1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

23 631 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 166,5 KB

Nội dung

Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Vận dụng phân tích thực tiễn Việt Nam hiện nay.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 ĐỀ BÀI: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Vận dụng phân tích thực tiễn Việt Nam hiện nay. BÀI LÀM I.ĐẶT VẤN ĐỀ Hồ Chí Minh - tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những để lại cho chúng ta một sự nghiệp cách mạng vẻ vang chưa từng có trong lịch sử dân tộc, Người còn để lại cho chúng ta một di sản vĩ đại, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức, tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách của dân tộc và của loài người. Di sản văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta tưởng lớn của Người trong sự nghiệp “trồng người”. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Đó là hai câu mở đầu bài nói của Bác Hồ tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc vào ngày 13/9/1958. “Trồng người” là điều Bác nghĩ suy, trăn trở nhất. Đó là vấn đề lớn, là chiến lược cách mạng đặc biệt quan trọng và lâu dài. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Luận điểm của Hồ Chí Minh có ý giống kế sách của Quản Trọng (nhà chính trị và nhà tưởng lơn của Trung Quốc thời Xuân Thu): “Kế sách cho một năm, lấy việc trồng lúa làm đầu. Kế sách cho mười năm, lấy việc trồng cây làm đầu. Kế sách cho trọn đời, lấy việc trồng người làm đầu. Lúa, trồng một gặt một. Cây, trồng một hái mười. Người, trồng một gặt trăm”. Hồ Chí Minh 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 nhìn rõ được lợi ích của việc trồng cây và đặc biệt là việc “trồng người” trong sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây”. Cây xanh có rất nhiều lợi ích, là nhà máy cải tạo chất lượng không khí cho con người, hút tất cả bụi có hại cho phổi chúng ta. Cây xanh có khả năng làm sạch môi trường, giảm nhiệt độ và tiếng ồn, cải thiện sức khỏe, tôn tạo thêm nét thẩm mỹ cho công trình kiến trúc, chống xói mòn và điều tiết nước, tăng giá trị kinh tế .Biết rõ tầm quan trọng của thiên nhiên, của cây xanh đối với đời sống con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm tới việc gìn giữ, bảo vệ và xây dựng một môi trường sống lành mạnh cho nhân dân từ rất sớm. Ngày 28/11/1959, hướng tới 30 năm thành lập Đảng và đón Tết cổ truyền của dân tộc, Bác Hồ phát động “Tết trồng cây”. Người nêu rõ “Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều…Nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta…” tưởng của Người về trồng cây gây rừng góp phần “đấu tranh với những tai họa của thiên nhiên”. Người trồng cây thực sự với một mục đích dân sinh kinh tế thiết thực và lâu dài. Việc trồng cây của Bác tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế mà có khác. Có thể là trồng rau màu cứu đói hay trồng cây gỗ cho dân có gỗ làm nhà hay trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc. Bác mong trồng những rừng vàng mang lại nhưng núi tiền vô tận làm giàu cho Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ kêu gọi toàn dân tham gia phong trào trồng cây gây rừng qua các bài nói, viết, mà còn bằng những ành động, việc làm cụ thể của Người. Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, Người lại tham gia trồng cây. Mùa xuân năm 1960, Bác đã tham gia trồng cây với nhân dân Thủ đô ở Công viên Thống Nhất, Hà Nội. Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1969, sáng mồng một Tết, tuy sức khỏe lúc đó yếu đi nhiều, nhưng Bác vẫn lên chúc Tết đồng bào Sơn Tây và tham gia trồng cây lưu niệm ở đồi Vật Lại - Ba Vì, và căn đặn bà con “Đất nước bây giờ là của ta, cho nên ta phải thi đua sản xuất giỏi, 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 trồng cây giỏi…”. Yêu cây, trồng cây ở Bác là cả một phong cách khoa học. Trước hết phải chọn cây gì có lợi ích thiết thực, hiệu quả rõ ràng, trồng cây nào phải tốt cây ấy. Khi trồng rau phục vụ nhà ăn, Bác đã chọn cây cải canh thu hoạch nhiều lần, chứ không phải cây cải củ chỉ thu một lượt. Đi đâu thấy cây gì sinh lợi được cho dân là Bác đem về trồng như cây cọ dầu Hải Nam. Cảm động nhất là Bác đã du nhập cây săng xanh không rụng lá về định làm cây đường phố cho người quét rác đỡ vất vả. Người luôn biểu dương những địa phương, đơn vị, cá nhân trồng cây tốt. Người cũng nhắc nhở những địa phương, những hợp tác xã chưa quan tâm đến việc tổ chức “Tết trồng cây”. Người đặc biệt lưu ý “phải liên hệ chặt chẽ “Tết trồng cây” với kế hoạch trông cây gây rừng của Nhà nước. Nhưng không nên lẫn lộn số cây “tết” với số cây của kế hoạch và phải “xem trọng chất lượng, nghĩa là “trồng cây nào, chắc cây ấy”. Sau đó, Người còn “Thêm vài ý kiến về Tết trồng cây: “Có nơi nhầm cho rằng Tết trồng cây chỉ một đợt và một năm thôi; chứ không hiểu rằng Tết trồng cây cũng là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục”. “Tết trồng cây là một việc quan trọng… xây dựng nông thôn. Nhưng “cần phải có kế hoạch trồng cây và chăm sóc cây ở đường cái. Cần giáo dục các em thiếu nhi có ý thức bảo vệ cây, chớ để trâu bò phá hoại cây”. Nhiều lần Người đánh giá: “Sở dĩ Tết trồng cây đã trở nên một phong trào quần chúng mạnh mẽ, là vì mọi người đều thấy lợi ích thiết thực và lâu dài của nó”. Bác cũng nhắc lại kinh nghiệm trồng cây tốt của thôn Lạc Trung (Vĩnh Phú): “Cử những cụ già hăng hái lập thành những tổ chuyên trách trồng cây, các xã viên đều tùy khả năng mà giúp sức, các em nhi đồng thì có những đội bảo vệ cây cối, Tết trồng cây cũng như mọi việc khác, các cấp ủy đảng phải lãnh đạo cụ thể và chặt chẽ thì sẽ thành công”. Bác nhắc nhở đồng bào, con cháu: “Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân…”. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 “Tết trồng cây là ngày mở đầu cho việc trồng cây suốt cả năm đã trở thành một tục lệ tốt đẹp của nhân dân ta”. Người nhắc nhở: “Kinh nghiệm cho thấy rằng mọi người đều nên tham gia trồng cây, nhưng lực lượng các cụ phụ lão có tổ chức là quan trọng và các cháu thiếu nhi là lực lượng góp phần đắc lực”. Bác Hồ - người Việt Nam tiêu biểu quan tâm bảo vệ môi trường sống của đất nước và nhân dân. Nhận rõ lợi ích của việc trồng cây, Bác tích cực động viên nhân dân và tham gia trồng cây, trồng cây góp phần xây dựng đất nước, bảo vệ môi trường sống của nhân dân. Yêu cây, trồng cây ở Bác còn là một phương thức trồng người. Liên hệ ngôn ngữ phương Tây thấy từ “Trồng trọt” trong tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga cùng có một nguồn gốc chữ La - tinh cultura, đều có hai nghĩa; vừa là trồng trọt, vừa là văn hóa. Cái cây xưa kia mọc tự nhiên ở trong rừng hay ngoài bãi, con người đã biết lấy bàn tay và khối óc của mình mà thuần hóa nó, nghĩa là trồng trọt nó, vì lợi ích của bản thân con người, cái cây được trồng trọt đó trở thành một sản phẩm văn hóa. Và nói rộng ra, tất cả những cái gì do lao động và duy con người cải tạo hay sáng tạo đều gọi là văn hóa. Chính bản thân con người, một động vật sinh ra trong tự nhiên, có thể nói, nó tự trồng mình bằng lao động và duy để trở thành con người, và con người cũng là một sản phẩm văn hóa. Văn hóa tựu trung là cái làm cho con người khác con vật. Quả thật, lời nói của Hồ Chủ tịch, đặt song song trồng cây và trồng người, có một ý nghĩa triết lý và thực tiễn rộng lớn, bao trùm. Bác Hồ quan tâm da diết đến việc trồng người, nhất là việc giáo dục thanh thiếu niên. Bác từng nói: “Muốn xây dựng CNXH trước hết cần có con người XHCN” và vì tương lai lâu dài của sự nghiệp cách mạng, ngay trong Di chúc của Người để lại, Bác cũng nhắc nhở đến việc chăm lo giáo dục cho các thế hệ mai sau… Ta nghĩ đến Nguyễn Trãi xưa đi tìm cái thiện chân, thiên tính trong “đạo tự nhiên”. Ông chủ trương “ẩn cả” (tức đại ẩn) ngay giữa nơi triều đường để lo việc nước việc dân. Cả hai vị anh hùng dân tộc đều có cái phong thái của bậc 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 hiền triết phương Đông, nắm được cái triết lý con người thống nhất với thiên nhiên như một thể hoàn chỉnh, và đều mang tấm lòng nhân ái mênh mông, tựu trung là để lo việc trồng cây và trồng người. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Lợi ích trăm năm là lợi ích lâu dài, to lớn, quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Đất nước muốn phát triển, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì phải “trồng người”, đào tạo những con người vừa có sức khỏe vừa có trí tuệ, đạo đức, con người có ích xây dựng đất nước giàu mạnh. “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng. Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, của sự phát triển của đất nước, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người. Người nói đến “lợi ích trăm năm” và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là những điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ bản lâu dài, nhưng cũng rất cấp bách. Nó liên quan tới nhiệm vụ “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” và “trồng người”. Tất cả những điều này phản ánh tưởng lớn về tầm quan trọng có tính quyết định của nhân tố con người; tất cả vì con người, do con người. Như vậy, con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục - đào tạo theo nghĩa hẹp… Quan niệm Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là, kế thừa nhưng giá trị tốt đẹp của con người truyền thống (Việt Nam và phương Đông). Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tưởng xã hội chủ nghĩa; có đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ (bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên,…); có tác dụng xã hội chủ nghĩa; có lòng nhân ái,vị tha, độ lượng. Chiến lược “trồng người” là trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện chiến lược “trồng người”, 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục – đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lai tương lai tươi sáng cho thanh niên. Ngược lại, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu tới thanh niên. Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. Hai mặt đức, tài thống nhất với nhau, không tách rời nhau, trong đó “đức” là gốc, là nền tảng cho tài năng phát triển. Phải kết hợp giữa nhận thức và hành động, lời nói với việc làm…Có như vậy mới có thể “học để làm người”. Trong di sản tưởng Hồ Chí Minh, tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" ở nước ta, tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực. tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", có tri thức, lý tưởng, đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ . Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới. Người nói: "Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên". Giáo dục có vai trò vô cùng to lớn đối với nhân cách, đạo đức tri thức của con người. Không những thế, giáo dục còn góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng đất nước. Người kêu gọi: “Quốc dân Việt Nam! Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu nước mạnh, mọi người Việt Nam… phải có kiến thức mới, để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. Hồ Chí Minh còn quan tâm chỉ đạo cho giáo dục tích cực phục vụ hoạt động kinh tế, làm cho hai lĩnh vực này liên hệ chặt chẽ với nhau. Người đánh giá tác dụng tích cực của giáo dục trong quá trình phát triển kinh 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 tế: “Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế”. Người đã chỉ rõ mục đích của việc học đó là: học để yêu Tổ quốc, học để yêu nhân dân, học để yêu lao động, học để yêu đạo đức, học để phụng sự Tổ quốc, học để phụng sự nhân dân. Mục đích giáo dục lớn nhất trong tưởng Hồ Chí Minh là vì con người, cho con người, là xây dựng con người mới, đào tạo những con người biết làm chủ nước nhà. Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khác ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đó là nền giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện trong thời đại mới. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc luyện "tài", rèn "đức" cho cán bộ. Bởi, theo Người, "có tài mà không có đức, ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người". Thế nên giáo dục là giáo dục toàn diện, cả đạo đức lẫn kiến thức. Cũng ví như việc trồng cây thì chỉ trồng không chưa đủ. Nếu không chăm sóc cây đó thì có thể cây đó không sống được hoặc là sống nhưng còi cọc, thiếu sức sống. Muốn có cái cây tôt, cây đẹp, cây có ích thì phải trồng, phải chăm sóc nhưng mà phải chăm sóc đúng cách, có khoa học. Giáo đục thế hệ trẻ theo tưởng Hồ Chí Minh là vun trồng, chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo cho đời sau những con người, lớp người khỏe khoắn, cả về thể chất lẫn tinh thần. Sự nghiệp “trồng người”, sự nghiệp giáo dục, trước hết là giáo dục về đạo đức. Đạo đức trong quan niệm của Hồ Chí Minh được coi như "cái gốc" của cây, "cái nguồn"của sông, do đó, theo Người, "người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Đạo đức mà Người hướng tới là đạo đức cách mạng, đạo đức của giai cấp công nhân, thực hiện câ ̀ n, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, thực hành nhân, nghĩa, trí, dũng . chống quan liêu, tham ô, lãng phí. Người nói: “ Trời 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông; đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc; người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu một phương thì không thành đất, thiếu một đức thì không thành người…”. Còn tài là giỏi về kiến thức chuyên môn và giỏi về cách thức, phương pháp vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn, làm cho ích nước lợi dân. Tài không có nghĩa là kiến thức hoàn chỉnh, tuyệt đối, khép kín, mà là một kiến thức mở, "dĩ bất biến, ứng vạn biến", luôn được bổ sung và phát triển qua thực tiễn cách mạng sinh động. Do đó, theo Người, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là "học tập cái tinh thần xử trí mọi việc . học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta". Người luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Bác Hồ rất chú trọng việc giáo dục nâng cao trình độ văn hoá cho dân để dân "làm ăn có ngăn nắp", "bớt mê tín nhảm", "bớt đau ốm", "nâng cao lòng yêu nước" và "để thành người công dân đứng đắn”. Người chỉ rõ: "Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc làm cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, văn minh và giàu mạnh". Giáo dục có vai trò rất quan trọng, cần phải có phương pháp giáo dục đúng đắn để ươm được nhưng mầm cây tốt, phục vụ cho sự nghiệp “trồng người”. Về phương pháp giáo dục, tuy Hồ Chí Minh không để lại cho chúng ta một tác phẩm, một hệ thống lý luận về phương pháp giáo dục, nhưng những việc làm thiết thực, những bài viết ngắn gọn, súc tích của Người đã hàm chứa các phương pháp giáo dục mẫu mực. Người lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phương pháp về giáo dục. Nguyên tắc này được Người sử dụng trong việc giáo dục cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên, công nhân, nông dân, bộ đội, trí 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 thức, học sinh, sinh viên…Người nhấn mạnh: "Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”. Để nâng cao trình độ nhận thức của người lao động, Hồ Chí Minh cho rằng cần có quan điểm dân chủ, thẳng thắn, không nhồi sọ và cần có sự đối thoại trong quá trình học tập, nhận thức. Người chỉ rõ: "Mọi người được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc không đúng cũng vậy. Song không được nói gàn, nói vòng quanh". "Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý". Từ đó, Hồ Chí Minh kêu gọi cán bộ, nhà giáo phải biết tôn trọng ý kiến người khác, không nên có thành kiến đối với các ý kiến trái với ý kiến của mình. Trong giáo dục, theo Hồ Chí Minh, cần có phương pháp phù hợp với điều kiện giáo dục và đối tượng giáo dục. Giáo dục phải căn cứ vào "trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng". Cần có phương pháp tổ chức giáo dục sao cho bảo đảm được sự phù hợp giữa điều kiện, hoàn cảnh giáo dục với đối tượng giáo dục. Người viết: “công nhân, nông dân bận làm ăn, nếu dạy không hợp với người học, với làm ăn, bắt phải đến lớp có bàn có ghế là không ăn thua. Phải tùy theo hoàn cảnh làm ăn mà tổ chức học mới duy trì được lâu dài, mới có kết quả tốt". Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục, không tuyệt đối hoá bất cứ một hình thức giáo dục nào. Người viết: "Giáo dục dù trong nhà trường có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn". Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Trong cuộc sống, trong việc làm . Hồ Chí Minh luôn là người đi đầu. Phương pháp làm gương là một biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thống nhất giữa lời nói và việc làm. Người dạy: "Mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm gương về cả ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hoá". Đối với Hồ Chí Minh, tất cả các phương pháp giáo dục như phương pháp đối thoại, 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 phương pháp học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, phương pháp làm gương, phương pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội . đều nhằm mục đích "nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tưởng", nâng cao nhận thức, chất lượng và hiệu quả giáo dục. Các phương pháp này vừa mang tính truyền thống, lại vừa hiện đại, vừa hệ thống, khoa học, lại vừa cụ thể, thiết thực, luôn gắn với đời sống và thời đại. Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cả cuộc đời mình với việc chăm lo, mở mang và xây dựng một nền giáo dục mới, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa - một nền giáo dục mà mọi người đều có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo, mọi người đều được học hành, không phân biệt giai cấp, tuổi tác, trình độ, giới tính . Đối với mỗi đối tượng khác nhau thì có những phương pháp giáo dục khác nhau, phù hợp với độ tuổi, tâm lý… để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất. “Trồng người” là cộng việc “trăm năm”, không thể nóng vội “một sớm một chiều”, không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, tới đâu hay tới đó. Nhận thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩ thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng: “Việc học không bao giờ là cùng, còn sống còn phải học”. Hơn 50 năm qua, tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, chiến lược, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo con người luôn soi sáng sự nghiệp trồng người ở Việt Nam. tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục no ́ i riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay. Sự nghiệp “trồng người” đặc biệt quan tâm tới giáo dục, và một phần không thể thiếu là quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân, y tế cộng đồng. Bác Hồ quan niệm sức khỏe là gồm có sự thoải mái cả về thể xác lẫn tâm hồn. 10 [...]