DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Vai trò của các nền kinh tế lớn trong nền kinh tế toàn cầu Bảng 3.1: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình Bảng 4.1: Kết quả kiểm định tính dừng trên chuỗi gốc B
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
Trang 2DANH MỤC BẢNG 2
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ 3
TÓM TẮT 4
1 GIỚI THIỆU 5
2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 8
2.1 Tác động của những cú sốc bên ngoài đến nền kinh tế 8
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các cú sốc bên ngoài đến nền kinh tế 13
2.2.1 Tác động của các cú sốc bên ngoài đến những nền kinh tế phát triển 13
2.2.2 Tác động của các cú sốc bên ngoài đến những nền kinh tế mới nổi 16
3 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Mô tả dữ liệu 19
3.2 Phương pháp nghiên cứu 20
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
4.1 Kết quả nghiên cứu đối với Việt Nam 23
4.1.1 Kiểm định tính dừng và xác định độ trễ tối ưu 25
4.1.2 Tầm quan trọng của các cú sốc bên ngoài đối với sự biến động của các chỉ số kinh tế vĩ mô Việt Nam 27
4.1.3 Tác động của các cú sốc bên ngoài đến các biến kinh tế vĩ mô Việt Nam 28
4.2 Kết quả nghiên cứu đối với 6 quốc gia Đông Á 32
4.2.1 Kiểm định tính dừng và xác định độ trễ tối ưu 32
4.2.2 Tầm quan trọng của các cú sốc bên ngoài đối với sự biến động của các chỉ số kinh tế vĩ mô trong nước 33
4.2.3 Tác động của các cú sốc bên ngoài đến các biến kinh tế vĩ mô trong nước 35
4.3 Sự tương quan trong phản ứng của các biến kinh tế vĩ mô đối với cú sốc từ bên ngoài 42
4.3.1 Sự tương quan trong phản ứng của sản lượng 42
4.3.2 Sự tương quan trong phản ứng của tỷ giá 43
4.3.3 Sự tương quan trong phản ứng của giá tiêu dùng 44
5 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 52
Trang 3DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
FED Cục dự trữ liên bang Mỹ (The Federal Reserve)
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
MSCI Chỉ số tổng hợp về thị trường chứng khoán các nước do Morgan Stanley
xây dựng (Morgan Stanley Capital International)
SVAR Mô hình véc tơ tự hồi quy cấu trúc (Structural Vector Autoregressive
Regression)
VAR Véc tơ tự hồi quy (Vector Autoregressive Regression)
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Vai trò của các nền kinh tế lớn trong nền kinh tế toàn cầu
Bảng 3.1: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định tính dừng trên chuỗi gốc
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định tính dừng trên chuỗi sai phân bậc 1
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định độ trễ tối ưu
Bảng 4.4: Kết quả phân rã phương sai của biến kinh tế vĩ mô trong nước
Bảng 4.5: Kết quả phân rã phương sai của sản lượng các nước Đông Á
Bảng 4.6: Kết quả phân rã phương sai của tỷ giá các nước Đông Á
Bảng 4.7: Kết quả phân rã phương sai của chỉ số giá tiêu dùng các nước Đông Á Bảng 4.8: Hệ số tương quan trong phản ứng của sản lượng trong nước đối với cú sốc giá dầu
Bảng 4.9: Hệ số tương quan trong phản ứng của sản lượng trong nước đối với cú sốc sản lượng của Mỹ
Bảng 4.10: Hệ số tương quan trong phản ứng của sản lượng trong nước đối với cú sốc lãi suất của Mỹ
Bảng 4.11: Hệ số tương quan trong phản ứng của tỷ giá đối với cú sốc giá dầu Bảng 4.12: Hệ số tương quan trong phản ứng của tỷ giá đối với cú sốc sản lượng của Mỹ
Bảng 4.13: Hệ số tương quan trong phản ứng của tỷ giá đối với cú sốc lãi suất của Mỹ
Bảng 4.14: Hệ số tương quan trong phản ứng của giá tiêu dùng đối với cú sốc giá dầu
Bảng 4.15: Hệ số tương quan trong phản ứng của giá tiêu dùng đối với cú sốc sản lượng của Mỹ
Bảng 4.16: Hệ số tương quan trong phản ứng của giá tiêu dùng đối với cú sốc lãi
suất của Mỹ
Trang 5DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Tác động của giá dầu đến nền kinh tế
Hình 4.1: Tỷ giá USD/VND giai đoạn 2001 – 2012
Hình 4.2: Chỉ số sản xuất công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012 (2005=100) Hình 4.3: Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012 (2005=100 )
Hình 4.4: Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình ở Việt Nam
Hình 4.5: Phản ứng của sản lượng Việt Nam đối với cú sốc giá dầu
Hình 4.6: Phản ứng của sản lượng Việt Nam đối với cú sốc sản lượng của Mỹ Hình 4.7: Phản ứng của sản lượng Việt Nam đối với cú sốc lãi suất của Mỹ
Hình 4.8: Phản ứng của tỷ giá Việt Nam đối với cú sốc giá dầu
Hình 4.9: Phản ứng của tỷ giá Việt Nam đối với cú sốc sản lượng của Mỹ
Hình 4.10: Phản ứng của tỷ giá Việt Nam đối với cú sốc lãi suất của Mỹ
Hình 4.11: Phản ứng của giá tiêu dùng Việt Nam đối với cú sốc giá dầu
Hình 4.12: Phản ứng của giá tiêu dùng Việt Nam đối với cú sốc sản lượng của Mỹ Hình 4.13: Phản ứng của giá tiêu dùng Việt Nam đối với cú sốc lãi suất của Mỹ Hình 4.14: Phản ứng của sản lượng các nước đối với cú sốc giá dầu
Hình 4.15: Phản ứng của sản lượng các nước đối với cú sốc lãi suất của Mỹ
Hình 4.16: Phản ứng của tỷ giá các nước đối với cú sốc giá dầu
Hình 4.17: Phản ứng của tỷ giá các nước đối với cú sốc sản lượng của Mỹ
Hình 4.18: Phản ứng của tỷ giá các nước đối với cú sốc lãi suất của Mỹ
Hình 4.19: Phản ứng của giá tiêu dùng các nước đối với cú sốc giá dầu
Hình 4.20: Phản ứng của giá tiêu dùng các nước đối với cú sốc sản lượng của Mỹ Hình 4.21: Phản ứng của giá tiêu dùng các nước đối với cú sốc lãi suất của Mỹ
Trang 6TÓM TẮT
Trong bài nghiên cứu này tác giả kiểm định tác động các cú sốc bên ngoài, bao gồm
