1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4

26 981 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 240,5 KB

Nội dung

Để học sinh nắm được lí thuyết văn miêu tả, người giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học kết hợp hình thức tổ chức dạy học phù hợp để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức..

Trang 1

Phần mở đầu

1.Lý do chọn đề tài

1.1.Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay

Hiện nay, nội dung chương trình sách giáo khoa được đổi mới Chúng ta dạytheo bộ sách mới được thống nhất trong toàn quốc nên việc dạy cho học sinh tiếpthu kiến thức, kĩ năng mới là cần thiết để đáp ứng nhu cầu văn hoá xã hội hiện nay.Dạy văn là cần thiết để giúp trẻ sản sinh ra những văn bản có cảm xúc chân thựckhi nói và viết

1.2.Xuất phát từ khó khăn thực tế

Thực tế cho thấy, nội dung, chương trình của sách mới khác nhiều so vớichương trình cũ nên người giáo viên cần nắm bắt được phương pháp dạy bộ môn

Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng để giảng dạy có hiệu quả.

Hơn nữa, chương trình, sách giáo khoa được biên soạn theo quan điểm giaotiếp nghĩa là học sinh đựơc luyện nói trong qúa trình giao tiếp Muốn vậy dạy lýthuyết văn nói chung và lý thuyết văn miêu tả nói riêng như thế nào để giúp họcsinh được luyện nói mà nắm được kiến thức cơ bản để viết văn đúng thể loại Từkhái niệm về thể loại văn, học sinh vận dụng viết văn đúng dạng bài như (miêu tảcon vật, miêu tả đồ vật ….)

Để học sinh nắm được lí thuyết văn miêu tả, người giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học kết hợp hình thức tổ chức dạy học phù hợp để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức Muốn vậy người giáo viên cần có những biện pháp nhất định giúp giờ học đạt hiệu quả cao

Thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên tôi chỉ chọn đề tài trong phạm vi hẹp: "Dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4"

1.3 Yêu cầu nâng cao chất lượng phân môn và nghiệp vụ bản thân

Bên cạnh đó, mỗi giáo viên tiểu học cũng cần nâng cao trình độ nghiệp vụ sưphạm có năng lực nhất định để đào tạo thế hệ trẻ thành con người phát triển toàndiện Bản thân tôi mong muốn được trao đổi kinh nghiệm dạy học với đồng nghiệpgiúp mình có nghiệp vụ sư phạm vững vàng hơn

2.Đối tượng phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng

Khảo sát học sinh lớp bốn cũ và học sinh lớp 4 mới Trường tiểu học Hưng Đạo.

2.2 Phạm vi

- Dạy lý thuyết văn miêu tả.

- Vì thời gian, điều kiện không cho phép tôi chỉ lựa chọn đề tài: "Dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4" để nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 2

- Nghiên cứu các cở sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy Tập làm văn lớp 4 nói chung, hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm lý thuyết văn miêu tả nói riêng.

- Nghiên cứu quy trình, nội dung, phương pháp dạy tiết Tập làm văn hình thành khái niệm về lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy Tập làm văn lớp 4.

- Tìm hiểu quan điểm biên soạn Tiếng Việt 4.

- Vận dụng để thiết kế bài dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.

- Đề xuất các biện pháp giúp nâng chất lượng tiết dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.

4.Phương pháp nghiên cứu lí luận

4.1 Phân tích các tài liệu dạy học

- Sách giáo khoa Tiếng Việt 4

- Sách giáo viên Tiếng Việt 4

- Vở bài tập Tiếng Việt 4

4.2 Phương pháp điều tra thực tế

Qua dự giờ, qua khảo sát thực tế

Qua nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tôi thấy một số bài còn có những câu hỏi mang tính khái quát, khó đối với học sinh.

4.3 Phương pháp dạy thực nghiệm.

Dạy tiết lý thuyết văn miêu tả.

Phần nội dung Chương 1: Nội dung dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4

1.1 Mục tiêu của phân môn Tập làm văn lớp 4

1.1.a Yêu cầu kiến thức :

*Yêu cầu kiến thức đạt của học sinh lớp 4 ở phân môn Tập làm văn là:

+ Thể loại văn kể chuyện

- Học sinh phải hiểu thế nào là văn kể chuyện?

