Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Bắc Giang

65 163 0
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng  TMCP VPBank chi nhánh Bắc Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil… đều không còn giữ được phong độ tăng trưởng lạc quan như khoảng 3 – 5 năm về trước. Nhìn chung là tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Đã có một số chuyên gia cao cấp ở một số lĩnh vực đưa ra dự báo về nền kinh tế 2013 đều không mấy khả quan , thậm chí còn có một số dự báo cho rằng nền kinh tế sẽ lên đến đỉnh điểm vào năm 2013. Đối với Việt Nam , nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế. Đối với hoạt động của các ngân hàng Việt Nam năm 2012 có khá nhiều điểm nổi cộm. Tình trạng nợ xấu có lúc lên tới đỉnh điểm là 10%, cú sốc tại ACB, mất hút chỉ tiêu tín dụng, tiến độ tái cơ cấu không như kỳ vọng, nói chung là một năm sa sút của các nhà băng, tuy nhiên bên cạnh đó thì lãi suất đã dịu sóng và tỷ giá đã bình yên. Trước tình trạng này, năm 2013 các ngân hàng phải không ngừng vận động và tạo ra được bước ngoặt, một sự thay đổi ngoạn mục mới mong cứu vãn được tình thế. Các ngân hàng phải không ngừng phát triển các dịch vụ mới , giữ vững và tìm ra sự đổi mới cho các dịch vụ cốt lõi đã có sẵn mới mong đứng vững trước các cơn bão táp khủng hoảng kinh tế hiện tại và sắp tới. Trong thời đại ngày nay, việc nâng cao đời sống tinh thần cũng như đời sống vật chất của đại đa số dân chúng là một điểm khá quan trọng mà bất cứ ngân hàng nào cũng muốn tham gia, một mặt đem lại lợi ích cho khách hàng và mặt khác đem lại lợi nhuận cho chính ngân hàng của mình, chính vì vậy hoạt động tín dụng tiêu dùng đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh được hầu hết các ngân hàng chú ý tới. Để tạo ra điểm khác biệt giữa các ngân hàng đó là phải làm sao nâng cao được chất lượng tín dụng tiêu dùng. Trong quá trình thực tập và tìm hiểu tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank) chi nhánh Bắc Giang em đã chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Bắc Giang" làm đề tài nghiên cứu của mình.

Chuyên đề tốt nghiệp Viện: ngân hàng tài chính MỤC LỤC GV: Phan Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Nguyệt Chuyên đề tốt nghiệp Viện: ngân hàng tài chính DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước TMCP Thương mại cổ phần CVTD Cho vay tiêu dùng TSBĐ Tài sản bảo đảm CBTD Cán bộ tín dụng VAT Thuế giá trị gia tăng CMND Chứng minh nhân dân GDBĐ Giao dịch bảo đảm TSTC Tài sản thế chấp GTCG Giấy tờ có giá BTD Ban tín dụng HĐTD Hợp đồng tín dụng TD Tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TGKKH Tiền gửi không kỳ hạn GV: Phan Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Nguyệt Chuyên đề tốt nghiệp Viện: ngân hàng tài chính DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ BẢNG SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Quy trình cho vay tiêu dùng tại VPBank Error: Reference source not found GV: Phan Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Nguyệt Chuyên đề tốt nghiệp Viện: ngân hàng tài chính PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil… đều không còn giữ được phong độ tăng trưởng lạc quan như khoảng 3 – 5 năm về trước. Nhìn chung là tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Đã có một số chuyên gia cao cấp ở một số lĩnh vực đưa ra dự báo về nền kinh tế 2013 đều không mấy khả quan , thậm chí còn có một số dự báo cho rằng nền kinh tế sẽ lên đến đỉnh điểm vào năm 2013. Đối với Việt Nam , nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế. Đối với hoạt động của các ngân hàng Việt Nam năm 2012 có khá nhiều điểm nổi cộm. Tình trạng nợ xấu có lúc lên tới đỉnh điểm là 10%, cú sốc tại ACB, mất hút chỉ tiêu tín dụng, tiến độ tái cơ cấu không như kỳ vọng, nói chung là một năm sa sút của các nhà băng, tuy nhiên bên cạnh đó thì lãi suất đã dịu sóng và tỷ giá đã bình yên. Trước tình trạng này, năm 2013 các ngân hàng phải không ngừng vận động và tạo ra được bước ngoặt, một sự thay đổi ngoạn mục mới mong cứu