1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương môn tư tưởng Hồ chí Minh

16 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 141,5 KB

Nội dung

Câu hỏi : Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ?

Trang 1

Câu hỏi :

Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ?

Đề cương:

1 Lý luận chủ nghĩa Mac – Lênin :

1.1 Lý luận :

Xuất phát lý luận : từ “ quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất “ Có 2 vấn đề :

- ” mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối

quan hệ thống nhất biện chứng,trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất “

- “mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối

quan hệ thống nhất bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn “

=> Lênin chủ trương một nền kinh tế trong đó có sự đan xen của cả 5

thành phần kinh tế ( kinh tế gia trưởng, tiểu sản xuất hàng hóa, chủ nghĩa tư bản tư nhân, chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa xã hội ) bởi vì không thể có sự thuần nhất nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mà phải có một mảnh, một bộ phận kinh tế tư bản chủ nghĩa trong đó thì mới phát triển được 1.2. Thực tiễn kinh nghiệm Liên Xô

1.2.1 Nền kinh tế Liên xô từ sau cách mạng tháng 10 :

1.2.1.1 xuất phát của Liên Xô :

- trước 1861: ở Liên Xô tồn tại chế độ nông nô Khi Nga hoàng tiến hành cách mạng nông nô thì nó có xu hướng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

- từ 1861-1913 : kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa

- từ 1914-1917 : Liên Xô bị lôi cuốn vào tham chiến của thế chiến 1

- từ 1917-1918 :tiến hành cải biến kinh tế trên cơ sở đường lối kinh tế mà Lê nin đã nêu ra trong “ luận cương tháng tư “

- từ1918-1920 : Liên Xô có nội chiến và có can thiệp từ bên ngoài nên Lênin chủ trương chính sách “ cộng sản thời chiến “ nhưng vì kéo dài nên đã dẫn kinh tế Liên Xô vào khủng hoảng trầm trọng

- Cuối 1920 nội chiến kết thúc , Liên Xô chuyển sang thời kỳ kiến thiết hòa bình , chính sách " Kinh tế cộng sản thời chiến " không còn phù hợp , nền kinh tế bị khủng hoảng và suy sụp

Trang 2

1.2.1.2 Nội dung thực hiện chính sách ( Chính sách kinh tế mới ( NEP )

ở Liên Xô giai đoạn 1921 – 1925 )

- Xóa bỏ trưng thu lương thực thừa của nông dân , thay đó là thuế lương thực đã có tác động tích cực với nông dân

- Nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ trước đây bị quốc hữu hóa nay cho tư nhân thuê để kinh doanh tự do

- Cho phép mở rộng , trao đổi hàng hóa trên thị trường giữa công nghiệp và nông nghiệp giữa thành thị và nông thôn

- Thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh

- Kêu gọi nước ngoài vào đầu tư nước ngoài đầu tư ( Thu hút FDI )

1.2.1.3 thành tựu Liên Xô đã đạt được :

- đến cuối 1922 đã xóa được nạn đói, 1925 đạt mức trước chiến tranh -tổng sản lượng lương thực tăng

- sản lượng một số ngành công nghiệp vượt mức trước chiến tranh

- thương nghiệp được tăng cường mạnh mẽ

- 1921 ngân hàng nhà nước được lập lại, giá trị đồng rup được nâng lên đáng kể

2 Thực tiễn Việt Nam : kinh tế Việt Nam từ 1955 đến 1969 :

- Kinh tế miền Nam : sản xuất nông nghiệp lạc hậu,công nghiệp nhỏ bé và bị tàn phá nạng nề, giao thông còn yếu kém,tài chính của chính phủ chủ yếu là thuế

- Kinh tế miền Bắc : là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu

dựa trên sản xuất nhỏ cá thể Nông nghiệp và thủ công có tính chất phân tán, chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế quốc dân

3 Nội dung chính sách :

Hồ Chí Minh đã xác định nước ta phải phát triển 6 thành phần kinh

tế khác nhau :

- kinh tế địa chủ bóc lột địa tô

- kinh tế quốc doanh có tính chất xã hội chủ nghĩa

- kinh tế hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp

- kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ

- kinh tế tư bản của tư nhân

Trang 3

- kinh tế tư bản quốc gia

và nói rõ xu hướng phát triển của các thành phần kinh tế đó :

