Rủi ro phi hệ thống: là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm tài sản, nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan đến một loạ

Một phần của tài liệu tổng hợp câu hỏi và trả lời ôn tập cuối kì thị trường chứng khoán.doc (Trang 27 - 29)

hoặc một nhóm tài sản, nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan đến một loại CK cụ thể nào đó. Rủi ro phi hệ thống bao gồm: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro tỷ giá và rủi ro thanh khoản.

* Rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh doanh là sự biến động giá CK do những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những thay đổi này làm thay đổi doanh thu, lợi nhuận của DN, từ đó làm thay đổi giá cổ phiếu. Rủi ro kinh doanh có thể do yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh. Yếu tố nội sinh phát sinh trong quá trình vận hành hoặc hoạt động của DN như: quản lí, cơ cấu và chất lượng tài sản. Yếu tố ngoại sinh bao gồm những tác động nằm ngoài sự kiểm soát của công ty làm ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động của công ty như chi phí tiền vay, thuế, chu kỳ kinh doanh..

* Rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính liên quan đến đòn bẩy tài chính, hay nói cách khác liên quan đến cơ cấu nợ của công ty. Sự xuất hiện các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra nghĩa vụ trả nợ trả lãi của công ty và công ty phải đối mặt với dòng tiền ra lớn khi phải thanh toán nợ gốc và lãi. Nếu không trả nợ đúng hạn, uy tín công ty sẽ giảm sút. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả CP công ty. Rủi ro tài chính có thể tránh được nếu công ty không vay nợ chút nào.

* Rủi ro tỷ giá: là khả năng biến động giá CK khi tỷ giá thay đổi.

* Rủi ro thanh khoản: là sự bất ổn của giá CK khi điều kiện giao dịch thay đổi. Sự thay đổi tính thanh khoản của CK có thể do tác động của những thay đổi trong cấu trúc cổ đông, tâm lý NĐT, chính sách…

*** LIÊN HỆ

Từ đầu năm 2010 đến nay, TTCKVN thường ở trạng thái lình xình, chỉ số Vn-Index xoay quanh mức 500. Điều này cho thấy TTCKVN còn chứa nhiều rủi ro và thách thức.

Trước hết, rủi ro thanh khoản trên TTCKVN là khá cao do thị trường thiếu tính thanh khoản. Quy mô niêm yết, giao dịch cũng như số lượng tài khoản đã có sự tăng trưởng đáng kể trong thời gian qua, song vẫn còn hạn chế. Năm 2009, TTCK Việt Nam TTCK có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng không bền vững: Khối lượng giao dịch từ tháng 11 đến hết năm sụt giảm mạnh so với hai tháng 9, 10. Càng về cuối năm, thanh khoản của thị trường càng trở nên đáng lo ngại.

Chính sách tài khóa, tiền tệ nới lỏng và gói kích thích kinh tế năm 2009 của Chính phủ là động lực chính để TTCK phục hồi. Tuy nhiên, do những căng thẳng trên thị trường ngoại hối, nguy cơ lạm phát và nợ Chính phủ gia tăng nên trong hai tháng cuối năm 2009, chính sách tiền tệ bắt đầu có dấu hiệu thắt chặt. Hơn nữa, từ nửa cuối tháng 10-2009, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng phải chấm dứt cho vay chứng khoán.. Cầu trên TTCK đã chịu tác động mạnh từ những điều chỉnh trên và dẫn tới tính thanh khoản của thị trường giảm sút. Càng về cuối năm, thanh khoản của thị trường càng trở nên đáng lo ngại.. Ngoài ra, việc quy định thời gian giao dịch T+4 và không cho phép nhà đầu tư mua bán cùng loại chứng khoán trong ngày, thông tin thiếu minh bạch,.. cũng là rào cản cho tính thanh khoản của CK, làm tăng rủi ro thanh khoản trên TTCKVN.

Thứ nhất, rủi ro thị trường là rất cao. Điều này là do thị trường Việt Nam chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân. Các nhà đầu tư này có quy mô vốn nhỏ, kiến thức về chứng khoán còn hạn chế, tâm lí thiếu ổn định, thường chịu ảnh hưởng của tâm lí bầy đàn. Mặt khác, do quy mô niêm yết nhỏ, lượng chứng khoán khả mại thấp, thông tin chưa minh bạch nên thị trường dễ bị các nhà đầu tư lớn, các NĐT nước ngoài thao túng, chi phối giá.

Thứ hai, rủi ro kinh doanh là cao. Rủi ro này là sự bất ổn giá CK do tác động của chính hoạt động kinh doanh của công ty, nó tiềm ẩn ở chất lượng tài sản kém, thiếu đồng bộ , ở năng lực quản trị, điều hành kém, ở thông tin thiếu minh bạch và chuẩn xác, ở hiện tượng tham nhũng, trốn thuế, …

Thứ ba, rủi ro về tài chính: Năm 2009, dòng vốn vào - ra thị trường rất mạnh mẽ, đó là do khối các CTCK “tung” các đòn bẩy tài chính hỗ trợ NĐT. Tại một số công ty chứng khoán, tỷ lệ sử dụng đòn bẩy có thể đạt 100-200%. Hình thức hỗ trợ rất đa dạng và thông thoáng, NĐT vốn ít thì được cầm cố từ 40-70% giá trị tiền hay cổ phiếu trong tài khoản để mua tiếp cổ phiếu.. Cuối tháng 6-2009, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UB CKNN) đã phải lên tiếng yêu cầu các công ty chứng khoán thực hiện nghiêm túc các quy định, đồng thời ngừng ký các hợp đồng repo mới. Tác động từ văn bản của UB CKNN đã giúp giảm rủi ro trên TTCK nhờ hạn chế được những dòng tiền ngắn hạn theo kiểu T +, từ đó NĐT bớt lo lắng với các dòng tiền nợ, làm cho tính ổn định của thị trường tăng lên.

Thứ tư, rủi ro về lãi suất và tỷ giá: Mới đây, đồng loạt các NHTM đã tăng lãi suất cho vay lên trên 14%/năm. khiến cho các doanh nghiệp khó vay được nguồn vốn rẻ, chi phí vay vốn cao, điều này sẽ tác động lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Về tỷ giá, thời gian qua, các DN gia tăng vay nợ USD do tỷ giá ổn định và chênh lệch lãi suất VND và USD đến 7- 8%. Tuy nhiên, gần khi tỷ giá tăng lên, thì khoản vay USD khi đến thời điểm trả, chi phí tính theo VND lại tăng lên đáng kể. Cả hai yếu tố lãi suất và tỷ giá đang đặt các DN giữa nhiều thế kẹt. Tuy nhiên, điều khó là không DN nào có thể chủ động hay dự báo trước được vấn đề này. Đó vẫn là những rủi ro lớn cho DN và khi DN khó khăn, kinh tế khó khăn thì chứng khoán khó lên điểm.

Ngoài ra, TTCKVN còn chịu rủi ro từ các quy định và chất lượng dịch vụ của sàn giao dịch. Điển hình là các rủi ro liên quan đến việc tổ chức khớp lệnh và phân lô giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có tổ chức. Việc khớp lệnh định kỳ gây rủi ro cho nhà đầu tư vì họ không thể hủy ngang lệnh đã đặt trước khi kết thúc phiên khớp lệnh, bất chấp những biến động mới bất lợi trên thị trường, nếu họ không muốn chịu phạt về sự thay đổi quyết định này. Khớp lệnh định kỳ có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư vì dễ gây tình

trạng cung - cầu ảo trên thị trường và cả tình trạng nghẽn mạch, quá tải hoặc phân biệt đối xử theo kiểu bỏ rơi nhà đầu tư nhỏ ở các sàn giao dịch. Tuy vậy, việc khớp lệnh định kỳ này cũng có thể tạo cơ hội để nhà đầu tư giảm bớt thiệt hại khi hủy lệnh đã đặt sau khi khớp lệnh đối với các chứng khoán còn dư chưa xử lý hết trong phiên giao dịch gần nhất mà họ tham dự. Trong khi đó, việc khớp lệnh liên tục, mặc dù cho phép các nhà đầu tư đặt lệnh thận trọng, chính xác hơn, được giải quyết nhu cầu mua - bán nhiều hơn, nhanh chóng, bình đẳng hơn và giảm thiểu tình trạng cung - cầu ảo trên thị trường chứng khoán, song có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư ở chỗ: khớp lệnh liên tục là giao dịch trên cơ sở khớp liên tục các lệnh mua- bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch, không phải chờ đến thời điểm định kỳ như kiểu khớp lệnh định kỳ. Trong nguyên tắc xử lý khớp lệnh liên tục này thì quyền ưu tiên luôn dành cho các lệnh mua có mức giá cao hơn và các lệnh bán có mức giá thấp hơn. Trường hợp các lệnh mua và bán có đồng mức giá thì quyền ưu tiên sẽ dành cho lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước. Đến đây, rủi ro cho nhà đầu tư có thể xuất hiện theo hai cách: hoặc rủi ro vì lệnh mua - bán của họ bị nhập vào hệ thống chậm hơn so với các nhà đầu tư khác có lệnh tương tự nên không thực hiện được sớm hoặc hết các lệnh đã đặt; hoặc rủi ro vì họ buộc phải mua - bán bằng hết các chứng khoán đã đặt lệnh theo mức giá thị trường thời điểm hiện hành cao (khi mua vào) hoặc thấp hơn (khi bán ra) so với mức lệnh đã đặt.

Một phần của tài liệu tổng hợp câu hỏi và trả lời ôn tập cuối kì thị trường chứng khoán.doc (Trang 27 - 29)

w