TÁC ĐỘNG LẪN NHAU CỦA TỶ LỆ CHI TRẢ CỔ TỨC, CƠ HỘI ĐẦU TƯ, ĐÒN BẪY TÀI CHÍNH NGHIÊN CỨU TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINH

67 585 1
TÁC ĐỘNG LẪN NHAU CỦA TỶ LỆ CHI TRẢ CỔ TỨC, CƠ HỘI ĐẦU TƯ, ĐÒN BẪY TÀI CHÍNH NGHIÊN CỨU TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂN TÁC ĐỘNG LẪN NHAU CỦA TỶ LỆ CHI TRẢ CỔ TỨC, CƠ HỘI ĐẦU TƢ, ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH: NGHIÊN CỨU TẠI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TPHCM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS TRẦN NGỌC THƠ TP.Hồ Chí Minh-Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “TÁC ĐỘNG LẪN NHAU CỦA TỶ LỆ CHI TRẢ CỔ TỨC, CƠ HỘI ĐẦU TƢ, ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH: NGHIÊN CỨU TẠI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TP HCM” là công trình nghiên cứu của chính tác giả, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, các số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy Trần Ngọc Thơ. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngọc Trân MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình, đồ thị Tóm lược bài nghiên cứu 1 1.Giới thiệu nghiên cứu 2 2.Tổng quan lý thuyết 4 2.1 Lý thuyết trật tự phân hạng 4 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây 10 3.Các giả thuyết, dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu 12 3.1 Các giả thuyết 12 3.2 Dữ liệu nghiên cứu 15 3.3 Phương pháp nghiên cứu 17 4. Kết quả nghiên cứu 30 4.1 Phương pháp bình phương bé nhất ba bước (3SLS) 30 4.2 Nghiên cứu mở rộng: Phương pháp bình phương bé nhất (OLS) 54 5. Kết luận 59 Tài liệu tham khảo DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT OLS : Phương pháp bình phương bé nhất TSLS : Phương pháp bình phương bé nhất hai bước 3SLS : Phương pháp bình phương bé nhất ba bước MM : Merton Miller và Franco Modigliani DIV : Tỷ lệ chi trả cổ tức INV : Đầu tư FL : Đòn bẩy tài chính PB : Giá thị trường trên giá trị sổ sách TTCK : Thị trường chứng khoán DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 : Tóm tắt tác động của biến nội sinh trong hệ phương trình 29 Bảng 3.2 : Tóm tắt tác động của biến ngoại sinh trong hệ phương trình 29 Bảng 4.1 : Tóm tắt các chỉ tiêu thống kê mô tả của các biến 31 Bảng 4.2 : Ma trận hệ số tương quan giữa các biến nội sinh 32 Bảng 4.3 : Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ngoại sinh 33 Bảng 4.4 : Tổng hợp kết quả hồi quy năm 2008 với biến DIV08 và FL08 36 Bảng 4.5 : Tổng hợp kết quả hồi quy năm 2009 với biến DIV09 và FL09 38 Bảng 4.6 : Tổng hợp kết quả hồi quy năm 2010 với biến DIV10 và FL10 40 Bảng 4.7 : Tổng hợp kết quả hồi quy năm 2011 với biến DIV11 và FL11 42 Bảng 4.8 : Tổng hợp kết quả hồi quy của biến trung bình AVDIV và AVFL 44 Bảng 4.9 : Tóm tắt kết quả hồi quy của hệ phương trình đồng thời 46 Bảng 4.10 : Kết quả nghiên cứu của các biến nội sinh so với các giả thuyết 49 Bảng 4.11 : Kết quả nghiên cứu của các biến ngoại sinh so với lý thuyết 50 Bảng 4.12 : Tổng hợp so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây 53 Bảng 4.13 : Kết quả thống kê mô tả của hệ phương trình hồi quy bằng OLS 55 Bảng 4.14 : Kết quả nghiên cứu của hệ phương trình bằng OLS 56 Bảng 4.15 : So sánh kết quả nghiên cứu với giả thuyết trong hệ phương trình bằng phương pháp OLS 57 Bảng 4.16 : Bảng so sánh kết quả nghiên cứu bằng phương pháp OLS