+ Đối với thành phần kinh tế địa chủ bóc lột địa tô : chủ trương thực

hiện chế độ giảm tô, giảm tức nhằm hạn chế dần sự bóc lột và tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này đóng góp cho đất nước

+ “ kinh tế quốc doanh là nền tảng và là sức lãnh đạo của nền kinh tế dân chủ mới, cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó “

+ chủ trương phát triển kinh tế tư bản tư nhân

+ kinh tế tư bản tư nhân và tư bản nhà nước : quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là “ chính phủ cần phải giúp họ phát triển

4 Tính đúng đắn của luận điểm :

Nền kinh tế Việt Nam trước 1986:

-Mô hình kế hoạch hóa tập trung ở miền Bắc được áp dụng trên phạm

vi cả nước

-Không còn nguồn viện trợ không hoàn lại của các nước xã hội chủ nghĩa và nguồn vốn vay ngày càng giảm

-Mĩ tiếp tục bao vây, cấm vận kinh tế

Kinh tế Việt Nam sau đổi mới ( từ 1986 đến nay )

-nền kinh tế tăng trưởng liên tục, nhiều năm có tốc độ cao

+ nông nghiệp : đã giải quyết vững chắc, an toàn sản lượng lương thực quốc gia, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa

+ Công nghiệp : tăng trưởng liên tục với tốc độ hai con số, sản lượng nhiều ngành công nghiệp tăng nhanh trong những năm đổi mới

+ cơ cấu ngành kinh tế đã có sự dịch chuyển theo hướng khu vực I với tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng giảm, trong khi tỷ trọng khu vực II và khu vực III tăng lên

+ cơ cấu sở hữu và các thành phần kinh tế : chuyển sang nền kinh tế

cơ cấu nhiều thành phần

+ cơ cấu vùng kinh tế : thành 3 vùng trọng điểm Bắc ,Trung,Nam

-cơ cấu quản lý mới đã bước đầu được hình thành : về cơ bản xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần

-kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng về quy mô, đa dạng hóa về hình thức và đa phương hóa thị trường

Trang 4

-Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Bài viết : Giành lại được chính quyền từ tay bọn thực dân , đế quốc là cả một sự

đấu tranh lâu dài đầy gian nan , là cả một cuộc trường kỳ kháng chiến đổ máu của biết bao con người yêu nước Vì thế , để xứng đáng với những sự

hy sinh đó , và hơn hết là hướng đến mục tiêu cuối cùng là độc lập , tự do cho dân tộc , hạnh phúc cho nhân dân , cần phải xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững cho đất nước Theo Hồ Chí Minh , chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội chỉ được bảo đảm và đứng vững trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh Vận dụng , sáng tạo và phát triển lý luận chủ nghĩa Mac-Lênin , Người chủ trương , nền kinh tế mà chúng ta cần xây dựng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến luận điểm này

Xuất phát lý luận của vấn đề là lý luận của chủ nghĩa Mac –

Lênin về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Xét về mặt lý luận Theo lý luận chủ nghĩa Mac – Lênin :

Thứ nhất ,” mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là

mối quan hệ thống nhất biên chứng , trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất “

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của

quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất ,còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình đó

Trong đời sống hiện thực , không thể có sự kết hợp các nhân tố của quá trình sản xuất để tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên lại có thể diễn ra bên ngoài những hình thức kinh tế nhất định Ngược lại, cũng không có một quá trình sản xuất nào có thể diễn ra trong đời sống hiện thực chỉ với những quan hệ sản xuất không có nội dung vật chất của nó Như vậy, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong

tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau Đây là yêu cầu tất yếu , phổ

biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội Tương ứng

với thực trạng phát triển nhất định của lực lượng sản xuất tất yếu cũng đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất phù hợp với thực trạng đó trên cả 3 phương diện : sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức – quản lý và phân phối Chỉ có như vậy,lực lượng sản xuất mới có thể được duy trì , khai thác – sử dụng và không ngừng phát triển Ngược lại, lực lượng sản xuất của một xã hội chỉ có thể được duy trì , khai thác – sử dụng và phát triển trong một hình thức kinh tế – xã hội nhất định

