Bài nghiên cứu quan sát bao gồm Việt Nam và 6 quốc gia thuộc cùng khu vực có điều kiện kinh tế tương đồng, trong đó Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc là những nước có nền kinh tế phát triển hơn. Tuy nhiên, các quốc gia trong mẫu theo đuổi những chế độ tỷ giá cũng như khuôn khổ chính sách tiền tệ khác nhau (theo phân loại của IMF). Bài nghiên cứu này kiểm định tầm quan trọng của những cú sốc bên ngoài đối với sự biến động của các biến kinh tế vĩ mô của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á cũng như sự cân xứng trong cách các quốc gia phản ứng với cú sốc.
Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy sản lượng ít nhạy cảm với các cú sốc bên ngoài và có xu hướng phản ứng tăng khi xảy ra cú sốc. Bên cạnh đó, các cú sốc bên ngoài có ảnh hưởng rất hạn chế đến tỷ giá hối đoái trong khi lại có vai trò rất lớn trong việc dự báo biến động của chỉ số giá tiêu dùng, đặc biệt là cú sốc giá dầu. Đối với nền kinh tế Việt Nam, khi giá dầu tác động đến hầu hết giá cả của các sản phẩm hàng hóa thì tác động của giá dầu đến chỉ số giá tiêu dùng là khá rõ nét. Vì vậy việc đưa ra những chính sách nhằm hấp thụ cú sốc giá dầu, hạn chế ảnh hưởng đến mục tiêu lạm phát, là rất cần thiết. Để hấp thụ các cú sốc giá dầu đến nền kinh tế, cần thiết phải có những dự báo ít thiên lệch về giá dầu mỏ hoặc áp dụng hữu hiệu các công cụ phòng chống rủi ro do biến động giá dầu.
Ngoài ra những nhà làm chính sách cũng cần quan tâm đến chính sách tiền tệ của Mỹ trong bối cảnh mức độ hội nhập tài chính ngày càng cao. Một chính sách tiền tệ nới lỏng của FED có thể làm tiềm ẩn nguy cơ lạm phát ở Việt Nam. Đây cũng là một hạn chế của đề tài khi đề tài chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của cú sốc tăng lãi suất mà chưa đề cập đến trường hợp nới lỏng tiền tệ. Theo dõi và phân tích những diễn biến của chính sách tiền tệ Mỹ sẽ giúp cho các nhà điều hành kinh tế Việt Nam đưa ra những giải pháp nhằm ổn định sự phát triển kinh tế quốc gia.
Đối với các quốc gia Đông Á, kết quả phân rã phương sai sai số dự báo của các biến nội địa cho thấy cú sốc giá dầu và cú sốc lãi suất có mức độ giải thích cao hơn so
với cú sốc sản lượng, trong đó cú sốc giá dầu có vai trò quan trọng đối với sản lượng trong khi cú sốc giá dầu và lãi suất có ảnh hưởng đáng kể đến mức giá trong nước. Mức độ bị tác động của biến tỷ giá thay đổi tùy vào chính sách tỷ giá của mỗi nước, cơ chế tỷ giá càng linh hoạt càng chịu tác động nhiều bởi các cú sốc bên ngoài. Một số quốc gia duy trì được tỷ giá và mức giá ít bị tác động bởi các cú sốc bên ngoài như Trung Quốc và Singapore, trong khi một số quốc gia có sự đánh đổi trong việc điều hành hai mục tiêu chính sách này (Việt Nam, Indonesia và Malaysia). Một khi duy trì sự ổn định tỷ giá, chúng ta lại phải đối mặt với sự biến động trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: sản lượng, chỉ số giá tiêu dùng, … Tùy theo những đặc điểm khác biệt trong từng giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, việc đặt nặng mục tiêu chính sách nào cần phải cân nhắc nhằm đạt được hiệu quả tăng trưởng và sự ổn định nhất định.