với kết quả nghiên cứu của Ching (2009) 57 Bảng 4.17 : Tổng hợp kết quả nghiên cứu bằng hai phương pháp nghiên cứu 58 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 : So sánh phân bổ ngành giữa mẫu nghiên cứu và tổng thể 16 1 Tóm lƣợc bài nghiên cứu Bài nghiên cứu này khảo sát các giả định của lý thuyết trật tự phân hạng bằng cách nghiên cứu tác động lẫn nhau của tỷ lệ chi trả cổ tức, đầu tư và đòn bẩy tài chính trên mẫu nghiên cứu gồm 129 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2008-2012. Trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất ba bước (3SLS) hồi quy trên hệ phương trình đồng thời để kiểm tra các giả định của lý thuyết trật tự phân hạng. Kết quả của nghiên cứu ủng hộ cho giả thuyết này, kết quả cho thấy giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và đầu tư có một mối quan hệ tiêu cực lẫn nhau điều này phù hợp với giả định của lý thuyết trật tự phân hạng. Nghiên cứu cũng kết luận rằng tại Việt Nam tồn tại mối quan hệ tích cực giữa đầu tư và tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Bài nghiên cứu cũng chứng minh rằng đòn bẩy tài chính có tác động tích cực lên tỷ lệ chi trả cổ tức nhưng tỷ lệ chi trả cổ tức lại không có ý nghĩa thống kê trong tác động lên đòn bẩy tài chính. Bài này cũng thêm vào các nghiên cứu trước đây bằng cách sử dụng phương pháp bình phương bé nhất ba bước (3SLS) tại Việt Nam. Kết quả tổng quát cho thấy, kết quả nghiên này phù hợp với các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ lẫn nhau giữa đầu tư và tỷ lệ chi trả cổ tức, cũng như tác động lẫn nhau của đầu tư và tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu khác với các nghiên cứu trước đây là kết quả nghiên cứu trong bài này kết luận tại Việt Nam không tồn tại tác động qua lại lẫn nhau của tỷ lệ chi trả cổ tức và đòn bẩy tài chính, tỷ lệ chi trả cổ tức không có ý nghĩa thống kê trong tác động lên biến tỷ lệ đòn bẩy tài chính nhưng đòn bẩy tài chính lại có tác động tích cực lên tỷ lệ chi trả cổ tức. Trong khi các nghiên cứu trước đây đều tìm thấy một mối quan hệ tích cực lẫn nhau giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và đòn bẩy tài chính. 2 1.Giới thiệu nghiên cứu: Lý thuyết trật tự phân hạng ngày nay vẫn là một trong những lý thuyết quan trọng của tài chính doanh nghiệp. Đây được coi là một trong những lý thuyết có ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế thế giới. Lý thuyết trật tự phân hạng nghiên cứu các nguồn tài trợ của doanh nghiệp trong thị trường vốn bất hoàn hảo. Trong thị trường bất hoàn hảo các công ty quyết định tài trợ cho các khoản đầu tư mới chủ yếu từ nguồn lợi nhuận giữ lại hoặc nguồn vốn nội bộ hơn là từ các nguồn tài chính bên ngoài. Tuy nhiên khi nguồn vốn nội bộ không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư, thì công ty sẽ huy động nguồn tài chính từ bên ngoài, đầu tiên với nợ phi rủi ro trước sau đó đến nợ rủi ro và cuối cùng là phát hành cổ phần mới để tài trợ cho các quyết định đầu tư của mình (Donalson,1961). Baskin (1989) cho rằng dựa vào lý thuyết trật tự phân hạng cùng với mô hình tỷ lệ chi trả cổ tức của Lintner’s (1956) có thể dự đoán tác động của tỷ lệ chi trả cổ tức lên đòn bẩy tài chính. Theo nghiên cứu của Lintner’s (1956) các công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu dài hạn nhưng trong ngắn hạn các công ty luôn tránh các thay