Trang 5

Thứ hai,mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là mối

quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn

Như vậy mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ mâu thuẫn biên chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kinh tế – xã hội của quá trình sản xuất Sự tác động của “ quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất “ tạo ra nguồn gốc và động lực cơ bản nhất đối với sự vận động, phát triển của nền sản xuất vật chất và do đó là sự vận động , phát triển của toàn bộ đời sống xã hội Vì vậy, muốn đưa một đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội thì cần phải xem xét trước hết là đất nước đang ở mức độ nào của quá trình phát triển và cần phải xây dựng chính sách phù hợp với hình thái xã hội hiện tại của đất nước để phát triển nó một cách bền vững

Sự tồn tại khách quan của nhiều thành phần kinh tế trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã được Lênin đề cập ngay từ những ngày đầu của chính quyền Xô viết Theo Lênin , nền kinh tế của thời kỳ quá độ có sự xen kẽ của những yếu tố , những bộ phận nhỏ , những mảnh của chủ nghĩa

tư bản vào chủ nghĩa xã hội Vì thế , Người đã chủ trương , nền kinh tế trong thời kỳ quá độ sẽ không thuần nhất và ở đó vẫn tồn tại nhiều thành phần kinh tế đan xen và tác động lẫn nhau , đó là những yếu tố của 5 thành phần kinh tế xã hội khác nhau kinh tế gia trưởng , tiểu sản xuất hàng hóa , chủ nghĩa tư bản tư nhân , chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa xã hội Những tư tưởng của Lênin đã được triển khai vào công cuộc xây dựng đất nước Xô viết và đã đem lại thành công đáng kể trong thời kỳ thực hiện Chính sách kinh tế mới (thay cho chính sách kinh tế thời chiến) Đây là thời kỳ mà về sau này đã được đánh giá rằng chính Lênin đã thực hiện một bư-ớc ngoặt cách mạng cực kỳ vĩ đại đối với nền kinh tế Xô viết, hình thành lý luận về một mô hình kinh tế của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Những luận điểm trên đây của Lênin , trong một thời gian dài đã không đư-ợc các Đảng Cộng sản và các nước xã hội chủ nghĩa nhận thức và vận dụng đúng đắn trong quá trình lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng như trong tổ chức xây dựng chủ nghĩa xã hội Khi phát hiện những nhận thức sai lầm về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội , nhiều Đảng Cộng sản cầm quyền đã tiến hành cải tổ, cải cách Nhưng nhiều đảng đã lại mắc sai lầm, mất cảch giác, đơn phương rút lui trước sự tiến công của các thế lực phản bội, thù địch với chủ nghĩa xã hội dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội

Xét về tính thực tiễn

Thứ nhất, chúng ta nghiên cứu về nền kinh tế của Trung Quốc từ năm

1949 đến nay với những thành tựu đã đạt được và những sai lầm thiếu sót trong đường lối , chính sách dẫn đến những hậu quả lâu dài về sau

Trang 6

Thực trạng Trung Quốc trước khi nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời :

Từ cuộc chiến tranh thuốc phiện năm 1840 đến chiến tranh Trung Nhật năm 1844 , họa ngoại xâm đã bao trùm lên đất nước này

Về kinh tế , nhìn chung , các nước đế quốc đã thao túng toàn bộ các ngành kinh tế quan trọng của Trung Quốc và đã biến nền kinh tế nước này trở thành bộ phận phụ thuộc trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa

Chỉ đến khi Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời vào 1-6-1921 lãnh đạo nhân dân chống đế quốc , chống phong kiến và giành được thắng lợi vào năm 1949 cùng với sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã đưa Trung Quốc bước vào một giai đoạn mới , giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội

Từ 1978 đến nay : kinh tế Trung quốc bước vào thời kỳ cải cách và mở

cửa

Về phương diện thực tiễn kinh tế ,Trung Quốc sau 20 năm (1958 – 1978

) thực hiện các đường lối kinh tế tả khuynh đã rơi vào tình trạng trì trệ , kém phát triển, bị đẩy lùi hàng chục năm Trung Quốc cho rằng phải làm sáng tỏ đất nước đang ở vào giai đoạn nào của sự phát triển

Về phương diện lý luận, Trung Quốc cho rằng trong quá trình nghiên

cứu , C.Mac đã có những dự đoán thiên tài về xã hội tương lai khi lực lượng sản xuất đạt tới trình độ cao Nhưng công cuộc xây dựng “ chủ nghĩa xã hội hiện thực “ ở mỗi nước lại tiến hành trong điều kiện lịch sử, kinh tế khác nhau , đặc biệt đối với Trung Quốc nền kinh tế còn ở trình độ thấp

Do vậy, Trung Quốc chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc

Thứ nhất ,trong giai đoạn đầu cải cách, Trung Quốc chủ trương xây

dựng nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa và từ 1992 xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

Thứ hai, chủ trương khôi phục và duy trì một nền kinh tế nhiều thành

phần Thứ ba, chủ trương điều chỉnh lại cơ cấu nền kinh tế vốn mất cân đối

từ trước , đặc biệt trong giai đoạn thực hiện “ bốn hiện đại hóa “

Thứ tư, chủ trương thực hiện chính sách mở cửa.

