1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT TẬP THỂ, NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

22 682 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 235 KB

Nội dung

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT TẬP THỂ, NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS ĐẠI TỰ A. ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết Đảng, Nhà nước, bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục nghiên cứu để đổi mới chương trình, sách giáo khoa để cùng với các yêu cầu khác nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “ Đổi mới căn bản” nền giáo dục nước nhà. Nội dung chương trình trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, nội dung chương trình bậc THCS nói riêng hiện nay , ngoài những những nội dung được pháp chế hóa bằng chuẩn kiến thức kỹ năng của bậc học, từng môn học bộ Giáo dục và Đào tạo đã có rất nhiều nội dung tích hợp (tích hợp giáo dục môi trường, tích hợp giữa các môn học, giáo dục hòa nhập ) và một trong những nội dung tích hợp đặc biệt quan trọng là tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và khuyến khích các nhà trường tổ chức những tiết dạy kỹ năng sống cho các em học sinh. Giúp các em học sinh THCS ngoài việc nắm chắc những kiế thức của bậc học, môn học trong sách vở các em còn có những hiểu biết, những kỹ năng sống cơ bản để thích nghi, hòa nhập tốt nhất ở các môi trường khác nhau ( nhà trường, gia đình, xã hôi ). I.Lí do chọn đề tài. Như trên đã nói, giáo dục “ kỹ năng sống” là một nội dung vô cùng quan trọng trong nhiệm vụ dạy học và giáo dục hiện nay ở mọi bậc học và cấp học. Song vấn đề đề đó hiện nay ở nhiều nhà trường vẫn còn bỏ ngỏ ,xem nhẹ và ở trường THCS Đại Tự - Yên Lạc cũng không phải là ngoại lệ. Cá nhân tôi rất may may mắn được tập huấn nội dung này do bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện tại Đồ Sơn Hải Phòng. Chính vì ý thức được điều đó nên tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể ngoài giờ lên lớp”. I.1 Về lí luận. Giáo dục để hình thành kỹ năng sống cho học sinh về cơ bản cũng giống như giáo dục để hình thành kỹ năng khác đều phải trải qua các bước . Đó là phải bắt đầu từ việc cho học sinh tiếp cận với kiến thức lí thuyết ( qua những ngữ liệu, đồ dùng trực quan, lời thuyết trình của thầy, thầy cô thị phạm rồi cho học sinh làm theo để hình thành kỹ năng ). Tuy nhiên ngoài những yêu cầu ấy, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có: Dương Quang Thắng THCS Đại Tự + Hiểu biết khá đầy đủ và sâu sắc bản chất ,mục đích ,phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. + Những nguyện vọng, của học sinh. + Có năng lực tư duy tốt, tổ chức tốt được các hoạt động. + Gần gũi với học sinh. + Hợp tác tốt với đồng nghiệp Chỉ có thế mới có thể tổ chức một buổi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thành công. I.2.Về thực tiễn. Cũng như trên đã nói giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung, học sinh ở bậc THCS nói riêng là một nội dung hết sức quan trọng và cần thiết .Tuy nhiên ở đại đa số các nhà trường hiện nay, vấn đề đó chưa được quan tâm một cá thỏa đáng. Thực tế ấy cho thấy, hiện nay học sinh chỉ biết học và học. Ngoài những kiến thức và kỹ năng mà thầy cô, sách vở cung cấp qua các môn học, học sinh không hề biết đến những khái niệm như kỹ năng sống, giá trị sống, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng, hợp tác, những chuẩn mực ứng xử ở những hoan cảnh, môi trường giao tiếp, môi trường sống khác nhau và kể cả nhiều giáo viên vẫn còn mơ hồ về khái niệm