Tác động của các cú sốc bên ngoài đến các biến kinh tế vĩ mô Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Tác động của các cú sốc bên ngoài đến các nền kinh tế Đông Á (Trang 30)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.3. Tác động của các cú sốc bên ngoài đến các biến kinh tế vĩ mô Việt Nam

4.1.3.1. Phản ứng của sản lượng

Kết quả hàm phản ứng xung cho thấy phản ứng tức thời của các biến kinh tế trong nước với các cú sốc cũng như tốc độ điều chỉnh của nền kinh tế.

Theo lý thuyết, giá dầu sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế theo nhiều kênh truyền dẫn khác nhau: chi phí sản xuất, hiệu ứng chuyển giao thu nhập, chính sách tiền tệ thắt chặt, … Những kênh truyền dẫn này hàm ý cú sốc giá dầu sẽ làm giảm sản lượng. Tuy nhiên, kết quả hàm phản ứng xung lại cho thấy sản lượng có xu hướng phản ứng cùng chiều với cú sốc giá dầu. Cụ thể, cú sốc giá dầu làm sản lượng tăng ngay trong hai tháng tiếp theo, giảm trong tháng thứ 3, đạt đỉnh vào cuối tháng thứ 4. Sau 1 năm sản lượng dần đi vào ổn định, sản lượng có xu hướng giảm nhưng mức giảm không đáng kể.

Hình 4.5: Phản ứng của sản lượng Việt Nam đối với cú sốc giá dầu

Mối quan hệ đồng biến giữa cú sốc giá dầu có thể được giải thích theo quan điểm của Kilian (2009), theo đó cú sốc giá dầu có ba dạng: cú sốc trong cung (xuất phát từ tính chất hữu hạn của tài nguyên này), cú sốc ngắn hạn trong cầu (do sự thay đổi đáng kể trong nhu cầu) và cú sốc tổng cầu (xuất phát từ chu kỳ kinh tế toàn cầu). Nếu hai dạng đầu tiên có thể dẫn đến phản ứng tiêu cực của sản lượng thì cú sốc

-0.01 -0.005 0 0.005 0.01 0.015 0.02 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

dạng ba lại có thể có tác động tích cực. Từ cuối những năm 90 thì giá dầu phần lớn được quyết định do cầu. Giá dầu tăng có thể là do sự tăng trưởng của các nước phát triển. Vì vậy, nếu xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của các nước Đông Á thì cú sốc giá dầu có thể có tác động tích cực lên sản lượng. Đây cũng là kết luận của Allegret và cộng sự (2012) khi tìm hiểu tác động của giá dầu đến sản lượng các quốc gia Đông Á.

Hình 4.6: Phản ứng của sản lượng Việt Nam đối với cú sốc sản lượng của Mỹ Là biến đại diện cho sản lượng của các nền kinh tế phát triển, cú sốc trong sản lượng của Mỹ có kỳ vọng tác động tích cực đến sản lượng trong nước. Sản lượng của Mỹ gia tăng có thể đại diện cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đồng thời, độ mở thương mại ngày càng cao cùng chiến lược phát triển theo định hướng xuất khẩu của Việt Nam có thể làm sản lượng trong nước nhạy cảm với các cú sốc thương mại. Cú sốc sản lượng của Mỹ làm sản lượng trong nước tăng ngay trong hai tháng kế tiếp, giảm vào cuối tháng thứ 3. Sau đó sản lượng tăng trở lại và mức tăng ổn định dần từ sau tháng thứ 9.

Hình 4.7: Phản ứng của sản lượng Việt Nam đối với cú sốc lãi suất của Mỹ -0.01 -0.005 0 0.005 0.01 0.015 0.02 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 -0.015 -0.01 -0.005 0 0.005 0.01 0.015 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

Về mặt lý thuyết, nếu việc tăng lãi suất đại diện cho chính sách tiền tệ thắt chặt, cú sốc lãi suất có thể làm sản lượng ở Mỹ sụt giảm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của các nước đang phát triển, từ đó làm giảm sản lượng ở các nước này. Cú sốc sản lượng ở Mỹ làm sản lượng trong nước giảm trong hai tháng đầu. Tuy nhiên sau đó sản lượng đã tăng trở lại.

Nhìn chung, sản lượng có xu hướng tăng khi bị tác động bởi các cú sốc bên ngoài. Tuy nhiên tác động của các cú sốc này rất hạn chế. Điều này có thể phản ánh sự gia tăng trong sản lượng phản ánh chu kỳ tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012.

4.1.3.2 Phản ứng của tỷ giá

Phản ứng của tỷ giá cho thấy tỷ giá hầu như ít nhạy cảm với các cú sốc bên ngoài. Tuy nhiên, cú sốc sản lượng của Mỹ trong dài hạn có thể dẫn đến sự tăng giá của VND. Điều này có thể do lợi ích Việt Nam nhận được từ việc gia tăng xuất khẩu sang Mỹ, từ đó gia tăng thặng dư thương mại và làm tỷ giá giảm.

Trong dài hạn cú sốc lãi suất của Mỹ cũng có xu hướng làm USD giảm giá so với VNĐ. Phản ứng này phù hợp với lý thuyết ngang giá lãi suất không phòng ngừa, theo đó sự gia tăng lãi suất có thể làm đồng tiền mất giá trong dài hạn do ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng.

Hình 4.8: Phản ứng của tỷ giá Việt Nam đối với cú sốc giá dầu -0.01 -0.005 0 0.005 0.01 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

Hình 4.9: Phản ứng của tỷ giá Việt Nam đối với cú sốc sản lượng của Mỹ

Hình 4.10: Phản ứng của tỷ giá Việt Nam đối với cú sốc lãi suất của Mỹ

4.1.3.3. Phản ứng của giá tiêu dùng

Cú sốc giá dầu làm giá tiêu dùng tăng ngay trong kỳ đầu tiên và sự gia tăng này có xu hướng dai dẳng. Bên cạnh đó, cú sốc sản lượng của Mỹ cũng làm giá trong nước tăng trong dài hạn. Nếu sản lượng ở Mỹ gia tăng làm tăng tổng cầu, mức giá nội địa có xu hướng tăng.

Hình 4.11: Phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam đối với cú sốc giá dầu -0.01 -0.005 0 0.005 0.01 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 -0.01 -0.005 0 0.005 0.01 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 0 0.005 0.01 0.015 0.02 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

Hình 4.12: Phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam đối với cú sốc sản lượng của Mỹ

Trong khi đó, giá tiêu dùng trong nước có xu hướng giảm khi FED tăng lãi suất. Lãi suất của Mỹ tăng có thể tác động đến dòng vốn đầu tư ở các thị trường mới nổi, làm giảm tổng đầu tư trong nước, từ đó tác động đến tổng cầu và làm giảm mức giá nội địa. Đối với những quốc gia theo chế độ neo tỷ giá như Việt Nam, lãi suất nước ngoài tăng có thể làm tăng lãi suất trong nước, từ đó làm giảm chỉ số giá tiêu dùng.

Hình 4.13: Phản ứng của giá tiêu dùng Việt Nam đối với cú sốc lãi suất của Mỹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Tác động của các cú sốc bên ngoài đến các nền kinh tế Đông Á (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)