4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.2. Tầm quan trọng của các cú sốc bên ngoài đối với sự biến động của các chỉ số kinh tế vĩ
số kinh tế vĩ mô Việt Nam
Để xem xét mức độ giải thích của các cú sốc bên ngoài đối với sự biến động của các chỉ số kinh tế vĩ mô trong nước, tác giả sử dụng kết quả phân rã phương sai sai số dự báo.
Bảng 4.4: Kết quả phân rã phương sai của biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam
Cú sốc Thời gian (tháng) Sản lượng Tỷ giá Giá tiêu dùng
OIL 1-12 3.66 1.44 20.23 13-24 7.28 2.79 30.75 UIP 1-12 2.55 1.36 3.19 13-24 4.97 3.09 4.41 UIR 1-12 2.62 1.35 6.75 13-24 5.29 2.82 14.76 Tổng 1-12 8.84 4.14 30.17 13-24 17.54 8.70 49.92
Kết quả phân rã phương sai cho thấy các cú sốc bên ngoài có vai trò rất nhỏ trong việc dự báo biến động của tỷ giá. Mức độ tự giải thích của biến tỷ giá lên đến khoảng 90%. Điều này phù hợp với thực tế điều hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam, khi tỷ giá không hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường mà chịu sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ.
Trong khi đó, các cú sốc bên ngoài giải thích được khoảng 17% sự biến động của sản lượng. Trong đó cú sốc giá dầu có vai trò quan trọng hơn hai cú sốc đến từ nền kinh tế Mỹ. Mức độ tự giải thích của sản lượng vào khoảng 80%, điều này cho thấy sản lượng của Việt Nam ít phụ thuộc vào các cú sốc bên ngoài, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ.
Biến nội địa chịu ảnh hưởng mạnh nhất của các cú sốc bên ngoài là giá tiêu dùng. Cú sốc giá dầu giải thích đến 30% sự biến động trong chỉ số giá, cho thấy tầm quan trọng của dầu thô đối với các mặt hàng trong rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam. Đối với một nước xuất khẩu dầu thô nhưng lại nhập khẩu nhiều dầu thành phẩm như nước ta, trong đó có những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, một
sự gia tăng đột biến trong giá dầu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến mặt bằng giá nội địa. Mức độ giải thích của cú sốc lãi suất của Mỹ vào khoảng 15%, cao hơn cú sốc sản lượng của Mỹ.