kỹ năng sống, giá trị sống. Cho nên việc giáo dục kỹ năng sống là một hoạt động giáo dục cần thiết cho học sinh THCS hiện nay. I.3. Mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu giúp các đồng nghiệp, các em hoc sinh có cách hiểu đúng, thấy hết được ý nghĩa, tầm quan trọng của các kỹ năng sống đối với mỗi con người chúng ta và đặc biệt là với mỗi em học sinh. Thông qua việc kết hợp giáo dục kỹ năng sống này giúp mỗi nhà trường thực hiện thành công kế hoạch xây dựng “ Trường học thân thiện- học sinh tích cực” và khẩu hiệu “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” . I.4. Đối tượng nghiên cứu. - Học sinh trường THCS Đại Tự ( Từ khối 6- khối 9). I.5. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thảo luận. - Tổ chức theo nhóm . - Hợp tác. - Khảo sát, đánh giá I.6. Giới hạn nghiên cứu Trường THCS Đại Tự Yên Lạc- Vĩnh Phúc Thời gian nghiên cứu (tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013) Dương Quang Thắng THCS Đại Tự B. NỘI DUNG I. Các khái niệm liên quan và khái niệm kỹ năng sống. I.1 Khái niệm kỹ năng Kỹ năng là khả năng thao tác,thực hiện một hoạt động nào đó. Như viết bảng, gõ mánh tính, dùng từ, đặt câu…. Người ta chia các kỹ năng thành hai nhóm chính. Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. - Kỹ năng "mềm" (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con người như: một số nét tính cách (quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo nhóm… - Kỹ năng “cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Kỹ năng này liên quan đến chỉ số thông minh (IQ) của cá nhân. I.2 Khái niệm kỹ năng xã hội. Kỹ năng xã hội là một tập hợp các kỹ năng mà cho phép chúng ta giao tiếp tương tác và hòa nhập, thích nghi với xã hội. Như: Giao tiếp, quản lý, lãnh đạo, khởi xướng, cộng tác… I.3 Kỹ năng sống. Trong cuộc sống ta thường khen hành vi của một ai đó, thí dụ : em múa rất đẹp, bạn đá cầu rất dẻo, cậu ấy có cách nói chuện rất tự tin, và hấp dẫn…Điều này có nghĩa chúng ta đang nói về những cá nhân ấy đã biết sử dụng kiến thức học được vào thực hiện thành thục các nhiệm vụ khác nhau của cuộc sống. Với kỹ năng sống cũng vậy, nếu chúng ta có đầy đủ các kiến thức trong cuộc sống, thế nhưng chúng ta lại chưa có kỹ năng sống ( bao gồm nhiều kỹ năng) và biết sử dụng linh hoạt các kỹ năng này thì không đảm bảo rằng bạn sẽ đưa ra quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả hay có mối quan hệ tốt với những người khác. Vì vậy bạn cần phải có các kỹ năng đặc biệt cho cuộc sống gọi là “ kỹ năng sống”. Vậy kỹ năng sống là gì? Kỹ năng sống là “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực Dương Quang Thắng THCS Đại Tự tâm lý xã hội này. Đó là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Theo UNICEP, giáo dục giựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ, hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức ( phải làm gì) và thái độ ( ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào ) thành hành động ( làm gì, làm như thế nào). Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa Liên hợp quốc ( UNESCO), kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột giáo dục đó là: - Học để biết - Học để làm - Học để cùng chung sống - Học làm người. ( Có 4 nhóm KNS với 35 KNS) * Nhóm 1 . Nhóm kỹ năng sông với mục tiêu tác động đến “trái tim”. - Kỹ năng quan hệ gồm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xã hội, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng chấp nhận sự khác biệt. - Kỹ năng quan tâm gồm: Kỹ năng quan tâm đến người khác, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng đồng cảm, kỹ năng nuôi dưỡng quan hệ. * Nhóm 2 . Nhóm kỹ năng sông với mục tiêu tác động đến “ cái đầu”. - Kỹ năng tư duy gồm: Kỹ năng học cách học, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tổ chức học tập. - Kỹ năng quản lý gồm: Kỹ năng đạt mục tiêu, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức, kỹ năng sử dụng nguồn lực hiệu quả, kỹ năng lưu giữ kết quả, kỹ năng linh hoạt. * Nhóm 3. Nhóm kỹ năng sống với mục tiêu tác động đến “ sức khỏe” - Kỹ năng sinh tồn gồm: Kỹ năng lựa chọn lối sống khỏe mạnh, kỹ năng quản lý căng thẳng, kỹ năng chống chọi bệnh tật, kỹ năng bảo toàn nhân cách. - Kỹ năng xây dựng hình ảnh bản thân gồm: Kỹ năng tự trọng, kỹ năng tự chịu trách nhiệm, kỹ năng xây dựng tính cách, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng giữ kỷ cương. * Nhóm 4. Nhóm kỹ năng sống với mục tiêu tác động đến “ đôi tay” Dương Quang Thắng THCS Đại Tự - Kỹ năng làm việc gồm: - Kỹ năng tự tạo động lực, kỹ năng làm việc đồng đội, kỹ năng thuyết phục. - Kỹ năng cống hiến bao gồm: Kỹ năng làm việc thiện, nguyện phục vụ cộng đồng, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thể hiện trách nhiệm công dân, kỹ năng đóng góp vào thành công của nhóm. Với phạm vi, nghiên cứu của đề tài sẽ đạt được các kỹ năng như : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xây dựng hình ảnh bản thân, kỹ năng linh hoạt, kỹ năng đóng góp vào thành công của nhóm II. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm. II.1 Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Như chúng ta thấy vấn đề giáo dục kỹ năng sống ( mặc dù đã được tập huấn) nhưng phần nhiều các nhà trường, các giáo viên vẫn coi đó là một nội dung không quan trọng, không bắt buộc. Dẫn đến nội dung giáo dục này không có hiệu quả.Khái niệm “ kỹ năng sống” chỉ được nhắc tới và tồn tại trên giấy ở trong giáo án các môn học. Dạy tích hợp như thế nào, có thực hiện thường xuyên hay không? , có tổ chức các buổi ngoại khóa để giáo dục kỹ năng sống hay không? Hoặc có tổ chức một tiết học riêng biệt hay không? Những câu hỏi ấy rất đáng quan tâm. Thực trạng ấy có rất nhiều nguyên nhân như: - Thời gian năm học mang tính pháp quy còn quá eo hẹp cho các hoạt động tập thể ,hoạt động ngoại khóa. - Học sinh phải học quá nhiều ( học chính, học chuyên đề , bồi dưỡng ,phụ đạo ) - Học sinh phải tham gia quá nhiều các cuộc thi nên rất nhiều áp lực. - Giáo viên chuyên trách công tác Đội ở các nhà trường không có. - Kinh phí tổ chức còn eo hẹp. - Kỹ năng sống chưa phải là một môn học hay một nội dung có quy định thời lượng cụ thể. - Sự thiếu hiểu biết về nội dung giáo dục này. - Giáo viên còn ngại ,né tránh , coi đó không pahir là công việc của mình. - Sự quan tâm chưa thỏa đáng của các nhà trường . II.2 Những biện, giải pháp ( cách thức thực hiện). Dương Quang Thắng THCS Đại Tự Trong số những nguyên nhân trên, hai nguyên nhân đầu tiên là quan trọng nhất. Từ việc xác định được hai nguyên nhân cơ bản ấy tôi đưa ra một số giải pháp sau: II.2.1 Tham mưu với ban Giám Hiệu nhà trường để triển khai nội dung của giáo dục kỹ năng sông đến toàn thể Hội đồng sư phạm. Từ đó để mọi người ý thức rõ tầm quan trọng, cần thiết và cấp bách của việc giáo dục kỹ năng sống cho mỗi học sinh. II.2.2 Lên kế hoạch xẽ giúp chúng ta thực hiện công việc theo đúng mục tiêu mà mình đã xác định. Trong kế hoạch đó cần đặc biệt quan tâm đến những yếu cầu: - Xác định mục đích tổ chức ( đã có ở phần mục đích nghiên cứu) - Thời gian thực hiện. Cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng thời gian năm học