đổi trong tỷ lệ chi trả cổ tức, đặc biệt là sự cắt giảm cổ tức. Kết quả là các công ty vẫn duy trì một tỷ lệ chi trả cổ tức ổn định và tài trợ cho các cơ hội đầu tư có NPV dương bằng các nguồn tài chính từ bên ngoài. Tóm lại, từ lý thuyết trật tự phân hạng của Donalson (1961) và mô hình cổ tức của Lintner (1956) có thể kết luận giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và đòn bẩy tài chính có một mối tương quan tích cực và các công ty thích sử dụng nguồn tài chính nội bộ để tài trợ cho các dự án có NPV dương và chi trả cổ tức hơn là huy động tài chính từ bên ngoài. Các công ty trả cổ tức cao trong một thời gian dài sẽ làm suy giảm nguồn tài chính sẵn có trong kỳ để tài trợ cho các cơ hội đầu tư và do đó sẽ phải gia tăng nguồn tài chính trong kỳ tiếp theo bằng cách phát hành nợ hoặc cổ phần để tài trợ cho các cơ hội đầu tư mới. Ngược lại, khi nguồn tài chính tài trợ cho các dự án đầu tư lớn sẽ dẫn tới việc giảm nguồn tài chính dùng để chi trả cổ tức và do đó cũng gia tăng nhu cầu với nguồn tài chính từ bên ngoài. Trên cơ sở này lý thuyết trật tự phân 3 hạng dự đoán giữa tỷ lệ chi trả cổ tức, đầu tư và đòn bẩy tài chính có một mối quan hệ qua lại lẫn nhau (Adedeji, 1998). Baskin (1989) và Allen (1993) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ chi trả cổ tức, đầu tư và đòn bẩy tài chính tại Mỹ và Úc, còn Adedeji (1998) nghiên cứu tác động qua lại của đầu tư và đòn bẩy tài chính, tỷ lệ chi trả cổ tức tại Anh. Tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu thực nghiệm chính thức nào về tác động lẫn nhau của tỷ lệ chi trả cổ tức, cơ hội đầu tư và đòn bẩy tài chính dựa trên lý thuyết trật tự phân hạng nên đã hình thành nên ý tưởng chính của bài nghiên cứu này. Sử dụng chuỗi dữ liệu sơ cấp từ các báo cáo tài chính của 129 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM trong giai đoạn năm 2008-2012, Theo Greene (1993) đã đề nghị rằng phương pháp bình phương bé nhất ba bước (3SLS) sẽ thích hợp hơn so với phương pháp bình phương bé nhất (OLS) cho việc kiểm định tác động của các biến nội sinh trong hệ phương trình đồng thời, dựa trên đặc điểm của nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của Greene (1993) tác giả đã sử dụng phương pháp bình phương bé nhất ba bước (3SLS) tiến hành hồi quy trên hệ phương trình đồng thời để kiểm định tác động lẫn nhau của tỷ lệ chi trả cổ tức, cơ hội đầu tư và đòn bẩy tài chính tại Việt Nam. Nói cách khác, câu hỏi nghiên cứu của bài này là “Tại Việt Nam tỷ lệ chi trả cổ tức, đòn bẩy tài chính và cơ hội đầu tư có tác động qua lại lẫn nhau không ? và nếu có thì tác động theo chiều hướng nào ?”. Kết quả nghiên cứu ủng hộ cho giả thuyết này, kết quả nghiên cứu cho thấy giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và đầu tư có một mối quan hệ tiêu cực lẫn nhau điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng tồn tại một mối quan hệ tích cực qua lại giữa đầu tư và tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong cùng thời gian. Ngoài ra trong khi đòn bẩy tài chính có tác động tích cực lên tỷ lệ chi trả cổ tức nhưng tỷ lệ chi trả cổ tức lại không có ý nghĩa thống kê trong tác động lên đòn bẩy tài chính. Kết cấu của bài nghiên cứu được tổ chức như sau: phần 2 là tổng quan lý thuyết bao gồm phần thảo luận lý thuyết trật tự phân hạng và tổng quan các nghiên cứu trước đây. Phần 3 là phần