JUST IN TIME- SẢN XUẤT TỨC THỜI 1.Just in time - JIT: Tinh gọn sản xuất nhằm cung ứng sản phẩm / dịch vụ đến đúng nơi cần, đúng chủng loại yêu cầu, đúng số lượng và đúng thời điểm. 2. Just in time hướng tới Mục tiêu: - Tồn kho bằng không. - Thời gian chờ đợi bằng không. - Chi phí phát sinh bằng không. 3. Mục đích của Just in time: Just in time là một qui trình sản xuất tinh gọn, giảm tối đa những chi phí, qui trình không cần thiết. Hệ thống chỉ sản xuất và cung ứng đúng thời điểm khách hàng cần. JIT được áp dụng trong suốt qui trình cho đến khi hàng được bán cho người sử dụng cuối cùng. Trong quá trình sản xuất của Toyota, các linh kiện được đáp ứng nhu cầu đúng lúc với số lượng cần thiết từ đó tồn kho giảm đáng kể, kéo theo giảm diện tích khó hàng, chi phí kho bãi giảm thiểu. Số lượng hàng bán ra khớp với số lượng hàng được bổ xung lên kệ và số lượng hàng được sản xuất tại xưởng, tránh được hiện tượng tồn kho, tồn vốn. Hệ thống JIT cho phép hệ thống vận hành hiệu quả nhất, tránh lãng phí không cần thiết. 4. Mô hình sản xuất truyền thống: 4.1 Tư duy truyền thống: a.Tính kinh tế từ qui mô: Buộc máy móc và công nhân làm càng nhiều càng tốt để chi phí khấu hao, định phí phân bổ vào từng sản phẩm đạt thấp nhất. Đây là cách Trung quốc đang áp dụng, do sản xuất với khối lượng cực lớn, giá thành một bộ com lê do Trung quốc sản xuất không tới 5 USD /bộ. b. Tính co dãn kế hoạch: Nhóm tất cả những người và qui trình sản xuất tương tự nhau vào cùng bộ phận để dễ quản lí, dễ lập kế hoạch. Ví dụ: tất cả công việ liên quan tới hàn được bố trí tại phân xưởng hàn, mọi sản phẩm tới công đoạn hàn đều được chuyển lại về phân xưởng này, dẫn tới để hoàn thiện, sản phẩm có thể phải chuyển đến và đi nhiều lần tại một bộ phận. c. Nhược điểm: Nó gây khó khăn, tạo rối loạn trong luân chuyển thông tin và nguyên vật liệu. Các bộ phận cố gắng đạt năng suất cao nhất tại bộ phận của mình mà không quan tâm đến sản phẩm cuối cùng mà Công ty cần cung cấp ra thị trường. Bộ phận cung ứng vật tư: muốn cấp lô lớn để hiệu quả cao. Nhưng gây tồn kho cho bộ phận khác. Bộ phận hàn: càng hàn ra nhiều sản phẩm càng tốt. Không cần biết công đoạn tiếp theo có cần hay không. Nó tạo ra các Đơn vị sản xuất độc lập, không theo qui trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Đánh giá theo bộ phận chứ không đánh giá thành công toàn cục. Chỉ tới công đoạn cuối cùng tại bộ phận KCS, mới phát hiện sản phẩm có lỗi hay không. Nếu sản phẩm có lỗi, toàn bộ thời gian, vật tư, chi phí trong suốt dây chuyền sản xuất đã bị lãng phí. Do chậm phát hiện muộn, nhiều lỗi tương tự cũng đã được thực hiện. Chi phí sửa chữa, khắc phục. d. Ưu điểm: Bất kì công đoạn, bộ phận nào phải ngừng sản xuất (thay đổi thiết bị, hỏng hóc, công nhân nghỉ ốm), các công đoạn khác vẫn sản xuất được do có hàng tồn kho. Tồn kho đã che khuất sự kém hiệu quả, tạo thói quen xấu ngại đối mặt với khó khăn. Không đối mặt với khó khăn, bạn không cải thiện được phương pháp làm việc của mình. 4.2 Trước cuộc cách mạng công nghiệp, chúng ta có những thợ thủ công. Một mình họ làm toàn bộ công việc, toàn bộ qui trình. Họ là những nghệ nhân lành nghề sử dụng những công cụ đơn giản để tạo ra