của nhà trường. ( Thời gian phải đủ độ dài để thu được kết quả như mong muốn. ( Thời gian ở đây từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013). Cụ thể ở đây thực hiện lồng với chương trình: sinh hoạt đầu tuần, khai giảng năm học mới, mít tinh kỷ niệm ngày 26/3 và chương trình “ Ai thông minh nhất” của nhà trường. - Nội dung phải mới,hấp dẫn. Tránh đơn điệu, nhàm chán. ( Xây dựng kịch bản và chạy thử trước khi thực hiện) - Công tác chuẩn bị: + Hệ thống câu hỏi. + Những tình huống + Đáp án + Ban Giám khảo. + Kinh phí. + Các CSVC , đồ dùng, vật liệu khác + Xây dựng cách trao thưởng sao cho thú vị và độc đáo ( Phải hết sức cẩn thận và chu đáo. Những vấn đề trên sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau) III. Các hoạt động cụ thể: III.1 Giáo dục kỹ năng sống thông qua các buổi sinh hoạt đầu tuần * Kế hoạch thực hiện theo chủ đề từng tháng Thực hiện lồng vào sinh hoạt đầu tuần( Nội dung – chủ đề Người thực hiện Người chỉ đạo Đánh giá ( Nhữ Dương Quang Thắng THCS Đại Tự tuần cuối của các tháng) ng kỹ năng sống đã đạt được thông qua hoạt động ) 9 An toàn giao thông * Các câu hỏi và đáp án trả lời? Câu 1. Em hiểu thế nào là “An toàn giao thông”?. Đ/a: An toàn giao thông là mọi người tham gia giao thông đều chấp hành luật giao thông để tạo ra sự an toàn cho mình, cho mọi người. Câu 2. Hiện tượng mất an toàn giao thông mà em thường thấy hàng ngày trên đường đến trường là hiện tượng gì? Tại sao lại có hiện tượng đó? Nêu cách khắc phục Đ/a : Hiện tượng học sinh đi hàng 3 hàng 4 trên đường. Nguyên nhân là do các bạn thiếu ý thức khi tham gia giao thông gây ảnh hưởng đến mình và người khác. Khắc phục bằng cách tham gia, góp ý, nhắc nhở các bạn về những tác hại của hình vi đó với chính mình và với người khác. Mỗi khu dân cư cử một vài bạn theo dõi , nhắc Học sinh toàn trường Phó Hiệu trưởng + TPT Đội - Giao tiếp - Hợp tác - Giải quyết vấn đề - Giữ kỷ cương - Xây dựng tính cách Dương Quang Thắng THCS Đại Tự nhở hàng ngày, hàng tuần. 10 Tình bạn Câu 1. Bạn suy nghĩ gì về tình bạn trong nhà trường hiện nay? Đ/a : Tình bạn, tình thầy trò trong nhà trường vẫn là một trong những tình cảm đẹp nhất của mỗi người học sinh. Bạn sẽ giúp ta rất nhiều trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên cũng có khi bạn lại cho chúng ta phải phiền lòng. Câu 2. Theo các bạn vấn đề rất bức xúc được nhiều người quan tâm hiện nay về tình bạn của học sinh chúng ta là gì? Bạn suy nghĩ gì về điều đó? Đ/a : Vấn đề được toàn xã hội quan tâm với học sinh hiện nay là “ Bạo lực học đường”. Bạo lực học đường đã làm mất đi tình bạn- thứ tình cảm trong sáng, đẹp đẽ nhất của tuổi học trò. Và chính nó đã làm cho không ít thầy cô, không ít gia đình và toàn xã hội phải phiền lòng. Câu 3. Bạn suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa bạn nam và bạn nữ? Đ/a : Nhìn chung rất tốt. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp đã đi quá xa Học sinh toàn trường Phó Hiệu trưởng + TPT Đội + ( Nguyễn Thùy Linh - Liên đội trưởng kiêm dẫn chương trình) - Ứng xử - Giao tiếp - Hợp tác - Tự chịu trách nhiệm - Tự trọng - Xây dựng tính cách - Xã hô - Chia sẻ - Giải quyết vấn đề - Tư duy phê phán Dương Quang Thắng THCS Đại Tự giới hạn dẫn đến ảnh hưởng đến học tập, thầy cô và gia đình. Và “đem vào” tình bạn cả những thứ quan hệ, những biểu hiện thiếu lành mạnh. 11 ( Tôn sư trọng đạo) Câu 1. Bạn hãy cho biết vì sao trong các trường học của chúng ta đều có khẩu hiệu “ Tôn sư trọng đạo” Đ/a : Sư: nghĩa là thầy; đạo nghĩa là đạo lí ; Tôn và trọn: nghĩa tôn trọng, đề cao. Nghĩa của cả