4 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Việt Nam đã đạt được các thành tựu đáng kể về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em, nhưng có sự chệnh lệch đáng kể giữa khu vực miền núi so với thành phố và đồng bằng. Nghiên cứu này được thực hiện tại Na Rì, một huyện nghèo vùng sâu của tỉnh Bắc Kạn, nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của phụ nữ và vò thành niên (VTN) về chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) và sức khỏe tình dục (SKTD), từ đó xác đònh các chiến lược can thiệp phù hợp. Đây là nghiên cứu cắt ngang (đònh tính kết hợp đònh lượng); với các đối tượng: phụ nữ 15-49 tuổi, VTN 12-15 tuổi, cán bộ y tế (CBYT), giáo viên. Phần mềm Epidata, SPSS 16 và NVIVO 8.0 được sử dụng để quản lý và phân tích số liệu. Kết quả cho thấy: (1) Chỉ có 8,4% VTN nam và 3,8% VTN nữ trả lời đúng thời điểm dễ có thai trong chu kỳ kinh nguyệt và có khoảng 63% VTN đã từng nghe nói đến các biện pháp tránh thai (BPTT) và bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD). VTN luôn có nhu cầu về thông tin nhưng thiếu sự trao đổi với cha mẹ, giáo viên, CBYT; (2) Có tới 99,3% phụ nữ không biết quan hệ tình dục (QHTD) an toàn là "không mắc bệnh LTQĐTD"; 88% phụ nữ đã sử dụng các BPTT. Cần có chương trình can thiệp ở đòa bàn này và thiết kế đặc thù phù hợp với bối cảnh thực tế. Từ khóa: Kiến thức, thái độ, thực hành, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, vò thành niên, phụ nữ. Knowledge, attitudes and practices of reproductive and sexual health care among adolescents and women aged 15-49 in Na Ri district, Bac Kan province Nguyen Thi Nga (*), Hua Thanh Thuy (*), Nguyễn Thai Quynh Chi (*), Dinh Thu Ha (*), Nguyen Thu Ha (*), Nguyen Thanh Huong (*) Vietnam has obtained remarkable achievements in improving the quality of health care for women and children; however, substantial disparity is still found among mountainous areas and Kiến thức, thái độ và thực hành về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của vò thành niên và phụ nữ 15-49 tại huyện Na Rì, Bắc Kạn Nguyễn Thò Nga (*), Hứa Thanh Thủy (*), Nguyễn Thái Quỳnh Chi (*), Đinh Thu Hà (*), Nguyễn Thu Hà (*), Nguyễn Thanh Hương (*) Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 4 | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) 5 1. Đặt vấn đề Những năm qua, chăm sóc SKSS và SKTD của phụ nữ và VTN luôn được coi là vấn đề ưu tiên giải quyết hàng đầu của Việt Nam và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên thực tế vẫn tồn tại khoảng cách lớn về kết quả giữa các vùng: miền núi-đồng bằng, thành thò-nông thôn. Đặc biệt, kiến thức và thực hành về SKSS và SKTD của VTN còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng QHTD không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và gia tăng phá thai [1]. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc Việt Nam, kinh tế còn nghèo và chương trình chăm sóc SKSS còn nhiều hạn chế: điều kiện về cơ sở vật chất, thuốc và dòch vụ thiết yếu không đồng bộ [5], chất lượng chăm sóc sức khỏe rất thấp và truyền thông y tế không hiệu quả [4]. Huyện Na Rì là huyện vùng sâu thuộc tỉnh Bắc Kạn, có 15/22 xã đặc biệt khó khăn [6] và còn tồn tại nhiều thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe. Điều tra sơ bộ tại hai xã huyện Na Rì do tổ chức ChildFund kết hợp với Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn và Trung tâm y tế (TTYT) chỉ ra thực trạng đáng quan tâm, đó là tỷ lệ tai biến sản khoa là 30%, xu hướng tỷ lệ ngày càng cao vò thành niên mang thai, kết hôn sớm và bỏ học [2]. Vì những lý do trên, cần thiết phải tiến hành đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của phụ nữ, VTN về SKSS và SKTD từ đó đònh hướng cho can thiệp tiếp theo nhằm thu hẹp khoảng cách về kết quả chăm sóc SKSS giữa khu vực đồng bằng, thành thò và miền núi. 2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp đồng thời đònh tính và đònh lượng. Thời gian và đòa điểm nghiên cứu: Từ tháng 6- 8/2011, tại 4 xã đặc biệt khó khăn (thuộc chương trình 135 của Chính phủ) của huyện Na Rì (Hữu Thác, Dương Sơn, Quang Phong, Xuân Dương). Đối tượng nghiên cứu: Phụ nữ 15-49 tuổi (chưa chồng, có chồng), VTN 12-15 tuổi đang đi học, CBYT (phụ trách chương trình SKSS), giáo viên urban and plain areas. This research was conducted in Na Ri, a remote and poor district of Bac Kan province, with the aim to evaluate the knowledge, attitudes and practices related to reproductive health care and sexual health of women and adolescents, which serves as basis for developing appropriate intervention strategies. This research used the cross-sectional design, combining qualitative and quantitative method, and covering the following subjects: women aged 15-49, adolescents aged 12-15, teachers, and health workers. Epidata, SPSS and NVIVO 8.0 software are used to manage and analyze the data. Research results show that: (1) Only 8.4% of male adolescents and 3.8% of female adolescents choose the correct fertile time in a menstrual cycle, and approximately 63% of adolescents have heard about contraceptives and sexual transmitted diseases (STDs). Adolescents always want to get more information, but lack of parents-children, teachers- students and health workers communication; (2) As many as 99.3% of women do not know that safe sex is "sex without getting the STDs", and 88% of women have used contraceptives. There is a need of developing an intervention program appropriate to this context. Keys: knowledge, attitude and practice, reproductive health, sexual health, adolescent, women. Tác giả: (*) - CN.Nguyễn Thò Nga - Trường Đại học Y tế công cộng. Đòa chỉ: 138 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Email: ntn5@hsph.edu.vn. Điện thoại: 079.940.388 - Ths.Hứa Thanh Thủy - Trường Đại học Y tế công cộng. - Ths.Nguyễn Thái Quỳnh Chi - Trường Đại học Y tế công cộng. - CN. Đinh Thu Hà - Trường Đại học Y tế công cộng. - CN. Nguyễn Thu Hà - Trường Đại học Y tế công cộng. - PGS.TS.Nguyễn Thanh Hương - Trường Đại học Y tế công cộng. Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 5 6 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | (chủ nhiệm, dạy môn Sinh học và Công dân). Cách chọn mẫu, cỡ mẫu và phương pháp thu thập (xem Bảng 1): Nghiên cứu đònh tính: chọn chủ đích, phỏng vấn sâu CBYT, thảo luận nhóm (TLN) với phụ nữ 15- 49 và VTN 12-15 tuổi. Nghiên cứu đònh lượng: - Chọn phụ nữ 15-49 (hai xã Hữu Thác, Dương Sơn đại diện cho hai nhóm xã có tỷ lệ hộ nghèo tương ứng dưới 50% và trên 50%): Áp dụng công thức tính cỡ mẫu 1 tỷ lệ Vì chọn mẫu cụm (DE=2) nên n 2 =392. Do đây là quần thể hữu hạn (616 người) nên hệ số hiệu chỉnh f=n2/N=0,64. Vậy cỡ mẫu hiệu chỉnh: n hc =n 2 /1+f=240 và thực tế phỏng vấn 269 phụ nữ 15-49 tuổi. - Chọn mẫu phát vấn đònh lượng VTN 12-15 tuổi: toàn bộ học sinh 4 trường: Xuân Dương, Quang Phong, Hữu Thác, Dương Sơn (208 người). Phương pháp phân tích số liệu: Thông tin đònh lượng được quản lý và phân tích bằng phần mềm Epidata, SPSS 16. Thông tin đònh tính được ghi chép và phân tích theo chủ đề bằng phầm mềm NVIVO 8.0. 3. Kết quả 3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về SKSS/SKTD và nhu cầu trao đổi thông tin của VTN Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của VTN về SKSS và SKTD - VTN hầu như không được trang bò các kiến thức cơ bản và tâm lý để bước vào tuổi dậy thì, do đó gặp nhiều khó khăn. Kết quả nghiên cứu đònh lượng cho thấy: khi được hỏi về dầu hiệu tuổi dậy thì ở nam và nữ thì có tới khoảng 50% VTN trả lời "Không biết", hoặc hỏi cụ thể về 2 dấu hiệu quan trọng nhất của tuổi dậy thì là " xuất hiện kinh nguyệt" ở nữ và "có mộng tinh" ở nam, tỷ lệ còn khá thấp (tương ứng 53,3% và 22,8%). VTN thiếu sự trang bò kiến thức từ trường học: "Chưa có truyền thông trong nhà trường, y tế trường chưa có kiến thức về SKSS VTN" (PVS CBYT huyện). Ngoài ra, các TLN đã chỉ ra VTN cũng không được chuẩn bò đầy đủ về tâm lý cả từ phía gia đình và nhà trường: "Khi dậy thì thì rất sợ và không biết gì chỉ biết hỏi mẹ, ở trường học thì cũng chỉ biết qua một chút là vệ sinh như thế nào" (TLN nữ trường cấp 2 xã Hữu Thác). "Có đọc qua một số thứ và tự hiểu là chuyện bình thường, cũng không thấy mẹ hay ai chuẩn bò tâm lý trước cho" (TLN nữ VTN trường cấp 2 xã Hữu Thác). Do vậy, VTN gặp phải những khó khăn: "Khi dậy thì cũng biết rằng có thay đổi tính tình rất nhiều như nóng tính, xa lánh bạn bè, ngại bạn bè, rồi đanh đá hơn" (TLN VTN, nữ, xã Hữu Thác), "Hồi trước em hay mâu thuẫn với bố mẹ nhưng giờ ít hơn vì mình lớn hơn. Khi mâu thuẫn có khi cả ngày em không nói chuyện" (TLN VTN, nam, xã Hữu Thác). - VTN thiếu các kiến thức về QHTD và mang thai, hiểu biết về các BPTT còn chưa đầy đủ. Nghiên cứu đònh lượng đã cho thấy: chỉ có 12,9% nam và 18,9% nữ trả lời đúng là "QHTD an toàn là không mắc bệnh LTQĐTD và không gây mang thai ngoài ý muốn". Khi hỏi cụ thể hơn về mang thai, kết quả cho thấy: hơn một nửa đối tượng (55,2% nam và 50% nữ) cho rằng "Không thể mang thai nếu chỉ QHTD 1 lần", chỉ có 8,4% học sinh nam và 3,8% học sinh nữ lựa chọn đúng đáp án "giữa chu kỳ kinh" là thời điểm dễ có thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt. Không chỉ kiến thức kém về mang thai, VTN còn hiểu biết chưa đầy đủ về các BPTT: có 63,4% đối tượng từng nghe nói đến các BPTT trong đó phổ biến nhất là bao cao su (90%), thuốc uống tránh thai (78,6%) và vòng tránh thai (59%) (Hình 1). Mặc dù đã có nhiều em biết tới BCS, tuy nhiên kiến thức về BCS còn hạn chế: chỉ có 50,9% học sinh trả lời đúng "Tránh thai và bảo vệ tốt nhất trước HIV và các bệnh LTQĐTD". Bảng 1. Bảng tổng hợp cách chọn mẫu, cỡ mẫu và phương pháp thu thập Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 6 | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) 7 - Những điều trên dẫn đến việc QHTD trước hôn nhân, mang thai và phá thai thực tế đã và đang diễn ra. Kết quả nghiên cứu đònh lượng chỉ ra: có 4/208 học sinh (khoảng 2%) đã có QHTD. Vì đây là vấn đề khá tế nhò, do đó con số này có thể còn thấp hơn nhiều so với thực tế. Qua các cuộc TLN cũng đã chỉ ra thực trạng mang thai của VTN đã và đang tồn tại: "Biết nhiều trường hợp bạn gái 17, 18 tuổi có thai, phải nghỉ học và phải lấy chồng sớm" (TLN VTN, nam, xã Hữu Thác). Giáo viên cũng cho biết thực trạng phá thai độ tuổi VTN là tồn tại, thậm chí là không hiếm: "Vấn đề nạo hút thai thì nhiều lắm nhưng đa số là các em cấp 3 thôi, chứ cấp 2 thì chưa, ít lắm" (TLN giáo viên, xã Hữu Thác). Tương tự, các CBYT cũng cho biết "Mỗi năm có 1- 2 trường hợp chúng tôi biết mang thai sớm. Vấn đề này ngày càng nổi cộm, cần được quan tâm" (CBYT xã Hữu Thác). - Đa số VTN vẫn giữ quan niệm truyền thống về QHTD trước hôn nhân, mang thai và phá thai, mặc dù quan niệm về việc sử dụng BCS đã cởi mở. Có 80,6% VTN trả lời "Không thể chấp nhận được" khi được hỏi về QHTD trước hôn nhân. Kết quả đònh tính cũng khẳng đònh rõ cho điều này "Quan hệ tình dục trước hôn nhân là không thể chấp nhận được vì như thế là hư hỏng", "Mọi người đàm tiếu lắm và nếu bò (mang thai) thì tự tử" (TLN VTN, nữ, xã Dương Sơn). Tương tự, khi hỏi về mang thai và phá thai: tỷ lệ trả lời là "Không thể chấp nhận được" khá cao (tương ứng là 82,8% và 41,2%) (Hình 2). Mặc dù như vậy, VTN cũng có quan niệm khá cởi mở về việc sử dụng BCS: có tỷ lệ khá thấp học sinh cho rằng một người phụ nữ (15%) hoặc đàn ông (19,8%) mang theo bao cao su là người "không đứng đắn" hoặc "không đàng hoàng". Người có đònh kiến cho rằng bao cao su chỉ dành cho người mua bán dâm hay không chung thủy cũng khá thấp (10,1%). Nhu cầu trao đổi thông tin về SKSS và SKTD của VTN - Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc trao đổi giữa cha mẹ - con cái, giữa giáo viên - học sinh về SKSS và SKTD còn khá hạn chế (tương ứng chỉ là 24,7% và 21,2%). Đa số VTN trao đổi chủ đề này cùng với bạn bè (74%) hoặc anh/chò/em trong gia đình (28,2%). Kết quả đònh tính cũng cho thấy sự tương đồng với kết quả đònh lượng: "Không biết bạn khác giới dậy thì thì như thế nào nhưng cũng cần biết nhưng bố mẹ và người lớn ít nói" (TLN VTN, nữ, xã Dương Sơn), "Thầy cô giảng lướt qua, ngại nên ít nói, chỉ lướt qua chứ không đi hết các nội dung" (TLN VTN, nam, xã Hữu Thác). Và đặc biệt VTN hầu như không tiếp cận các thông tin qua cơ quan y tế và trường học: "Hiện đã thực hiện truyền thông nhưng chủ yếu là kết hợp với truyền thông cho đối tượng đã có gia đình" (CBYT huyện). - Mặc dù VTN ngại ngùng nhưng các em vẫn có nhu cầu về tìm hiểu các thông tin về SKSS và SKTD: "VTN còn nhiều hạn chế về kiến thức và rụt rè khi nói đến SKSS" (CBYT xã Hữu Thác); "Em muốn tìm hiểu về cả nam cả nữ về dậy thì và về các vấn đề khác để hiểu thêm" (TLN VTN, nữ, xã Dương Sơn). 3.2. Kiến thức và thực hành về SKSS của phụ nữ - Phụ nữ có hiểu biết về các BPTT do đó tỷ lệ Hình 1. Kiến thức về các BPTT của VTN Hình 2. Quan niệm của VTN về một số vấn đề SKSS/SKTD Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 7 8 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | thực hành sử dụng BPTT khá cao. Trung bình phụ nữ biết 3,3/10 BPTT. Tỷ lệ sử dụng BPTT trong lần QHTD gần đây nhất đạt 87,3% và 88,9% ở nhóm phụ nữ có chồng và chưa chồng đã có QHTD. BPTT thường xuyên được sử dụng là vòng tránh thai (73,5%), thuốc uống tránh thai (12,5%) và bao cao su (11,5%). Đây cũng chính là 3 BPTT được biết phổ biến nhất (Hình 3). - Tuy nhiên, phụ nữ hiểu biết chưa đầy đủ về BPTT, cùng với việc thiếu kiến thức về thời điểm dễ thụ thai đã dẫn tới thực trạng phá thai ở phụ nữ. Chỉ có 33,4% phụ nữ trả lời đúng thời điểm dễ thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt và phần lớn phụ nữ chỉ tập trung vào việc "tránh thai ngoài ý muốn" (46,1%). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả TLN: "(Làm gì để có QHTD an toàn?) Dùng các BPTT: bao cao su hoặc thuốc tránh thai sau khi QHTD để tránh tối đa có thai ngoài ý muốn" (TLN nhóm nữ chưa chồng, xã Hữu Thác). Những điều này đã dẫn đến việc phá thai ở phụ nữ: có 18,9% (42/222) phụ nữ có QHTD đã từng phá thai. Đáng chú ý, trong đó có 5/15 phụ nữ chưa kết hôn đã từng phá thai. Đây là vấn đề khá tế nhò, con số thu thập được có thể sẽ thấp hơn so với con số thực tế, điều này cũng được khẳng đònh từ CBYT: "Kết hôn sớm, nạo phá thai, xấu hổ nên không chia sẻ với ai" (CBYT huyện). - Phụ nữ thiếu kiến thức về bệnh LTQĐTD. Trung bình phụ nữ chỉ nêu được 2 trong tổng số 9 bệnh; có tới 35,9% phụ nữ trả lời "không biết" dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh. Các bệnh được biết nhiều nhất là HIV/AIDS (98,3%), giang mai (43,4%), lậu (36,4%), tỷ lệ phụ nữ biết các bệnh khác rất thấp (Hình 4). Do kiến thức không đầy đủ, vì vậy, có tới 99,3% phụ nữ không biết rằng "không mắc bệnh LTQĐTD" cũng chính là khía cạnh quan trọng của QHTD an toàn. - Kiến thức về bệnh LTQĐTD không đầy đủ dẫn tới việc phòng chống của phụ nữ chưa tốt. Mặc dù BCS là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh LTQĐTD nhưng tỷ lệ sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất lại khá thấp (11,5%). Trong khi việc khám phát hiện và điều trò bệnh là rất cần thiết thì tỷ lệ khám phụ khoa của phụ nữ cũng rất thấp (khoảng 20%). Nghiên cứu đònh tính cũng đã cho thấy nhiều đối tượng vẫn chưa sử dụng dòch vụ này: "Chò em phụ nữ thì vẫn có nhưng ngại vì chưa chồng nên đi khám vẫn ngại" (26 tuổi, TLN nữ chưa chồng xã Dương Sơn). 4. Bàn luận Kết quả nghiên cứu chỉ rõ kiến thức của VTN tại các xã điều tra còn kém và thấp hơn so với mặt bằng chung của VTN Việt Nam. Chẳng hạn, liên quan đến kiến thức về thời điểm dễ có thai nhất của phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, chỉ có 8,4% học sinh nam và 3,8% học sinh nữ lựa chọn đúng đáp án "giữa chu kỳ kinh". Tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả điều tra SAVY 2 ở nhóm dân tộc thiểu số và nhóm học sinh THCS (tương ứng 6% với nam và 12% với nữ) [3]. Tương tự, các tỷ lệ học sinh kể được 7, 8, 9, 10 BPTT đều thấp hơn ở cùng nhóm VTN dân tộc thiểu số và nhóm học sinh THCS [3]. VTN 12-15 tuổi gặp khó khăn trong trang bò kiến thức và tâm lý liên quan SKSS/SKTD. Điều này cho thấy những hạn chế của việc giáo dục VTN về vấn đề SKSS/SKTD tại nhà trường, gia đình và của công tác truyền thông tại các cơ sở y tế huyện Na Rì; nhu cầu cần triển khai mở rộng gói dòch vụ sức Hình 3. Kiến thức về các BPTT của phụ nữ Hình 4. Kiến thức về các bệnh LTQĐTD của phụ nữ Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 8 | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) 9 khỏe thân thiện cho VTN, kết hợp tuyên truyền giáo dục, tư vấn [5]. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra phụ nữ có kiến thức kém về QHTD an toàn, các BPTT và bệnh LTQĐTD. Có thể giải thích là do đặc điểm của huyện Na Rì - một huyện vùng sâu và xa, phụ nữ không có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện truyền thông đại chúng. Các con số liên quan đến tỷ lệ phụ nữ sử dụng các BPTT (87,3% và 88,9% tương ứng với nhóm có chồng và chưa chồng nhưng có QHTD) cho thấy một dấu hiệu đáng mừng về công tác tuyên truyền về KHHGĐ. Đây cũng chính là thành tựu chung của toàn ngành y tế Việt Nam: cứ 10 phụ nữ 15-49 tuổi có chồng thì có 8 người sử dụng một biện pháp tránh thai nào đó, trong đó chỉ có 1 người dùng biện pháp truyền thống - mức sử dụng các biện pháp truyền thống thấp nhất trong 20 năm qua [1]. Nhằm xác đònh các chiến lược can thiệp thu hẹp khoảng cách về các kết quả về chăm sóc SKSS so với khu vực thành thò, nông thôn trong khuôn khổ dự án " Chăm sóc SKSS và SKTD cho phụ nữ và trẻ em", nghiên cứu được tiến hành trong đó bao gồm cấu phần mô tả kiến thức, thái độ và thực hành về SKSS/SKTD của VTN và phụ nữ 15-49 tuổi. Kết quả nghiên cứu giải thích một phần những thực trạng cũng như khoảng cách về các kết quả này so với khu vực thành thò, đồng bằng. Tuy nhiên, các yếu tố thuộc về bối cảnh như cơ sở vật chất, chất lượng cán bộ của cơ sở y tế cũng cần thay đổi trong tổng thể dự án. Một điểm hạn chế của nghiên cứu là mới chỉ tìm hiểu được trên nhóm đối tượng VTN 12-15 tuổi đang đi học, do đó các thông tin chưa phản ánh một cách đại diện cho VTN nói chung của huyện Na Rì. Nghiên cứu này đã chỉ ra những thiếu hụt về kiến thức, thực hành về chăm sóc SKSS của phụ nữ 15-49; cũng như kiến thức, thái độ và thực hành của VTN 12-15 tuổi còn mơ hồ và không đầy đủ về SKSS và SKTD. Đồng thời nghiên cứu đã chỉ ra sự chênh lệch đáng kể về các kết quả này so với các khu vực thành thò, đồng bằng. Một số khuyến nghò chính cho can thiệp: - Truyền thông về SKSS cho phụ nữ cần tập trung hơn nữa về các BPTT, bệnh LTQĐTD, QHTD an toàn. - Truyền thông về SKSS VTN nên chú trọng vào các chủ đề như đặc điểm tuổi dậy thì, QHTD an toàn, các bệnh LTQĐTD, mang thai và các BPTT. - Cần tập trung truyền thông thêm cho nhóm giáo viên, cha mẹ học sinh để có thể cởi mở trao đổi, trang bò kiến thức, hỗ trợ tâm lý cho các em. - Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bò của các cơ sở y tế, nâng cao chất lượng CBYT cần được ưu tiên tiến hành một cách toàn diện. Lời cảm ơn Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn tổ chức ChildFund Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện để có thể triển khai nghiên cứu này tại huyện Na Rì. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế (2010), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2010. Hệ thống Y tế Việt Nam trước thềm kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, Hà Nội. 2. ChildFund và Sở Y tế Bắc Kạn. Đánh giá nhu cầu về sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại hai xã Na Rì, tháng 5, 2010. 3. Cục Dân số và KHHGĐ - Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch Đầu tư (2008), Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam, Hà Nội. 4. Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn. Báo cáo khảo sát hàng. 5. Thủ tướng Chính phủ. Quyết đònh số: 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006. 6. Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế, 2011 (tr45.Báo cáo kết quả khảo sát thực trạng mạng lưới và năng lực cung cấp dòch vụ CSSKSS Việt Nam 2010). Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 9 . areas and Kiến thức, thái độ và thực hành về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của vò thành niên và phụ nữ 15- 49 tại huyện Na Rì, Bắc Kạn Nguyễn Thò Nga (*), Hứa Thanh Thủy (*), Nguyễn Thái Quỳnh. hiện tại Na Rì, một huyện nghèo vùng sâu của tỉnh Bắc Kạn, nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của phụ nữ và vò thành niên (VTN) về chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) và sức khỏe tình dục. chung của huyện Na Rì. Nghiên cứu này đã chỉ ra những thiếu hụt về kiến thức, thực hành về chăm sóc SKSS của phụ nữ 15- 49; cũng như kiến thức, thái độ và thực hành của VTN 12 -15 tuổi còn mơ hồ và