- Hiểu được nhân vật trong truyện Kể lại hành động của nhân vật Tả ngoạihình của nhân vật trong bài văn kể chuyện Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật

- Bên cạnh đó học sinh phải hiểu cốt chuyện

- Biết xây dựng đoạn văn, biết mở bài và biết kết bài trong bài văn kểchuyện Từ đó, học sinh biết viết và nói một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh

+ Thể loại văn miêu tả

- Học sinh phải hiểu thế nào là miêu tả?

- Miêu tả đồ vật: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật

- Miêu tả cây cối: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối

- Miêu tả con vật : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả con vật

Trang 3

cử chỉ thích hợp, lời lẽ thuyết phục để đạt được mục đích đề ra.

- Giới thiệu hoạt động địa phương: Biết cách giới thiệu tập quán, trò chơi lễhội, truyền thống của địa phương, quan sát và trình bày được những đổi mới củaquê hương, có ý thức đối với việc xây dựng quê hương

- Tóm tắt tin tức và điền vào giấy tờ in sau (phiếu khai báo tạm trú, tạmvắng, thư chuyển điện, điện chuyển tiền ): Biết cách nói tóm tắt tin tức, tự tìmtin, biết điền nội dung cần thiết vào giấy tờ in sẵn Qua đó học sinh biết ứng dụngtrong cuộc sống hàng ngày

1.1.b Yêu cầu kỹ năng.

* Học xong chương trình Tập làm văn lớp 4, học sinh phải có được các kỹnăng làm văn :

+ Kỹ năng định hướng hoạt động giao tiếp:

- Nhận diện loại văn bản

- Phân tích đề

+ Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp:

- Xác định dàn ý bài văn đã cho

- Tìm ý và xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện

- Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện

- Quan sát đối tượng, tìm ý sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêutả

+ Kỹ năng thực hiện hoá hoạt động giao tiếp:

- Xây dựng liên kết các đoạn văn bản thành bài văn

+ Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp

- Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp vàyêu cầu diễn đạt

- Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt

1.2 Nội dung của phân môn Tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt

4

- Cấu trúc chương trình Tập làm văn lớp 4

- Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 (2 tập) đã thiết kế chương trình Tập làm vănlớp 4 như sau :

Trang 4

1.3 Quan điểm biên soạn sách giáo khoa

1.3.a Quan điểm dạy giao tiếp

Để thực hiện mục tiêu "Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử

dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc,viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường

hoạt động của lứa tuổi", cũng như sách giáo khoa Tiếng Việt ở các lớp khác, sách

giáo khoa Tiếng Việt 4 lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản.

Có thể hiểu giao tiếp hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác giữa các thành viên trong

xã hội Người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, nhưng phương tiệnthông thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ

Hoạt động giao tiếp bao gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin) và kí mã(phát thông tin); trong ngôn ngữ, mỗi hành vi đều có thể được thực hiện bằng haihình thức là khẩu ngữ (nghe, nói) và bút ngữ (đọc, viết)

Quan điểm dạy giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung vàphương pháp dạy học Về nội dung, thông qua các phân môn tập đọc, Kể chuyện,Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn, Tiếng Việt 4 tạo ra những môi trường giaotiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những trithức nền và phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp Về phương

Trang 5

pháp dạy học, kĩ năng nói trên được dạy thông qua nhiều bài tập mang tính tìnhhuống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên.

1.3.b Quan điểm tích hợp

Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học haymột bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cườnghiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học Có thể thực hiệntích hợp theo chiều ngang và chiều dọc

Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp kiến thức Tiếng Việt với các mảngkiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy.Hướng tích hợp này được sách Tiếng Việt 4 thực hiện thông qua hệ thống các chủđiểm học tập Theo quan điểm tích hợp, các phân môn (Tập đọc, Kể chuyện, Chính

tả, Luyện từ và Câu, Tập làm văn) trước đây ít gắn bó với nhau, nay được tập hợplại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc, các nhiệm vụ cung cấp kiến thức vàrèn kuyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trước

Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mớinhững kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm (còn gọi làđồng trục hay vòng tròn xoáy trôn ốc) Cụ thể là: Kiến thức và kĩ năng của lớptrên, bậc học trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới, nhưngcao hơn, sâu hơn kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới

Dĩ nhiên, trong tích hợp vẫn có điểm nhấn Không nắm được điểm nhấn này,giáo viên dễ hiểu lệch yêu cầu tích hợp, dẫn tới chỗ sa đà

1.3.c Quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáokhoa lần này là đổi mới phương pháp dạy và học; chuyển từ phương pháp truyềnthụ sang phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó thầy, côđóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được bộc lộmình và được phát triển

Thể theo phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, sáchgiáo khoa Tiếng Việt 4 không trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn màxây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt độngnhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt; sách giáokhoa Tiếng Việt 4 hướng dẫn thầy, có cách thức cụ thể tổ chức các hoạt động này

1.4 Các phương pháp dạy Tập Làm văn lớp 4

Trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4, người giáo viên cónhiều cách thức, nhiều con đường và nhiều phương pháp đề hình thành kiến thức,

kĩ năng cho học sinh Theo tôi những phương pháp thường dùng để dạy Tập làmvăn lớp 4 là nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo học sinh

1.4.a Phương pháp thực hành giao tiếp

Trang 6

Khái niệm: Phương pháp thực hành giao tiếp là phương pháp dạy học bằngsắp xếp tài liệu ngôn ngữ sao cho vừa bảo đảm tính chính xác, chặt chẽ trong hệthống ngôn ngữ phản ánh được đặc điểm, chức năng của chúng trong hoạt độnggiao tiếp.

Mục đích: Tận dụng vốn hiểu biết về ngôn ngữ nói của học sinh, để học sinhcảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng họctập mới Rèn cho học sinh tính tự tin chính kiến của mình

Yêu cầu học sinh: Khi sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp, giáo viênphải tạo điều kiện tối đa để học sinh được giao tiếp (giao tiếp giữa giáo viên vớihọc sinh, giao tiếp giữa học sinh với học sinh) Thông qua giao tiếp, giáo viên chohọc sinh nhận thấy được cái đúng, cái sai để bổ sung hoặc sửa chữa nhằm nâng caochất lượng, hiệu quả giao tiếp Ngoài ra, giáo viên cần tạo không khí lớp học vui,thoải mái để học sinh có kỹ năng giao tiếp, tự nhiên, tự tin

1.4.b Phương pháp gợi mở vấn đáp

- Khái niệm: Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học khôngtrực tiếp đưa ra những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từngbước một để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học

- Mục đích: Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường khả năng suynghĩ, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũngnhư kinh nghiệm đã có của học sinh Giúp học sinh hình thành khả năng tự lực tìmtòi kiến thức Qua đó học sinh ghi nhớ tốt hơn, sâu sắc hơn và còn biết chia sẻ hiểubiết kinh nghiệm

- Yêu cầu khi sử dụng: Giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nộidung bài học Những câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với mọi đốitượng học sinh trong cùng một lớp Giáo viên dành thời gian hợp lý cho học sinhsuy nghĩ Sau đó cho học sinh trả lời ( tự nguyện hoặc giáo viên gọi Các học sinhnhận xét bổ sung và rút ra kết luận, giáo viên chốt lại kiến thức Kiến thức phânmôn Tập làm văn lớp 4 cung cấp cho học sinh đều được hình thành dưới dạng bàitập Do đó phương pháp gợi mở vấn đáp phù hợp với cả hai kiểu bài dạy ( dạy lýthuyết và dạy thực hành)

1.4.c Phương pháp rèn luyện theo mẫu

- Khái niệm: Phương pháp rèn luyện theo mẫu là phương pháp dạy học màgiáo viên đưa ra các mẫu cụ thể về lời nói hoặc mô hình lời nói (cũng có thể cùnghọc sinh xây dựng mẫu lời nói ) Từ mẫu đó, học sinh biết cách tạo ra các đơn vịlời nói theo định hướng của mẫu

- Mục đích: Giúp học sinh làm bài đặc biệt là học sinh trung bình và họcsinh yếu

- Yêu cầu sử dụng :Để giúp học sinh làm những bài tập, dưới sự hướng dẫncủa giáo viên, học sinh phân tích các ngữ liệu mẫu để hình thành kiến thức ( Giáoviên có thể làm mẫu một phần ).Sau khi làm mẫu, giáo viên tổ chức cho học sinhquan sát mẫu và suy ra cách làm các phần tương tự còn lại

Trang 7

1.4.d Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

- Khái niệm: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là giáo viên đưa ra tìnhhuống gợi vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cựcchủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà kiến tạo tri thức rènluyện kỹ năng để đạt được mục đích học tập

- Mục đích: Tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lý thuyết vào giảiquyết có vấn đề của thực tiễn Nâng cao kỹ năng phân tích và khái quát từ tìnhhuống cụ thể và khả năng độc lập cũng như khả năng hợp tác trong giải quyết vấnđề

- Yêu cầu sử dụng: Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần chuẩn bịtrước đề phù hợp với nội dung bài và đảm bảo tính sư phạm Giáo viên cần chuẩn

bị tốt kiến thức lý luận cũng như thực tiễn để giải quyết vấn đề mà học sinh đưara

1.4.e Phương pháp đóng vai.

- Khái niệm: Phương pháp đóng vai trò tổ chức cho học sinh thực hành làmthử một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định Đây là phương phápgiáo dục nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trungvào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được

_ Mục đích: Cụ thể hoá bài học bằng sự diễn xuất để phân tích nội dung bàigiảng chi tiết, sâu sắc hơn Làm cho giờ học sinh động hơn Học sinh dễ dàng nắmbắt được nội dung bài học

- Yêu cầu sử dụng: Giáo viên phải dành thời gian nhất định cho học sinh thảoluận kịch bản(xây dựng kịch bản ), phân vai và thống nhất lời thoại

1.4.h Phương pháp phân tích ngôn ngữ.

- Khái niệm: Đây là phương pháp dạy học trong đó học sinh dưới sự tổ chứchướng dẫn của giáo viên tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát vàphân tích hiện tượng đó theo định hướng của bài học, trên cơ sở đó rút ra nhữngnội dung lý thuyết cần ghi nhớ

- Mục đích: Giúp học sinh tìm tòi, huy động vốn hiểu biết của mình về từ ngữ

Tiếng Việt và cách sử dụng Tiếng Việt trong những hoàn cảnh cụ thể, làm cho bài

nói, bài làm của các em chân thực, giàu hình ảnh và sinh động hơn

- Yêu cầu sử dụng: Giáo viên phải tạo điều kiện học sinh tự phát hiện và chữa

lỗi diễn đạt Hướng dẫn học sinh cách sử dụng Tiếng Việt khi nói( đúng ngữ điệu )

viết ( đúng ngữ pháp ) cho phù hợp với nội dung bài tập

1.4.g Phương pháp trực quan.

- Khái niệm: Phương pháp trực quan là phương pháp dạy học trong đó giáoviên sử dụng các phương tiện trực quan nhằm giúp học sinh có biểu tượng đúng về

sự vật và thu nhận kiến thức, rèn kỹ năng theo mục tiêu bài học một cách thuận lợi

- Mục đích: Thu hút sự chú ý và giúp học sinh hiểu bài, ghi nhớ bài tốt hơn.Học sinh có thể khái quát nội dung bài và phát hiện những mối liên hệ của các đơn

vị kiến thức dễ dàng hơn

Trang 8

- Yêu cầu sử dụng: Giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát (Bằng nhiềugiác quan ) để học sinh hiểu và cảm nhận về đối tượng cần quan sát Hướng dẫncách quan sát từ bao quát đến chi tiết, từ tổng thể đến bộ phận, giúp học sinh hìnhthành phương pháp làm việc khoa học Hơn nữa, trong quá trình giảng dạy, giáoviên phải đưa đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng chỗ cho tất cả học sinh có thểquan sát, tránh lạm dụng.

Trang 9

Chương 2: Thực trạng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4 - Trường

tiểu học Hưng Đạo

2.1 Tình hình trường thực nghiệm

Trường đã có đủ sách giáo khoa, sách thiết kế để giảng dạy phân môn Tậplàm văn lớp 4 ở lớp 3 các em đã được học theo chương trình và sách giáo khoamới nên khả năng giao tiếp của các em có tốt hơn so với học sinh cùng lứa tuổitrước đây học ở chương trình cũ

