TÓM TẮT Bài viết này nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi Châu Á trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến năm 2012, bên cạnh đó, tác giả
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NGÔ THỊ MỸ HẰNG
TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC QUỐC GIA
MỚI NỔI CHÂU Á
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NGÔ THỊ MỸ HẰNG
TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC QUỐC GIA
MỚI NỔI CHÂU Á
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan nội dung trong bài nghiên cứu này là kết quả độc lập của tác giả với sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt Số liệu và các trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
Tp HCM, ngày 16 tháng 01 năm 2014
Tác giả
Ngô Thị Mỹ Hằng
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Tóm tắt 1
1 GIỚI THIỆU 2
2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 5
2.1 Lý thuyết về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế 5
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm 7
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu 21
3.2 Mô hình và phương pháp nghiên cứu 24
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Các biến và nguồn dữ liệu tương ứng
Bảng 3.2: Các giá trị thống kê mô tả của các biến
Bảng 3.3: Hệ số tương quan giữa các biến
Bảng 3.4: Tổng hợp Kết quả kiểm định các giả thiết Panel Data đối với 11 quốc gia mới nổi Châu Á
Bảng 3.5: Kiểm định phương sai thay đổi trong cùng nhóm (11 quốc gia)
Bảng 3.6: Kiểm định phương sai thay đổi giữa các nhóm – mô hình Pooled OLS (11 quốc gia)
Bảng 3.7: Kiểm định phương sai thay đổi giữa các nhóm – mô hình FEM (11 quốc gia) Bảng 3.8: Kiểm định phương sai thay đổi giữa các nhóm - mô hình REM (cho 11 quốc gia)
Bảng 3.9: Kiểm định tự tương quan bậc nhất - mô hình Pooled OLS (cho 11 quốc gia) Bảng 3.10: Kiểm định tự tương quan bậc nhất - mô hình REM (cho 11 quốc gia)
Bảng 3.11: Kiểm định tự tương quan bậc nhất - mô hình FEM (cho 11 quốc gia)
Bảng 3.12: Kiểm định tương quan giữa các sai số của các quốc gia - mô hình Pooled OLS (cho 11 quốc gia)
Bảng 3.13: Kiểm định tương quan giữa các sai số của các quốc gia - mô hình FEM (cho 11 quốc gia)
Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thiết Panel Data đối với khu vực các quốc gia Đông Nam Á (ĐNA)
Bảng 3.15: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thiết Panel Data đối với khu vực các quốc gia ngoài Đông Nam Á
Bảng 3.16: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thiết của mô hình Within-Group
Bảng 3.17: Kiểm định phương sai thay đổi trong cùng nhóm – mô hình Within-Group (11 quốc gia)
Trang 7Bảng 3.18: Kiểm định phương sai thay đổi giữa các nhóm – mô hình Within-Group (11
quốc gia)
Bảng 3.19: Kiểm định tự tương quan bậc nhất– mô hình Within-Group (11 quốc gia)
Bảng 3.20: Kiểm định tương quan giữa các sai số của các quốc gia – mô hình
Within-Group (11 quốc gia)
Bảng 4.1: Kết quả hồi quy mô hình Within-Group đối với 11 quốc gia
Bảng 4.2: Kết quả hồi quy từ Stata mô hình Within-Group đối với 11 quốc gia
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy mô hình Within-Group đối với nhóm quốc gia mới nổi Đông Nam Á và Ngoài Đông Nam Á
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy từ Stata mô hình Within-Group đối với khu vực Đông Nam
Á
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy từ Stata mô hình Within-Group đối với khu vực ngoài Đông Nam Á
Trang 8TÓM TẮT
Bài viết này nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi Châu Á trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến năm 2012, bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu tác động của các nhân tố như tốc độ tăng trưởng của lao động, đầu tư nội địa và xuất khẩu lên tăng trưởng kinh tế Thông qua việc áp dụng
kỹ thuật ước lượng bình phương bé nhất tổng quát đối với mô hình Within-Group, kết quả thu được cho thấy nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi Châu Á Bằng cách chia các quốc gia mới nổi Châu Á thành 2 nhóm: nhóm các quốc gia mới nổi Đông Nam Á và nhóm các quốc gia mới nổi còn lại, kết quả hồi quy cho thấy có sự khác biệt trong mức độ tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở hai nhóm quốc gia này Ở khu vực Đông Nam Á: khi nợ ròng nước ngoài tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP giảm 1.1%, ở khu vực các quốc gia còn lại của Châu Á: khi nợ ròng nước ngoài tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP giảm tương ứng 4% Kết quả này cho thấy rằng ở khu vực các quốc gia ngoài Đông Nam Á thì nợ ròng nước ngoài có tác động rõ rệt hơn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế so với khu vực các quốc gia Đông Nam Á
Trang 91 GIỚI THIỆU
Tăng trưởng kinh tế bền vững là mối quan tâm chủ yếu cho tất cả các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển thường xuyên phải đối mặt với thâm hụt tài chính, nguyên nhân thâm hụt chủ yếu là do mức độ nợ nước ngoài và thâm hụt tài khoản vãng lai Trong quá khứ, các công ty và ngân hàng trên khắp châu Á sụp đổ bởi
họ không có khả năng hoàn trả các khoản vay nợ nước ngoài trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ Đồng nội tệ lao dốc khiến các khoản nợ nước ngoài tăng giá, gây thêm
áp lực cho các nền kinh tế các quốc gia châu Á vốn đang gặp nhiều khó khăn Nợ nước ngoài đang đe dọa đến đà phục hồi và sự ổn định của nền kinh tế thế giới, viễn cảnh của cuộc tái suy thoái toàn cầu đang được đặt ra Do đó, các nhà kinh tế đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Theo thời gian, các nghiên cứu khác nhau đã cố gắng để khám phá mối quan hệ này sử dụng bộ dữ liệu
và các phương pháp khác nhau Một số các nghiên cứu đã nhận định về tác động tiêu cực của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế, trong khi một số nghiên cứu khác thì không Trong bài viết này, tác giả tìm hiểu về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi Châu Á nhằm bổ sung kết quả vào kho tàng các nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế
Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trong luận văn này được xây dựng chủ yếu dựa trên quan điểm của giả Fosu (1999) cụ thể gồm các nhân tố: tốc độ tăng trưởng của nguồn lao động, tổng đầu tư nội địa, xuất khẩu và nợ ròng nước ngoài Mục tiêu chính của luận văn này là tập trung nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi Châu Á với các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau:
Nợ nước ngoài có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi châu Á hay không?