câu là: Phải tôn trọng đề cao đạo lí thầy và trò. Cha ông ta từng có câu: “ Không thầy đố mày làm nê” hay “ Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy”. Câu 2. Bạn nghĩ gì về quan hệ giữa thầy và trò hiện nay? Đ/a: Ngày nay, chúng ta đang sống ở một thời đại, một xã hội dâ chủ, hiện đại và văn minh. Tình thầy - trò mang một mầu sắc mới. Tuy nhiên nó vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Học sinh toàn trường Phó Hiệu trưởng + TPT Đội + ( Nguyễn Thùy Linh - Liên đội trưởng kiêm dẫn chương trình) - Giao tiếp - Hợp tác - Giải quyết vấn đề - Xây dựng tính cách - Quan tâm đến người khác Anh bộ đội cụ Hồ Câu 1. Bạn hãy đọc một hai đoạn thơ bạn thích nhất về anh bộ đội cụ Hồ ( Gợi ý: Đồng chí – Chính - Giao Dương Quang Thắng THCS Đại Tự 12 Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Anh giải phóng quân – Tố Hữu ) Câu 2. Bạn hãy giải thích ý nghĩa của cuộc thi “ Hành quân bằng điểm số” Đ/a: Đây là cuộc thi do Đoàn , Đội phát động trong các nhà trường – một trong những cuộc thi có ý nghĩa nhất đối với mỗi học sinh. Nếu xưa kia các anh bộ đội hành quân không mệt mỏi để rèn luyện, chiến đấu bảo vệ Đất nước, quê hương thì ngày hôm nay chúng ta cũng “ hành quân” để gặt hái được thật nhiều những điểm cao. Đó chính là những món quà vô giá tặng cho thầy cô, cha mẹ và cũng là tiếp bước chân những người anh hùng. Học sinh toàn trường Phó Hiệu trưởng + TPT Đội + ( Nguyễn Thùy Linh - Liên đội trưởng kiêm dẫn chương trình) tiếp - Hợp tác - Giải quyết vấn đề - Xây dựng tính cách - Quan tâm đến người khác . - Đặt mục tiêu - Xã hội - Tự tạo động lực. 3 Sẽ có một hoạt động riêng ( được trình bày sau). 4 + 5 Lịch sử và lãnh tụ Câu 1. Bạn hãy thuật lại ngắn gọn diễn biến cuộc tiến công nổi dậy giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước màu xuân năm 1975). Đ/a : Cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 được chia thành 3 chiến dịch: - Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 tháng 3 đến ngày 24-3-1975). Học sinh toàn Phó Hiệu trưởng + TPT Đội + Lê Thị Hồng Giang – GV lịch sử ( Nguyễn Thùy Linh - - Giao tiếp - Hợp tác - Giải quyết vấn đề - Quản lý cảm xúc Dương Quang Thắng THCS Đại Tự [...]... tài B Nội dung I.1 Các khái niệm liên quan và khái niệm kỹ năng sống II Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm II.1 Thực trạng II.2.2 Những giải pháp III Các hoạt động cụ thể III.1 Giáo dục kỹ năng sống thông qua các buổi sinh hoạt đầu tuần III.2 Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động tập thể ngày 26/3 C Kết luận và kiến nghị Dương Quang Thắng THCS... LIỆU THAM KHẢO 1 Chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp 2 Nhiệm vụ năm học 2012- 2013 của Sở, Phòng 3 Hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học của hai tác giả GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - ( Vụ giáo dục trung học) PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa.- ( Vụ giáo dục trung học) 4 Sách giáo khoa lịch sử lớp 9 – NXB.GD 5 Sách giáo khoa GDCD lớp 7 Dương Quang Thắng THCS Đại Tự ĐÁNH GIÁ,... trong học tập giáo dục Được giao tiếp, giao lưu với bạn bè, thầy cô - Được sống trong bầu không khí vui tươi và thân thiện - Được hình thành những kỹ năng sống mà qua các môn học không có Phần C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - Kết luận Như trên đã nói, học sinh ngày nay đang rất thiếu hoạt động ngoài giờ, hoạt động xã hội, tập thể và đặc biệt là được giáo dục kỹ năng sống Các em đang thiếu đi những kỹ năng sống. .. thức + Kỹ năng xã hội + Kỹ năng sức khỏe + Kỹ năng đặt mục tiêu + Kỹ năng linh hoạt + Kỹ năng đóng góp vào thành công của nhóm V.Kết quả thu được Về phía thầy cô giáo Về phía học sinh - Được tiếp cận và có quá trình nghiên cứu , thực hiện những kỹ năng sống cần - Được vui chơi , hoạt động thoải mái giáo dục cho học sinh - Được tiếp cận với một cách làm mới, - Xua đi những mệt mỏi, căng thẳng Dương Quang... ai sinh ra cũng phải trải qua nhưng vì sức ép của học tập đã làm cho các em ngày càng thiếu đi những kỹ năng ấy Sáng kiến kinh nghiệm này, với thời lượng có hạn chưa thể bao quát hết những kỹ năng sống cần hình thành cho các em học sinh Tuy nhiên qua sáng kiến kinh nghiệm này cá nhân tôi có một mong muốn được chia sẻ với đồng nghiệp những kỹ năng sống quan trọng mà chúng ta cần giáo dục cho học sinh. .. trường và kết quả thu được : 172 học sinh đều muốn có những hình thức tổ chức các hoạt động NGLL , sinh hoạt tập thể mới mẻ hơn và muốn thay đổi những hoạt động cũ Từ kết quả đó tôi đã tiến hành tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống lồng với các hoạt động kỷ niệm 26/3 với trò chơi “ Hành trình giao thông *.Chương trình hoạt động cụ thể: I) Thành phần tham gia: - Giám khảo: Phùng Đức Chính: - TPT Đội... và giáo dục bằng cách nào cho hiệu quả Những thành công mà chúng ta thu được không phải là những con số mà là sự thay đổi ( theo chiều hướng tốt đẹp hơn ) trong cuộc sống, trong học tập của mỗi em học sinh Đây là một vấn đề mới nhưng lại rất quan trọng và được nhiều người quan tâm Thiết nghĩ nếu mỗi thầy cô, mỗi nhà trường thực hiện tốt giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sẽ giúp các em tự tin, chủ động. .. tốt giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sẽ giúp các em tự tin, chủ động hơn trong cuộc sống - Kiến nghị Các cơ quan quản lý cấp trên nghiến cứu thời gian năm học để các nhà trường, các giáo viên có nhiều thời gian hơn cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Dương Quang Thắng Đại Tự, ngày 18 tháng 4 năm 2014 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,... gia hoạt động này? -Em có muốn được tham gia những hoạt động tương tự như thế này nữa không? -Em nhận được những gì từ trò chơi này? Câu hỏi cuối cùng này vô cùng quan trọng Những câu trả lời của các em thường sẽ là: + Được vui chơi reo hò thỏa thích + Được giao lưu với bạn bè + Được thể hiện mình trước đám đông Từ đó chúng ta hướng đến cho các em những kỹ năng sống qua hoạt động Đó là các kỹ năng: ... KHOA HỌC, SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN Dương Quang Thắng THCS Đại Tự CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN CẤP TỈNH Dương Quang Thắng THCS Đại Tự Dương Quang Thắng THCS Đại Tự PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO YÊN LẠC TRƯỜNG THCS ĐẠI TỰ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỔI MỚI TRONG GIẢNG DẠY Tên nội dung đổi mới: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông . GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT TẬP THỂ, NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS ĐẠI TỰ A. ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết Đảng, Nhà nước, bộ Giáo dục và. năng tư duy gồm: Kỹ năng học cách học, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tổ chức học tập. - Kỹ năng quản lý gồm: Kỹ năng đạt mục tiêu, kỹ năng. động sinh hoạt tập thể ngoài giờ lên lớp . I.1 Về lí luận. Giáo dục để hình thành kỹ năng sống cho học sinh về cơ bản cũng giống như giáo dục để hình thành kỹ năng khác đều phải trải qua các bước

Ngày đăng: 10/08/2015, 09:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w