... hội, thì trong tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mặt thể chất và mặt tinh thần lại càng được hòa quyện với nhau trong khái niệm sức khỏe và công tác chăm sóc sức khỏe Một điều quan trọng khi phân tích và học tập tưởng Hồ Chí Minh về sức khỏe và công tác chăm sóc sức khỏe mà chúng ta cần lĩnh hội, đó là tính khoa học và tính thống nhất giữa y lý, y thuật và y đạo trong tưởng của Người Chính dựa trên... rằng ai cũng nên làm đời sống mới" Ngoài vai trò cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vai trò của cộng đồng Người hết sức coi trọng việc phát động phong trào quần chúng thi đua trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phong trào này phải đến với mỗi người và mỗi người phải tham gia tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức khỏe, vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe và mối quan... Hồ Chí Minh, con người là vị trí trung tâm của mọi hoạt động và quyền được sống là quyền cao nhất của con người Khi được sống thì sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất, nếu không có sức khỏe thì chẳng làm được gì Chính vì vậy mà Người dạy chúng ta: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công" Ðó chính là tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. .. tính thống nhất sâu sắc trong tưởng của Người về sức khỏe Cũng chính từ cơ sở nhận thức đúng đắn về sức khỏe mà Chủ 11 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến y đạo, tức tính cao cả của nghề thầy thuốc và trọng trách của người thầy thuốc Trên cơ sở hiểu một cách đúng đắn về sức khỏe, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của sức... khỏe của cá nhân và sức khỏe của cộng đồng có quan hệ mật thiết với nhau Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng là một nét đặc sắc trong tưởng của Người về chăm sóc sức khỏe Cơ sở sâu xa của tưởng này của Người cũng lại chính là sự tiếp cận của Người với tưởng triết học của Mác về con người Con người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe và biết cân bằng mối quan hệ cung cầu trong lĩnh vực này Câu nói... đúng đắn về sức khỏe, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy chúng ta về y thuật và đặc biệt Người dạy nhiều về y đạo Những lời dạy về y thuật và y đạo không phải là những ý ngẫu nhiên hoặc lặp lại một cách đơn thuần những ý hoặc lời của các bậc danh nhân hoặc danh y tiền bối Chính sự hiểu đúng đắn về sức khỏe, hay nói cách khác, xuất phát từ cơ sở y lý đúng đắn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ cho chúng ta những vấn... tịch Hồ Chí Minh còn cho thấy: Chăm sóc sức khỏe cũng góp phần tạo ra của cải xã hội chứ không phải là một công việc chỉ tiêu tốn của cải xã hội Theo quan niệm của 12 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chủ tịch Hồ Chí Minh thì sức khỏe của cá nhân và sức khỏe của cộng đồng có quan hệ mật thiết với nhau Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng là một nét đặc sắc trong tư. .. người bệnh, xuất hiện hiện ng biến chất về đạo đức nghề nghiệp Cần có biện pháp phát huy những ưu điểm, khắc phục hạn chế để y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho đất nước III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Quan điểm về “trồng người” trong tưởng văn hóa Hồ Chí Minh được thể hiện trong... rõ mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khỏe không chỉ là tài sản cá nhân mà còn là tài sản chung; tạo nguồn sức khỏe không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là trách nhiệm của cộng đồng Bằng cách gắn nhiệm vụ tự chăm sóc sức khỏe với khái niệm yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao vị trí của công tác chăm sóc sức khỏe Theo Người, tự chăm sóc... người” Luận điểm này của Hồ Chí Minh chỉ rõ muốn có lợi ích mười năm, lợi ích trung hạn thì phải trồng cây, tạo môi trường sống trong lành cho nhân dân, góp phần vào xây dựng, phát triển đất nước Muốn có lợi ích trăm năm, lợi ích lâu dài thì phải “ trồng người”, tạo ra thế hệ những con người có sức khỏe, có tài đức chung tay dựng xây, phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp tưởng của Bác luôn sáng

Ngày đăng: 17/04/2013, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w