Các giáo viên dạy khối 4 có 2/4 đồng chí đã tốt nghiệp đại học Còn lại đangtheo học đại học hệ tại chức và từ xa Số học sinh của trường chiếm số đông so với

số học sinh trong toàn Huyện

Học sinh của trường chủ yếu là con em sống bằng nghề buôn bán nhỏ, nghề

tự do Đời sống văn hoá trong vùng chưa cao, mặt bằng dân trí còn thấp

2.2 Cách thức giảng dạy của giáo viên

Giáo viên được đi tập huấn chương trình thay sách lớp 4 xong cũng chủ yếumới học lại quy trình là chính

- Hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm: (13 - 15’)

- Hướng dẫn học sinh nhận xét: Dựa theo câu hỏi, bài tập gợi ý của mục nhậnxét Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích dữ liệu phần 1, 2 qua việc khảo sát vănbản, thảo luận, trả lời câu hỏi nhằm tự tìm ra những điểm cần ghi nhớ

+ Hướng dẫn học sinh ghi nhớ

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ nội dung mục II (ghi nhớ) trong sách giáokhoa, sau đó cho học sinh nhắc lại

2.3 Kết quả học tập của học sinh

Chất lượng học tập môn làm văn viết của học sinh chưa cao Chỉ được số íthọc sinh biết cách viết văn sinh động có bố cục rõ ràng, các phần đủ ý Còn lạiphần lớn các em chưa biết tìm ý để biết đủ các phần cần thiết của một bài vănhoặc còn liệt kê các nội dung một cách đơn giản

Khảo sát chất lượng làm văn viết của học sinh lớp 4 (cũ) với đề bài:

- Lập dàn ý chi tiết tả con vật mà em yêu thích

- Kết quả như sau:

Trang 10

Qua thực nghiệm, tôi thấy các em chưa nắm được bố cục một bài văn miêu tảcon vật, nhiều em chỉ nêu được một đến hai bộ phận của con vật cần tả, có em lạichỉ nêu theo ngẫu hứng tự do không theo một trình tự nhất định.

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy số lượng học sinh chưa đạt còn ở mức cao vàthực tế cho thấy các em chưa nắm được cách viết văn miêu tả con vật

Tóm lại, giáo viên cần có biện pháp cụ thể để dạy lý thuyết văn miêu tả theochuơng trình mới một cách có hiệu quả

Trang 11

Chương 3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy lí thuyết văn miêu tả cho học

sinh lớp 4.

1 Các biện pháp chủ yếu

Biện pháp 1: Phân tích mẫu

Phân tích mẫu để giúp học sinh hiểu thấu đáo mẫu đã nêu ra và làm theo mẫu

Để làm đựơc điều này, giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy họckết hợp tổ chức nhiều hình thức dạy học phong phú Trong biện pháp này, tôithường sử dụng phương pháp quan sát để học sinh quan sát mẫu, đọc thầm mẫu.Sau đó sử dụng phương pháp vấn đáp gợi mở để học sinh hiểu mẫu giúp cho việcđịnh hướng bài học tốt hơn Sau đó giáo viên sử dụng phương pháp phân tích ngônngữ tóm lại những điều cơ bản mẫu nêu ra

Như vậy văn bản dài giáo viên cần tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập hợp

lí để học sinh nhận diện nhanh nhất

Chẳng hạn, khi dạy bài: Thế nào là miêu tả ?

Học sinh đọc yêu cầu, đọc thầm mẫu ( hình thức học cá nhân)

Hãy quan sát mẫu và cho biết (phương pháp quan sát, phương pháp hỏi đáp,hình thức học cả lớp)

Hỏi: Tên sự vật đầu tiên được miêu tả là gì ?

- Cây sòi

Hỏi: Cây sòi có đặc điểm gì nổi bật?

- Cao lớn, lá đỏ chói lọi, lá rập rình lay động như những đốm lửa

Hỏi: “ Cao lớn ” tả về đặc điểm gì của cây sòi ?

Trang 12

Biện pháp 2: Hình thành lí thuyết - tìm đặc điểm nổi bật.

