ Người chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất
là dân, vì dân là chủ
Mặt khác,với quan niệm cũ thì “Dân” chỉ là một bộ phận người trong dân tộc(những người bị trị) Tuy nhiên, đối với Hồ Chí Minh, “Dân” là toàn bộ con dânnước Việt, con Lạc cháu Hồng, không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo, miễn lànhững người có tinh thần yêu nước “Nhân dân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tưsản, tư sản dân tộc và những phần tử khác yêu nước” Quan niệm rộng rãi về nộihàm của khái niệm “Dân” như vậy đã tạo cơ sở phương pháp luận quan trọng để
Trang 10thành lập mặt trận dân tộc thống nhất, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tranhthủ đến mức cao nhất những lực lượng, những giai tầng còn có ít nhiều tinh thần yêunước đứng vào hàng ngũ cách mạng, phân hoá, cô lập cao độ những thế lực phảnđộng, thù địch
Trong quan niệm của các nhà tư tưởng phong kiến, “Dân” là một tập hợpngười thụ động, với những mối liên hệ không bền chặt Nhưng với Hồ Chí Minh, đólại là một tập hợp người được tổ chức chặt chẽ, có định hướng rõ ràng và đoàn kếtmật thiết với nhau trên nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nôngdân và sau này bổ sung thêm là tầng lớp trí thức Vận dụng quan điểm quần chúngcủa chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định, nhân dân là những người sángtạo ra lịch sử, họ có thể và cần phải nỗ lực chủ động quyết định vận mệnh của dântộc, cuộc sống của chính mình theo tinh thần “Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”
Với chủ trương “dân là gốc” và “lấy dân làm gốc”, thực ra các nhà tư tưởngphong kiến đã không hề quan tâm đến lợi ích của dân chúng mà họ chỉ đưa ra nhằmmục đích bảo vệ vương triều phong kiến, quan điểm này nhằm mục đích cuối cùng
là phục vụ vương quyền, chứ không phải để phục vụ nhân dân.Ở phương Tây cũngnhư vậy,các nhà tư tưởng tư sản cũng đã khéo léo giấu diếm, che đậy một sự thật
mà họ không muốn bị bóc trần bằng một lớp tư tưởng “hào nhoáng”, và phía sau đóthì người dân ở các nước này vẫn phải chịu cảnh áp bức bóc lột nặng nề, bị tước đoạtmọi của cải, vật chất,đất đai, bị tước đoạt mọi quyền công dân Trong lịch sử cũng
đã có nhiều cuộc cách mạng tư sản nhằm lật đổ giai cấp càm quyền song đó lànhững cuộc cách mạng chưa triệt để, không thật sự giành chính quyền về tay nhândân mà chỉ thay thế chính quyền bóc lột này bằng chính quyền bóc lột khác Với HồChí Minh, dựa vào dân,lấy dân làm gốc hoàn toàn không phải là một khẩu hiệu, một
“nghệ thuật” chính trị, mà đó là một chiến lược cách mạng xuyên suốt trong các thời
kỳ, các giai đoạn lịch sử Người cũng không coi dân là phương tiện, công cụ để phục
vụ riêng lợi ích của Đảng và Nhà nước, mà xem đây chính là động lực vĩ đại và vĩđại nhất của cách mạng, là mục đích cao nhất của Đảng và Nhà nước “Đem tài dân,sức dân, của dân làm lợi cho dân”
Nhận thấy, so với quan niệm về “Dân” của các nhà tư tưởng phong kiến ởphương Đông và tư sản ở phương Tây, quan niệm của Hồ Chí Minh đã vượt lên hơn
cả về nội hàm khái niệm và vị thế thực tại Từ quan niệm “dân là gốc” và “lấy dânlàm gốc” một cách chật hẹp và mang nặng tính hình thức của các nhà tư tưởngphong kiến và tư sản, Hồ Chí Minh đã phát triển thành một quan niệm rộng mở vềdân và nhất là đã trả lại vị thế thực sự của dân, từ thụ động tiêu cực trở thành chủđộng tích cực; từ là công cụ, phương tiện duy trì quyền lực của giới thống trị trởthành thực sự là gốc và làm gốc và tiến cao hơn nữa để là chủ và làm chủ đất nước.Đây là một tư tưởng lớn vừa mang tính nhân văn cao cả, vừa có ý nghĩa chiến lượcsâu sắc, là một trong những đóng góp xuất sắc của Hồ Chí Minh vào kho tàng tưtưởng nhân văn của nhân loại
Trang 11Với quan niệm khoa học và sáng tạo về dân là gốc, lấy dân làm gốc và gần gũivới nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đồng thời đặt vấn đề và giải quyết mộtcách triệt để mối quan hệ giữa dân và nước.