Khi xem xét phản ứng của các biến nội địa với các cú sốc, biến tỷ giá có phản ứng không giống nhau ở các nước. Sự bất cân xứng này không chỉ do sự thay đổi trong cung cầu ngoại tệ mà còn do chính sách tỷ giá của các quốc gia. Tuy nhiên, phản ứng của sản lượng và mức giá của các nước lại có xu hướng biến động cùng chiều đối với cùng một cú sốc. Cụ thể, cú sốc giá dầu sẽ làm tăng sản lượng và tăng mức giá tiêu dùng nội địa. Sản lượng tăng trong trường hợp này có thể do sự gia tăng giá dầu phản ánh sự tăng trưởng của kinh tế thế giới. Trong khi đó, cú sốc lãi suất cũng làm tăng sản lượng nhưng chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm. Việc sản lượng phản ứng tích cực với các cú sốc có thể do chu kỳ tăng trưởng của các quốc gia trong giai đoạn mẫu. Phản ứng của mức giá phù hợp với các lý thuyết kinh tế truyền thống. Sự phản ứng tương tự của sản lượng và mức giá cho thấy dường như các phản ứng của biến số thực trong nền kinh tế không phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn chính sách tỷ giá danh nghĩa của các quốc gia.
Kết quả kiểm định mối tương quan trong phản ứng của các biến nội địa với các cú sốc cho thấy cú sốc giá dầu là cú sốc dẫn đến sự đồng biến động cao nhất, trong cả sản lượng, tỷ giá và giá tiêu dùng. Ngoài ra, tác giả không nhận thấy một sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm nước theo những chế độ tỷ giá và chính sách tiền tệ
khác nhau. Ví dụ, Indonesia, Philippines và Hàn Quốc cùng theo đuổi khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu, nhưng mức độ tương quan của biến vĩ mô ở các quốc gia này không thật sự cao và đồng đều trong phản ứng với các cú sốc bên ngoài. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Mackowiak (2007) và Allegret và cộng sự (2012) nhưng không thật sự ủng hộ nhận định của Rose (2011) khi Rose cho rằng việc áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu sẽ làm chu kỳ kinh tế của các quốc gia Đông Á trở nên tương đồng.
Đề tài tìm hiểu tác động của các cú sốc bên ngoài đến nền kinh tế Việt Nam và các quốc gia Đông Á. Trong đó tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá sơ bộ và xem xét sự tương quan trong kết quả của các quốc gia chứ chưa đi vào phân tích chuyên sâu cho từng nước. Việc phân tích sâu đòi hỏi những nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết hoàn cảnh kinh tế của từng quốc gia. Về mặt dữ liệu, đề tài sử dụng chỉ số sản xuất công nghiệp đại diện cho sản lượng. Chỉ số này không thể thay thế hoàn toàn cho GDP nên có thể phản ứng của chỉ số sản xuất công nghiệp chưa thể phản ánh đúng phản ứng trong sản lượng của các nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Allegret J.P., Couharde C., Guillaumin C., 2012. The Impact of External Shocks in East Asia: Lessons from a Structural VAR Model with Block Exogeneity. International Economics.
Allegret, J.-P., & Essaadi, E., 2011. Business Cycles Synchronization in East Asian Economy: Evidences from time-variyng Coherence Study. Economic Modelling, 28(1-2), pp. 351-368. Bouakez, H., Normandin, M., 2010. Fluctuations in the foreign exchange market: how important are monetary policy shocks?. Journal of International Economics, 81(1), pp. 139-153.
Brown, Stephen P. A. & Yucel, Mine K., 2002. Energy prices and aggregate economic activity: an interpretative survey. The Quarterly Review of Economics and Finance, 43(2), pp. 193-208. Canova, F., 2005. The transmission of US Shocks to Latin America. Journal of Applied Econometrics, 20(2), pp. 229-251.
Cosetti G., Pesenti P. và Roubini N., 1999. Paper tigers? A model of the Asian crisis. European Economic Review, 43(7), pp. 1211-1236.
Cushman D.O. và Zha T., 1997. Identifying Monetary Policy in Small Open Economy. Journal of Monetary Economics, 39(3), pp. 433-448.
Ehrmann, M. và Fratzscher, M., 2009. Global financial transmission of monetary policy shocks.
Oxford Bulletin of Economics and Statistics, 71(6), pp. 739-759.
Eichengreen, B., Rose, A., Wyplosz, C., 1996. Contagious currency crises: first tests. The Scandinavian Journal of Economics, 98(4), pp. 463-484.
Flood, R.P. and A.K. Rose, 1995. Fixing exchange rates: a virtual quest for fundamentals. Journal of Monetary Economics, Tập 36, pp. 3-37.
Forbes, K.J., Chinn, M.D., 2004. A decomposition of global linkages in financial markets over time.
The Review of Economics and Statistics, 86(3), pp. 705-722.
Hằng N.T.T & Thành N. D., 2011. Nguồn gốc lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010: Phát hiện mới từ những bằng chứng mới. Bài nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế Việt Nam.
Huang Y. và Guo F., 2006. Is currency union a feasible option in East Asia? A multivariate structural VAR approach. Reasearch in International Business and Finance, 20(1), pp. 77-94.
IMF, 2007. Decoupling the Train? Spillovers and Cycles in Global Economy. World Economic Outlook, pp. 121-160.
Kaminsky G., Reinhart C. và Vegh C., 2003. The Unholy Trinity of Financial Contagion. Journal of Economic Perpectives, 17(4), pp. 51-74.
Kilian, L., 2009. Not All Oil Price Shocks Are Alike: Disentangling Demand and Supply Shocks in the Crude. American Economic Review, 99(3), pp. 1053-69.
Kim, S., 2001. International transmission of U.S. monetary policy shocks: evidence from VAR's.
Journal of Monetary Economics, 48(2), pp. 339-372.
Kose, M. A., & Prasad, E. S., 2010. Emerging markets, resilience and growth amid global turmoil.
Washington D.C: Brookings Institution Press.
Lân, N. P., 2010. Cơ chế truyền dẫn tiền tệ dưới góc độ phân tích định lượng. Tạp Chí Ngân Hàng,
Tập 8.
Leeper E., Sims C.A. và Zha T., 1996. What does Monetary Policy Do?. Brookings Papers in Economic Activity, Tập 2, pp. 1-63.
Luiz de Mello; Mauro Pisu, 2010. The bank lending channel of monetary transmission in Brazil: A VECM approach. The Quarterly Review of Economics and Finance, 50(1), pp. 50-60.
Lutke-pohl, H., 2005. New Introduction to Multiple Time Series Analysis. Berlin biên tập viên không biết chủ biên:Springer.
Markowiak, B., 2007. External shocks, U.S. monetary policy ang macro economic fluctuations in emerging markets. Journal of Monetary Economics, 54(8), pp. 2512-2520.
Miniane, J., Rogers, J.H, 2007. Capital controls and the international transmission of U.S. money shocks. Journal of Money, Credit, and Banking, 39(5), pp. 1003-1035.
Moneta F. và Ruffer R., 2009. Business Cycle Synchoronization in East Asia. Journal of Asian Economics, 20(1), pp. 1-12.
Ng, T. H., 2002. Should the Southeast Asian Countries form a Currency Union?. The Developing Economies, xl(2), pp. 113-134.
Reinhart C. và Rogoff K., 2004. The Modern History of Exchange rate arrangements: A Reinterpretation. Quarterly Journal of Economics, 119(1), pp. 1-48.
Rose, A., 2011. Understanding Business Cycle Synchronization: Is Inflation Targeting Paving the Way to Asian Monerary Union. Trong: J. L. Robert J.Barro, biên tập viên Costs and Benefits of Economic Integration in Asia. không biết chủ biên:Oxford University Press.
Ruffer R., 2007. Emerging Asia's Growth and Intergration. How Autonomous are Business Cycle?.
Working Paper 715, European Central Bank.
Sousa, J. và Zaghini, A., 2008. Monetary policy shocks in the Euro area and global liquidity spillovers. International Journal of Finance Economics, 13(3), p. 205–218.
Stephen, G., 2011. The Impossible Trinity and the Capital Flows in East Asia. ADBI Working Paper Series, Tập 319.
Tang, W., W. Libo và Z. Zhang, 2010. Oil Price Shocks and Their Short- and Long-Term Effects on the Chinese Economy. Energy Economics, Tập 32, pp. S3-S14.
PHỤ LỤC
Phân loại hệ thống tỷ giá hối đoái và mục tiêu chiến lược của các chính sách tiền tệ các nước
Quốc gia Tên đồng
tiền Mã chữ Chế độ tỷ giá
Mục tiêu chiến lược của chính sách tiền tệ
(1) (2) (3) (4) (5) Trung Quốc Yuan CNY Con rắn tiền tệ
(Crawl-like arrangement)
x
Hàn Quốc Won KRW Thả nổi (Floating) x
Indonesia Rupiah IDR Thả nổi (Floating) x
Malaysia Ringgit MYR Thả nổi có quản lý (Other managed arrangement)
x
Philippines Peso PHP Thả nổi (Floating) x
Singapore Dollar SGD Thả nổi có quản lý (Other managed arrangement)
x
Việt Nam Dong VND Ổn định (Stabilized
Arrangement) x
(1) Exchange rate anchor (2) Monetary aggergate target (3) Inflation targeting framework
(4) IMF-supported or other monetary program (5) Other