Trang 10 Tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế giữa nhóm các quốc gia mới nổi ở khu vực Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) và nhóm các quốc gia còn lại (Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Hàn Quốc và Pakistan) có khác nhau hay không?
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thông qua việc áp dụng các
mô hình ước lượng đối với dữ liệu bảng để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã nêu trên Tác giả sử dụng các mô hình chủ yếu của dữ liệu bảng: mô hình hồi quy Pooled OLS (Pooled regression model), mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed effects model) và
mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effects model) Từ đó tác giả xem xét một số giả thiết quan trọng của các mô hình trên, xác định mô hình phù hợp (mô hình Within-Group) và tiến hành ước lượng các hệ số hồi quy giải đáp cho các câu hỏi nghiên cứu
đã đưa ra Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đến tốc
độ tăng trưởng kinh tế, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của lao động, đầu tư nội địa và xuất khẩu có ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia mới nổi Châu Á Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở khu vực các quốc gia ngoài Đông Nam Á thì nợ nước ngoài có tác động rõ rệt hơn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
so với các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á
Sau khi xem xét các tài liệu có liên quan về chủ đề nghiên cứu tại mục 2, tác giả
mô tả ngắn gọn dữ liệu và phương pháp phân tích thực nghiệm tại mục 3, và tiếp theo mục 4 là kết quả nghiên cứu, cuối cùng là kết luận và các hạn chế của bài nghiên cứu
Trang 11Tóm tắt phần 1
Mục tiêu chính của bài nghiên cứu:
Nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở các Quốc gia mới nổi Châu Á
So sánh mức độ tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở khu vực các quốc gia thuộc Đông Nam Á và khu vực các quốc gia ngoài Đông Nam Á
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu chủ yếu về vay nợ nước ngoài; tăng trưởng kinh tế; tốc độ tăng trưởng của các yếu tố xuất khẩu, lao động, đầu tư nội địa của 11 quốc gia mới nổi Châu Á
Số liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến năm 2012
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp định lượng thông qua việc áp dụng các mô hình ước lượng đối với dữ liệu bảng bao gồm các mô hình: Pooled OLS, FEM và REM Từ đó tác giả xem xét một số giả thiết quan trọng của các mô hình trên, xác định mô hình phù hợp (mô hình Within-Group) và tiến hành ước lượng các hệ số hồi quy giải đáp cho các câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra
Kết cấu của bài nghiên cứu
Phần 1: Giới thiệu
Phần 2: Tổng quan lý thuyết
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và kết luận
Trang 122 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1 Lý thuyết về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế
Nợ nước ngoài là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Chính vì thế, đã có nhiều lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế từ trước tới nay Một trong những lý thuyết phổ biến và nổi bật nhất chính là “Lý thuyết nghịch lý nợ”
(Debt overhang) Lý thuyết này được thảo luận lần đầu tiên vào năm 1977 bởi Stewart
C Myers Khái niệm của ông được dựa trên quyết định đi vay của một công ty Theo quan điểm của các tác giả về sau như Krugman (1988) và Sachs (2000) thì nghịch lý
nợ là tình trạng trong đó dịch vụ nợ sẽ giảm dần khi tổng nợ tăng lên Lý thuyết này cho rằng nếu như nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một quốc gia thì dịch vụ nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong nước từ đó ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng Nếu nợ nước ngoài lớn hơn khả năng trả nợ của một quốc gia thì chi phí dịch vụ nợ dự kiến sẽ kìm hãm đầu tư trong và ngoài quốc gia, gây hại cho tăng trưởng kinh tế Do đó dịch
vụ nợ được coi là thuế tiềm ẩn, nó không những kìm hãm đầu tư và bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế mà còn làm cho các quốc gia đang mắc nợ hầu như không thể thoát khỏi đói nghèo (Clements et al., 2003) Ogunlana (2005) định nghĩa gánh nặng nợ là tỷ lệ giữa nguồn lực hiện tại (thu nhập) và nguồn chi tiêu tài chính Vì vậy, khi một quốc gia chi tiêu quá nhiều nguồn lực để trả nợ nước ngoài thì sẽ làm tăng thêm gánh nặng nợ Dịch vụ nợ gây khó khăn cho nhiều quốc gia đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển vì quốc gia con nợ phải chi trả nhiều hơn số tiền thực tế nhận được từ cùng một món nợ Từ đó dẫn đến suy giảm nguồn tài nguyên cũng như nguồn lực tài chính của các quốc gia con nợ, gây tác động xấu đến quá trình tăng trưởng Clements, et al (2003) cho rằng tuy việc vay nợ nước ngoài có tác động tích cực đến quá trình đầu tư
và phát triển của một quốc gia nhưng ở chiều ngược lại việc phải trả nợ nước ngoài lại
có khả năng ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển do phải tập trung các nguồn lực
Trang 13vào việc trả nợ thay vì vào việc đầu tư Hơn nữa Fosu (2010) phát hiện ra rằng việc trả
nợ làm thay đổi chi tiêu ở các lĩnh vực xã hội, y tế và giáo dục Mục đích của vay nợ là
để tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước phát triển hơn, nhưng việc trả nợ làm cắt giảm hầu hết các nguồn lực dẫn đến việc suy thoái Kết quả là tạo ra trở ngại lớn trong sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia do phải thanh toán các khoản nợ nước ngoài với lãi suất cao Theo Ngân Hàng Thế Giới (2011) các nước đang phát triển phải chịu gánh nặng về nợ nước ngoài và dịch vụ nợ hơn là tập trung cho phát triển Ở các nước tiên tiến như Mỹ (USA), Vương quốc Anh, và Nhật Bản trong giai đoạn 1990 – 2012 hầu
như không có bất cứ khoản nợ nào
Câu hỏi đặt ra là vậy nợ nước ngoài có một mức ngưỡng an toàn nào cho các quốc gia không? Đề cập đến vấn đề này tác giả Reinhart & Rogoff (2010) đã có những nhận định của mình trong bài nghiên cứu về “tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và nợ nước ngoài” Tác giả của bài nghiên cứu đã sử dụng bộ dữ liệu của 44 quốc gia phát triển và đang phát triển trong khoảng thời gian 200 năm (bao gồm 3700 quan sát) Kết quả mức ngưỡng nợ chính phủ trên GDP là 90%, nếu tỷ lệ này vượt quá 90% thì tốc độ tăng trưởng trung bình giảm Mức ngưỡng nợ công này tương tự cho các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi Tuy nhiên, ở các thị trường mới nổi thì mức ngưỡng cho nợ nước ngoài (tính bằng ngoại tệ) thấp hơn Khi nợ nước ngoài đạt 60% của GDP thì tăng trưởng hàng năm giảm khoảng 2%, nếu mức ngưỡng nợ nước ngoài cao hơn 60% thì tốc độ tăng trưởng giảm đi một nửa Theo một nghiên cứu khác của Mehmet at al (2010) đề cập đến ước tính mức ngưỡng nợ dựa trên một bộ dữ liệu hàng năm của 99 nền kinh tế đang phát triển và phát triển trong khoảng thời gian 1980 – 2008 Nghiên cứu phát hiện tồn tại mức ngưỡng nợ (tỉ lệ nợ công trên GDP) là 77% Nếu tỉ lệ này vượt trên 77% thì mỗi phần trăm tăng thêm của nợ sẽ làm giảm 0.017% tăng trưởng thực tế trung bình hàng năm Ở các thị trường mới nổi thì hiệu quả rõ rệt hơn, mức ngưỡng nợ là 64% Nếu tỷ lệ này vượt quá 64% thì 1% tăng lên của nợ công sẽ làm
Trang 14giảm tăng trưởng thực tế hàng năm 0.02% Như vậy, có tồn tại một mức ngưỡng nợ ở các quốc gia khác nhau với mức độ khác nhau
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm
Bên cạnh những lý thuyết và quan điểm về mối quan hệ nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế thì cũng có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả nước ngoài
và tác giả trong nước về vấn đề này Dưới đây tác giả sẽ liệt kê một số nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả nước ngoài
- Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Châu Phi - tác giả Fosu (1999)
Bài nghiên cứu đã sử dụng bộ dữ liệu chéo với phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để đo lường tác động của các nhân tố: tốc độ tăng trưởng của nguồn lao động, đầu tư nội địa, xuất khẩu, và nhân tố nợ ròng nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này trong giai đoạn 1980 – 1990
Mô hình thực nghiệm cụ thể như sau:
Y it = β 1 + β 2 L it + β 3 K it + β 4 X it + β 5 D it + ε it
Trong đó:
Biến nợ nước ngoài ròng được tính bằng hiệu số giữa tổng nợ nước ngoài và tổng dự trữ quốc gia Kết quả nghiên cứu của Fosu (1999) nhấn mạnh nợ nước ngoài gây tác hại cho tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia trong khu vực này, đồng thời cho rằng tăng
Trang 15trưởng sẽ có thể cao hơn 50% nếu không có gánh nặng nợ nần nước ngoài Có rất ít bằng chứng cho thấy một mối tương quan nghịch chiều giữa nợ và mức độ đầu tư Nợ nước ngoài vẫn có thể là gánh nặng ngay cả khi nó ít ảnh hưởng đến mức độ đầu tư
- Tác động của nợ nước ngoài lên tốc độ tăng trưởng ở Keyna - tác giả Were (2001)
Tác giả sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian để nghiên cứu trong giai đoạn 1970 – 1995 với
mô hình như sau:
GRATE= α 0 + α 1 EDGDP + α 2 DSR + α 3 FFDC + α 4 PINV + α 5 TOT + α 6 SER +
α 7 INFL + α 8 GPUIV + α 9 DRER+ ε 1t
Trong đó:
Các kết quả thực nghiệm của Were (2001) chỉ ra rằng nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và đầu tư tư nhân ở Kenya và khẳng định có sự tồn tại hiện tượng nghịch lý nợ Nguyên nhân của nợ nước ngoài ở Kenya là do các yếu tố bên trong và bên ngoài Yếu tố nội bộ chủ yếu là chính sách tài khóa mở rộng và chính sách
Trang 16thương mại bị bóp méo, đặc biệt là chính sách hướng về hàng xuất khẩu Các yếu tố bên ngoài bao gồm suy giảm về mặt thương mại dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán, lãi suất cao trên thế giới Ngoài ra các yếu tố như điều kiện hạn hán cũng đã góp phần làm gia tăng gánh nặng nợ nước ngoài Nhìn chung, kết quả hỗ trợ lập luận cho rằng nợ nước ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngay cả khi nó không gây ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư Các mô hình đầu tư cũng cho thấy rằng hiện tượng lấn át đầu tư hiện nay là kết quả của một lượng tương đối lớn các khoản nợ nước ngoài Ngược lại dịch vụ nợ không có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Có thể cho rằng, dịch vụ nợ của Kenya được coi là tương đối thấp hơn so với các quốc gia khác trong nhóm các quốc gia nghèo mắc nợ (HIPCs)
- Nợ nước ngoài, đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia có thu nhập thấp - tác giả Clements, et al (2003)
Tác giả sử dụng dữ liệu bảng để phân tích tác động của nợ nước ngoài đến sự tăng trưởng ở 55 quốc gia có thu nhập thấp trong khoảng thời gian từ 1970 – 1999 với mô hình cụ thể như sau:
GRPCY it =α 0 +α 1 LYRPC (-1)it +α 2 TOTGR it +α 3 POPGR it +α 4 GSEC it +α 5 GROINV it +
α 6 FISBAL it +α 7 OPEN it +α 8 DEBTSERX it +α 9 EXTDEBT it +α 10 EXTDEBT2 it +µ it
Trong đó:
Trang 17OPEN = Chỉ số mở cửa thương mại
Sử dụng mô hình mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed effects) và GMM trong phân tích
dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu của tác giả Clements, et al (2003) cho thấy việc giảm
nợ nước ngoài ở các quốc gia có thu nhập thấp sẽ trực tiếp làm tăng tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người khoảng 1% mỗi năm Việc giảm dịch vụ nợ nước ngoài cũng gián tiếp làm gia tăng sự phát triển quốc gia thông qua tác động của đầu tư công Kết quả ước lượng thực nghiệm đã hỗ trợ cho giả thuyết nghịch lý nợ Nợ nước ngoài cao hơn mức ngưỡng nợ nhất định sẽ dẫn đến tăng trưởng của thu nhập bình quân đầu người thấp hơn Tùy thuộc vào phương pháp ước lượng được sử dụng, kết quả mức ngưỡng nợ (tỉ lệ nợ/GDP) là khoảng 30 – 37%, tương đương 115 – 120 % xuất khẩu
Cả hai mô hình ước lượng đều chỉ ra rằng tổng đầu tư có ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng của GDP Trong khi đó, tỷ lệ nhập học của trường trung học thì không có dấu hiệu ảnh hưởng lên tốc độ tăng trưởng của thu nhập
- Tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế của quốc gia Sudan - tác giả Mohamed (2005)
Tác giả sử dụng phương pháp OLS để đo lường tác động của các nhân tố nợ nước ngoài, xuất khẩu, tỉ lệ lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Mô hình được tác giả sử dụng như sau:
G t = β 1 D t +β 2 X t +β 3 P t-1 +U t
Trang 18- Tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế ở quốc gia Ghana – tác giả Frimpong & Oteng-Abayi (2006)
Trong thập niên 80, Ghana phải đối mặt với vấn đề nợ nần nghiêm trọng, các khoản thanh toán nợ nước ngoài là 114% GDP vào cuối năm 1982 Vào cuối năm 2000, nợ của Chính phủ Ghana và nợ bảo lãnh đã lên đến 6 tỷ USD, chiếm khoảng 571% của doanh thu tài chính, 157% xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, và 78% của GDP
Các tác giả đã sử dụng mô hình như sau:
Y t = α 0 + α 1 lnEDT t + α 2 lnFDI t + α 3 lnINV t + α 4 lnTDS t + α 5 EXP t + ε t
Trong đó:
Trang 19INV = Đầu tư trong nước (%GDP)
bằng cách lấy tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tính theo giá hiện tại qui về đồng tiền địa phương và chia cho chỉ số giá điều chỉnh hàng nhập khẩu
Trong kết quả nghiên cứu, Frimpong và Oteng-Abayi (2006) cho rằng trong dài hạn nợ nước ngoài, dịch vụ nợ và đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Sự gia tăng dòng vốn nợ nước ngoài có tác dụng tích cực trong khi sự gia tăng dịch vụ nợ nước ngoài ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và tồn tại hiệu ứng lấn át đầu tư ở quốc gia này Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến tăng trưởng kinh tế Còn đầu tư nội địa thì lại có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế
- Tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế của quốc gia Nigeria và khu vực Nam Phi – tác giả S.Ayadi & O.Ayadi (2008)
Tác giả đã sử dụng phương pháp OLS và GLS để đo lường tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế trong khoảng thời gian 1994 – 2007 Nghiên cứu sử dụng các biến tỷ lệ tăng trưởng GDP thực; nợ nước ngoài trên GDP; tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu, vốn; tỷ lệ đầu tư, tỷ lệ thanh toán nợ trên GDP thực Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Các biến nợ nước ngoài trên GDP; tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu, vốn; tỷ lệ đầu tư và thanh toán nợ trên GDP thực thay đổi 42% tăng trưởng kinh tế ở Nigeria và 99% tăng trưởng kinh tế ở Nam Phi Tuy nhiên, tỷ lệ xuất khẩu lại ít ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở Nigeria nhưng lại ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng ở Nam Phi Bên cạnh đó, dịch vụ nợ ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Nigeria và Nam Phi Các tác giả nhận định
Trang 20rằng Nigeria, Nam Phi và các quốc gia mắc nợ trên thế giới khi vay nợ nước ngoài chỉ nên ưu tiên các dự án có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế và phải có chính sách quản lý nợ minh bạch, đồng thời chính phủ cần phải cắt giảm chi tiêu công một cách hợp lý để giảm thâm hụt ngân sách
- Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển – tác giả Safia & Shabbir (2009)
Tác giả sử dụng dữ liệu từ 24 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1976 – 2003 để khám phá mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, tập trung vào nợ nước ngoài và các dịch vụ nợ dẫn đến hiện tượng lấn át đầu tư Các biến được sử dụng
là GDP, mức dự trữ quốc tế ròng, tỷ giá thực, mức độ lạm phát, độ mở của thương mại, lãi suất cho vay, tín dụng trong nước, mức độ đầu tư và thâm hụt tài chính Với mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed effects model) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effects model), kết quả của nghiên cứu phù hợp với cả hai lý thuyết nghịch lý
nợ (debt-overhang) và lý thuyết về thanh khoản cho thấy nợ nước ngoài ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế và mức độ cao hơn của nợ nước ngoài dẫn đến hiện tượng lấn
át đầu tư Kết quả nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ nghịch chiều giữa nợ nước ngoài và tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc gia đang phát triển Mức lạm phát cao hơn không cản trở tăng trưởng kinh tế, trong khi đầu tư góp phần làm tăng trưởng GDP Tổng vốn đầu tư so với GDP cũng như đầu tư công và đầu tư tư nhân có mối quan hệ tích cực với tốc độ tăng trưởng GDP, góp phần ảnh hưởng tới sự thịnh vượng của nền kinh tế
- Tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế ở quốc gia Nigeria – tác giả Ajayi & Oke (2012)
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu chuỗi thời gian với mô hình OLS Các biến được sử dụng trong mô hình bao gồm: thu nhập quốc gia, dịch vụ nợ, dự trữ biến
Trang 21ngoài và lãi suất thực Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ nước ngoài đã có ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập quốc gia Nợ nước ngoài cao dẫn đến sự mất giá của đồng nội tệ,
tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tình trạng đình công xảy ra liên tục và hệ thống giáo dục yếu kém Điều này dẫn đến nền kinh tế của Nigeria bị suy thoái Bên cạnh đó dịch vụ nợ có một mối quan hệ tích cực với thu nhập quốc gia, khi dịch vụ nợ tăng 49% sẽ dẫn đến thu nhập quốc gia tăng 127,89% Điều này tương đương với 1% gia tăng trong dịch vụ
nợ sẽ đem lại 12% gia tăng trong thu nhập quốc gia Mối quan hệ này không phù hợp với kỳ vọng trước đó Đối với nhân tố dự trữ nước ngoài thì có mối quan hệ tích cực với thu nhập quốc gia Dự trữ nước ngoài tăng 1% thì thu nhập quốc gia sẽ tăng 42% Mối quan hệ này phù hợp với kỳ vọng trước đó
- Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Nigeria - Sulaiman & Azeez (2012)
Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), phương pháp Kiểm định đơn vị (ADF), Kiểm định đồng liên kết Johansen, phương pháp hiệu chỉnh sai số (ECM)
Mô hình cụ thể như sau:
GDP = β 0 +β 1 EXD+β 2 EXD/X+β 3 INF+β 4 EXR+ ε
Trong đó:
EXD/X = Nợ nước ngoài/Xuất khẩu (%)
INF = Tỷ lệ lạm phát (%)
EXR = Tỷ giá hối đoái
Trang 22Trong kết quả của bài nghiên cứu tác giả Sulaiman & Azeez (2012) đã nhận định nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Trong khi đó nhân tố nợ nước ngoài/xuất khẩu, lạm phát và tỷ giá hối đoái có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh
tế
- Tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế ở Tanzania – tác giả Kasidil & Said (2013)
Tanzania là một trong số những quốc gia đang phát triển đã thực hiện các biện pháp tự
do hóa nền kinh tế Để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng kéo dài kể từ cuối những năm 1970, Tanzania đã ký một thỏa thuận với Ngân hàng Thế giới (WB)
và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào năm 1986 thông qua các chương trình điều chỉnh cơ cấu Nợ nước ngoài của Tanzania đã lên tới con số 8,7 tỷ USD trong năm 2010, trong khi con số này chỉ là 6,5 tỷ USD trong năm 1990 Bên cạnh đó GDP của Tanzania giảm từ 130,1 % năm 1990 còn 41,6% trong năm 2010 Cho đến nay các khoản nợ nước ngoài của Tanzania là bền vững (Bộ Tài chính, 2012) Hoặc hiệu suất kinh tế vĩ
mô của Tanzania đã được thực hiện tốt Tốc độ tăng trưởng tăng 7% và thu ngân sách cũng tăng 16,4 %GDP Đây là kết quả của các nguồn tài trợ và mở rộng trong chi tiêu công Trong nghiên cứu tác giả đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và gánh nặng nợ nước ngoài bằng cách sử dụng một mô hình phát triển bởi Malik và các cộng sự để phân tích dữ liệu chuỗi thời gian Trong phần kết quả của nghiên cứu, tác giả Kasidil & Makame (2013) nhận định rằng khi nợ nước ngoài tăng 1% thì GDP giảm 9% Nợ nước ngoài của Tanzania chủ yếu bao gồm các khoản cho vay đa phương
và song phương, trong đó có kỳ hạn dài từ 20 đến 40 năm Như vậy, trong giai đoạn
1990 – 2010 các dịch vụ nợ của Tanzania chủ yếu là các khoản thanh toán tiền lãi
- Dịch vụ nợ và tăng trưởng kinh tế của Indonesia - tác giả Cholifihani (2008)
Nghiên cứu đã có những nhận định liên quan về nợ nước ngoài Kết quả từ mô hình hồi quy cho rằng nợ trong nước tăng 1% thì tăng trưởng kinh tế tăng 0,47%, và ngược lại
Trang 23nợ nước ngoài trên GDP tăng 1% sẽ làm giảm 0,16% tăng trưởng kinh tế Kết quả đã cho thấy tác động tiêu cực của nợ nước ngoài/GDP đối với tăng trưởng kinh tế Tuy rẻ hơn so với nợ trong nước nhưng nợ nước ngoài lại chịu rủi ro về tỷ giá
Tại Việt Nam cũng có nhiều tác giả đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Bên dưới là một số nghiên cứu tiêu biểu ở những năm gần đây:
- Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam – tác giả Phạm Văn Dũng (2011)
Nghiên cứu phân tích mối quan hệ định lượng giữa GDP, nợ nước ngoài, đầu tư nội địa, dịch vụ nợ và độ mở nền kinh tế, trong đó mục đích chính là tìm ra mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2010 Kết quả của tác giả Phạm Văn Dũng (2011) cho thấy trong dài hạn các nhân tố nợ nước ngoài, đầu tư nội địa, độ mở nền kinh tế và xuất khẩu đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam Ngược lại dịch vụ nợ nước ngoài lại có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế
- Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam – tác giả Đoàn Ngọc Châu (2012)
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố nợ nước ngoài, nợ nước ngoài/xuất khẩu và lạm phát giải thích được khoảng 58,7% thay đổi của biến tăng trưởng kinh tế Các nhân
tố này cũng đều có quan hệ cân bằng dài hạn với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm Nợ nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu tại Việt Nam, nó đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của quốc gia Trong khi đó, lạm phát tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Điều này ngụ ý rằng vay nợ nước ngoài đã làm cho chi tiêu của chính phủ tăng lên, kéo theo làm tăng tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế do phần lớn số nợ nước ngoài dùng để chi cho đầu
Trang 24tư Tuy nhiên trong ngắn hạn, nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam
Trang 25Tóm tắt phần 2
Nghịch lý nợ là tình trạng trong đó dịch vụ nợ sẽ giảm dần khi tổng nợ tăng lên
Lý thuyết này cho rằng nếu như nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một quốc gia thì dịch vụ nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong nước từ đó ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng Do đó, với một mức nợ hợp lý thì vay nợ tăng lên sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng nhưng nếu tổng nợ tích lũy lớn sẽ có thể cản trở tăng trưởng kinh tế
Tổng kết các phân tích của các nhà kinh tế học trên thế giới: các tác giả đã cho rằng nợ nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, một
số các nghiên cứu đã nhận định về tác động tiêu cực của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế, trong khi một số nghiên cứu khác thì không Đối với các nghiên cứu nội địa cho thị trường Việt Nam, các tác giả đã cho rằng nợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nhưng dịch vụ nợ nước ngoài lại có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế
Bên dưới là bảng tóm lược về kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong và ngoài nước:
Tác giả Thời gian
Nợ ròng gây tác hại cho tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Châu Phi, tăng trưởng kinh tế sẽ
có thể cao hơn 50% nếu không
có gánh nặng nợ nần nước ngoài
Trang 26Tác giả Thời gian
Mohamed
Nợ nước ngoài và lạm phát có tác động tiêu cực nhưng xuất khẩu lại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
nợ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế
Trang 27Tác giả Thời gian
nghiên cứu
Quốc gia nghiên cứu
Cholifihani
Nợ nước ngoài trên GDP tăng 1% sẽ làm giảm 0,16% tăng trưởng kinh tế Kết quả đã cho thấy tác động tiêu cực của nợ nước ngoài/GDP đối với tăng trưởng kinh tế
Safia &
24 quốc gia đang phát triển
Kết quả cho thấy một mối quan
hệ nghịch chiều giữa nợ nước ngoài và tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc gia đang phát triển
Trang 28Tác giả Thời gian
nghiên cứu
Quốc gia nghiên cứu
Sulaiman &
Nợ nước ngoài tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Trong khi đó nhân tố nợ nước
ngoài/xuất khẩu, lạm phát và tỷ giá hối đoái có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
Đoàn Ngọc
Nợ nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu tại Việt Nam, nó đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của quốc gia Kasidil &
Trang 293 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu
Trong mô hình nghiên cứu, tác giả thu thập dữ liệu hàng năm từ 1994 đến 2012 về tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP – Y; Nợ nước ngoài ròng/GDP – D; tốc độ tăng trưởng của nguồn lao động – L, xuất khẩu – X, đầu tư nội địa – K của các quốc gia mới nổi Châu Á bao gồm các quốc gia sau đây: Trung Quốc (đã bao gồm Đài Loan), Ấn Độ, Hồng Kông, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Pakistan, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam Dữ liệu được khai thác chủ yếu từ WB và ADB
Tác giả chia mẫu nghiên cứu thành 2 nhóm nhỏ: nhóm gồm 6 quốc gia mới nổi ở
khu vực Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt
Nam) và nhóm các quốc gia còn lại ngoài khu vực Đông Nam Á (Trung Quốc, Ấn Độ,
Hồng Kông, Hàn Quốc và Pakistan)
Tác giả đã chia hai nhóm quốc gia như trên vì các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á và ngoài Đông Nam Á cũng có những đặc điểm khác nhau Các quốc gia ngoài Đông Nam Á đa số là các nước công nghiệp mới thế hệ thứ nhất như Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc Các quốc gia này giờ đây đã đạt trình độ tương đương các nước phát triển với tiến trình cởi mở chính trị, GDP trên đầu người cao, và chính sách kinh tế mạnh mẽ, hướng về xuất khẩu Các quốc gia này cũng có chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức hơn 90% chỉ số trung bình của Liên minh châu Âu, riêng Hàn Quốc là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Ngày nay, các quốc gia này đã vượt qua giai đoạn công nghiệp hóa Còn các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á là các nước công nghiệp hóa đi sau (trừ Singapore) Các quốc gia Đông Nam Á có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh nhưng chưa vững chắc, tốc độ tăng trưởng GDP không đều, cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi rõ rệt, phản ánh quá trình công nghiệp hóa Vì vậy, tác giả chia nhỏ khu vực các quốc gia mới nổi Châu Á
Trang 30thành hai nhóm nhỏ thuộc Đông Nam Á và ngoài Đông Nam Á để xem xét mức độ tác động của nợ nước ngoài lên tốc độ tăng trưởng kinh tế đối với hai khu vực này khác nhau như thế nào?
Tác giả chọn khoảng thời gian nghiên cứu là từ năm 1994 đến năm 2012, nguyên nhân chọn thời gian bắt đầu từ năm 1994 là do dữ liệu về nợ nước ngoài chỉ có thể lấy được từ nguồn Ngân hàng phát triển Châu Á (các nguồn khác cũng có nhưng số liệu không đầy đủ) mà nguồn này chỉ có số liệu bắt đầu từ năm 1994
Bảng 3.1 dưới đây là chi tiết về các biến và nguồn dữ liệu tương ứng:
Bảng 3.1: Các biến và nguồn dữ liệu tương ứng
D Nợ ròng nước ngoài = tổng nợ nước ngoài – tổng
và tính theo % GDP Giá trị của các biến được thu thập từ Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Trang 31Dưới đây là bảng thống kê mô tả và ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Bảng 3.2: Các giá trị thống kê mô tả của các biến
Tên biến Số quan
sát
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn nhất
Nguồn: Kết quả từ Stata/SE 11.1
Bảng 3.3 Hệ số tương quan giữa các biến
Nguồn: Kết quả từ Stata/SE 11.1
Kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo giữa các biến độc lập Dấu của các hệ số tương quan giữa từng biến độc lập L, K,
X, D với biến phụ thuộc Y đều phù hợp với lý thuyết Theo lý thuyết thì các biến độc lập L, K, X có tương quan dương với biến Y, trong khi biến D có tương quan âm với biến Y
Trang 32Trong bài nghiên cứu này tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng thay vì dữ liệu chéo vì so với dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo thì dữ liệu bảng cung cấp những dữ liệu có nhiều thông tin và đa dạng hơn, ít xảy ra hiện tượng cộng tuyến giữa các biến số, có nhiều bậc tự do và hiệu quả hơn Hơn nữa dữ liệu bảng giúp xem xét tính dị biệt trong các quốc gia (tính không đồng nhất giữa các quốc gia) đang nghiên cứu mà hai loại dữ liệu kia không thể làm được Bên cạnh đó, dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng không thể quan sát trong dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo (Gujarati, 2003)
3.2 Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Tác giả dựa theo mô hình nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Fosu (1999) thực hiện Bên dưới là mô hình nghiên cứu của tác giả sau khi
đã xem xét một số giả thiết quan trọng và xác định mô hình ước lượng phù hợp là mô hình Within-Group:
Y t = η 1 L t + η 2 K t + η 3 X t + η 4 D t + ε t
Trong đó:
Trình tự chọn mô hình nghiên cứu phù hợp và ước lượng mô hình được tác giả thực hiện như sau:
Trang 33Bước 1: Tác giả ước lượng các mô hình hồi quy dữ liệu bảng bằng cách trình bày
các mô hình chủ yếu như: mô hình hồi quy dữ liệu bảng Pooled OLS (Pooled regression model), mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed effects model) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effects model) Sau đó xem xét một số giả thiết quan trọng của các mô hình trên, từ đó xác định mô hình ước lượng phù hợp
Với giả định rằng tác động của các nhân tố (L, K, X, D) đối với tăng trưởng kinh tế là như nhau, không thay đổi theo thời gian đối với toàn bộ các quốc gia mới nổi ở Châu
Á, đồng thời không có sự khác biệt giữa các quốc gia (không phân biệt quốc gia) thì ta
có thể áp dụng mô hình Pooled OLS (Hill et al., 2010, p 540)
Pooled OLS: Y it = β 1 + β 2 L it + β 3 K it + β 4 X it + β 5 D it + ε it (1)
Trong đó: các β k là các tham số ước lượng (k=1 , 5); i có giá trị từ 1 đến 11, tương ứng
là 11 quốc gia mới nổi Châu Á; và t biểu thị cho năm (từ năm 1994 đến năm 2012)
Trong trường hợp nếu có xét đến sự khác biệt giữa các quốc gia, ta có thể áp dụng mô hình Fixed Effects (FEM) hoặc mô hình Random Effects (REM)
Bước 2: Tác giả kiểm định một số giả thiết liên quan đến các mô hình hồi quy dữ
liệu bảng phải để khắc phục chúng trước khi ước lượng nhằm thu được kết quả ước
Trang 34lượng hiệu quả với các sai số chuẩn chính xác.1 Bài nghiên cứu này tập trung vào các giả thiết sau:
Phương sai sai số không đổi trong từng nhóm
Phương sai sai số không đổi giữa các nhóm với nhau
Không có hiện tượng tự tương quan (bậc nhất)
Không có hiện tượng tương quan giữa các sai số của các phương trình hồi quy
Tác giả sử dụng những công cụ kiểm định phù hợp để kiểm định từng giả thuyết ở trên:
Đối với giả thiết phương sai thay đổi trong cùng nhóm tác giả sử dụng kiểm định White cho cả ba mô hình Pooled OLS, FEM và REM
Đối với giả thiết phương sai thay đổi giữa các nhóm tác giả kiểm định dựa theo quan điểm của tác giả Baum (2001) đối với mô hình Pooled OLS và FEM; dựa theo quan điểm của tác giả Wiggins & Poi (2013) đối với mô hình REM
Đối với giả thiết tự tương quan bậc nhất tác giả kiểm định dựa theo quan điểm của tác giả Wooldridge (2002, p 176) & Green (2002, p 325) đối với mô hình Pooled OLS; dựa theo quan điểm của tác giả Drukker (2003) đối với mô hình FEM và REM
Đối với giả thiết tương quan giữa các sai số của các quốc gia tác giả kiểm định dựa theo quan điểm của tác giả Baum (2001)
Và tác giả đã thu được kết quả kiểm định cho các giả thuyết trên trong các bảng bên dưới đây:
Trang 35
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thiết Panel Data đối với 11 quốc gia mới nổi Châu Á
Ghi chú: Các ký hiệu ***, ** và * lần lượt biểu thị cho các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Các kết quả tổng hợp kiểm định mô hình Pooled OLS, FEM, REM áp dụng đối với các mẫu được trình bày ở Bảng 3.4 cho thấy không có hiện tượng phương sai thay đổi giữa các sai số trong cùng nhóm nhưng lại có hiện tượng phương sai thay đổi giữa các nhóm với nhau và hiện tượng tương quan giữa các sai số của các nhóm với mức ý nghĩa 1% Đồng thời có hiện tượng tự tương quan bậc nhất ở mô hình Pooled OLS với mức ý nghĩa 5%, ở mô hình FEM và REM với mức ý nghĩa 1%
Bên dưới là một số kết quả từ Stata/SE 11.1 cho kiểm định các giả thiết Panel Data đối với khu vực 11 quốc gia mới nổi
Trang 36Bảng 3.5: Kiểm định phương sai thay đổi trong cùng nhóm (11 quốc gia)
Nguồn: kết quả từ Stata/SE 11.1
Tác giả sử dụng câu lệnh lặp Forvalue để chạy kết quả lập lại tương tự cho 11 quốc gia,
dùng kiểm định White để kiểm định phương sai thay đổi trong cùng nhóm
Giả thiết H0: Phương sai không đổi
Giả thiết H1 # H0: Phương sai thay đổi
Kết quả: ta có P_value = 0.4054, α = 10% P_value > α : Chấp nhận giả thiết H0, kết
quả tương tự cho 10 nhóm quốc gia còn lại
Kết luận: Không có hiện tượng phương sai thay đổi trong cùng nhóm
Prob > chi2 = 0.4054
chi2(14) = 14.61
against Ha: unrestricted heteroskedasticity
White's test for Ho: homoskedasticity
Source SS df MS Number of obs = 19
OLS regression for group 1
Trang 37Bảng 3.6: Kiểm định phương sai thay đổi giữa các nhóm – mô hình Pooled OLS (11 quốc
gia)
Nguồn: kết quả từ Stata/SE 11.1
Đối với mô hình Pooled: Tác giả sử dụng câu lệnh xtgls và xttest3 để kiểm định
phương sai thay đổi giữa các nhóm với nhau
Giả thiết H0: δi2 = δ2 cho tất cả các quốc gia tức là không có hiện tượng phương sai
thay đổi giữa các quốc gia với nhau
Giả thiết H1 # H0: Phương sai thay đổi giữa các nhóm với nhau
Kết quả: ta có P_value = 0.0000, α = 1% P_value < α : Bác bỏ giả thiết H0
Kết luận: Xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi giữa các nhóm với nhau với mức ý
nghĩa 1%
Prob>chi2 = 0.0000
chi2 (11) = 90.22
H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i
in cross-sectional time-series FGLS regression model
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity
Estimated coefficients = 5 Time periods = 19
Estimated autocorrelations = 0 Number of groups = 11
Estimated covariances = 1 Number of obs = 209
Correlation: no autocorrelation
Panels: homoskedastic
Coefficients: generalized least squares
Cross-sectional time-series FGLS regression
xtgls y l k x d
* Doi voi Pooled:
Trang 38Bảng 3.7: Kiểm định phương sai thay đổi giữa các nhóm – mô hình FEM (11 quốc gia)
Nguồn: kết quả từ Stata/SE 11.1
Đối với mô hình FEM: Tác giả sử dụng câu lệnh xtreg và xttest3 để kiểm định phương
sai thay đổi giữa các nhóm với nhau
Giả thiết H0: δi2 = δ2 cho tất cả các quốc gia tức là không có hiện tượng phương sai
thay đổi giữa các quốc gia với nhau
Giả thiết H1 # H0: Phương sai thay đổi giữa các nhóm với nhau
Kết quả: ta có P_value = 0.0000, α = 1% P_value < α : Bác bỏ giả thiết H0
Kết luận: Xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi giữa các nhóm với nhau với mức ý
nghĩa 1%
Prob>chi2 = 0.0000
chi2 (11) = 215.13
H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i
in fixed effect regression model
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity
R-sq: within = 0.2614 Obs per group: min = 19
Group variable: country_code Number of groups = 11
Fixed-effects (within) regression Number of obs = 209
xtreg y l k x d, fe
* Doi voi FE:
Trang 39Bảng 3.8: Kiểm định phương sai thay đổi giữa các nhóm - mô hình REM (11 quốc gia)
(Assumption: nested in hetero) Prob > chi2 = 0.0000
Likelihood-ratio test LR chi2(10) = 41.82
Estimated coefficients = 5 Time periods = 19
Estimated autocorrelations = 0 Number of groups = 11
Estimated covariances = 1 Number of obs = 209
Correlation: no autocorrelation
Panels: homoskedastic
Coefficients: generalized least squares
Cross-sectional time-series FGLS regression
Estimated coefficients = 5 Time periods = 19
Estimated autocorrelations = 0 Number of groups = 11
Estimated covariances = 11 Number of obs = 209
Correlation: no autocorrelation
Panels: heteroskedastic
Coefficients: generalized least squares
Cross-sectional time-series FGLS regression
Iteration 14: tolerance = 5.461e-08
Iteration 13: tolerance = 1.867e-07
Iteration 12: tolerance = 6.356e-07
Iteration 11: tolerance = 2.160e-06
Iteration 10: tolerance = 7.347e-06
Trang 40Nguồn: kết quả từ Stata/SE 11.1
Đối với mô hình REM: Tác giả sử dụng câu lệnh xtgls, estimates store hetero…để
kiểm định phương sai thay đổi giữa các nhóm với nhau
Giả thiết H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi giữa các quốc gia với nhau
Giả thiết H1 # H0: Phương sai thay đổi giữa các nhóm với nhau
Kết quả: ta có P_value = 0.0000, α = 1% P_value < α : Bác bỏ giả thiết H0
Kết luận: Xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi giữa các nhóm với nhau với mức ý
nghĩa 1%
Bảng 3.9: Kiểm định tự tương quan bậc nhất - mô hình Pooled OLS (cho 11 quốc gia)
(11 missing values generated)
gen phandu_lag1=L.phandu
delta: 1 unit
time variable: year, 1994 to 2012
panel variable: country_code (strongly balanced)
xtset country_code year
predict phandu, resid