Trong quan niệm của các nhà tư tưởng thời phong kiến, xã tắc cùng với muôndân là thuộc về nhà vua - con trời Vua được trời trao cho trọng trách thay mặt trờicai quản, chăm lo cho sự vững bền của đất nước và sự ấm no của muôn dân Vuachính là biểu tượng tiêu biểu nhất của một quốc gia độc lập, có chủ quyền, là niềm
tự hào của muôn dân Ngược lại, khi đất nước bị mất độc lập thì cũng đồng nghĩa làngôi vua không còn và quyền cai quản đất nước cùng muôn dân cũng bị rơi vào taynhững kẻ thống trị ngoại bang Chính với ý nghĩa này, Lý Thường Kiệt đã từngmạnh mẽ khẳng định “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” (Sông núi nước Nam vua Namở) trong lời mở đầu bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của lịch sử dân tộc ta Vì vậy,trong trật tự xã hội phong kiến trung quân và ái quốc là hai mệnh đề luôn luôn đượcxếp đi liền với nhau Yêu nước thì phải trung với vua Trung với vua cũng có nghĩa
là yêu nước Tội mưu phản, chống lại vua cũng như tội phản quốc đều bị xếp vàohàng mười tội đại ác và đều bị xử cực hình tàn khốc Trong khi đó, mối quan hệ giữadân và nước thường ít được chú trọng và cho dù các sách kinh điển Nho giáo cókhẳng định “Dân là gốc của nước” thì chỉ khi nào quyền lực của nhà vua bị suy yếu,ngôi vua bị đe doạ, thì vai trò của dân đối với nước (mà thực ra là đối với vua) mớiđược chú ý hơn, vai trò của dân trong trật tự xã hội phong kiến chỉ là vị thế thụ động
và hình thức
Trong lịch sử nước ta, co không ít vị vua quan tâm đến vấn đề này Điển hình
là vua Lê Đại Hành _vị vua khởi xướng việc cầm cày xuống ruộng trong lễ hạ điềnđầu năm Từ đó, lễ được coi như Quốc lễ bởi ý nghĩa nhân văn và tinh thần khuyếnkhích sản xuất nông nghiệp “Một lần vua cầm cày hơn ngàn lần vua xuống chiếukhuyến dụ, một lần vua gần dân hơn ngàn lần vua hô hào cổ vũ”.Sau đó có không ít
vị vua đã duy trì nét văn hoá đặc sắc này và cho đến nay lễ cày vẫn được diễn rahàng năm nhăm cổ vũ, động viên, khích lệ tinh thần cho người nông dân
Các vị vua thời Lý- Trần cũng rất coi trọng tư tưởng này, điều đó làm nên mộtđặc điểm lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta nói chung và thời Lý - Trần nói
riêng Trong hoàn cảnh đó, sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của dân tộc ta là sức
mạnh của lòng yêu nước và khối đoàn kết toàn dân tộc.Lịch sử đã chỉ rõ những cuộcchiến tranh yêu nước thắng lợi đều là những cuộc chiến tranh nhân dân, phát huyđược sức mạnh tinh thần và vật chất tiềm tàng của toàn dân Kháng chiến chốngTống, chống Mông - Nguyên thời Lý - Trần là những minh chứng hùng hồn
Từ những hoàn cảnh, đặc điểm và thực tế của lịch sử dân tộc, một số nhân vậttiến bộ trong giai cấp phong kiến như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo đã nhậnthức khá sâu sắc vai trò quyết định của nhân dân trong chiến tranh chống ngoại xâmcũng như trong các biến cố lớn của lịch sử Trần Hưng Đạo cho rằng "vua tôi đồnglòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức" là nguyên nhân thắng lợi của kháng
Trang 12chiến thời Trần Theo ông, "chúng chí thành thành", chí dân là bức thành giữ nước.Chính vì nhận thức về vai trò đoàn kết toàn dân là rất quan trọng, Trần Quốc Tuấn
đã đề ra "thượng sách giữ nước" là "khoan thư sức dân làm kế rễ bén gốc" Đó làđiều kiện tiên quyết để chiến thắng kẻ thù Ông đã thấy vai trò quyết định của quầnchúng nhân dân đối với vĩ nhân trong lịch sử Trần Quốc Tuấn nói: "Chim hồng họcbay được cao là nhờ ở sáu cái lông cánh, nếu không có sáu cái lông cánh ấy thì cũngnhư chim thường thôi" Như vậy, anh hùng xuất chúng làm nên nghiệp lớn là nhờ sựủng hộ của quần chúng nhân dân tộc.Thấy được sức mạnh của khối đại đoàn kếttoàn dân trong việc giữ nước, cho nên ngay từ thời Lý việc chăm lo đời sống nhândân, quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân đã được khẳng định là điều quan trọnghàng đầu trong đạo trị nước Trong bài văn lộ bố khi đánh Tống của Lý Thường Kiệt
có viết: "Trời sinh ra dân chúng; vua hiền tất hòa mục Đạo làm chủ dân cốt ở nuôidân" Rồi đến bài Minh bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn đã ca ngợi công đứccủa Lý Thường Kiệt: " làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu, cho nên dânđược nhờ cậy Khoan hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nênnhân dân kính trọng Thái úy biết dân lấy sự no ấm làm đầu, nước lấy nghề nônglàm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ Tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dưỡngđến người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ đó mà được yên thân Phép tắcnhư vậy có thể gọi là cái gốc trị nước; cái thuật yên dân; sự đẹp tốt đều ở đấy cả"
Và một khi việc bồi dưỡng sức dân, chăm lo đời sống nhân dân có một tầm quantrọng như vậy trong đạo trị nước, thì cũng dễ dàng trở thành một tiêu chuẩn chính trị
để nhà vua dựa vào đó mà tự răn mình Năm 1207, vua Lý Cao Tông đã hạ chiếurằng: "Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn, ở tận nơi cửu trường, không biếtcảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời tiểu nhân là gây nên oán với kẻ dưới Dân đãoán thì trẫm còn biết dựa vào ai? Nay trẫm sẽ sửa lỗi cùng dân đổi mới" Haynhư vua Lý Thánh Tông nhân tiết trời giá lạnh mà cảm thương đến cả "những kẻ bịgiam trong ngục xiềng xích khổ sở, ngay gian chưa định, bụng không cơm no, thânkhông áo ấm" Và cái tình cảm đó càng tha thiết khi nhà vua nhìn công chúa ĐộngTiên mà bảo với ngục lại rằng: "Ta yêu con ta cũng như những bậc cha mẹ yêu concái họ Trăm họ không biết gì nên phạm vào luật pháp ta rất xót thương Nên từ naycác tội bất kỳ nặng nhẹ nhất thiết đều khoan giảm" (theo Đại Việt sử ký toàn thư).Với tinh thần khoan dung nói trên, nhà Lý đặt chuông lớn ở Long Trì để dân "ai cóđiều oan ức không bày tỏ được" thì đến đánh chuông tâu vua Nhà Lý còn dựng cungLong Đức ở ngoài Hoàng thành, trong khu vực phố phường cho Hoàng thái tử ở, để
có điều kiện "gần dân và xem xét việc dân" Hay trước họa xâm lăng của đế chếMông - Nguyên, nhà Trần mở hội nghị Diên Hồng để cùng các vị bô lão - nhữngngười đại biểu đầu bạc có uy tín của dân - bàn kế đánh giặc Trong ngày hội nonsông đó, các bô lão đã nói lên tiếng nói của toàn dân "muôn người như một" là
"quyết đánh" Điều đó cho thấy, thời Lý - Trần, sự quan tâm đến dân được đề ra nhưmột vấn đề khẩn thiết của đạo trị nước, nhưng vấn đề đó lại được coi là một yếu tố