Quan sátVai trò của quan sát Quan sát đánh giá được những kỹ năng thực hành mà kiểm tra viết hay vấn đáp khó có thể sử dụng được Với đối tượng là học sinh nhỏ mẫu giáo quan sát là
Trang 1TẬP HUẤN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
Module 2
THIẾT KẾ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
Trang 2Nghiên cứu tình huống (1):
“Vẽ sơ đồ lớp học của em và trình bày đặc điểm
vị trí chỗ em đang ngồi trong lớp học (tọa độ, tiếp giáp) Nếu được tự chọn chỗ ngồi, em sẽ chọn ngồi chỗ nào trong lớp học đó và giải thích tại sao ?”
- Câu hỏi trên đánh giá được những năng lực gì
của người học?
- Giáo viên sử dụng phương pháp KT,ĐG gì?
Trang 3Nghiên cứu tình huống (2):
Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh thực hành lắp mạng điện trong nhà (công nghệ lớp 9)
- Hoạt động trên đánh giá được những năng lực
gì của người học?
- Giáo viên sử dụng phương pháp KT,ĐG gì?
Trang 4Các phương pháp đánh giá thành quả học tập của học sinh
Các phương pháp truyền thống:
Quan sát
Vấn đáp (giao tiếp)
Viết
Trang 5Các phương pháp đánh giá thành quả học tập của học sinh
Trang 8Quan sát
Quan sát là quá trình tri giác (mắt thấy, tai nghe)
và ghi chép lại mọi yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả, phân tích, nhận định, đánh giá.
Quan sát giúp giáo viên đánh giá:
Tại sao cần sử dụng quan sát để đánh giá?
Làm cách nào sử dụng quan sát để đánh giá?
Trang 9Quan sát
Vai trò của quan sát
Quan sát đánh giá được những kỹ năng thực hành mà kiểm tra viết hay vấn đáp khó có thể
sử dụng được
Với đối tượng là học sinh nhỏ (mẫu giáo)
quan sát là phương pháp đánh giá chủ đạo
Trang 10Quan sát
Công cụ sử dụng khi quan sát
Ghi chép các sự kiện thường nhật
Bảng kiểm tra
Thang đo
Trang 11Ghi chép các sự kiện thường nhật
Khái niệm:
Là việc mô tả lại những sự kiện hay những tình tiết đáng chú ý mà giáo viên nhận thấy trong quá trình tiếp xúc với học sinh.
Những thông tin này giúp cho giáo viên:
Dự đoán khả năng và cách ứng xử của học sinh trong những tình huống khác nhau
Giải thích cho kết quả thu được từ những bài kiểm tra viết
Dùng để điều chỉnh những hành vi xã hội của học sinh
Trang 12mà học sinh mắc phải.
Ghi chép các sự kiện thường nhật
Trang 13Mẫu ghi chép các sự kiện thường nhật
Lớp: ………
Tên học sinh: ………
Thời gian: ………
Địa điểm: ………
Người quan sát: ………
Sự kiện: ………
Nhận xét: ………
Trang 14Sổ liên lạc ở trường mầm non
Trang 16Ghi chép các sự kiện thường nhật
Trang 17Ghi chép các sự kiện thường nhật
Trang 18Ghi chép các sự kiện thường nhật
Yêu cầu:
Xác định trước những sự kiện cần quan sát
nhưng cũng cần chú ý đến những sự kiện bất
thường
Quan sát và ghi chép đầy đủ về sự kiện đặt
trong một tình huống cụ thể để sự kiện trở nên
Trang 19Ghi chép các sự kiện thường nhật
Yêu cầu:
Tách riêng phần mô tả chân thực sự kiện và phần nhận xét của cá nhân giáo viên.
Cần ghi chép cả những hành vi tích cực và hành vi tiêu cực
Cần thu thập đầy đủ thông tin trước khi đưa ra
những nhận xét, đánh giá về hành vi, thái độ của học sinh.
Việc ghi chép sự kiện cần phải được luyện tập và
huấn luyện cho giáo viên một cách bài bản để việc
ghi chép mang tính khoa học, hệ thống và giúp ích cho hoạt động dạy học và giáo dục
Trang 20Bảng kiểm tra
Khái niệm:
Bảng kiểm tra liệt kê sẵn những hành vi hay
phẩm chất thái độ cần đánh giá ở người học
Bảng kiểm tra chỉ yêu cầu người đánh giá trả lời câu hỏi đơn giản Có – Không có hành vi
Đó là phương pháp ghi lại xem một phẩm chất
có biểu hiện hay không hoặc một hành vi có được thực hiện (hoặc có đạt yêu cầu) hay không.