cú sốc giá dầu, cú sốc sản lượng của Mỹ, và cú sốc lãi suất của Mỹ đối với các biến
kinh tế vĩ mô nội địa của Việt Nam và các nền kinh tế Đông Á Sau đó tác giả xem
xét liệu những cú sốc này có dẫn đến các phản ứng giống nhau giữa các nước này
hay không Tác giả sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy cấu trúc (SVAR) phân tích
bộ dữ liệu của các biến vĩ mô giai đoạn 2001 – 2012 của nhóm 7 nước Đông Á bao
gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Trung Quốc, Singapore và Hàn
Quốc Kết quả nghiên cứu cho thấy cú sốc giá dầu và cú sốc lãi suất của Mỹ có vai
trò quan trọng hơn cú sốc sản lượng trong việc giải thích sự biến động của các biến
kinh tế vĩ mô nội địa Đồng thời, tác giả cũng nhận thấy mức độ tương quan cao
trong phản ứng của các quốc gia trong mẫu đối với các cú sốc bên ngoài
Trang 71 GIỚI THIỆU
Trong ba thập kỷ vừa qua, mức độ toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên sâu rộng Quá tình toàn cầu hóa diễn ra trên các lĩnh vực khác nhau: toàn cầu hóa về mặt kinh tế, toàn cầu hóa về mặt công nghệ, toàn cầu hóa trong lĩnh vực văn hóa xã hội và đặc biệt là toàn cầu hóa về tài chính Sự phát triển và tự do hóa của thị trường tài chính trong những năm 80 đã dẫn đến sự hội nhập tài chính ngày càng cao và tạo nên những dòng chu chuyển vốn quốc tế khổng lồ Mặc dù các quốc gia có thể lựa chọn những chính sách tỷ giá hối đoái khác nhau, nhưng đồng đô la Mỹ (USD) vẫn giữ vai trò đồng tiền thanh toán quốc tế quan trọng nhất Một biểu hiện quan trọng của hội nhập tài chính là sự biến động cùng chiều của các biến số kinh tế như lạm phát, tăng trưởng GDP, giá tài sản ở một số quốc gia Điều này có thể được giải thích thông qua hiệu ứng “lây nhiễm” trong những giai đoạn nhạy cảm như giá cả sụt giảm hoặc trong thời kỳ khủng hoảng Hiệu ứng này cũng thể hiện rõ trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 Bắt nguồn từ những khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong giai đoạn 2001 – 2006, cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng Mỹ đã lây lan trên quy mô toàn thế giới
Sự đồng biến động trong giá cả tài sản cũng như giá trị các dòng chu chuyển vốn ngày càng cao cho thấy các thị trường tài chính đã có sự hội nhập ở quy mô toàn cầu Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng một trong những nhân tố quan trọng quyết định
sự hội nhập này là chính sách tiền tệ của Mỹ và cũng có thể là sự lây nhiễm rủi ro trong giai đoạn khủng hoảng Và hiệu ứng lây nhiễm này không chỉ xảy ra ở những nước có nền kinh tế phát triển
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, vai trò của các thị trường mới nổi ngày càng trở nên rõ nét Cuộc khủng hoảng Đông Á giai đoạn 1997 – 1998 đã cho thấy vai trò của hiệu ứng lây nhiễm trong khu vực khi xảy ra khủng hoảng tài chính Sự bất ổn của các quốc gia Đông Á trong giai đoạn này được giải thích là do mức độ mở cửa
tài chính cao (Corsetti và cộng sự, 1999) cũng như mức độ phụ thuộc lẫn nhau
Trang 8trong khu vực (Kaminsky và cộng sự, 2003) Cuộc khủng hoảng này cũng thúc đẩy
các quốc gia Đông Á cần tăng cường hợp tác để gia tăng sự độc lập trong chính sách tiền tệ Những nỗ lực hợp tác này được cụ thể hóa thông qua Tiến trình giám sát ASEAN (ASEAN Surveillance Process) vào tháng 10 năm 1998, Sáng kiến Chiang Mai vào tháng 05 năm 2000 quy định về việc trao đổi song phương giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 bắt đầu từ sự sụp đổ của Lehman Brothers một lần nữa làm dấy lên mối
lo ngại về sự biến động của các nước Đông Á đối với những cú sốc bên ngoài Để đối phó với cuộc khủng hoảng này, những nhà làm chính sách tại các quốc gia Đông Á đã tăng cường hợp tác tiền tệ bằng cách phát triển Sáng kiến Chiang Mai từ trao đổi song phương lên trao đổi đa phương vào năm 2009 Theo đó, một quỹ dự trữ trị giá 120 tỷ đô la Mỹ được hình thành và năm 2012 đã tăng quy mô thành 240
tỷ đô la Mỹ để ngăn ngừa khủng hoảng thanh khoản ở các quốc gia tham gia
Những nghiên cứu gần đây chú trọng vào tác động của những cú sốc bên ngoài đến khu vực Cùng với việc phân tích tác động của những cú sốc nội địa, những nghiên cứu này bổ sung cho việc xem xét mức độ tương đồng cũng như sự hội tụ trong chính sách kinh tế của các quốc gia
Để làm rõ hơn tác động của những cú sốc đến những biến số kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng, tác giả đã chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài: “NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÚ SỐC ĐẾN CÁC NỀN KINH TẾ ĐÔNG Á”
Trong nghiên cứu này, tác giả đi sâu tìm hiểu tác động của những cú sốc bên ngoài đến những biến số kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế Đông Á thông qua việc sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy cấu trúc (SVAR)
Cú sốc bên ngoài được thể hiện qua ba biến số: giá dầu thế giới, đại diện cho cú sốc trong chi phí đầu vào của nền kinh tế, sản lượng của Mỹ (trong bài tác giả sử dụng dữ liệu chỉ số sản xuất công nghiệp), đại diện cho cú sốc thương mại, và lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), đại diện cho cú sốc chính sách tiền tệ của Mỹ
Trang 9Các nền kinh tế Đông Á được xem xét trong bài gồm 7 quốc gia, bao gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc Các biến kinh tế vĩ mô của những quốc gia này bao gồm tỷ giá hối đoái danh nghĩa với
đô la Mỹ, chỉ số sản xuất công nghiệp, và chỉ số giá tiêu dùng Dữ liệu được thu thập theo tháng trong giai đoạn 2001-2012
Đầu tiên tác giả quan sát những tác động của các cú sốc bên ngoài đến nền kinh tế của từng quốc gia qua kết quả phân rã phương sai và hàm phản ứng xung Sau đó tác giả xem xét mức độ tương quan trong phản ứng của các nền kinh tế đối với từng
cú sốc bên ngoài để nhận diện liệu những thị trường mới nổi ở Đông Á có phản ứng cùng chiều trước những cú sốc vĩ mô hay không
Phần còn lại của bài nghiên cứu được trình bày như sau:
Phần hai trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan những nghiên cứu thực nghiệm có liên quan
Phần ba mô tả phương pháp nghiên cứu và bộ dữ liệu sử dụng
Phần bốn trình bày về kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trang 102 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1 Tác động của những cú sốc đến nền kinh tế
Trong một thế giới toàn cầu hóa, biến động kinh tế vĩ mô của một quốc gia không chỉ chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nội địa mà còn chịu tác động bởi các cú sốc bên ngoài Một biến số quan trọng hàng đầu thường xuyên được nhắc đến trong các nghiên cứu về tác động của các cú sốc bên ngoài đến nền kinh tế của một quốc gia
là giá dầu Tác động của cú sốc giá dầu trong kinh tế vĩ mô đã trở thành một trong những chủ đề được nghiên cứu nhiều nhất trong kinh tế học năng lượng từ giữa thập
niên 70, sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu thô năm 1973 Theo Brown và Yucel
(2002) và Tang và cộng sự (2010), cú sốc giá dầu có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế
thông qua những kênh truyền dẫn sau:
Cú sốc giá dầu được xem là cú sốc trong nguồn cung, sự tăng giá dầu có thể
là một chỉ báo cho một cú sốc về cung làm giảm sản lượng tiềm năng Sự tăng giá này báo hiệu sự khan hiếm của nguồn năng lượng vốn được xem là nguyên liệu đầu vào cơ bản của sản xuất Do đó, tốc độ tăng trưởng sản lượng và năng suất sẽ sụt giảm, điều này dẫn đến giảm mức tăng lương thực
và tăng tỷ lệ thất nghiệp Nếu người dân nhìn nhận đây là một cú sốc ngắn hạn, họ sẽ giữ ổn định chi tiêu bằng cách tiết kiệm ít hơn và tăng vay mượn, điều này làm tăng lãi suất thực cân bằng Tăng trưởng sản lượng chậm lại, lãi suất thực tăng sẽ làm giảm lượng cầu đối với số dư tiền mặt thực tế, và với mức tăng trưởng cung tiền nhất định, tỷ lệ lạm phát sẽ tăng Như vậy, giá dầu tăng sẽ làm giảm tăng trưởng GDP, làm tăng lãi suất thực và gây nguy cơ lạm phát
Cú sốc giá dầu cũng có thể tác động đến hoạt động kinh tế thông qua hiệu ứng chuyển giao sức mua từ những nước nhập khẩu dầu thô sang những nước xuất khẩu dầu thô khi giá dầu tăng Sự tăng giá dầu sẽ chuyển giao thu nhập từ các nước nhập khẩu dầu thô sang các nước xuất khẩu dầu thô, điều này làm giảm cầu tiêu dùng ở nước nhập khẩu và tăng cầu ở nước xuất khẩu,
Trang 11tuy nhiên mức độ tăng lại ít hơn, điều này làm tổng cầu của cả thế giới đối với sản phẩm của nước nhập khẩu giảm, làm tăng cung tiết kiệm Cung tiết kiệm tăng gây áp lực giảm lãi suất thực, và mức giảm này có thể lấn át mức tăng lãi suất thực do người tiêu dùng ổn định chi tiêu Lãi suất giảm sẽ kích thích đầu tư, điều này sẽ bù đắp cho mức giảm trong tiêu dùng, vì vậy tổng cầu không thay đổi ở các nước nhập khẩu dầu thô Tuy nhiên, nếu giá cả khó điều chỉnh giảm, sự sụt giảm trong tiêu dùng hàng hóa sản xuất ở những nước nhập khẩu dầu mỏ sẽ làm tăng trưởng GDP giảm hơn nữa Tiêu dùng giảm sẽ tạo áp lực làm giá giảm về điểm cân bằng mới Nếu giá không giảm, mức giảm trong tiêu dùng sẽ lớn hơn mức tăng trong đầu tư Do đó, tổng cầu
sẽ giảm làm tăng trưởng GDP toàn cầu giảm thêm
Giá dầu tăng cũng làm tăng chi phí sản xuất, đồng thời những sản phẩm phụ thuộc vào dầu cũng chiếm tỷ trọng cao trong rổ hàng hóa tính CPI, điều này
có thể làm tăng mức giá nội địa
Hình 2.1: Tác động của giá dầu đến nền kinh tế
Nguồn: Tang và cộng sự (2010)
Giá dầu
tăng
Sản lượng giảm trong ngắn hạn
Thất nghiệp tăng Thu nhập giảm
Lạm phát tăng PPI tăng
Chính sách tiền tệ:
Kiểm soát lạm phát
CPI tăng
Lợi nhuận giảm
Đầu tư giảm
Chi phí sản suất và Chi tiêu tăng
Lãi suất tăng
Đầu tư giảm Sản lượng giảm
trong dài hạn
Cầu tiền tăng Lãi suất tăng
Sản lượng giảm trong dài hạn
Cầu tiền giảm; Lãi suất giảm
Trang 12Ngoài cú sốc giá dầu hay cú sốc trong giá cả hàng hóa, sự biến động của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ, cũng có tác động đáng kể đến phần còn lại của thế giới
Theo báo cáo World Economic Outlook của IMF (2007), những giai đoạn nền kinh
tế Mỹ rơi vào suy thoái thường kéo theo sự sụt giảm trong tăng trưởng toàn cầu Vai trò của nền kinh tế Mỹ được thể hiện qua nhiều khía cạnh
Mỹ là nền kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng GDP toàn cầu Tính đến năm 2012, Mỹ là nước nhập khẩu thứ hai thế giới (sau Liên minh Châu Âu) và là nước xuất khẩu đứng thứ ba sau Liên minh Châu Âu và Trung Quốc
Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại toàn cầu, Mỹ chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thương mại với Châu Âu, Canada, Trung và Nam Mỹ Cùng với Liên minh Châu Âu và Nhật Bản, Mỹ là một đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển nói chung
Trong bối cảnh các nước ngày càng gia tăng độ mở thương mại, độ nhạy cảm xuất khẩu với Mỹ - được đo bằng tỷ lệ giá trị xuất khẩu sang Mỹ so với GDP – nhìn chung có xu hướng tăng, ngay cả ở những nước có tỷ lệ xuất khẩu sang Mỹ giảm trong tổng giá trị xuất khẩu Độ nhạy cảm xuất khẩu với Mỹ ở hầu hết các nước có xu hướng cao hơn độ nhạy cảm xuất khẩu đối với EU và Nhật Bản
Thị trường tài chính của Mỹ cũng được xem là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, không chỉ vì quy mô nền kinh tế Mỹ mà còn vì tính thanh khoản của thị trường Sự thay đổi trong giá cả tài sản của Mỹ phát một tín hiệu rất mạnh đến thị trường toàn cầu và hiệu ứng tràn từ thị trường Mỹ có ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt trong những giai đoạn căng thẳng tài chính Cụ thể, thị trường cổ phiếu của các nước có mối tương quan cao nhất khi thị trường Mỹ suy giảm Sự ảnh hưởng cả về thương mại và tài chính đã cho thấy vai trò của nền kinh tế Mỹ đối với các nước khác, điều này hàm ý sự biến động trong
Trang 13các biến số thực và biến số tài chính của Mỹ có thể có tác động đáng kể đến các biến số vĩ mô của các quốc gia
Bảng 2.1: Vai trò của các nền kinh tế lớn trong nền kinh tế toàn cầu
(đơn vị tính: tỷ lệ phần trăm so với toàn thế giới)
Chỉ tiêu Giai đoạn Mỹ EU 1 Nhật Bản Trung Quốc 2
Nguồn: Direction of Trade Statistics, World Economic Outlook (IMF) và WTO
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, có nhiều quan điểm cho rằng nền kinh tế Mỹ không giữ được vai trò như trước Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều lập luận làm
rõ quan điểm này
Thứ nhất, sự suy thoái của kinh tế Mỹ trong giai đoạn gần đây bắt nguồn từ những nguyên nhân đặc trưng của nước Mỹ, như sự tương quan giữa thị trường nhà đất và sản xuất, chứ không phải từ những nguyên nhân thông thường như giá dầu hay sự phát triển của thị trường cổ phiếu, vốn là những nguyên nhân gây ra suy thoái như trước đây
Thứ hai, các quốc gia ngày nay đều có những chính sách để ổn định nhu cầu nội địa, vì vậy tăng trưởng toàn cầu có thể ổn định hơn trước những đợt suy thoái của Mỹ
1 Không tính giá trị thương mại trong khu vực đồng euro
2 Giá trị trong hàng 1971-75 là số liệu giai đoạn 1976 - 80
3 Tính theo ngang giá sức mua
Trang 14 Thứ ba, với độ mở thương mại ngày càng cao, giá trị xuất nhập khẩu của các quốc gia ngày càng lớn, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các thị trường mới nổi, vị thế thương mại với Mỹ có thể không còn quá quan trọng với nhiều quốc gia
Mặc dù vậy, nước Mỹ vẫn là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới Sự phụ thuộc với Mỹ về thương mại có thể giảm nhưng giá trị giao dịch về tài chính lại có xu hướng tăng mạnh Tiến trình hội nhập tài chính có thể làm các quốc gia trở nên nhạy cảm hơn với các cú sốc bên ngoài, đặc biệt là từ thị trường Mỹ Với vai trò một nước lớn, sự tác động của chính sách kinh tế vĩ mô của Mỹ không chỉ thu hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn có tác động trên quy mô toàn cầu
Một trong những chính sách được các nhà nghiên cứu quan tâm hàng đầu là chính sách tiền tệ Một lý thuyết nền tảng cho chủ đề nghiên cứu về mối liên hệ giữa chính sách tiền tệ và nền kinh tế quốc tế là mô hình Mundell–Fleming–Dornbusch (MFD) Dưới chế độ tỷ giá thả nổi và khi hội nhập tài chính hoàn toàn, chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm giảm sản lượng nội địa và gia tăng sản lượng ở nước ngoài theo khuôn khổ chính sách “beggar-thy-neighbor” vì sự sụt giảm ở quốc gia này sẽ
là lợi ích của quốc gia khác Đối với chính sách tỷ giá cố định, lãi suất tăng sẽ làm thắt chặt tiền tệ cả ở trong nước và nước ngoài Dưới chế độ tỷ giá thả nổi và hội nhập tài chính không hoàn toàn, chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm giảm mức giá nội địa, nhưng vì tỷ giá cũng thay đổi nên không thể có kết luận rõ ràng về sản lượng của các nước khác, ngoại trừ giá tiêu dùng sẽ tăng do tỷ giá thay đổi
Độ mở cửa thị trường tài chính rõ ràng có một vai trò quan trọng trong mối liên hệ giữa chính sách tiền tệ và thị trường quốc tế Ở một quốc gia có mức độ hội nhập tài chính cao, dòng vốn xuyên quốc gia sẽ có tác động mạnh mẽ đến cung tiền hoặc giá
cả tài sản nội địa Trong kênh truyền dẫn theo hướng “đẩy”, tốc độ tăng trưởng cung tiền cao ở một quốc gia có thể đẩy dòng vốn sang các nước khác, làm tăng cung tiền
và tỷ suất sinh lợi tài sản ở nước ngoài; trong khi theo kênh truyền dẫn theo hướng
“kéo”, tăng trưởng cung tiền nội địa có thể làm tăng giá tài sản, từ đó thu hút dòng
Trang 15vốn nước ngoài, làm giảm giá tài sản ở những quốc gia bị chảy vốn ra nước ngoài Những hiện tượng này không chỉ xảy ra trong những giai đoạn khủng hoảng tài chính (như trường hợp khủng hoảng ở các thị trường mới nổi Đông Nam Á năm 1997) mà còn có thể hiện diện ngay trong những thời kỳ “bình thường”
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các cú sốc đến nền kinh tế 2.2.1 Tác động của các cú sốc đến những nền kinh tế phát triển
Kim (2001) sử dụng phương pháp VAR để nghiên cứu tác động của cú sốc chính
sách tiền tệ mở rộng của Mỹ đến nhóm G6 ngoài Mỹ có chế độ tỷ giá thả nổi, cụ thể
là tác động đối với cán cân mậu dịch và sản lượng của nước ngoài Ông sử dụng dữ liệu giai đoạn 1974 – 1996 gồm cán cân mậu dịch, tỷ giá hối đoái danh nghĩa với USD, sản lượng công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, khối tiền M1, khối tiền M2, lãi suất ngắn – trung – dài hạn, GDP, chỉ số giảm phát GDP, tiêu dùng tư nhân, chi tiêu tài sản cố định và hàng tồn kho của Mỹ và nhóm G6 Kết quả của ông được tóm tắt thành hai bước, thứ nhất, cán cân thương mại sẽ xấu đi trong ngắn hạn nhưng lại được cải thiện trong trung và dài hạn Thứ hai, cú sốc này dẫn đến sự bùng nổ kinh
tế ở nhóm G6 Giải thích cho sự bùng nổ này, những thay đổi trong cán cân mậu dịch chỉ đóng một vai trò nhỏ trong khi sự gia tăng tổng cầu của thế giới mới là kênh truyền dẫn chính, vì chính sách tiền tệ mở rộng ở một nền kinh tế mở lớn như Mỹ sẽ làm giảm lãi suất thực ở Mỹ, từ đó là giảm lãi suất thực thế giới, nếu thị trường vốn quốc tế có độ mở cửa nhất định
Sousa và Zaghini (2008) nghiên cứu hiệu ứng tràn quốc tế trong khu vực đồng euro
khi có cú sốc tiền tệ toàn cầu Tác giả sử dụng mô hình SVAR cho bộ dữ liệu giai đoạn 1980 – 2001 của các nền kinh tế lớn (khu vực đồng euro, Mỹ, Nhật, Canada và Vương quốc Anh), bao gồm các biến kinh tế vĩ mô: cung tiền, GDP, lãi suất ngắn hạn, giá hàng hóa và tỷ giá thực hiệu lực Các hàm phản ứng xung cho thấy cú sốc chính sách tiền tệ mở rộng trong khu vực đồng euro sẽ làm tăng mức giá cũng như M3, làm đồng euro tăng giá thực trong ngắn hạn và tăng sản lượng thực trong ngắn hạn Ngoài ra, tác giả cũng cho thấy những phát kiến tài chính đóng một vai trò
Trang 16quan trọng trong việc giải thích biến động giá cả và sản lượng trong khu vực đồng euro cũng như trong nền kinh tế toàn cầu
Ehrmann và Fratzscher (2009) nghiên cứu 50 thị trường cổ phiếu trên toàn thế giới
và cho thấy chính sách tiền tệ của Mỹ là yếu tố quyết định đối với thị trường cổ phiếu toàn cầu Trong các kênh truyền dẫn, lãi suất ngắn hạn ở Mỹ và nước ngoài
và tỷ giá hối đoái là những kênh truyền dẫn chính Kết quả thực nghiệm cho thấy nếu lãi suất tăng 100 điểm cơ bản, tỷ suất sinh lợi sẽ giảm trung bình 3.8% và tác động này sẽ không đồng nhất ở các khu vực và quốc gia khác nhau Cụ thể, xét về mặt quốc gia, trong khi tỷ suất sinh lợi ở thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia hầu như ít bị ảnh hưởng thì tác động này lại dai dẳng ở Hồng Kông, Indonesia, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Canada, Phần Lan và Thụy Điển, ở những quốc gia này, tỷ suất sinh lợi có thể giảm đến 10% hoặc hơn nữa Xét về khía cạnh khu vực, khu vực hàng hóa công cộng có mức giảm 1.6%, trong khi lĩnh vực công nghệ thông tin bị tác động đến 7.4% Khi xem xét yếu tố quyết định mức độ truyền dẫn ở từng quốc gia, tác giả nhận thấy những quốc gia có độ mở cửa và tính thanh khoản thị trường cao có mức độ truyền dẫn mạnh hơn Điều đặc biệt là mức độ hội nhập tài chính toàn cầu, chứ không phải mức độ hội nhập song phương với Mỹ, mới
là yếu tố truyền dẫn quyết định
Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy một bằng chứng rõ ràng và vững chắc về mối liên kết giữa chính sách tiền tệ của các nền kinh tế với nền kinh tế toàn cầu Đặc biệt, thị trường Mỹ được cho là yếu tố chủ đạo dẫn dắt sự phát triển kinh tế thế giới Khi xét về mối liên hệ trên phạm vi quốc tế, mặc dù có bằng chứng rõ ràng cho thấy
có sự truyền dẫn, nhưng mức độ truyền dẫn ở các quốc gia không đồng nhất và thay đổi theo thời gian Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mức độ tác động ở những quốc gia khác nhau theo thời gian
Eichengreen và cộng sự (1996) đã đề cập đến vai trò của mậu dịch trong mối quan
hệ giữa các quốc gia khi phân tích tính lây nhiễm của khủng hoảng tiền tệ bằng cách
sử dụng dữ liệu từ 1959 đến 1993 của 20 nước công nghiệp Tác giả xem xét khi
Trang 17một quốc gia bị tấn công tiền tệ thì những nước dễ bị lây nhiễm là những nước có quan hệ thương mại thân thiết hay là những nước có đặc điểm kinh tế vĩ mô tương đồng với quốc gia bị tấn công Kết quả kiểm định cho thấy thương mại là kênh truyền dẫn quan trọng hơn các biến kinh tế vĩ mô khác giữa các quốc gia này
Forbes và Chinn (2004) kiểm định liệu mối liên kết giữa thị trường hàng hóa thực
và thị trường tài chính có thể giải thích tại sao những thay đổi trong thị trường tài chính lớn nhất thế giới lại có tác động tương tự đến những thị trường tài chính khác,
và những mối liên kết đa quốc gia này thay đổi như thế nào qua thời gian Tác giả ước lượng mô hình theo đó tỷ suất sinh lợi của một quốc gia được xác định bởi những yếu tố mang tính toàn cầu, khu vực, xuyên quốc gia và những yếu tố đặc trưng của từng nước Bài nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu thể hiện mối quan hệ song phương của 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới và khoảng 40 thị trường khác để phân tích những yếu tố xuyên quốc gia thành: dòng vốn thương mại trực tiếp, sự cạnh tranh ở nước thứ ba, tín dụng ngân hàng và đầu tư trực tiếp nước ngoài Kết quả ước lượng cho thấy những yếu tố xuyên quốc gia và khu vực đều có ảnh hưởng quan trọng đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu và trái phiếu, những yếu tố của Mỹ ngày càng quan trọng hơn trong những năm gần đây, trong khi đó vai trò của Nhật và Vương quốc Anh lại sụt giảm Trong giai đoạn 1996 – 2000, mối liên kết giữa thị trường hàng hóathực và thị trường tài chính là yếu tố cơ bản gây ra sự truyền dẫn các cú sốc từ nền kinh tế lớn sang những thị trường khác Cụ thể, dòng vốn thương mại song phương có vai trò đáng kể trong sự truyền dẫn xuyên quốc gia ở cả thị trường trái phiếu và cổ phiếu Dòng vốn đầu tư song phương lại không có tác động
rõ ràng Vì vậy, mặc dù dòng vốn đầu tư tài chính tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng thương mại vẫn là yếu tố quan trọng nhất giải thích tại sao biến động kinh tế ở những quốc gia lớn lại ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu
Miniane và Rogers (2007) nghiên cứu hiệu quả của kiểm soát vốn trong việc bảo vệ
nền kinh tế trước các cú sốc chính sách tiền tệ từ Mỹ Tác giả ước lượng tác động của cú sốc chính sách tiền tệ của Mỹ đối với lãi suất nước ngoài và tỷ giá để xem xét liệu những nước có độ mở tài khoản vốn thấp hơn có mức độ phản ứng nhỏ hơn
Trang 18hay không Sử dụng mô hình VAR cho dữ liệu kinh tế vĩ mô giai đoạn 1975 - 1988 của 26 quốc gia khác nhau về độ mở tài khoản vốn, trình độ phát triển kinh tế, vị trí địa lý và chế độ tỷ giá hối đoái, bao gồm các biến chỉ số giá tiêu dùng, sản lượng công nghiệp của Mỹ, giá tiêu dùng ở Mỹ, sản lượng công nghiệp nước ngoài, lãi suất nước ngoài 3 tháng, lãi suất liên bang Mỹ của FED, tỷ lệ dự trữ (không bao gồm chứng khoán nợ)/tổng dự trữ của Mỹ và tỷ giá danh nghĩa với USD, hai ông không tìm thấy nhiều bằng chứng ủng hộ cho lập luận này Những quốc gia có độ
mở tài khoản vốn ít hơn thì đồng tiền ít giảm giá hơn khi lãi suất ở Mỹ tăng, tuy nhiên kết quả này chỉ đúng trong ngắn hạn Ngoài ra, mức độ tăng lãi suất ở những quốc gia này cũng không ít hơn những nước có độ mở tài khoản vốn cao Theo tác giả, nguyên nhân làm cho kiểm soát vốn tỏ ra không hiệu quả là vì những quy định này rất khó thực thi và các doanh nghiệp có thể dễ dàng né tránh với chi phí thấp
Bouakez và Normandin (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của cú sốc nới lỏng tiền tệ
của Mỹ đến tỷ giá song phương giữa Mỹ và các nước G7 Bài nghiên cứu sử dụng
mô hình SVAR cho các biến kinh tế vĩ mô giai đoạn 1982 – 2004, bao gồm chỉ số sản xuất công nghiệp của Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ, dự trữ trong hệ thống ngân hàng, lãi suất liên bang của FED, và tỷ giá danh nghĩa song phương Kết quả cho thấy tỷ giá danh nghĩa ban đầu giảm nhưng trong dài hạn lại tăng, theo kết quả phân rã phương sai thì cú sốc chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng nhất đối với sự biến động của tỷ giá hối đoái
Bài nghiên cứu này mở rộng nghiên cứu sự truyền dẫn ở quy mô quốc tế, cụ thể là
cú các cú sốc bên ngoài và cú sốc chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ có tác động như thế nào đến nền kinh tế các thị trường mới nổi khu vực Đông Á
2.2.2 Tác động của các cú sốc đến những nền kinh tế mới nổi
Trước sự hội nhập ngày càng tăng trong quy mô khu vực cũng như toàn cầu của khu
vực Đông Á, Moneta và Ruffer (2009) đã kiểm định mức độ đồng xu hướng trong
chu kỳ kinh tế của khu vực này trong giai đoạn quý 1/1975 – quý 3/2005 Tác giả nhận thấy mức độ đồng xu hướng của các nước Đông Á ngày càng tăng tính từ
Trang 19những năm 1990 ngoại trừ Trung Quốc và Nhật Bản Sự đồng bộ trong tăng trưởng phần lớn đến từ sự gia tăng xuất khẩu của khu vực chứ không phải do những biến động trong đầu tư và chi tiêu Ngoài ra, những cú sốc bên ngoài như giá dầu và tỷ giá Yên Nhật – Đô la Mỹ là có vai trò quan trọng dẫn dắt sự đồng biến động trong tăng trưởng
Trước những nỗ lực hợp tác về tiền tệ của khu vực Đông Á trong thời gian gần đây,
Huang và Guo (2006) đã kiểm định tính khả thi của việc xây dựng một liên minh
tiền tệ trong khu vực Tác giả sử dụng mô hình VAR cấu trúc cho các biến kinh tế
vĩ mô của chín quốc gia Đông Á giai đoạn 1970 – 2002 và lấy chuẩn là chín quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu Kết quả cho thấy những cú sốc bên ngoài không chỉ
có tác động đáng kể mà còn dẫn đến những phản ứng cân xứng của các nước Đông
Á Từ đó tác giả cho rằng Hong Kong, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Malaysia
và Thái Lan có thể được hưởng lợi khi xây dựng một đồng tiền chung
Ng (2002) sử dụng mô hình VAR cấu trúc để xem xét mức độ tương quan trong
phản ứng của nhóm năm nước Đông Á bao gồm Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines đối với các cú sốc bên ngoài và trong nước giai đoạn 1971 – 1995 Kết quả cho thấy mức độ tương quan với các cú sốc bên ngoài cao hơn cú sốc trong nước So sánh với sự tương quan trong các nước thuộc Liên minh Châu
Âu và NAFTA, Ng kết luận Singapore, Indonesia và Malaysia có thể tham gia một liên minh tiền tệ
Ruffer và cộng sự (2007) đã phát triển mô hình VAR nghiên cứu tác động của các
cú sốc bên ngoài, bao gồm cú sốc tiền tệ, tài chính, giá hàng hóa và sản lượng, đến các biến động kinh tế vĩ mô ở chín quốc gia Đông Á và Ấn Độ giai đoạn quý 1/1979 – quý 4/2003 Tác giả nhận thấy những cú sốc bên ngoài là nguyên nhân chính dẫn dắt chu kỳ kinh tế của các nước này Tác giả cho rằng điều này là do nhiều quốc gia trong mẫu phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu với chính sách tỷ giá ổn định hoặc định giá thấp đồng nội tệ Ngoài ra, sự đồng biến động của các
Trang 20biến kinh tế vĩ mô ở các quốc gia này đến từ phản ứng với các cú sốc bên ngoài hơn
là cú sốc trong khu vực
Sử dụng mô hình SVAR, Mackowiak (2007) nhận thấy những cú sốc bên ngoài là
nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự biến động kinh tế vĩ mô ở các thị trường mới nổi khu vực Đông Á (Hong Kong, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) và châu Mỹ La tinh (Chile và Mexico) giai đoạn tháng 1/1986 – tháng 12/2000 Đặc biệt, cú sốc chính sách tiền tệ của Mỹ có tác động nhanh chóng và mạnh mẽ đến lãi suất và tỷ giá ở một số quốc gia Chính sách tiền tệ ở Mỹ có tác động đến mức giá và sản lượng thực ở một số nước còn mạnh hơn tác động đối với nền kinh tế Mỹ Tuy nhiên, tác động của cú sốc chính sách tiền tệ của Mỹ đến các thị trường mới nổi không mạnh bằng những cú sốc bên ngoài khác
Trong một nghiên cứu gần đây, Allegret và cộng sự (2012) đã kiểm định tầm quan
trọng của những cú sốc bên ngoài đến các biến kinh tế vĩ mô của các quốc gia Đông
Á, đồng thời xem xét liệu những cú sốc này có dẫn đến phản ứng cân xứng hoặc bất cân xứng giữa các nước này hay không Các cú sốc bên ngoài được xem xét bao gồm cú sốc giá dầu, sản lượng của Mỹ, lãi suất của FED và chỉ số MSCI Những biến nội địa gồm có sản lượng, chỉ số giá sản xuất và tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương với USD Tác giả nhận thấy từ những năm 90 ảnh hưởng của những
cú sốc bên ngoài ngày càng lớn Ngoài ra, cú sốc giá dầu và cú sốc sản lượng của Mỹ có tác động đáng kể và gây ra những phản ứng cân xứng hơn so với cú sốc lãi suất và chỉ số MSCI
Những nghiên cứu gần đây về tác động của các cú sốc đến nền kinh tế Việt Nam có
thể kể đến Lân (2010) và Hằng và Thành (2011) Sử dụng mô hình SVAR cho bộ dữ liệu giai đoạn 1998 – 2009, Lân (2010) thiết lập các điều kiện cần thiết để tìm ra
những cú sốc tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam, sau đó đánh giá hiệu quả tác động của chính sách tiền tệ và các kênh truyền dẫn khác nhau đến giá cả hàng hóa và các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trong nước Kết quả cho thấy sự biến động của tỷ giá phụ thuộc rất lớn vào công tác điều hành chính sách tiền tệ thông
Trang 21qua các công cụ lãi suất và lượng tiền cung ứng ra lưu thông, các nhân tố bên ngoài nền kinh tế cũng tác động tới sự biến động của tỷ giá nhưng không quá lớn; ngoài
ra, khu vực tiền tệ - ngân hàng trong nước tương đối nhạy cảm và chịu tác động rất lớn bởi các cú sốc bên ngoài nền kinh tế, đặc biệt là sự biến động của giá cả hàng hóa thế giới và dấu hiệu suy thoái hay phục hồi của nền kinh tế thế giới nói chung
và nền kinh tế Hoa Kỳ nói riêng cũng như các động thái điều hành chính sách tiền
tệ của FED Trong khi đó, Hằng và Thành (2011) sử dụng mô hình véc tơ hiệu
chỉnh sai số (VECM) để xem xét tác động của các nhân tố vĩ mô bên ngoài cũng như nội địa đến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010 Đối với các cú sốc bên ngoài, tác giả nhận thấy giá cả quốc tế có sự truyền dẫn nhất định đến giá cả nội địa trong ngắn hạn
3 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mô tả dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn từ tháng 01 năm 2001 đến tháng
07 năm 2012, bao gồm 139 quan sát, được hiệu chỉnh mùa vụ theo phương pháp Census X12 và đưa về dạng log (trừ biến lãi suất)
Các quốc gia Đông Á được nghiên cứu trong bài bao gồm: Việt Nam (VN), Indonesia (IN), Malaysia (MA), Philippines (PH), Trung Quốc (TQ), Singapore (SI)
và Hàn Quốc (HQ)
Trong đề tài, tác giả lần lượt sử dụng biến chỉ số sản xuất công nghiệp và chỉ số giá tiêu dùng đại diện cho sản lượng và mức giá của nền kinh tế
Bảng 3.1: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình
(2005 = 100), được tính trung bình từ ba mức giá giao ngay Brent, West Texas, và Dubai Fateh
IMF
Trang 223 Lãi suất của Cục
Dự trữ Liên bang
Mỹ
Liên bang Mỹ
6 Tỷ giá hối đoái
danh nghĩa đối
với USD
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để nhận diện tác động của các cú sốc bên ngoài đến nền kinh tế Việt Nam, tác giả
sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy cấu trúc (SVAR) cho hai nhóm biến: biến bên ngoài nền kinh tế và biến nội địa của nền kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam cũng như các nước Đông Á khác được xem là một nền kinh
tế nhỏ mở Giả thiết này hàm ý những cú sốc trong nước sẽ không có tác động đến những biến số bên ngoài
Tác giả xem xét ba cú sốc bên ngoài bao gồm giá dầu thế giới, sản lượng công nghiệp của Mỹ và lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Biến giá dầu đại diện cho
cú sốc trong nguồn cung vì đây là nguồn nguyên liệu đầu vào thiết yếu cho các nền
kinh tế (theo Cushman và Zha, 1997) Bên cạnh đó, xuất khẩu có vai trò rất quan
trọng trong sự tăng trưởng của các quốc gia Đông Á nên tác giả sử dụng biến chỉ số sản xuất công nghiệp của Mỹ, đại diện cho sản lượng của Mỹ, để xem xét ảnh hưởng của cú sốc thương mại Biến thứ ba liên quan đến hiệu ứng truyền dẫn của chính sách tiền tệ Vì đa số các nước Đông Á sử dụng chế độ tỷ giá neo theo USD
hoặc theo một rổ tiền tệ trong đó trọng số của USD chiếm từ 80% đến 95% (theo
Reinhart và Rogoff, 2004) nên tác giả kỳ vọng các biến kinh tế vĩ mô trong nước sẽ
nhạy cảm với sự thay đổi trong lãi suất của Mỹ
Trang 23Các biến kinh tế vĩ mô trong nước bao gồm ba biến, tỷ giá hối đoái danh nghĩa, chỉ
số sản xuất công nghiệp và chỉ số giá tiêu dùng Biến tỷ giá được đưa vào theo quan
điểm của Cushman và Zha (1997), hai ông cho rằng đây là một kênh truyền dẫn
quan trọng với bất kỳ một cú sốc nào từ bên ngoài
Để quan sát tác động của các cú sốc bên ngoài đến nền kinh tế các nước Đông Á, tác giả đưa các biến vào mô hình theo thứ tự như sau: các biến bên ngoài (giá dầu, chỉ số sản xuất công nghiệp của Mỹ, lãi suất của Mỹ), các biến trong nước (tỷ giá, chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng) Theo đó, các cú sốc bên ngoài sẽ
có tác động đến các biến kinh tế trong nước nhưng không có chiều ngược lại
Trong các cú sốc bên ngoài, tác giả giả định giá dầu không bị tác động đồng thời bởi sản lượng và lãi suất của Mỹ Tuy nhiên, giá dầu sẽ tác động đến sản lượng
cũng như lãi suất của Mỹ (theo Leeper và cộng sự, 1996) Theo Mackowiak (2007),
sản lượng và lãi suất của Mỹ không có tác động đồng thời đến nhau Vì vậy trong
mô hình tác giả đưa thêm một ràng buộc để loại bỏ tác động đồng thời của sản lượng đến lãi suất của Mỹ
Cấu trúc hệ phương trình SVAR dạng ma trận được xác định cụ thể như sau:
Trang 24(v) 𝑢𝑡𝐼𝑃 = −𝑎51𝑢𝑡𝑂𝐼𝐿− 𝑎52𝑢𝑡𝑈𝐼𝑃− 𝑎53𝑢𝑡𝑈𝐼𝑅 − 𝑎54𝑢𝑡𝐸𝑋+ 𝑏55𝜀𝑡𝐼𝑃
(vi) 𝑢𝑡𝐶𝑃𝐼 = −𝑎61𝑢𝑡𝑂𝐼𝐿 − 𝑎62𝑢𝑡𝑈𝐼𝑃− 𝑎63𝑢𝑡𝑈𝐼𝑅− 𝑎64𝑢𝑡𝐸𝑋−𝑎65𝑢𝑡𝐼𝑃+ 𝑏66𝜀𝑡𝐶𝑃𝐼
Ba phương trình đầu tiên thể hiện cú sốc bên ngoài của nền kinh tế thế giới đối với Việt Nam là giá dầu, sản lượng của Mỹ và lãi suất của Mỹ Trong vòng một tháng, giá dầu chỉ bị ảnh hưởng bởi chính nó Sản lượng và lãi suất của Mỹ chịu ảnh hưởng của chính nó và giá dầu Ba phương trình cuối thể hiện các biến nội địa trong
mô hình Ngoài tác động của chính mình, các biến này chịu tác động của các cú sốc bên ngoài và biến nội địa đứng trước
Khung phân tích của tác giả được thực hiện qua 3 bước như sau:
Bước 1: tác giả phân tích tác động của các cú sốc bên ngoài đến nền kinh tế Việt Nam
Kiểm định tính dừng của các biến, lựa chọn độ trễ tối ưu, kiểm định tự tương quan của phần dư và tính ổn định của mô hình
Dựa vào kết quả phân rã phương sai, tác giả xác định tầm quan trọng của các cú sốc bên ngoài trong việc giải thích mức độ biến động trong phương sai sai số dự báo của các biến vĩ mô trong nước
Dựa vào kết quả hàm phản ứng xung, tác giả xác định mức độ phản ứng của các biến vĩ mô trong nước đối với từng cú sốc bên ngoài
Bước 2: tác giả phân tích tác động của các cú sốc bên ngoài đến nền kinh tế 6 quốc gia bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Trung Quốc, Singapore
và Hàn Quốc tương tự như đối với Việt Nam
Bước 3: tác giả kiểm định sự tương quan trong phản ứng của các biến nội địa của 7 quốc gia trong mẫu đối với từng cú sốc bên ngoài
Trang 254 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả nghiên cứu đối với Việt Nam
Đề tài bắt đầu bằng việc quan sát sự biến động của các chỉ số kinh tế vĩ mô trong nước giai đoạn 2001 – 2012
Thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý, tỷ giá VND so với USD khá ổn định trong giai đoạn 2001 – 2007 Bắt đầu từ năm 2008, mức độ biến động trong tỷ giá VND – USD tăng dần theo hướng ngày càng tăng Năm 2009 và quí I/2010 là một giai đoạn đầy sóng gió với NHNN trong điều hành tỷ giá, khi mà tình trạng dư cung ngoại tệ trong năm 2007 đã đảo chiều thành khan hiếm ngoại tệ Cán cân thanh toán tổng thể năm 2009 đã thâm hụt lớn, ở mức trên 8 tỷ USD Tình hình khan hiếm ngoại tệ càng trầm trọng hơn khi mà tình hình găm giữ ngoại tệ trong tổ chức và dân cư trở nên phổ biến Lượng ngoại tệ của Bộ Tài chính bán cho NHNN sụt giảm mạnh Trước tình hình đó, NHNN đã liên tục phải đưa ra các quyết sách đầy khó khăn như: (i) nới lỏng biên độ từ 3% lên 5% vào những tháng đầu năm 2009; (ii) bán ngoại tệ cho các NHTM để phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu trong quí II, III/2009 và đặc biệt là can thiệp bán với quy mô lớn trên diện rộng vào cuối năm
2009 và đầu năm 2010 kết hợp điều chỉnh tăng 2 lần với mức tăng khá lớn (trên 8%) Nhờ sự quyết liệt trong điều hành cũng như các giải pháp được ban hành đồng bộ và triển khai triệt để, thị trường ngoại hối đã chuyển dịch từ trạng thái thiếu hụt sang dư cung nhẹ, tỉ giá USD/VND trên thị trường tự do đã được bình ổn từ mức xấp xỉ 20.000 xuống còn gần 19.000, thấp hơn mức giao dịch của các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, sự ổn định này chỉ kéo dài đến hết năm 2010 và tiềm ẩn nhiều áp lực tăng tỷ giá Sang đầu năm 2011, thị trường trong nước chứng kiến “cú sốc” điều chỉnh tỷ giá tăng đến 9,3%, mức tăng mạnh nhất trong lịch sử thị trường ngoại hối Việt Nam Tuy nhiên, biên độ dao động đã được thu hẹp từ 3% còn 1% Sau lần phá giá kỷ lục, tỷ giá VND/USD đã được duy trì ổn định trong giai đoạn
2011 – 2012
Trang 26Hình 4.1: Tỷ giá USD/VNĐ giai đoạn 2001 – 2012 Chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2001 – 2012 thể hiện xu hướng tăng tương đối ổn định Chỉ số có xu hướng đạt đỉnh vào cuối năm và giảm mạnh trong quý 1 năm sau, cụ thể là trong tháng hai do ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Trong năm 2008, sản lượng công nghiệp có xu hướng chững lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ
Hình 4.2: Chỉ số sản xuất công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012 (2005=100) Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chỉ số giá trong nước có xu hướng gia tăng từ năm 2001 – 2012 Sự tăng giá của dầu thô cùng nhiều loại nguyên liệu, hàng
Trang 27hóa khác trên thị trường thế giới từ giữa năm 2008 đã kéo theo sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng trong nước, làm giá tiêu dùng năm 2008 tăng mạnh so với những giai đoạn trước đó Vào cuối năm 2010, chính sách phục hồi kinh tế của Mỹ và các nước châu Âu thông qua chiến lược mua tài sản với quy mô lớn đã đẩy mặt bằng giá cả thế giới tăng cao, kéo theo sự gia tăng trong chỉ số giá tiêu dùng trong nước
Hình 4.3: Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012 (2005 = 100)
4.1.1 Kiểm định tính dừng và xác định độ trễ tối ưu
Đề tài sử dụng phương pháp Augmented Dickey-Fuller (ADF) kiểm định tính dừng của các biến sử dụng trong mô hình, kết quả cho thấy ngoại trừ biến chỉ số sản xuất công nghiệp ở Mỹ, các biến đều dừng ở sai phân bậc 1
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định tính dừng trên chuỗi gốc
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định tính dừng trên chuỗi sai phân bậc 1