Trong quá trình hình thành lí thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, giáo viêncần sử dụng một số phương pháp đặc trưng như phương pháp trực quan, phươngpháp quan sát, phương pháp vấn đáp gợi mở, phương pháp phân tích ngôn ngữ kếthợp với một số hình thức dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tích cực của họcsinh trong giờ học

ở các bài hình thành lí thuyết văn miêu tả, giáo viên thường tiến hành hướngdẫn học sinh nhận diện đặc điểm loại văn bản miêu tả thông qua gợi ý nhận xéttrong sách giáo khoa Các thao tác cần được thực hiện theo trình tự sau:

- Yêu cầu học sinh đọc mục nhận xét trong sách giáo khoa, khảo sát văn bản

để trả lời từng câu hỏi gợi ý

- Hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận nhằm rút ra những nhận xét về đặcđiểm văn miêu tả

Ví dụ, dạy bài: "Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối" (Tiếng Việt 4 tập 2 trang

31)

Giả sử dùng phương pháp trực quan, phương pháp quan sát, giáo viên đưatrực quan tranh “ bãi ngô” cho học sinh quan sát, học sinh đọc, khảo sát văn bản

Học sinh đọc, khảo sát văn bản bài: "Bãi ngô" sau đó mỗi cá nhân sẽ xác định

đoạn văn và nội dung từng đoạn

- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu 2, 3 phần, nhận xét, thảo luận nhóm đôi

2 yêu cầu

- Học sinh trình bày kết quả thảo luận chínhlà các em được thực hành giao tiếp.Học sinh sẽ so sánh, đối chiếu, phân tích được trình tự miêu tả trong bài "Bãingô" là theo từng thời kỳ phát triển của cây ngô

Sau đó giáo viên dùng phương pháp vấn đáp gợi mở, phương pháp phân tíchngôn ngữ yêu cầu:

Hỏi: Bài văn tả những thời kỳ phát triển nào của cây ngô?

+ Học sinh dễ dàng thấy được bài văn tả cây ngô từ lúc còn bé lấm tấm như

mạ non, rồi tả cây ngô lúc trưởng thành lá rộng dài, tiếp đến tả hoa ngô, bắp ngônon ở giai đoạn đơm hoa kết trái, cuối cùng tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngômập, chắc

Còn trình tự miêu tả trong bài "cây mai tứ quý" theo từng bộ phận của cây.Hỏi: Bài văn tả những bộ phận nào của cây mai tứ quý?

Trang 13

Giáo viên dùng phương pháp phân tích ngôn ngữ chốt lại nội dung yêu cầu 2; bàivăn miêu tả cây cối có thể tả theo trình tự, tả thứ tự từng bộ phận của cây như: gốc, thân,cành, lá, hoa, quả hoặc là từng thời kỳ phát triển theo mùa trong năm

Từ đó học sinh dễ dàng tổng hợp được cấu tạo của bài văn miêu tả cây cốigồm 3 phần

1 Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây

2 Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây

3 Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây cần tả

Ví dụ 2: Dạy bài:"Quan sát đồ vật" (Tiếng Việt 4/I trang 153) Giáo viên sử

dụng phương pháp trực quan, phương pháp quan sát ở chỗ giáo viên cho học sinhquan sát đồ chơi mà trẻ đem tới lớp kết hợp quan sát tranh 1 số trò chơi như gấubông, con lật đật, con búp bê

Học sinh đọc phần gợi ý sách giáo khoa (học cá nhân) trang 54, sau khi giáoviên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu Giáo viên sử dụng phương pháp rèn luyệntheo mẫu, học sinh luyện tập theo mẫu đã gợi ý

Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh:

- Hãy quan sát một số đồ chơi em thích và ghi lại những điều quan sát được.Học sinh vừa quan sát vừa ghi chép lại ý quan sát, sau đó sắp xếp ý để tạothành một dàn ý tả đồ chơi mà em thích

- Giáo viên cho học sinh trình bày những ý đã ghi được sau khi quan sát theomột dàn bài sẽ luyện thực hành giao tiếp cho học sinh

Ví dụ về một dàn bài:

1 Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà em thích nhất là gấu bông

2 Thân bài:

- Hình dáng bên ngoài: Gấu bông không to, gấu đang ngồi, dáng tròn

- Bộ lông màu trắng mịn như nhung

- Hai mắt đen nháy rất thông minh

- Mũi nhỏ màu đỏ, trông ngộ nghĩnh

- Trên cổ thắt chiếc nơ màu đỏ chói

3 Kết luận

Em yêu quý gấu bông

Ôm gấu bông em rất thích

Sau đó, giáo viên sử dụng hình thức thảo luận nhóm, cho học sinh thảo luậnnhóm yêu cầu 2 phần nhận xét:

Theo em khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?

Ngày đăng: 11/08/2015, 07:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w