sản phẩm theo ý khách hàng. Sản phẩm tinh xảo, khác biệt, nhưng giá thành cao. Họ tạo ra toàn bộ giá trị cho khách hàng. 4.3 Cuộc cách mạng công nghiệp, người công nhân chỉ đảm nhiệm từng khâu đơn giản nhất trong chuỗi tạo giá trị sản phẩm. Sản phẩm được tạo ra bằng máy móc công nghiệp, tiêu chuẩn hóa, số lượng lớn. Để hạ giá thành, nhà sản xuất có xu hướng giữ các tiêu chuẩn thiết kế càng lâu càng tốt. Người công nhân không cần động não, công việc của họ chỉ là thực hiện và thực hiện đúng qui trình. Đây cũng là giai đoạn cầu lớn hơn cung. Nhà sản xuất nắm vai trò dẫn dắt khách hàng. 4.4 Hệ thống "Đẩy": Các sản phẩm / dịch vụ thường xuyên được "Đẩy" đến các đại lí bán lẻ cho dù đại lí có bán được hay không. Một lần nữa, các đại lí lại cố gắng "Đẩy" sản phẩm / dịch vụ đến khách hàng mà chẳng cần biết bạn có nhu cầu hay không ? Hệ thống "Đẩy" dự đoán trước nhu cầu số lượng mà khách hàng cần để dự trữ sẵn. Nó có thể vượt quá công suất, tạo tồn kho lớn. Khách hàng đột ngột thay đổi nhu cầu, bạn sẽ gặp rắc rối. Kết quả là có rất nhiều hàng tồn kho ứ đọng trong khi bạn chưa có nhu cầu sử dụng. Đây là phương pháp truyền thống, phù hợp khi cung nhỏ hơn cầu, khách hàng ít có sự lựa chọn. 5. Mô hình Just in time xuất hiện và phát triển: 5.1 Những năm 1930, Hãng ô tô Ford (Hoa kì) lần đầu tiên áp dụng hệ thống dây chuyền để lắp ráp xe, một dạng sơ khai của phương pháp Just in time (JIT). Đến những năm 1970, Hãng ô tô Toyota (Nhật bản) hoàn thiện phương pháp trên và nâng thành lý thuyết Just in time - JIT. Hãng ô tô Nhật bản Toyota đã phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất của Ford, phát huy ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của hai hình thái sản xuất trên. Đội ngũ công nhân có tay nghề thuần thục được trang bị hệ thống máy móc linh hoạt, đa năng, có khả năng sản xuất theo nhiều mức công suất với nhiều loại sản phẩm trên cùng một dây chuyền. Bí quyết thành công của Toyota: - Sản xuất tức thời - Just in time. - Cải tiến liên tục - Kaizen. - Luồng một sản phẩm - One pieceflow. - Tự kiểm lỗi - Jikoda. - Bình chuẩn hóa - Heijunka. Bình chuẩn hóa: lấy khối lượng đơn hàng trong khoảng thời gian dài, dàn đều chúng và sản xuất đều một lượng như nhau trong mỗi ngày. Đây là giai đoạn cạnh tranh quyết liệt, cung xấp xỉ, thậm chí lớn hơn cầu, có nhiều sản phẩm thay thế, khách hàng có nhiều lựa chọn trong quyết định mua hàng của mình. Sau Nhật bản, Just in time tiếp tục được 2 giáo sư Hoa kì là Deming và Juran phát triển và phổ biến trên khắp thế giới. 5.2. Tư duy luồng một sản phẩm. a. Sản phẩm có chất lượng: Mỗi công nhân tại từng công đoạn chính là người kiểm tra bán sản phẩm từ công đoạn trước chuyển qua. Đạt yêu cầu họ mới thực hiện công đoạn của mình. Sản phẩm có lỗi, họ loại ra khỏi dây chuyền và ấn nút báo cho toàn hệ thống để điều chỉnh lại kế hoạch. Họ đóng vai khách hàng khi nhận sản phẩm từ công đoạn trước chuyển sang và là người bị kiểm tra tại công đoạn sau. b. Linh hoạt: Bất cứ thay đổi nhu cầu nào của khách hàng về sản phẩm đều có thể đáp ứng được ngay. c. Tạo năng suất cao: Thực hiện luồng một sản phẩm rất ít có loại công việc không tạo ra giá trị gia tăng. Ví dụ tình trạng nguyên vật liệu bị chuyển đi chuyển lại giữa các bộ phận (như cách truyền thống). Đây là năng suất thực tạo nên giá trị gia tăng cho sản phẩm. Số lượng sản phẩm thực hiện theo bộ phận (tư duy truyền thống) có thể rất cao, nhưng nếu sản phẩm được sản xuất quá nhiều, dư thừa, tồn kho lớn. Tốn thời gian tìm sản phẩm hỏng để sửa chữa. Một sự lãng phí rất lớn. d. Tăng diện tích hữu ích: Vật tư, bán thành phẩm được chuyển theo qui trình sản xuất từng công đoạn. Không tốn diện tích kho bãi dự trữ. e. An toàn lao động cao: Sử dụng từng lô hàng nhỏ một nên không cần một qui trình an toàn đặc biệt nào. g. Nâng cao nhuệ khí cho người lao động: Họ nhận thấy ngay kết quả lao động của mình, mãn nguyện với công việc. h. Giảm chi phí lưu kho: Giảm chi phí vốn đầu tư kho bãi, chi phí xử lí hàng lỗi mốt tồn kho. i. Nhược điểm: Toàn bộ dây chuyền ngừng hoạt động khi có một công đoạn trong dây chuyền ngừng hoạt động. k. Ưu điểm: Ngoài các ưu điểm được nêu ở dưới (tại Mục 8), luồng một sản phẩm buộc người ta phải tư duy và cải tiến không ngừng. Họ chấp nhận ngừng sản xuất để tìm ra nguyên nhân của vấn đề và buộc nhóm phải giải quyết nhằm đạt chất lượng tốt ngay từ đầu. Nếu bạn xem tiêu chuẩn là những gì tốt nhất bạn làm hôm nay nhưng sẽ được cải thiện vào ngày mai, bạn sẽ tiến xa. Nếu bạn coi tiêu chuẩn là giới hạn, bạn sẽ ngừng tiến bộ. Công việc chuẩn: thời gian chuẩn, trình tự chuẩn và tồn kho chuẩn. Từ đó ấn định nghiệp vụ chuẩn. l. Thách thứckhi thực hiện: - Lập luồng một sản phẩm một cách hình thức. Để các thiết bị gần nhau, phương thức vẫn là sản xuất hàng loạt. - Lập luồng một sản phẩm: khi có khó khăn, không tìm nguyên nhân khắc phục mà trở lại với cách làm truyền thống. 5.3 Hệ thống "Kéo": Bạn chỉ nhận sản phẩm / dịch vụ khi bạn vừa có nhu cầu, cho dù chi phí phải trả có thể cao hơn. Hệ thống "Kéo" dựa trên cơ sở nhu cầu sử dụng ngay của khách hàng. Ngay khi khách hàng lấy đi sản phẩm, sản phẩm sẽ được sản xuất và bổ sung ngay tức thì (nó được áp dụng phổ biến trong các siêu thị lớn). Nếu khách hàng không sử dụng, hàng còn tồn trong kho (số lượng tối thiểu), hàng sẽ không được sản xuất hay bổ sung. Khách hàng ở đây được hiểu với nghĩa rộng hơn: đó là người công nhân ở công đoạn tiếp theo trong dây chuyền, là nhà phân phối, nhà bán lẻ và người sử dụng cuối cùng. 6. Công cụ hỗ trợ khi áp dụng Just in time: Cùng với công nghệ thông tin hiện đại, Thẻ báo (Kanban) là phương pháp hỗ trợ hữu hiệu. Kanban là hệ thống quản lí thông tin kiểm soát số lượng linh kiện trong từng qui trình sản xuất. Mỗi Kanban được gắn vào hộp linh kiện khi chuyển qua từng công đoạn lắp ráp. Công nhân ở công đoạn nhận linh kiện từ công đoạn trước phải để lại 1 Kanban đánh dấu việc chuyển giao số lượng linh kiện. Linh kiện qua hết các công đoạn trong dây chuyền lắp ráp, Kanban đã được điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu và gửi ngược lại vừa để lưu công việc đã hoàn tất, vừa để yêu cầu cung ứng linh kiện tiếp theo. Kanban được áp dụng theo 2 hình thức: - Thẻ rút (Withdrawal Kanban): chi tiết chủng loại, số lượng linh kiện qui trình sau nhận từ qui trình trước. - Thẻ đặt (Production - Ordering): chi tiết chủng loại, số lượng