Thứ năm, chủ trương tiến hành cải cách thể chế chính trị.

Chúng ta quan tâm đến nội dung thứ hai của chính sách cải cách Cụ thể như sau :

Về vấn đề này, quan điểm Trung Quốc cho rằng trong điều kiện cụ thể, nền kinh tế không phải càng thuần khiết càng tốt, các tổ chức kinh tế không phải quy mô càng lớn càng tốt mà cần đa dạng hóa các loại hình sở

Trang 7

hữu trong điều kiện lấy chế độ công hữu làm chủ thể, quy mô sở hữu phải dựa vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Và nhìn chung những thành tựu đã đạt được của nền kinh tế sau cải cách là không thể phủ nhận được Kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng cao , tiềm lực của nền kinh tế không ngừng được tăng cường Từ 1979 đến

2005, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 9,5% Năm 2006, GDP tăng 10,5% và đạt 25000 tỷ NDT (~ 2500 tý USD ), trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 trên thế giới sau Mĩ, Đức và Nhật

Như vậy qua phân tích những cái được và cái mất trong quá trình phát

triển của nền kinh tế Trung Quốc, là một nước có xuất phát điểm tương tự, Việt Nam đã thu được những bài học kinh nghiệm lý luận và thực tiễn Và như đã trình bày ngay từ đầu, xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là một mục tiêu, một nhiệm vụ quan trọng và tất yếu phải theo đuổi thực hiện

Đây thực sự là một bài học kinh nghiệm rẩt lớn cho những nước có xuất phát điểm thấp kém như Việt Nam chúng ta.

Thứ hai, điểm qua một số nét chính về công cuộc cải cách ở Liên Xô

dựa vào chính sách mới của Lênin ( NEP )

Liên Xô xuất phát từ một nền kinh tế theo chế độ nông nô, phát triển dần thành kinh tế tư bản chủ nghĩa Trước cách mạng tháng 10,Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề, làm cho kinh tế kiệt quệ

Sau khi Cách mạng tháng 10 thành công, chính quyền Xô viết đã tiến hành cải cách trên cơ sở đường lối kinh tế mà Lênin đã nêu ra trong “ luận cương tháng tư “ Cuối năm,chính sách đó phải hoàn lại vì có nội chiến Từ 1918 đến 1920, Lênin chủ trương thực hiện chính sách “ kinh tế cộng sản thời chiến “ nhưng đó chỉ là chính sách mang tính tạm thời, ngay sau đó nó đã đưa Liên xô rơi vào khủng hoảng trầm trọng

Bởi thế,khi nội chiến kết thúc vào cuối 1920,Đại hội Đảng cộng sản Bonsevich đã chủ trương thay chính sách “ kinh tế cộng sản thời chiến” bằng chính sách “kinh tế mới” – NEP

Nội dung của chính sách này về cơ bản như sau :

Thứ nhất, xóa bỏ trưng thu lương thực thừa của nông dân , thay đó là

thuế lương thực đã có tác động tích cực với nông dân , khuyến khích nông dân sản xuất , mở rộng đất đai , mở rộng quy mô sản xuất

Thứ hai, nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ trước đây bị quốc hữu hóa nay cho tư

nhân thuê để kinh doanh tự do , chính sách này đã khuyến khích tư nhân trong lĩnh vực đầu tư kinh tế , phát huy mọi khả năng của mọi tầng lớp nhân dân

Trang 8

Thứ ba, cho phép mở rộng , trao đổi hàng hóa trên thị trường giữa công

nghiệp và nông nghiệp giữa thành thị và nông thôn , cho thương nhân tự do hoạt động , chính sách này khuyến khích sản xuất , củng có , lưu thông tiền tệ , thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng đặc biệt là thành thị và nông thôn

Thứ tư, thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc

doanh , chính sách này tạo quyền tự chủ cho doanh nghiệp và giảm sự can thiệp của nhà nước

Thứ năm, kêu gọi nước ngoài vào đầu tư nước ngoài đầu tư (Thu hút

FDI)

Chính sách kinh tế mới đã tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất ở

cả thành thị và nông thôn Nhờ đó, trong một thời gian ngắn, nhà nước Xô viết đã khôi phục được nền kinh tế quốc dân nị chiến tranh tàn phá, đã tiến được một bước dài trong củng cố khối liên minh công nông ; một nhà nước công nông nhiều dân tộc đầu tiên trên thế giới đã được thành lập, đó là Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết

Chính sách này có ý nghĩa quốc tế bởi các nước tiến lên chủ nghĩa xã

hội đều cần thiết vận dụng tinh thần cơ bản của chính sách đó

Giai đoạn trước 1965, sản xuất nông nghiệp vẫn lạc hậu, độc canh,

phát triển chậm chạp bấp bênh, sản lượng lương thực tăng chậm và thậm chí không tăng, nhập siêu lớn

Để khuyến khích phát triển doanh nghiệp, chính phủ đã thành lập Trung tâm Khuếch trương Kỹ nghệ để giúp đỡ các doanh nhân khởi nghiệp, giúp

đỡ các doanh nghiệp về công nghệ và tín dụng, bồi dưỡng công nghệ và hướng dẫn đầu tư cho doanh nghiệp

Chính quyền Ngô Đình Điệm đã tích cực triển khai chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dựng lên để bảo hộ một loạt ngành công nghiệp nhẹ Kết quả phải kể đến nhà máy giấy đầu tiên ở Việt Nam: nhà máy giấy An Hảo (1961) ở Biên hòa, thỏa mãn 30-40% nhu cầu tiêu thụ giấy trong nước Đồng thời, các loại máy móc, kim loại- những đầu vào cho các ngành được bảo hộ- được ưu tiên nhập khẩu Trong khi hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu được khuyến khích Một số mặt hàng xuất khẩu còn được chính quyền trợ cấp Ngay cả tỷ giá hối đoái cũng được điều chỉnh thuận lợi cho xuất khẩu (thông qua trừ đi một mức phụ đảm) Thời kỳ 1955-1965 là thời kỳ tốt đẹp nhất của xuất khẩu của Việt Nam

Vai trò của chính phủ trong phát triển kinh tế còn thể hiện rõ qua việc triển khai các kế hoạch kinh tế 5 năm từ năm 1957 tới 1962

Những chính sách phát triển kinh tế của chính quyền Việt Nam cộng hòa giai đoạn này có thể coi là tiến bộ, song bất ổn định chính trị (xung đột

Trang 9

vũ trang giữa các phe phái, đảo chính, sự nổi dậy của Mặt trận Dân tộc Giải phòng Miền Nam Việt Nam) đã hạn chế các chính sách nói trên phát huy hiệu quả

Giai đoạn 1965 – 1969

Xu hướng phát triển công, nông nghiệp của Việt Nam Cộng hòa

Năm 1965, Việt Nam Cộng hòa đang từ xuất khẩu lúa gạo chuyển sang nhập khẩu lúa gạo Nhập khẩu gạo tiếp tục đến tận năm 1975 Sản lượng giảm sút trong các năm từ 1965 đến 1968 là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đảo chiều này Tuy nhiên, sản lượng đã tăng liên tục từ sau đó do diện tích canh tác lúa lẫn năng suất ngày càng tăng Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Cộng hòa đạt được nhiều tiến bộ nhờ sử dụng phân bón hóa học, cơ giới hóa, sử dụng giống mới Vì vậy, nguyên nhân chính của việc Việt Nam Cộng hòa phải nhập khẩu gạo là do nhu cầu gạo từ vùng do

Việt Cộng kiểm soát tăng lên cùng với sự thâm nhập ngày càng nhiều của lực lượng từ miền Bắc Việt Nam

Từ năm 1965, đường lối sản xuất thay thế nhập khẩu bị gác lại Một số ngành công nghiệp non trẻ như dệt, sản xuất đường bỗng dưng không được bảo hộ nữa nên gặp khó khăn Nhưng một số ngành khác lại có cơ hội phát triển

Thập niên 1960 trong những năm đầu tình hình kinh tế Việt Nam còn khá triển vọng Năm 1960 miền Nam vẫn còn xuất cảng được gạo với tổng xuất là 340.000 tấn nhưng sau đó do các cuộc tiến công của Việt Cộng, nông thôn bắt đầu thiếu an ninh, xuất cảng gạo xuống dần, tới năm 1962 chỉ còn 85.000 tấn Từ 1965 trở đi thì phải chuyển sang nhập, có năm lên tới 760.000 tấn So với năm 1939: xuất cảng gạo của riêng Nam Bộ lên tới gần hai triệu tấn Tới năm 1954 cũng vẫn còn 520000 tấn

Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ trương phát triển nền kinh tế

hang hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội : nhận thức rõ tính tất yếu của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, để xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp thực hiện đường lối kháng chiến “ toàn dân, toàn diện ,trường kỳ và tự lực cánh sinh

“ bảo đảm cơ sở vật chất kĩ thuật, trước hết là lương thực thực phẩm cho cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh đã xác định nước ta phải phát triển 6 thành phần kinh tế khác nhau :

Thứ nhất, kinh tế địa chủ bóc lột địa tô

Thứ hai, kinh tế quốc doanh có tính chất xã hội chủ nghĩa

Thứ ba, kinh tế hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp

Thứ tư,kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ

Thứ năm, kinh tế tư bản của tư nhân

Trang 10

Thứ sáu, kinh tế tư bản quốc gia

Không những chỉ ra 6 thành phần kinh tế mà Hồ Chí Minh còn nói rõ

xu hướng phát triển của các thành phần kinh tế đó :

Đối với thành phần kinh tế địa chủ bóc lột địa tô : mặc dù đây là

thành phần kinh tế đã lỗi thời nhưng để thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, thu hút số địa chủ vừa và nhỏ tham gia kháng chiến, Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện chế độ giảm tô, giảm tức nhằm hạn chế dần sự bóc lột và tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này đóng góp cho đất nước

Hồ Chí Minh rất coi trọng thành phần kinh tế quốc doanh tồn tại ở các

cơ sở sản xuất kinh doanh của nhà nước Đây là thành phần kinh tế mới ra đời trong chế độ dân chủ mới Theo Hồ Chí Minh, “ nó là nền tảng và là sức lãnh đạo của nền kinh tế dân chủ mới, cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó “

Thành phần kinh tế tư bản tư nhân, theo Hồ Chí Minh là thành phần

kinh tế của giai cấp tư sản dân tộc, mặc dù giai cấp tư sản có bóc lột đối

với giai cấp công nhân nhưng họ cũng góp phần vào phát triển kinh tế, góp công góp của cho cuộc kháng chiến, Và Người khẳng định : “ chúng ta không chủ trương giai cấp tranh đấu vì một lẽ tầng lớp tư sản Việt Nam đã bị thực dân Pháp đè nén không cất đầu lên được , khiến cho kinh tế Việt Nam đã bị tiêu diệt, dân cùng tài tận Trái lại chúng ta làm cho tư sản Việt Nam phát triển

Đối với thành phần kinh tế tư bản tư nhân và tư bản nhà nước ,quan

điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là “ chính phủ cần phải giúp họ phát triển Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc giam, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân “ Trong tác phẩm “ thường thức chính trị “, Người cho rằng “ nhà tư bản thì phải bóc lột Nhưng chính phủ ngăn cấm họ bóc lột công nhân quá tay Chính phủ phải bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân “ Đây chính là sự khác biệt cơ bản giữa nhà tư bản trong xã hội tư bản với nhà tư bản trong chế độ dân chủ mới ,và cũng là sự hướng dẫn cần thiết đối với thành phần kinh tế này Hồ Chí Minh chỉ rõ “ vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được tự giác tự động tăng ggia sản xuất lợi cả đôi bên “

Ở Việt Nam, ngay sau khi giành được độc lập, nhà nước non trẻ của chúng ta vừa phải kháng chiến chống thù trong giặc ngoài,vừa phải tiến

hành “ kiến quốc “ , nhờ huy động được mọi thành phần kinh tế, chúng ta

đã phá được chính sách bao vây kinh tế của địch ,bảo đảm khối đại đoàn kết toàn dân, phục vụ kịp thời cho cuộc kháng chiến, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu lâu dài của cách mạng Việt Nam là xây dựng chế độ dân chủ mới đi lên xã hội chủ nghĩa

Ngày đăng: 17/04/2013, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w