Trang 21Bảng kiểm tra
Ví dụ Bảng kiểm tra:
Bảng kiểm tra đánh giá quá trình đánh véc-ni
Hướng dẫn:
Hướng dẫn: Trong khoảng trống phía trước mỗi câu, hãy
đánh dấu + nếu hành động đạt yêu cầu hoặc đánh dấu + –
nếu hành động không đạt yêu cầu
Trang 22 Đỡ tốn thời gian ghi chép (chỉ đánh dấu có hay không)
Thống nhất cách đánh giá nếu có nhiều người cùng
quan sát vì vậy tăng tính khách quan trong đánh giá
Dễ chuyển thông tin định tính thành định lượng (tính điểm)
Nhược điểm:
Không đánh giá được mức độ phẩm chất hay chất lượng khi người học thực hiện hành vi
Trang 23Cách thiết kế bảng kiểm tra đánh giá thực hành
1 Liệt kê những biểu hiện phẩm chất/ hành vi người học
4 Viết hướng dẫn cách điền phiếu khi quan sát
(Lưu ý: Có thể đưa cả vào bảng kiểm tra này những hành vi
không đúng nếu cần thiết Nếu mắc phải hành vi sai
này thì người học sẽ bị trừ điểm)
Trang 24Bài tập nhóm:
Hãy thiết kế một bảng kiểm tra để đánh giá hoạt động thực hành của học sinh
Trang 25Thang đo
Khái niệm:
Thang đo là một công cụ để thông báo kết quả đánh giá thông qua quan sát
Thang đo cho phép giáo viên đưa ra những
nhận định của mình theo một trình tự có cấu
Trang 26Thang đo
Các loại thang đo:
Các loại thang đo:
Thang đo dạng số
Thang đo dạng đồ thị
Thang đo dạng đồ thị có mô tả
Trang 27Thang đo
Thang đo dạng số:
Là một trong những loại thang đo đơn giản
nhất
Đánh dấu hoặc khoanh vào một con số chỉ mức
độ biểu hiện của một phẩm chất ở học sinh
Cần chỉ dẫn rằng con số to nhất là chỉ mức độ cao nhất, con số nhỏ nhất là chỉ mức độ thấp
nhất, những số ở giữa là chỉ các giá trị trung
bình.
Trang 28Thang đo
Ví dụ về thang đo dạng số:
Hướng dẫn: Hãy chỉ ra mức độ mà học sinh tham gia vào buổi
thảo luận chung của lớp bằng cách khoanh tròn vào những con số khoanh tròn tương ứng Trong đó 5 – Giỏi, 4 – Trên trung bình, 3 – Trung
bình, 2 – Dưới trung bình, 1 – Không đạt yêu cầu.
Học sinh tham gia thảo luận ở mức độ nào?
Trang 29Thang đo
Thang đo dạng đồ thị:
Thang đo dạng đồ thị mô tả các mức độ biểu
hiện của hành vi theo một trục đường thẳng
Người quan sát đánh dấu vào đoạn thẳng đó
Một hệ thống các mức độ được xác định ở những
vị trí nhất định trên đoạn thẳng nhưng người đánh giá vẫn có thể đánh dấu vào điểm giữa các mức
độ trên đoạn thẳng
Trang 30Thang đo
Ví dụ về thang đo dạng đồ thị:
Hướng dẫn:
Hướng dẫn: Hãy chỉ ra mức độ mà học sinh tham gia vào buổi
thảo luận chung của lớp bằng cách đánh dấu x vào bất cứ điểm x
nào trên đoạn thẳng dưới mỗi câu hỏi
Học sinh tham gia thảo luận ở mức độ nào?
Không bao giờ Thỉnh thoảng Đôi khi Thường xuyên Luôn luôn
Trang 31Thang đo
Thang đo dạng đồ thị có mô tả:
Thang đo này sử dụng những cụm từ mô tả để xác định các mức độ trên đoạn thẳng Sự mô tả
này chỉ ra những khác biệt trong biểu hiện hành vi của học sinh ở những mức độ khác nhau
Một số thang đo chỉ mô tả điểm đầu, điểm giữa
và điểm cuối Một số thang đo khác mô tả dưới
mỗi điểm của đoạn thẳng Đôi khi có một đoạn
trống ở dưới mỗi câu hỏi để người quan sát cho
thêm ý kiến về cách lựa chọn mức độ của mình.
Trang 32Thang đo
Ví dụ về Thang đo dạng đồ thị có mô tả
Hướng dẫn:
Hướng dẫn: Hãy chỉ ra mức độ mà học sinh tham gia vào buổi
thảo luận chung của lớp bằng cách đánh dấu x vào bất cứ điểm x
nào trên đoạn thẳng dưới mỗi câu hỏi Ở phần nhận xét hãy ghi thêm những gì giải thích cho cách đánh giá của anh (chị)
Học sinh tham gia thảo luận ở mức độ nào?