linh kiện qui trình sau phải thực hiện. Công nghệ thông tin không thể thay thế con người. Toyota đã cắt giảm 80 % lượng hàng tồn kho bằng cách chuyển từ hệ thống "Đẩy" sang hệ thống "Kéo" trên cơ sở áp dụng Thẻ báo - Kanban. Cải tiến qui trình là cách tốt nhất kiểm soát kho. 7. Điều kiện áp dụng Just in time: - Áp dụng hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất có tính chất lặp đi lặp lại. - Đặc trưng quan trọng của mô hình Just in time: áp dụng những lô hàng nhỏ với qui mô sản xuất gần như nhau, tiếp nhận vật tư trong suốt quá trình sản xuất tốt hơn là sản xuất những lô hàng lớn rồi để tồn kho, ứ đọng vốn. Nó cũng giúp dễ kiểm tra chất lượng, giảm thiệt hại khi có sai sót. - Luồng "hàng hóa" lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập chi tiết cho từng bước sao cho công đoạn tiếp theo thực hiện được ngay sau khi công đoạn trước hoàn thành. Không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi sản phẩm đầu vào. Mỗi công đoạn chỉ làm một số lượng sản phẩm / bán thành phẩm đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới. Người công nhân ở qui trình tiếp theo chính là khách hàng của qui trình trước đó. Họ có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu bán sản phẩm được chuyển đến trước khi thực hiện công việc của mình. Sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ ra khỏi dây chuyền và báo cho toàn Hệ thống để điều chỉnh kế hoạch kịp thời. - Sử dụng mô hình Just in time đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp. Tăng cường phân công lao động xã hội thông qua hợp tác với các Công ty liên kết. - Muốn Just in time thành công, Doanh nghiệp cần kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp: áp dụng dây chuyền luồng một sản phẩm (sản phẩm được chuyển theo qui trình sản xuất chứ không theo bộ phận chuyên môn nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển), khả năng tự kiểm lỗi (công đoạn sau kiểm tra, nghiệm thu công đoạn trước), bình chuẩn hóa (phân bổ công việc đều mỗi ngày, không có ngày quá bận, ngày ít việc). 8. Lợi ích áp dụng Just in time: - Giảm tối đa hiện tượng tồn kho, ứ đọng vốn. - Giảm diện tích kho bãi. - Tăng chất lượng sản phẩm. - Giảm phế liệu, sản phẩm lỗi. - Tăng năng suất nhờ giảm thời gian chờ đợi. - Linh hoạt trong thay đổi qui trình sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm. - Công nhân được tham gia sâu trong việc cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. - Giảm lao động gián tiếp. - Giảm áp lực của khách hàng 9. Môi trường kinh doanh biến động, bất ổn, vai trò Just in time: 9.1 Những bất ổn thị trường thường gặp: - Khủng hoảng kinh tế làm giảm khả năng chi trả của khách hàng. - Cạnh tranh khốc liệt, nhiều sản phẩm thay thế có tích năng khác biệt. Khách hàng từ bỏ thói quen sử dụng sản phẩm cũ truyền thống. - Chiến tranh khu vực ảnh hưởng tới nguồn cung nhiên liệu, vật tư, nguyên liệu. - Chi phí chuyển đổi dây chuyền thiết bị cho sản phẩm mới quá lớn làm tăng giá thành sản phẩm và làm chậm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. - Toàn cầu hóa dẫn tới tạo biến động về văn hóa, lối sống, tập quán, thói quen, nhiều dân tộc. 9.2 Tư duy mới để áp dụng hiệu quả Just in time: a. Các Công ty nhỏ, linh hoạt sẽ có ưu thế hơn các Công ty lớn. Công ty lớn có bộ máy điều hành công kềnh, quan liêu, thiếu linh hoạt. Khó thay đổi dây chuyền công nghệ do chi phí chuyển đổi lớn. Giải pháp: Các Công ty lớn có xu hướng chuyển sang mở rộng hợp tác với các Công ty liên kết địa phương để sản xuất, cung ứng các phụ tùng linh kiện trong chuỗi tạo giá trị sản phẩm. Vừa giảm giá thành để sản phẩm cạnh tranh hơn, vừa có thể linh hoạt thay đổi qui trình khi muốn tạo sản phẩm mới. Hãng Honda Việt nam đã thuê các Công ty tư nhân Việt nam sản xuất chân chống, vành xe, xích, líp theo tiêu chuẩn thiết kế Honda. Khi thị hiếu khách hàng thay đổi, Honda không mất nhiều chi phí thay đổi dây chuyền mới. Máy bay Boing có 11.000 chi tiết lớn nhỏ đều được sản xuất tại các Công ty vừa và nhỏ trên khắp thế giới. Toàn cầu hóa trong phân công lao động. b. Các sản phẩm ngày càng có nhiều Option để khách hàng lựa chọn. Khách hàng ngày càng có quyền tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế sản phẩm, họ muốn sản phẩm của họ phải khác biệt. c. Tăng tính ủy quyền cho mọi thành viên. Việc chia nhỏ các Công ty sản xuất từng linh kiện đơn lẻ sẽ trở nên phù hợp hơn. Công ty nhỏ hoàn toàn độc lập trong quản lí, chủ động trong điều hành. Đơn hàng thực hiện theo Hợp đồng một cách bình đẳng. Mọi thành viên đều được tham gia đóng góp vào quá trình cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm. d. Chỉ làm chủ bí quyết công nghệ, ý tưởng sáng tạo. Công ty mẹ nắm bí quyết công nghệ, thiết kế sản phẩm mới với tính năng vượt trội. Các Hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã chuyển nhà máy sang Trung quốc để tận dụng chi phí nhân công giá rẻ, giảm ô nhiễm môi trường cho mình trong thời gian qua là một thực tế. Di chuyển nhà máy chứ không "di chuyển công nghệ độc quyền". e.Tạo nhu cầu mới với những sản phẩm mà khách hàng chưa từng nghĩ đến. Để tồn tại, các Công ty cần năng động tạo thị trường mới cho mình. Thị trường mới không đơn thuần là mở rộng vị trí địa lí trong kinh doanh. Thành công sẽ đến với những Công ty sớm đưa ra được ý tưởng mới, mang tính cách mạng. Cái mà khách hàng chưa từng nhìn thấy, chưa từng nghĩ tới. Thị trường tương lai chứ không chỉ những cải tiến nho nhỏ. g. Trách nhiệm xã hội toàn diện. Bản chất Just in time là hướng tới khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm. Nhân viên là khách hàng đầu tiên cần thỏa mãn. Khách hàng là cộng đồng xã hội. Thành công của Doanh nghiệp không thể tách rời với sự an toàn, ổn định và phát triển của toàn cộng đồng xã hội. . JUST IN TIME- SẢN XUẤT TỨC THỜI 1 .Just in time - JIT: Tinh gọn sản xuất nhằm cung ứng sản phẩm / dịch vụ đến đúng nơi cần, đúng chủng loại yêu cầu, đúng số lượng và đúng thời điểm. 2. Just in. Just in time hướng tới Mục tiêu: - Tồn kho bằng không. - Thời gian chờ đợi bằng không. - Chi phí phát sinh bằng không. 3. Mục đích của Just in time: Just in time là một qui trình sản xuất tinh gọn,. hình Just in time xuất hiện và phát triển: 5.1 Những năm 1930, Hãng ô tô Ford (Hoa kì) lần đầu tiên áp dụng hệ thống dây chuyền để lắp ráp xe, một dạng sơ khai của phương pháp Just in time (JIT). Đến