mô tả các giả thuyết, dữ liệu và phương pháp nghiên 4 cứu. Phần 4 là kết quả nghiên cứu và nghiên cứu mở rộng. Phần cuối cùng, phần 5 là kết luận nghiên cứu. 2. Tổng quan lý thuyết 2.1 Lý thuyết trật tự phân hạng: Câu hỏi được đặt ra là các công ty sẽ sử dụng những nguồn tài trợ nào cho các dự án đầu tư của mình ? Vấn đề này đầu tiên được đề xuất bởi Donaldson (1961) và được phát triển bởi Myers và Majluf (1984) thì lý thuyết trật tự phân hạng là trung tâm lý thuyết của quyết định này. Theo Myers (1984) các công ty được dự đoán rằng sẽ sử dụng nguồn tài chính nội bộ của họ như một nguồn đầu tư chính, sau đó tới vay nợ và cuối cùng là phát hành cổ phần mới. Đây là kết quả của việc tồn tại sự bất cân xứng thông tin. Nhà quản lý thì được giả định rằng sẽ biết nhiều về các tiềm năng, rủi ro và giá trị công ty hơn các nhà đầu tư từ bên ngoài do đó các nhà quản lý rất miễn cưỡng phát hành cổ phần mới khi cho rằng giá quá thấp mà họ cố gắng tìm thời điểm phát hành khi cổ phần có giá trị phải chăng hay được định giá cao. Tất cả các nhà đầu tư điều hiểu điều này, và diễn dịch một quyết định phát hành cổ phần như một tin tức xấu. Điều này có thể là nguyên nhân các công ty không muốn phát hành cổ phần mới và vì vậy có thể bỏ qua các cơ hội đầu tư tiềm năng. Trong tình huống đó công ty sẽ thích sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại, họ sẽ tránh phát hành cổ phần mới và phần vay nợ sẽ là phần chênh lệch giữa nhu cầu đầu tư và lợi nhuận giữ lại của công ty. Myers và Majluf (1984) đã mô tả lý thuyết trật tự phân hạng như dưới đây: - Các doanh nghiệp thích nguồn tài trợ nội bộ hơn. - Các doanh nghiệp điều chỉnh tương ứng các tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu theo các cơ hội đầu tư, trong khi tránh các thay đổi đột xuất trong cổ tức. - Các chính sách cổ tức cứng nhắc, cộng với các dao động không thể dự đoán trong khả năng sinh lợi và các cơ hội đầu tư, có nghĩa là dòng tiền phát sinh nội bộ đôi khi lớn hơn các chi tiêu vốn và đôi khi nhỏ hơn. Nếu lớn hơn, doanh nghiệp thanh toán 5 hết nợ hay đầu tư vào chứng khoán thị trường. Nếu nhỏ hơn, doanh nghiệp rút số dư tiền mặt của mình trước hoặc bán các chứng khoán thị trường. - Nếu cần đến nguồn tài trợ từ bên ngoài, các doanh nghiệp sẽ phát hành chứng khoán an toàn nhất trước. Có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ bắt đầu với nợ, rồi đến các chứng khoán ghép như trái phiếu chuyển đổi được và sau đó có lẽ cổ phần thường là giải pháp cuối cùng. Cũng theo nghiên cứu của Myer và Majluf (1984) chứng minh rằng sự thiếu thông tin của những người tham gia thị trường có thể dẫn đến việc định giá cổ phần mới phát hành dưới giá trị của nó. Việc công ty phát hành các cổ phiếu để lấy nguồn đầu tư cho một dự án bị định giá thấp có thể làm cho chi phí tăng nhiều hơn phần đáng lẽ dự án đó cần có, do đó có thể dẫn đến sự chán nản đầu tư. Còn vay nợ thì không phải chịu rủi ro định giá sai. Điều này thì phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng nơi mà nợ thì được yêu thích hơn, sau đó chứng khoán ghép và cuối cùng là phát hành cổ phần mới. Trong nghiên cứu của Baskin (1989) thì sau năm 1934, các báo cáo tài chính mới được công bố trên thị trường nhưng các tính năng tài chính hiện đại thì nửa thế kỷ sau đó mới được thực hiện. Bất cân xứng thông tin tác động đến cấu trúc vốn bằng cách giới hạn nguồn tiếp cận tài chính bên ngoài. Tuy nhiên sự bất cân xứng thông tin không chỉ cản trở khả năng của công ty gia tăng vốn thông qua việc phát hành cổ phần mới mà còn tạo ra hạn chế trong việc sử dụng vốn cổ phần bằng cách giới hạn nguồn lợi nhuận giữ lại. Theo mô hình cổ tức của Lintner (1956) các giám đốc tài chính rất miễn cưỡng khi thay đổi chính sách chi trả cổ tức vì cổ tức đóng vai trò cung cấp tín hiệu và cổ tức có nội dung hàm chứa thông tin nên các thay đổi trong cổ tức được coi như cung cấp tín hiệu rõ ràng về triển vọng tương lai của công ty – các thông tin không thể chuyền tải đầy đủ bằng các phương tiện khác như các báo cáo thường niên hay các phần trình bày của ban điều hành trước các nhà phân tích chứng khoán. Do đó tỷ lệ chi trả cổ tức không thể tự do điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu đầu tư hoặc cổ tức sẽ là một dấu hiệu bất lợi theo sau nhu cầu đầu [...]... hợp từ các nghiên cứu trước đây về tác động của lẫn nhau của tỷ lệ chi trả cổ tức, cơ hội đầu tư, đòn bẩy tài chính trong nghiên cứu tại Mỹ của Baskin (1989), của Allen (1993) tại Úc, và nghiên cứu của Adedeji (1998) tại Anh, từ đó kết luận rằng tồn tại một mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa tỷ lệ chi trả cổ tức, cơ hội đầu tư, đòn bẩy tài chính 13 Để nghiên cứu mối liên hệ qua lại này tác giả sử dụng... kinh doanh Vì vậy kết quả nghiên cứu tại Việt Nam có thể sẽ khác so với các nghiên cứu trước đây Theo nghiên cứu của Ching (2009) được thực hiện tại Đài Loan với mẫu nghiên cứu gồm 626 công ty niêm yết trong thời gian từ năm 2002-2007 nghiên cứu về tác động lẫn nhau giữa tỷ lệ chi trả cổ tức, cơ hội đầu tư và đòn bẩy tài chính Nghiên cứu của Ching (2009) dựa trên nghiên cứu của Adedeji (1998) tuy nhiên... tồn tại mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và đòn bẩy tài chính trong cùng thời gian Trong nghiên cứu của Ching không phát hiện tác động qua lại giữ đầu tư và đòn bẩy tài chính (không có ý nghĩa thống kê), bài nghiên cứu kết luận đầu tư không có tác động lên biến đòn bẩy tài chính (không có ý nghĩa thống kê) và ngược lại biến đòn bẩy tài chính cũng không có ý nghĩa thống kê trong tác động. .. đầu tư, và mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và đòn bẩy tài chính Kết hợp lý thuyết trật tự phân hạng với mô hình cổ tức của Lintner (1956) có thể dự đoán tổng quát tác động của tỷ lệ chi trả cổ tức lên đòn bẩy tài chính và đầu tư Tuy nhiên sự kết hợp này không thể đưa đến dự đoán về mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với tỷ lệ chi trả cổ tức hoặc đầu tư Adedeji (1998) nhấn mạnh rằng mối... này bài nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết 1: Đòn bẩy tài chính là một chỉ báo cho tỷ lệ chi trả cổ tức Tỷ lệ đòn bẩy tài chính càng cao, thì tỷ lệ chi trả cổ tức được kỳ vọng càng cao điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng Giả thuyết 2: Bài nghiên cứu này đưa ra giả thuyết rằng các công ty sử dụng nguồn tài chính nội bộ để chi trả cổ tức và thực hiện các dự án đầu tư Chi trả cổ tức... Kết quả nghiên cứu cũng chứng minh rằng tỷ lệ chi trả cổ tức có một mối liên hệ tiêu cực lẫn nhau với cơ hội đầu tư trong khi lại có một mối liên hệ tích cực qua lại với đòn bẩy tài chính Tuy nhiên, ông cũng khẳng định rằng không có ý nghĩa thống kê giữa đầu tư và đòn bẩy tài chính Trong khi đầu tư có ảnh hưởng tích cực đối với đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng không đáng kể tới đầu tư... tỷ lệ chi trả cổ tức, được tính bằng cổ tức mỗi cổ phần chia cho thu nhập trên mỗi cổ phần FL = đòn bẩy tài chính, được đo bằng tổng nợ chia cho tổng tài sản; INV = Đầu tư , được đo bằng (tổng tài sản vào cuối năm 2012 - tổng tài sản vào đầu năm 2008) chia cho tổng tài sản vào đầu năm 2008; CRTDIV, CRTFL, và CRTINV là các biến kiểm soát mà có thể có ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức, đòn bẩy tài chính, ... được ưu tiên hơn đầu tư vì các công ty không muốn cắt giảm cổ tức Chi trả cổ tức cao sẽ làm hạn chế đầu tư Điều này dẫn đến giả thuyết 2: Tỷ lệ đầu tư cao sẽ làm giảm sự sẵn có của nguồn tài chính nội bộ Do đó chi phí đầu tư sẽ có tác động tiêu cực đến tỷ lệ chi trả cổ tức Giả thuyết 3: Trong phương trình (2), phương trình đòn bẩy tài chính (FL), bao gồm biến tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV), đầu tư (INV),... lên đòn bẩy tài chính Do đó biến đầu tư (INV) được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực lên biến đòn bẩy tài chính (FL) Giả thuyết 5: Trong phương trình (3), phương trình đầu tư (INV) bao gồm tỷ lệ trả cổ tức (DIV), đòn bẩy tài chính (FL), và các biến kiếm soát (CRTINV) Mức độ chi trả cổ tức được kỳ vọng tác động tiêu cực đầu tư Điều này dẫn đến giả thuyết 5: Tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao sẽ dẫn đến mức đầu. .. trật tự phân hạng và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã chứng minh rằng giữa tỷ lệ chi trả cổ tức, đầu tư và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ với nhau Tóm lại có ít nhất hai giả định của lý thuyết trật tự phân hạng (1) Các nguồn tài chính nội bộ được ưu tiên dành cho đầu tư trước khi trả cổ tức Do đó đầu tư được dự đoán có một tác động tiêu cực lên tỷ lệ chi trả cổ tức (2) Đầu tư sẽ bị bỏ qua hoặc . đoan luận văn “TÁC ĐỘNG LẪN NHAU CỦA TỶ LỆ CHI TRẢ CỔ TỨC, CƠ HỘI ĐẦU TƢ, ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH: NGHIÊN CỨU TẠI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TP HCM” là công trình nghiên cứu của chính tác giả, nội dung. các nghiên cứu trước đây về tác động của lẫn nhau của tỷ lệ chi trả cổ tức, cơ hội đầu tư, đòn bẩy tài chính trong nghiên cứu tại Mỹ của Baskin (1989), của Allen (1993) tại Úc, và nghiên cứu của. lẫn nhau của tỷ lệ chi trả cổ tức và đòn bẩy tài chính, tỷ lệ chi trả cổ tức không có ý nghĩa thống kê trong tác động lên biến tỷ lệ đòn bẩy tài chính nhưng đòn bẩy tài chính lại có tác động

Ngày đăng: 09/08/2015, 22:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÌA

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

  • DANH MỤC CÁC HÌNH

  • Tóm lược bài nghiên cứu

    • 1.Giới thiệu nghiên cứu:

    • 2. Tổng quan lý thuyết

      • 2.1 Lý thuyết trật tự phân hạng:

      • 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây:

      • 3.Các giả thuyết, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu:

        • 3.1 Các giả thuyết:

        • 3.2 .Dữ liệu nghiên cứu

        • 3.3 Phương pháp nghiên cứu

        • 4.Kết quả nghiên cứu:

          • 4.1 Phương pháp bình phương bé nhất ba bước (3SLS):

          • 4.2 Nghiên cứu mở rộng: Phương pháp bình phương bé nhất (OLS):

          • 5.KẾT LUẬN:

          • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan