Theo Wooldridge (2002, p. 178) đối với các giả thiết bị vi phạm như hiện tượng phương sai thay đổi giữa các sai số của các nhóm với nhau hoặc xảy ra hiện tượng tương quan giữa các sai số của các phương trình của mô hình Within-Group đã nêu ở phần trên ta phải dùng kỹ thuật ước lượng Bình phương Bé nhất Tổng quát (GLS). Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy của mô hình Within-Group bằng kỹ thuật ước lượng GLS được trình bày sau đây.
Bảng 4.1 bên dưới thể hiện kết quả hồi quy của mô hình Within-Group đối với 11 quốc gia mới nổi Đông Nam Á.
Bảng 4.1: Kết quả hồi quy mô hình Within-Group đối với 11 quốc gia Phương trình: Yt = η1Lt + η2Kt + η3Xt + η4Dt + εt
Biến phụ thuộc: Y là tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của GDP(%) Biến độc lập 11 quốc gia
L 0,218***
(0,046)
K 0,185***
(0,014)
X 0,111***
(0,008)
D -0,017***
(0,002)
Số quan sát 209
P_value của mô hình 0,000
Ghi chú:
- Sai số chuẩn nằm trong ngoặc đơn ngay phía dưới các hệ số hồi quy.
- Các ký hiệu ***, ** và * lần lượt biểu thị cho các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.
- Nguồn: Kết quả từ Stata/SE 11.1 (bảng 4.2 bên dưới)
Bảng 4.2: Kết quả hồi quy từ Stata mô hình Within-Group đối với 11 quốc gia
Nguồn: kết quả từ Stata/SE 11.1
Kết quả từ mô hình: P_value = 0.0000 Mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
Giá trị của các hệ số ước lượng: η1= 0.2181; η2= 0.1854; η3 = 0.1111; η4 = - 0.0177 Các hệ số ước lượng đều có ý nghĩa thống kê, dấu của các hệ số ước lượng phù hợp với lý thuyết và kỳ vọng của tác giả về mô hình.
wd -.0177183 .0027212 -6.51 0.000 -.0230518 -.0123849 wx .1111721 .0086612 12.84 0.000 .0941964 .1281477 wk .1854705 .0147226 12.60 0.000 .1566148 .2143262 wl .2181316 .0467524 4.67 0.000 .1264985 .3097647 wy Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
Prob > chi2 = 0.0000 Wald chi2(4) = 364.16 Estimated coefficients = 4 Time periods = 19 Estimated autocorrelations = 11 Number of groups = 11 Estimated covariances = 66 Number of obs = 209 Correlation: panel-specific AR(1)
Panels: heteroskedastic with cross-sectional correlation Coefficients: generalized least squares
Cross-sectional time-series FGLS regression . xtgls wy wl wk wx wd, p(c) corr(psar1) nocon . help xtgls
. help xtgls r(111);
variable wpcryg not found
. xtgls wpcryg welg wiy wleb wmii, p(c) corr(psar1) nocon delta: 1 unit
time variable: year, 1994 to 2012
panel variable: country_code (strongly balanced) . xtset country_code year
Bảng 4.1 ở trên thể hiện kết quả hồi quy đối với toàn bộ 11 quốc gia mới nổi Châu Á. Kết quả hồi quy cho thấy nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đối với tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm với mức ý nghĩa 1%. Hệ số hồi quy của biến nợ ròng là (- 0.017), hệ số này cho thấy khi nợ ròng tăng lên 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm tương ứng 1.7%. Kết quả nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đối với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cũng phù hợp với các kết quả của các tác giả Fosu (1999), Were (2001), Mohamed (2005), Ojo & Lawrence (2012)…đã được trình bày trong phần các nghiên cứu thực nghiệm trước đây.
Bên cạnh đó, các nhân tố lao động, tổng đầu tư nội địa và xuất khẩu có ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng tích cực này phù hợp với kỳ vọng của tác giả về mô hình.
Khi tốc độ tăng trưởng của lao động tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng của GDP tăng tương ứng 21.8%. Kết quả tốc độ tăng trưởng của lao động ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế phù hợp với nhận định trong kết quả nghiên cứu của Fosu (1999).
Khi tổng đầu tư (%GDP) tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng của GDP tăng tương ứng 18.5%. Nhân tố tổng đầu tư (%GDP) ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế tương xứng với kết quả nghiên cứu của Frimpong và Oteng-Abayi (2006), S.Ayadi &
O.Ayadi (2008).
Tương tự, khi tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng của GDP tăng tương ứng 11.1%. Kết quả yếu tố xuất khẩu có tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế phù hợp với các kết quả của các tác giả Mohamed (2005), Clements, et al. (2003), Phạm Văn Dũng (2011), Đoàn Ngọc Châu (2012).
Tiếp theo tác giả sẽ trình bày kết quả hồi quy cho hai nhóm quốc gia riêng biệt là nhóm các quốc gia mới nổi ở khu vực Đông Nam Á và nhóm các quốc gia mới nổi còn lại thuộc Châu Á. Kết quả sẽ thể hiện sự khác nhau về mức độ tác động của nợ nước ngoài lên tốc độ tăng trưởng kinh tế ở hai nhóm quốc gia này.
Bảng 4.3 bên dưới thể hiện kết quả hồi quy của mô hình Within-Group đối với nhóm quốc gia mới nổi Đông Nam Á và ngoài Đông Nam Á
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy mô hình Within-Group đối với nhóm quốc gia mới nổi Đông Nam Á và Ngoài Đông Nam Á
Biến phụ thuộc: Y là tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của GDP(%)
Biến độc lập Đông Nam Á Ngoài Đông Nam Á
L 0,052 0.934***
(0,129) (0,270)
K 0,193*** 0,152***
(0,042) (0,058)
X 0,141*** 0,05***
(0,019) (0,018)
D -0,011** -0,04**
(0,005) (0,017)
Số quan sát 114 95
P_value của mô hình 0,000 0,000
Ghi chú:
- Sai số chuẩn nằm trong ngoặc đơn ngay phía dưới các hệ số hồi quy.
- Các ký hiệu ***, ** và * lần lượt biểu thị cho các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.
- Nguồn: Kết quả từ Stata/SE 11.1 (bảng 4.4 và 4.5 bên dưới)
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình Within-Group đối với khu vực Đông Nam Á
Nguồn: kết quả từ Stata/SE 11.1
Kết quả từ mô hình: P_value = 0.0000 Mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
Giá trị của các hệ số ước lượng: η1= 0.0525; η2= 0.1932; η3 = 0.1417; η4 = - 0.0116 Hệ số ước lượng wl không có ý nghĩa thống kê nhưng các hệ số ước lượng còn lại đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, dấu của các hệ số ước lượng phù hợp với lý thuyết và kỳ vọng của tác giả về mô hình.
wd -.0116838 .0053121 -2.20 0.028 -.0220953 -.0012723 wx .1417168 .0198034 7.16 0.000 .1029028 .1805307 wk .1932593 .0424053 4.56 0.000 .1101465 .2763722 wl .052502 .1298075 0.40 0.686 -.201916 .3069201 wy Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
Prob > chi2 = 0.0000 Wald chi2(4) = 78.82 Estimated coefficients = 4 Time periods = 19 Estimated autocorrelations = 0 Number of groups = 6 Estimated covariances = 21 Number of obs = 114 Correlation: no autocorrelation
Panels: heteroskedastic with cross-sectional correlation Coefficients: generalized least squares
Cross-sectional time-series FGLS regression . xtgls wy wl wk wx wd, p(c) nocon
delta: 1 unit
time variable: year, 1994 to 2012
panel variable: country_code (strongly balanced) . xtset country_code year
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình Within-Group đối với khu vực ngoài Đông Nam Á
Nguồn: kết quả từ Stata/SE 11.1
Kết quả từ mô hình: P_value = 0.0000 Mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
Giá trị của các hệ số ước lượng: η1= 0.9346; η2= 0.1529; η3 = 0.0509; η4 = - 0.0408 Các hệ số ước lượng đều có ý nghĩa thống kê, dấu của các hệ số ước lượng phù hợp với lý thuyết và kỳ vọng của tác giả về mô hình.
Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy có sự khác biệt về sự tác động của các nhân tố đối với tỷ lệ tăng trưởng GDP thực giữa hai nhóm quốc gia này. Ta thấy nhân tố lao động tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế nhưng không có ý nghĩa thống kê ở khu vực các nước Đông Nam Á, còn ở khu vực các nước mới nổi còn lại ở Châu Á thì lại có ý
wd -.0408799 .0179378 -2.28 0.023 -.0760374 -.0057224 wx .0509758 .0189607 2.69 0.007 .0138136 .088138 wk .1529536 .0584516 2.62 0.009 .0383905 .2675167 wl .9346617 .2701135 3.46 0.001 .4052489 1.464075 wy Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
Prob > chi2 = 0.0000 Wald chi2(4) = 33.32 Estimated coefficients = 4 Time periods = 19 Estimated autocorrelations = 5 Number of groups = 5 Estimated covariances = 5 Number of obs = 95 Correlation: panel-specific AR(1)
Panels: heteroskedastic
Coefficients: generalized least squares Cross-sectional time-series FGLS regression . xtgls wy wl wk wx wd, p(h) corr(psar1) nocon delta: 1 unit
time variable: year, 1994 to 2012
panel variable: country_code (strongly balanced) . xtset country_code year
nghĩa thống kê 1%. Nhân tố tổng đầu tư nội địa và xuất khẩu có tác động tích cực ở mức ý nghĩa 1% với các mức độ tác động khác nhau. Ở hai khu vực Đông Nam Á và ngoài Đông Nam Á thì nhân tố nợ nước ngoài có ảnh hưởng tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa bằng 5%, độ tin cậy thấp hơn so với khi chạy mô hình hồi quy cho toàn bộ khu vực gồm 11 quốc gia mới nổi Châu Á . Nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 5% với mức độ tác động khác nhau rõ rệt ở hai khu vực. Ở khu vực Đông Nam Á: khi nợ ròng tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP giảm 1.1%, ở khu vực ngoài Đông Nam Á: khi nợ ròng tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP giảm 4%. Kết quả này chứng tỏ ở khu vực ngoài Đông Nam Á thì nợ nước ngoài có tác động rõ rệt và tác động mạnh hơn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế so với khu vực các quốc gia Đông Nam Á. Như tác giả đã trình bày ở trên, các quốc gia ngoài Đông Nam Á đa số là những quốc gia đã vượt qua giai đoạn công nghiệp hóa và đã là các nước công nghiệp mới (như Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc), đạt trình độ tương đương các nước phát triển vì vậy các quốc gia này cần xem xét kỹ với các chính sách vay nợ nước ngoài vì việc tăng nợ đồng thời cũng làm GDP giảm tương ứng với mức độ 4%, ảnh hưởng này cũng khá lớn. Đối với các quốc gia khu vực Đông Nam Á đang trên con đường công nghiệp hóa thì nợ nước ngoài là một phần tất yếu để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế. Tuy nhiên mức độ nợ nước ngoài tăng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tuy mức độ không cao như các quốc gia ngoài Đông Nam Á. Vì vậy, đối với các quốc gia khi vay nợ nước ngoài nên kiểm soát chặt chẽ và quản lý rủi ro để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
Tóm tắt phần 4
Kết quả hồi quy ở khu vực các nước mới nổi Châu Á cho thấy nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đối với tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm với mức ý nghĩa 1%. Hệ số hồi quy của biến nợ ròng là -0.017, hệ số này cho thấy khi nợ ròng tăng lên 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm tương ứng 1.7%. Kết quả nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đối với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cũng phù hợp với các kết quả của các tác giả Fosu (1999), Were (2001), Mohamed (2005), Ojo & Lawrence (2012)…đã được trình bày trong phần các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Bên cạnh đó, các nhân tố lao động, tổng đầu tư nội địa và xuất khẩu có ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng tích cực này phù hợp với kỳ vọng của tác giả về mô hình.
Kết quả hồi qui ở khu vực Đông Nam Á và các nước mới nổi còn lại ở Châu Á cho thấy có sự khác biệt về mức độ tác động của các nhân tố đối với tỷ lệ tăng trưởng GDP thực giữa hai nhóm quốc gia này. Đặc biệt nhân tố nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 5% với mức độ tác động khác nhau rõ rệt. Ở khu vực Đông Nam Á: khi nợ ròng tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP giảm 1.1%, ở khu vực ngoài Đông Nam Á: khi nợ ròng tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP giảm 4%. Kết quả này chứng tỏ ở khu vực ngoài Đông Nam Á thì nợ nước ngoài có tác động rõ rệt và tác động mạnh hơn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế so với khu vực các quốc gia Đông Nam Á. Vì vậy, đối với các quốc gia khi vay nợ nước ngoài nên kiểm soát chặt chẽ và quản lý rủi ro để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
KẾT LUẬN
Các nền kinh tế đang phát triển thường xuyên phải đối mặt với thâm hụt tài chính, nguyên nhân thâm hụt chủ yếu là do mức độ nợ nước ngoài và thâm hụt tài khoản vãng lai. Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi Châu Á trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến năm 2012 nhằm bổ sung kết quả vào kho tàng các nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó trong mô hình nghiên cứu cũng bao gồm các nhân tố khác tác động đến tăng trưởng kinh tế bao gồm: Tốc độ tăng trưởng của nguồn lao động, tổng đầu tư nội địa, xuất khẩu. Sau khi đã xem xét một số giả thiết quan trọng và xác định mô hình ước lượng phù hợp là mô hình Within-Group, tác giả sử dụng kỹ thuật ước lượng GLS đối với mô hình này và thu được các kết quả như sau:
Nợ nước ngoài có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi Châu Á. Khi nợ ròng tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP thực giảm tương ứng 1.7%. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của nguồn lao động, tổng đầu tư, xuất khẩu có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế.
Có sự khác biệt trong mức độ tác động của nhân tố phụ thuộc lên tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhóm các quốc gia mới nổi Đông Nam Á và nhóm các quốc gia mới nổi còn lại. Ở khu vực Đông Nam Á: khi nợ ròng tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP giảm 1.1%, ở khu vực các quốc gia còn lại của Châu Á: khi nợ ròng tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP giảm 4%. Kết quả này chứng tỏ ở khu vực các quốc gia ngoài Đông Nam Á thì nợ nước ngoài có mức độ ảnh hưởng rõ rệt hơn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế so với khu vực các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh những kết quả đạt được đã nêu trên, bài nghiên cứu này còn tồn tại một số mặt hạn chế cần được nghiên cứu khắc phục. Hạn chế của bài viết này là chỉ nghiên cứu mức độ mà chưa nghiên cứu cách thức mà nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế.
Và trong khả năng của tác giả, bài viết này sử dụng mô hình ước lượng Within-Group với một số giả định cần thiết đối với dữ liệu bảng. Trong tương lai, các tác giả khác có thể nghiên cứu sâu hơn và tìm ra cách khắc phục triệt để các giả định này hoặc sử dụng các mô hình phù hợp hơn để có thể đem lại những kết quả nghiên cứu hiệu quả hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Anh
Ayadi, F. O. & Ayadi, F. S., 2008. The impact of external debt on economic growth: a comparative study of Nigeria and South Africa. Sustainable Development in Africa, 10(3), pp. 234-264.
Azeez, B. & Sulaiman, L., 2012. Effect of External Debt on Economic Growth of Nigeria. Economics and Sustainable Development, 3(8), pp. 71-79.
Baum, C.F., 2001. Residual diagnostics for cross-section time series regression models.
The Stata Journal, 1(1), pp.101-04.
Caner, M., Grennes, T. & Fritzi, G. K., 2010. Finding the Tipping Point When Sovereign Debt Turns Bad, s.l.: North Carolina State University, World Bank.
Cholifihani, M., 2008. A Cointegration Analysis of Public Debt Service and GDP in Indonesia. Management and Social Sciences, 4(2), pp. 68-81.
Clements, B., Bhattachary, R. & Nguyen, T. Q., 2003. External Debt, Public Investment, and Growth in Low-Income Countries, s.l.: Fiscal Affairs Department.
Drukker, D.M., 2003. Testing for serial correlation in linear panel-data models. The Stata Journal, 3(2), pp.168-77.
Fosu, A. K., 1999. The External Debt Burden and Economic Growth in the 1980s:
Evidence from sub-Saharan Africa. Canadian Journal of Development Studies/Revue, 20(2), pp. 307-318.
Fosu, A. K., 2010. The External Debt-Servicing Constraint and Public-Expenditure Composition in Sub-Saharan Africa. African Development Review, 22(3), p. 378–393.
Frimpong, J. & Oteng-Abayie, E., 2006. The impact of external debt on economic growth in Ghana: A cointegration analysis. Science and Technology, 26(3), pp. 122- 131.
Green, W.H., 2002. Econometric Analysis. 5th ed. New Jersey: Prentice Hall.
Gujarati, D.N., 2003. Basic Econometrics. 4th ed. New York: The McGraw-Hill Companies.
Hoang, N.T., 2013. Advanced Econometrics. HCMC: University of Economics HCMC.
Hill, R.C., Griffiths, W.E. & Lim, G.C., 2010. Principles of Econometrics. 4th ed. John Wiley & Sons, Inc.
Hsiao, C., 2003. Analysis of Panel Data. 2nd ed. New York: Cambridge University Press.
Hsiao, C., 2007. Panel Data Analysis - Advantages and Challenges. TEST, 16, pp.1-22.
Kasidi, F. & Said, A. M., 2013. Impact of External Debt on Economic Growth: A Case Study of Tanzania. Advances in Management & Applied Economics, 3(4), pp. 59-82.
Krugman, P., 1988. Financing vs. Forgiving A Debt Overhang, Cambridge: National Bureau of Economic Research.
M. Reinhart, C. & S. Rogoff, K., 2010. Growth in a Time of Debt. NBER Working Paper, January, Issue 15639, pp. 1-26.
M.Gohar, N. a. F., 2012. The Impact of External Debt Servicing on the growth of Low- Income Countries. [Online] Available at: http://www.umt.edu.pk/icobm2012/pdf/2C- 85P.pdf [Accessed 20 November 2013].
Mohamed, M. A. A., 2005. The Impact of External Debts on Economic Growth: An Empirical Assessment of the Sudan: 1978-2001. Eastern Africa Social Science Research Review, 21(2), pp. 53-66.
Ogunlana, A., 2005. Nigeria and the burden of external debt: The need for debt relief,.
[Online] Available at: http://www.g24.org/TGM/ongu0905.pdf [Accessed 20 November 2013].
Ojo, O. M. & Lawrence, A. B., 2012. Effect of External Debt on Economic Growth and Development of Nigeria. International Journal of Business and Social Science, 3(12), pp. 297-304.
Sachs, J., 2000. The charade of debt sustainability. [Online] Available at:
http://www.earth.columbia.edu/sitefiles/file/Sachs%20Writing/2000/FT_2000_TheCha radeofDebtSustainability_09_26_00.pdf [Accessed 20 November 2013].
Safia & Shabbir, 2009. Does External Debt Affect Economic Growth: Evidence from Developing Countries, s.l.: s.n.
Were, M., 2001. The impact of external debt on economic growth in Kenya: An empirical assessment, Helsinki: World Institute for Development Economics (UNU- WIDER).
Wiggins, V. & Poi, B., 2013. How do I test for panel-level heteroskedasticity and autocorrelation? [Online] Available at: http://www.stata.com/support/faqs/
statistics/panel-level-heteroskedasticity-and-autocorrelation/ [Accessed 02 October 2013].
Wooldridge, J.M., 2002. Econometric Analysis of Cross Section and Panel Data.
London: The MIT Press.
Danh mục tài liệu tiếng Việt
Đoàn Ngọc Châu, 2012. Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ. Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Phạm Văn Dũng, 2011. Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ. Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh