Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 98 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
98
Dung lượng
1,06 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRẦN DIỄM MINH ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG ERP TẠI TP.HCM VÀ BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM CHÂU THÀNH TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này dựa trên quá trình nghiên cứu trung thực dưới sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào và tất cả các nguồn tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ. TPHCM, ngày 30 tháng 09 năm 2013 Tác giả Nguyễn Trần Diễm Minh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA CNTT Công nghệ thông tin KTNB Kiểm toán nội bộ KSNB Kiểm soát nội bộ KTVNB Kiểm toán viên nội bộ IIA Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ Quốc tế ERP Enterprise Resource Planning (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) MRP Material Requirement Planning (Hoạch định nhu cầu nguyên liệu) ERM Enterprise Resource Management (Quản trị nguồn lực doanh nghiệp) CRM Client Relationship Management (Quản trị quan hệ khách hàng) SCM Supply Chain Management (Quản trị dây chuyền cung cấp) PRM Partner Relationship Management (Quản trị quan hệ đối tác) DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Lý do dẫn đến quyết định ứng dụng ERP tại doanh nghiệp Bảng 2.2: Lợi ích doanh nghiệp khi ứng dụng ERP Bảng 2.3: Mức độ ảnh hưởng của ERP đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bảng 2.4: Mức độ ảnh hưởng của ERP đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp Bảng 2.5: Các yếu tố tác động rủi ro kiểm soát chung Bảng 2.6: Các yếu tố tác động rủi ro kiểm soát dữ liệu đầu vào Bảng 2.7: Các yếu tố tác động rủi ro kiểm soát quá trình xử lý dữ liệu Bảng 2.8: Các yếu tố tác động rủi ro kiểm soát đầu ra Bảng 2.9: Các vấn đề khảo sát khác MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ERP VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ 5 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ERP 5 1.1.1. Khái niệm cơ bản 5 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ERP 5 1.1.3. Các phân hệ cơ bản của ERP 8 1.1.4. Lợi ích khi triển khai ERP 9 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 12 1.2.1. Khái niệm về kiểm toán nội bộ 12 1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ 14 1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ 16 1.2.4. Nội dung kiểm toán nội bộ 19 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 20 1.2.5.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ 20 1.2.5.2. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp 23 1.2.5.3. Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ 23 1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ỨNG DỤNG ERP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 24 1.3.1. Một số ảnh hưởng của ứng dụng ERP đến hoạt động của doanh nghiệp 24 1.3.1.1. Môi trường kiểm soát nội bộ thay đổi 24 1.3.1.2. Thiếu vắng các dấu vết kiểm toán truyền thống 24 1.3.1.3. Đa dạng hóa các rủi ro kiểm toán nội bộ 24 1.3.2. Ảnh hưởng của ERP đối với hoạt động kiểm toán nội bộ 26 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ Ở DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ERP Ở TP.HCM VÀ BÌNH DƯƠNG 30 2.1. HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI VIỆT NAM 30 2.1.1. Thực tế hoạt động kiểm toán nội bộ ở Việt Nam 30 2.1.2. Đánh giá rủi ro trong kiểm toán nội bộ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu hoạt động 32 2.2. KHẢO SÁT CÁC RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP CÓ ỨNG DỤNG ERP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ BÌNH DƯƠNG 34 2.2.1. Các loại rủi ro chủ yếu phát sinh trong doanh nghiệp 34 2.2.2. Khảo sát các loại rủi ro trong các doanh nghiệp ứng dụng ERP 39 2.2.3. Đánh giá các loại rủi ro trong môi trường ứng dụng ERP 41 2.2.3.1. Rủi ro kinh doanh 41 2.2.3.2. Rủi ro tài chính 43 2.2.3.3. Rủi ro kiểm soát 44 2.2.3.4. Nhận xét các loại rủi ro trong môi trường ERP của các doanh nghiệp được khảo sát 52 2.2.3.5. Một số nguyên nhân chủ yếu 53 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ ỨNG DỤNG ERP 57 3.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA XÂY DỰNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ NÓI CHUNG VÀ TRONG MÔI TRƯỜNG ERP NÓI RIÊNG 57 3.2. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG ERP 59 3.2.1. Định hướng về nội dung, quy trình và phương pháp kiểm toán nội bộ 59 3.2.1.1. Kiểm toán vận hành và độ an toàn bảo mật của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại đơn vị 60 3.2.1.2. Tăng cường mức độ chính xác của thông tin đầu ra 63 3.2.1.3. Lựa chọn nội dung kiểm toán nội bộ then chốt trong từng giai đoạn 67 3.2.1.4. Thay đổi phương pháp và nội dung kiểm toán cho phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp 69 3.2.2. Định hướng về vai trò và trình độ của kiểm toán viên nội bộ 71 3.2.2.1. Nâng cao vai trò của kiểm toán viên trong doanh nghiệp, đặc biệt trong môi trường xử lý dữ liệu điện tử 71 3.2.2.2. Nâng cao trình độ kiểm toán viên nội bộ trong doanh nghiệp 75 3.2.3. Định hướng về môi trường pháp lý 76 KẾT LUẬN CHUNG 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ~ 1 ~ LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng buộc doanh nghiệp luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng nhanh hơn, rẻ hơn, và tốt hơn đối thủ. Để vươn tới mục tiêu này, doanh nghiệp nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, doanh nghiệp đã có công cụ hữu hiệu là các hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp. Việc áp dụng các phần mềm này ngày càng trở nên phổ biến và thiết yếu với doanh nghiệp. Trong số đó, phải kể đến một ứng dụng của công nghệ thông tin rất được nhiều nhà quản lý quan tâm đó là ERP (Enterprise Resource Planning) – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Đây là phương tiện hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp (nhân lực, tài chính, phương tiện và tư liệu sản xuất ) trên một cơ sở dữ liệu thống nhất. Ngoài chức năng quản lý, ERP còn đảm nhận luôn nhiệm vụ phân tích, kiểm tra thực trạng sử dụng nguồn lực với mọi mức độ cập nhật phù hợp theo yêu cầu của nhà quản lý. Vậy với những tính năng ưu việt của nó đã đem lại kết quả gì cho doanh nghiệp? Doanh nghiệp có lường trước những rủi ro sau khi ứng dụng ERP? Và doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng giải pháp để kiểm soát những rủi ro đó chưa? Nếu chưa, giải pháp nào là hợp lý và cần thiết đối với doanh nghiệp hiện nay? Trong quá trình đi tìm giải pháp để nâng cao hiệu lực ứng dụng ERP, thì tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ với những con người có đủ chuyên môn và phẩm chất, độc lập với bộ máy quản lý để kiểm soát tất cả hoạt động của doanh nghiệp nói chung và ứng dụng ERP nói riêng là thiết thực hơn cả, bởi vì kiểm toán nội bộ cũng được ~ 2 ~ xem là công cụ quản trị hữu hiệu gắn bó chặt chẽ với mọi tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp. Với tinh thần đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG ERP TẠI TP.HỒ CHÍ MINH VÀ BÌNH DƯƠNG”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa các lý luận về ERP, về kiểm toán nội bộ và những mối liên hệ giữa ERP và kiểm toán nội bộ trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu trong nước, nước ngoài về ERP và kiểm toán nội bộ. - Tìm hiểu những rủi ro đặc trưng trong doanh nghiệp có ứng dụng ERP (giới hạn ở những doanh nghiệp trên địa bàn TP.Hồ Chí Mính và Bình Dương), qua đó khẳng định sự cần thiết của kiểm toán nội bộ trong môi trường ERP nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Định hướng và đề xuất một số giải pháp để hướng các doanh nghiệp có ứng dụng ERP đến việc thiết lập hoạt động kiểm toán nội bộ hữu hiệu nhất. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Mặc dù kiểm toán nội bộ là một công cụ quản lý cần thiết cho mọi loại hình tổ chức, song đề tài chỉ khảo sát và định hướng tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, chú trọng đến doanh nghiệp có ứng dụng ERP. Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ tháng 04/2013 đến tháng 09/2013, trong đó số liệu sơ cấp thu thập từ tháng 7/2013 đến tháng 09/2013. - Không gian nghiên cứu: Đề tài khảo sát các doanh nghiệp có triển khai ERP trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và Bình Dương. Nội dung nghiên cứu của đề tài khá rộng và phức tạp, và do điều kiện về thời gian, đề tài tập trung định hướng các giải pháp tổ chức kiểm toán nội bộ để kiểm ~ 3 ~ soát các loại rủi ro hiện hữu phát sinh trong quá trình triển khai và ứng dụng ERP vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề cập bên trên, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra các phương pháp xác suất thống kê, phương pháp phân tích vấn đề, tổng hợp, so sánh, đánh giá,…được sử dụng phù hợp trong tiến trình thực hiện đề tài. - Phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu được sử dụng trong đề tài là để nghiên cứu lý luận về hệ thống ERP, về kiểm toán nội bộ và tác động qua lại giữa ERP và kiểm toán nội bộ. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: được sử dụng để trình bày, phân tích một số rủi ro hiện hữu phát sinh trong quá trình triển khai và ứng dụng ERP vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn thông tin dùng trong nghiên cứu đề tài: - Nguồn thông tin sơ cấp: là các số liệu thu thập được sau quá trình khảo sát. Đối tượng được khảo sát là nhân viên bộ phận kế toán tài chính tại các doanh nghiệp có ứng dụng ERP. Số liệu thu thập bằng cách chọn mẫu để gửi thư trực tiếp và bằng thư điện tử. Cỡ mẫu quan sát là 15 doanh nghiệp có ứng dụng ERP hoạt động trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh và Bình Dương. Thông tin thu thập được xử lý bằng phần mềm excel. - Nguồn thông tin thứ cấp: bao gồm những vấn đề lý luận được đúc kết trong sách giáo khoa chuyên ngành; kết quả nghiên cứu trước đây được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế; nguồn khác được tổng hợp trên các trang web phổ biến. [...]... biểu và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về ERP và hoạt động kiểm toán nội bộ - Chương 2: Thực trạng kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp ứng dụng ERP tại Tp.Hồ Chí Minh và Bình Dương - Chương 3: Định hướng hoạt động kiểm toán nội bộ ở doanh nghiệp có ứng dụng ERP tại Tp.Hồ Chí Minh và Bình Dương 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận: Hiện tại ở... hưởng của ứng dụng ERP đến hoạt động của doanh nghiệp 1.3.1.1 Môi trường kiểm soát nội bộ thay đổi Việc ứng dụng ERP vào doanh nghiệp là một nỗ lực của nhà quản lý nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của mọi bộ phận trong doanh nghiệp Khi ứng dụng ERP vào trong quản trị doanh nghiệp, ít nhiều cơ cấu quản lý sẽ bị thay đổi cho phù hợp Điểm khác nhau căn bản giữa môi trường ứng dụng ERP và môi... cho từng mục tiêu kiểm toán (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 về Lập kế hoạch kiểm toán) Trong khi kiểm toán độc lập được tiến hành kiểm toán bởi các kiểm toán viên độc lập thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp; thì kiểm toán nội bộ là loại kiểm toán do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành Phạm vi của kiểm toán nội bộ xoay quanh việc kiểm tra và đánh giá tính hiệu lực,... và góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB của doanh nghiệp 1.2.4 Nội dung kiểm toán nội bộ KTNB là một lại hình kiểm toán, vì thế KTVNB có thể thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động Tuy nhiên, KTNB hướng vào doanh nghiệp và phục vụ cho doanh nghiệp của mình Theo đó, KTNB sẽ thực hiện kiểm toán trên các lĩnh vực sau: - Kiểm toán báo cáo tài chính: nhằm xác minh và. .. hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như chất lượng thực thi trong những trách nhiệm được giao Như vậy, về bản chất kiểm toán nội bộ tương tự kiểm toán độc lập, các văn bản pháp lý điều chỉnh trình tự thực hiện kiểm toán độc lập cũng có thể áp dụng cho kiểm toán nội bộ Tương tự một cuộc kiểm toán độc lập, các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, bao... của kiểm toán hoạt động chủ yếu là các nhà quản lý của doanh nghiệp, vì thế nội dung kiểm toán rất đa dạng và thường tập trung vào việc xác định tính hiệu lực và hiệu quả của các khía cạnh sau: kiểm toán chức năng, kiểm toán công tác tổ chức, các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của nhà quản lý,… ~ 20 ~ 1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Đối với kiểm toán. .. tay vào kiểm toán, kiểm toán viên phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả Theo đó, những vấn đề chủ yếu kiểm toán viên phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể, gồm: hiểu biết về đặc điểm hoạt động của đơn vị được kiểm toán, hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ, nhằm xác định mức độ rủi ro và mức độ trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm. .. rõ ràng về ERP, đặc biệt là ưu và nhược điểm của ERP trong quá trình quản lý ở Việt Nam; từ đó đánh giá sự cần thiết xây dựng một công cụ kiểm soát hiệu quả đó là kiểm toán nội bộ Với mục đích là đánh giá sự cần thiết của kiểm toán nội bộ trong môi trường ERP, đề tài đã hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu trong nước, nước ngoài và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về ERP, kiểm toán nội bộ và mối tương... tương đối rộng rãi và hoạt động tương đối độc lập với phòng kế toán và các bộ phận được kiểm tra KTVNB phải được tự do tiến hành mọi việc thẩm tra cần thiết cho phép họ đạt được những mục tiêu của mình và khi thực hiện kiểm toán họ nên khách quan duy trì một thái độ độc lập với các bộ phận được kiểm toán ~ 24 ~ 1.3 ẢNH HƯỞNG CỦA ỨNG DỤNG ERP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 1.3.1 Một... đặc thù của doanh nghiệp 1.1.4 Lợi ích khi triển khai ERP a Cải thiện hoạt động kiểm soát: Thứ nhất, quy trình hoạt động của doanh nghiệp được chuẩn hóa và kiểm soát chặt chẽ bằng phần mềm Khi ứng dụng hệ thống ERP, doanh nghiệp có thể kế thừa các quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh và hiệu quả của thế giới được đúc kết trong hệ thống ERP Toàn bộ các nghiệp vụ đều được định nghĩa để thực hiện tự động trên . về ERP và hoạt động kiểm toán nội bộ - Chương 2: Thực trạng kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp ứng dụng ERP tại Tp. Hồ Chí Minh và Bình Dương - Chương 3: Định hướng hoạt động kiểm toán nội bộ. DỰNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ NÓI CHUNG VÀ TRONG MÔI TRƯỜNG ERP NÓI RIÊNG 57 3.2. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG ERP 59 3.2.1. Định hướng về nội dung, quy trình và. rủi ro kiểm toán nội bộ 24 1.3.2. Ảnh hưởng của ERP đối với hoạt động kiểm toán nội bộ 26 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ Ở DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ERP Ở TP. HCM VÀ BÌNH DƯƠNG 30