Trang 33Thang đo
Ưu điểm:
Đây là hình thức ghi chép theo cấu trúc định sẵn nên dễ định hướng quan sát và ghi chép
Đỡ tốn thời gian ghi chép (chỉ đánh dấu vào các mức độ)
Thống nhất cách đánh giá nếu có nhiều người cùng quan sát vì vậy tăng tính khách quan trong đánh giá
Dễ chuyển thông tin định tính thành định lượng (tính
Trang 34Bài tập nhóm:
Hãy xây dựng một thang đo gồm ít nhất 5 câu Mỗi câu có từ 3 đến 7 mức độ, nhằm
đo lường một trong các lĩnh vực sau:
- Hoạt động thực hành trong phòng thí nghiệm, sử dụng
máy tính, giảng tập…
- Sản phẩm giáo dục: Vở sạch chữ đẹp, sản phẩm thủ công,
tranh vẽ, sơ đồ, bản đồ…
- Phẩm chất, kỹ năng xã hội: tính chuyên cần, tình đoàn
kết, sự tích cực, năng lực giao tiếp, làm việc nhóm…
Trang 35Các phương pháp đánh giá trong dạy học
Phương pháp vấn đáp
Khái niệm:
Giáo viên đặt câu hỏi và học sinh trả lời câu hỏi
Rút ra những kết luận, những tri thức mới mà học sinh cần nắm,
Tác dụng tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng những tri thức mà học sinh đã học.
Trang 36Các phương pháp đánh giá trong dạy học
Đánh giá qua giao tiếp
- là sự mở rộng khái niệm
- là sự mở rộng khái niệm Đánh giá bằng Vấn đáp Đánh giá bằng Vấn đáp
Người đánh giá có thể không trực tiếp hỏi đáp người được đánh giá
Người đánh giá có thể lắng nghe mọi người thảo luận với nhau rồi đưa ra ý kiến đánh giá đối với những người tham gia
Trang 40Phương pháp vấn đáp
Nhược điểm:
Nếu sử dụng không khéo dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch lên lớp
Mất nhiều thời gian để soạn hệ thống câu hỏi
Nếu không khéo léo sẽ không thu hút được toàn lớp mà chỉ là đối thoại giữa giáo viên và một học sinh
Nếu không đủ thời gian cho người học suy nghĩ sẽ không thu được kết quả mong muốn (hoặc có thể làm mất thể diện của người học)
Trang 41Phương pháp vấn đáp
Yêu cầu:
Chuẩn bị tốt những câu hỏi sẽ đặt ra cho học sinh: rõ ràng
dễ hiểu, kích thích tư duy bậc cao…
Hỏi đúng cách: hướng đến nhiều đối tượng đồng thời chú ý đến từng đối tượng đặc biệt
Hướng dẫn học sinh trả lời tốt (định hướng, gợi ý, chỉnh sửa từ ngữ…), tập thể nhận xét bổ sung
Giáo viên tổng kết, chú ý động viên những em trả lời tốt
và có cố gắng
Trang 42Khi nào sử dụng phương pháp đánh giá qua giao tiếp?
Người ĐG và HS phải cùng chung ngôn ngữ và nền tảng
văn hóa
Cần lưu ý đến các đặc điểm cá nhân, cá tính của HS (có
những em ngại giao tiếp, có em lại quá hăng hái)
Tránh định kiến làm ảnh hưởng đến KQ đánh giá
Cần tạo môi trường giao tiếp an toàn (không làm tổn
thương người học), cởi mở
Tạo không khí tin cậy giữa GV-HS để có những câu trả
lời chân thật
Ghi chép hoặc ghi âm khi vấn đáp là cần thiết khi có
nhiều đối tượng hoặc nhiều nội dung
Trang 43Ví dụ cách đặt câu hỏi khuyến khích tư duy bậc cao
Các thành tố/ yếu tố này có liên quan đến nhau như thế nào?
Những giả thuyết/ lý thuyết nào cần thu thập để giải quyết vấn đề này?
Hai yếu tố này có gì chung?
Những vấn đề sau được xếp vào loại nào là thích hợp?
Cái gì là hệ quả của ….?
Hãy biện luận để phản đối việc…
Trang 44Hãy nhận xét một số câu hỏi sau:
Những nguyên nhân nào khiến cho định luật của Newton
chưa hoàn thiện? Tôi muốn hỏi là theo Enstein thì vấn đề chính ở đây là gì? Tương lai chúng ta có sử dụng định luật Newton được không? Một vài người cho rằng những định luận của Newton khó áp dụng được vào một trường hợp cụ thể Vậy vấn đề ở đây là gì?
Theo anh/ chị có nên tiếp tục mô hình phân ban ở THPT
hay không?
Trên thực tiễn, anh/ chị có áp dụng những nguyên tắc
quản lý này không? Anh/ chị áp dụng chúng như thế nào?