vãn được tình thế. Các ngân hàng phải không ngừng phát triển các dịch vụ mới , giữ vững và tìm ra sự đổi mới cho các dịch vụ cốt lõi đã có sẵn mới mong đứng vững trước các cơn bão táp khủng hoảng kinh tế hiện tại và sắp tới. Trong thời đại ngày nay, việc nâng cao đời sống tinh thần cũng như đời sống vật chất của đại đa số dân chúng là một điểm khá quan trọng mà bất cứ ngân hàng nào cũng muốn tham gia, một mặt đem lại lợi ích cho khách hàng và mặt khác đem lại lợi nhuận cho chính ngân hàng của mình, chính vì vậy hoạt động tín dụng tiêu dùng đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh được hầu hết các ngân hàng chú ý tới. Để tạo ra điểm khác biệt giữa các ngân hàng đó là phải làm sao nâng cao được chất lượng tín dụng tiêu dùng. Trong quá trình thực tập và tìm hiểu tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank) chi nhánh Bắc Giang em đã chọn đề GV: Phan Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Nguyệt 1 Chuyên đề tốt nghiệp Viện: ngân hàng tài chính tài: "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Bắc Giang" làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Chuyên đề sẽ hệ thống lại những vấn đề có tính lý luận về chất lượng tín dụng tiêu dùng, chỉ ra những thành tựu, đồng thời là những khó khăn thách thức của hoạt động tín dụng tiêu dùng, qua đó tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng. Trong quá trình thực tập tại ngân hàng VPBank chi nhánh Bắc Giang, em đã tìm hiểu được những mặt được và chưa được qua đó đưa ra những giải pháp đồng thời là những kiến nghị để chất lượng tín dụng tiêu dùng nói chung cũng như chất lượng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng VPbank chi nhánh Bắc Giang ngày càng được nâng cao hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu đối tượng là chất lượng tín dụng tiêu dùng bằng việc tìm hiểu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Bắc Giang từ năm 2010 tới năm 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài tập trung sử dụng chủ yếu hai phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp định tính( qua việc tìm hiểu thông tin, lấy ý kiến chủ quan từ khách hàng) và phương pháp định lượng( bằng việc lấy số liệu của ngân hàng tính ra và so sánh với nhau qua các thời điểm, hay qua việc so sánh với các ngân hàng khác, cũng có thể là cả hệ thống). 5. Kết cấu của đề tài Đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Bắc Giang. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại VPBank chi nhánh Bắc Giang. GV: Phan Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Nguyệt 2 Chuyên đề tốt nghiệp Viện: ngân hàng tài chính CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại. 1.1.1 Định nghĩa NHTM Ngân hàng thương mại có lịch sử hình thành và phát triển từ khá lâu, hệ thống ngân hàng đã xuất hiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Quá trình ra đời của nền kinh tế hàng hóa tác động trực tiếp tới sự phát triển của sự phát triển của hệ thống ngân hàng, đây là hai mặt có sự tương tác và hỗ trợ nhau. Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán. 1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại NHTM có 3 chức năng sau là các chức năng chủ yếu: + Chức năng làm trung gian tài chính, gồm có trung gian tín dụng và trung gian thanh toán giữa các tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế. + Chức năng tạo tiền, tức là chức năng tạo ra bút tiền tệ góp phần làm tăng khối tiền tệ cho nền kinh tế. + Chức năng sản xuất, gồm có huy động vốn và sử dụng các nguồn lực để tạo ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng nhằm cung cấp cho nền kinh tế. 1.1.3 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại. Giống như các NHTM khác ngân hàng TMCP VPBank có các hoạt động chủ yếu sau: + Hoạt động huy động vốn: Nguồn vốn được huy động của ngân hàng chủ yếu là từ khách hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác. + Hoạt động tín dụng: Ngân hàng cung cấp tín dụng cho các tổ chức cá nhân dưới dạng cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho vay thấu chi và cho vay GV: Phan Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Nguyệt 3 Chuyên đề tốt nghiệp Viện: ngân hàng tài chính theo hạn mức tín dụng, trong đó hoạt động cho vay là chính. + Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: giống như các ngân hàng thương mại cổ phần khác, Chi nhánh ngân hàng VPBank Bắc Giang mở một tài khoản tiền gửi tại NHNN tỉnh đặt tại trụ sở chi nhánh, thực hiện các hoạt động như: cung cấp các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và thu chi tiền mặt cho khách hàng. + Các hoạt động khác như góp vốn mua cổ phần, tham gia thi trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh dịch vụ bảo hiểm và các hoạt động khác. 1.1.4 Khái niệm tín dụng ngân hàng và các loại hình cho vay Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Các loại hình cho vay của ngân hàng theo từng tiêu thức thì chia ra làm các nhóm: + Theo mục đích: Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay mua bán bất động sản, cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. + Theo thời hạn tín dụng: Cho vay ngắn hạn với các khoản vay dưới một năm, cho vay trung hạn với các khoản vay có thời hạn từ 1-5 năm, cho vay dài hạn với khoản vay trên 5 năm. + Theo mức độ tín nhiệm được chia thành cho vay không có đảm bảo và cho vay có đảm bảo. + Theo phương thức cho vay thì có cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi. + Theo phương thức trả nợ thì có cho vay trả nợ 1 lần khi đáo hạn, cho vay trả nợ theo nhiều lần tùy theo khả năng tài chính của người đi vay bất cứ lúc nào, cho vay trả góp định kỳ. GV: Phan Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Nguyệt 4 Chuyên đề tốt nghiệp Viện: ngân hàng tài chính 1.1.5 Tổng quan về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 1.1.5.1 Sự hình thành, phát triển của CVTD ở Việt Nam và thế giới Cho vay tiêu dùng có lịch sử phát triển lâu dài từ thời phong kiến, tại nhiều quốc gia khác nhau, mặc dù vậy nó chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ và đáng kể trong những năm gần đây. Các NHTM ngoài việc phải cạnh tranh với bản thân các ngân hàng trong cùng hệ thống mà còn phải cạnh tranh với các định chế tài chính khác như: Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm, Công ty bất động sản v.v đã ra đời và đang cùng tham gia chia sẻ thị phần thị trường với ngân hàng. Cuộc đối đầu giữa các tổ chức tài chính càng diễn ra mạnh mẽ khi mà các nhà môi giới đã tạo lập lên “thị trường tiền tệ bán lẻ”. Đến đầu những năm 1980, trước đòi hỏi của các ngân hàng về một “lĩnh vực tham gia ở mức độ cao hơn”, Quốc hội Mỹ đã cho phép các ngân hàng cung ứng “tài khoản thị trường tiền tệ” và dịch vụ môi giới. Bên cạnh đó, một yếu tố khách quan thúc đẩy hoạt động tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh đó là xuất phát từ mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Qua mối quan hệ này, ngân hàng đã thấy được nhu cầu tín dụng theo hình thức này không chỉ ở người tiêu dùng mà còn ở cả người sản xuất: Các nhà sản xuất cần có sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng để gia tăng tiêu thụ hàng hoá, ngược lại người tiêu dùng cần tìm nguồn tài trợ cho các nhu cầu mà hiện tại sự tích luỹ của họ chưa đủ để đáp ứng được. Ngày nay, hoạt động cho vay tiêu dùng đang phát triển khá mạnh mẽ. Lĩnh vực này cũng không chỉ do các ngân hàng và các công ty tài chính thực hiện nữa mà công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, vv cũng tham gia cung cấp dịch vụ này. Ở Việt Nam, cho vay tiêu dùng của NHTM đã phát triển vào những năm 1993 – 1994, thời gian này chủ yếu tập trung nhiều vào cho vay trả góp, các sản phẩm cung ứng còn rất đơn điệu. Tuy vậy, vì chưa có hành lang pháp lý rõ ràng nên khi hoạt động được một thời gian các ngân hàng tỏ ra khá lúng túng trong việc cấp tín dụng theo hình thức này. Ngày nay, khi mà ngân hàng nhà nước đưa ra một số văn bản pháp luật hướng dẫn thì hoạt động cho vay tiêu dùng ở nước ta lại đang trong xu thế phát triển nở rộ GV: Phan Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Nguyệt 5 Chuyên đề tốt nghiệp Viện: ngân hàng tài chính và được được xem là thị trường tiềm năng lớn và có nhiều điều kiện phát triển mạnh cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.1.5.2 Khái niệm, đặc điểm và phân loại cho vay tiêu dùng a) Khái niệm Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ đi lại…Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng có thể được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng. b) Đặc điểm cho vay tiêu dùng Do quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao, chính vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, khi đất nước phát triển sự tăng trưởng của nền kinh tế diễn ra, đời sống người tiêu dùng ngày càng cao dẫn tới nhu cầu ngày càng tăng, khi đó việc người tiêu dùng đi vay để hưởng các lợi ích về hàng hóa sản phẩm là điều tất yếu. Bên cạnh đó nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co giãn với lãi suất, vì người tiêu dùng thường quan tâm tới số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất phải chịu. Một khách quan cho thấy mức thu nhập và trình độ học vấn là 2 yếu tố có mối quan hệ mật thiết tới nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng. Đa số các khách hàng có mức thu nhập cao, nhu cầu lớn thì họ mới chọn vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không chính xác, nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay thường hay biến động vì điều này còn phụ thuộc vào quá trình làm việc kỹ năng kinh nghiệm đối với công việc của khách hàng và yếu tố khó xác định nhất đó là tư cách của khách hàng song lại rất quan trọng quyết định đến sự hoàn trả của khoản vay tiêu dùng. c) Phân loại cho vay tiêu dùng Có 3 cách phân loại cho vay tiêu dùng tùy vào từng phương thức mục đích • Căn cứ vào mục đích vay: CVTD được chia làm 2 loại đó là: GV: Phan Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Nguyệt 6 Chuyên đề tốt nghiệp Viện: ngân hàng tài chính + CVTD cư trú: Là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình. + CVTD phi cư trú: Là các khoản vay tài trợ cho việc trang trải chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành giải trí và du lịch… • Căn cứ vào phương thức hoàn trả: CVTD được chia làm 3 loại đó là: + CVTD trả góp: Là hình thức trong đó người đi vay trả nợ bao gồm cả tiền gốc và lãi cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc có thu nhập định kỳ khi người đi vay không có khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay. + CVTD phi trả góp: Theo phương thức này tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn. Thường các khoản vay này có giá trị thấp với thời hạn không dài. + CVTD tuần hoàn: Là khoản cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng hoặc phát hành loại Séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. • Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ được chia làm 2 loại: + CVTD gián tiếp : Là hình thức trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng. + CVTD trực tiếp: Là các khoản CVTD trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này. 1.1.5.3 Sự khác nhau giữa CVTD và cho vay kinh doanh của ngân hàng a) Cho vay kinh doanh • Mục đích: Bổ sung vốn lưu động trong kinh doanh, tài trợ vốn để sản xuất hoặc chế biến hàng xuất khẩu… + Thanh toán tiền hàng trong nước theo hợp đồng mua. Thanh toán tiền nhập khẩu mua bán nguyên vật liệu, hàng hóa. + Mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, thực hiện dự án di dời nhà máy vào khu công nghiệp, khu chế xuất của dự án xây dựng mới. GV: Phan Hồng Mai SV: Nguyễn Thị Nguyệt 7 [...]... ngân hàng tài chính CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VPBANK CHI NHÁNH BẮC GIANG 2.1 Giới thiệu khái quát ngân hàng VPBank , chi nhánh Bắc Giang 2.1.1 Khái quát về ngân hàng Ngân hàng VPBank – NH Việt Nam Thịnh Vượng, tiền thân là NH TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân. .. hình nợ xấu thực sự đang là mối nguy đối với toàn bộ nền kinh tế, vừa đảm bảo cho chính sự an toàn của ngân hàng và của toàn bộ hệ thống 2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng VPBank chi nhánh Bắc Giang 2.2.1 Các hình thức cho vay tiêu dùng áp dụng tại ngân hàng VPBank chi nhánh Bắc Giang a) Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà Điều 1:Phạm vi cho vay Thể lệ này quy định cho việc cho... Viện: ngân hàng tài chính chất lượng tín dụng hiện tại cũng như xác định chính xác các nguyên nhân của những tồn tại về chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng tìm được biện pháp quản lý thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này em chỉ nghiên cứu trên giác độ của ngân hàng thương mại, nên thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng. .. nghiệp Viện: ngân hàng tài chính và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân 1.1.5.5 Quá trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại gồm các bước sau đây: nhận hồ sơ tín dụng, thẩm định tín dụng, xét duyệt và quyết định cho vay, hoàn tất các thủ tục pháp lý trước khi giải ngân, kiểm tra sau khi giải ngân và phát hiện nhu cầu mới của khách hàng Bước 1: Nhận hồ sơ tín dụng: cán bộ tín dụng hướng... Phát hiện nhu cầu mới của khách hàng để phục vụ 1.2 Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại 1.2.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm: - Chất lượng sản phẩm theo hướng công nghệ là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành sản phẩm, có thể đo được hoặc so sánh được, nó phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm... động manh tính sinh lời thấp này, mà những khoản TG KKH chỉ mang tính chất tạm thời nhằm phục vụ cho mục đích thanh toán tiền mặt thường xuyên của khách hàng * Hoạt động sử dụng vốn Trong các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng, cho vay là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu chính Do đó việc nâng cao chất lượng cho vay tín dụng an toàn có hiệu quả luôn là vấn đề mà ngân hàng VPBank chi nhánh Bắc Giang. .. với ngân hàng thương mại 1.2.2 Các tiêu chí phản ánh chất lượng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại * Chỉ tiêu nợ quá hạn Nợ quá hạn là các khoản nợ phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đúng hạn như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng * Chỉ tiêu nợ quá hạn tuyệt đối: Chỉ tiêu này được tính... nghiệp Viện: ngân hàng tài chính số vốn nhất định nhưng vòng quay vốn nhanh nên đáp ứng được nhu cầu vốn nhiều hơn cho thị trường Ngoài ra vòng quay vốn CVTD tăng cũng phản ánh tình hình tổ chức quản lý vốn tín dụng tiêu dùng tốt và như vậy thì chất lượng CVTD tăng 1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại Chất lượng tín dụng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng là một... phía ngân hàng) - Chính sách tín dụng: để hoạt động theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước thì việc thực hiện theo đúng các chính sách tín dụng là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ ngân hàng thương mại nào Chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của chính ngân hàng Vì vậy, ngân hàng cần phải có chính sách tín dụng. .. tại và phát triển của ngân hàng Với cách định nghĩa như vậy, ta thấy chất lượng tín dụng ở đây được đánh giá trên 3 góc độ: ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế Đối với NHTM: chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp khả năng thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi Đối với khách hàng: . về chất lượng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Bắc Giang. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng. cứu đối tượng là chất lượng tín dụng tiêu dùng bằng việc tìm hiểu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Bắc Giang từ năm 2010. ngân hàng thương mại, nên thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng chỉ gắn với ngân hàng thương mại. 1.2.2 Các tiêu chí phản ánh chất lượng tín dụng tiêu dùng của ngân

Ngày đăng: 10/08/2015, 08:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan