Phân tích kênh phân phối nhà máy gạch Tuynel Tú Hà

8 1.1K 26
Phân tích kênh phân phối nhà máy gạch Tuynel Tú Hà

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích kênh phân phối nhà máy gạch Tuynel Tú Hà

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI: 1.1.1.Khái niệm kênh phân phối: Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Nói cách khác, đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng cho người tiêu dùng hoặc người sử dụng công nghiệp, để họ mua và sử dụng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hóa từ người sản xuất qua hoặc không qua các trung gian thương mại để tới người mua cuối cùng. 1.1.2.Các chức năng của kênh phân phối: Chức năng cơ bản chung nhất của tất cả các kênh phân phối là giup doanh nghiệp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng với đúng mức giá họ có thể mua, đúng chủng loại họ cần, đúng thời gian, địa điểm họ yêu cầu. Kênh phân phối là con đường mà hàng hóa được lưu thông từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được những khác biệt về thời gian địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất với những người tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ. Tất cả các thành viên kênh phải thực hiện các chức năng cụ thể sau: - Nghiên cứu thị trường:nhằm thu thập thông tin cần thiết để lập chiến lược phân phối - Xúc tiến khuyếch trương cho những sản phẩm họ bán: soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hóa - Thương lượng: để thỏa thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong kênh. Thỏa thuận với nhau về giá cả và những điều kiện phân phối khác - Phân phối vật chất: vận chuyển, bảo quản, dự trữ hàng hóa - Thiết lập các mối quan hệ: tạo dựng và duy trì mối liên hệ với những người mua tiềm năng - Hoàn thiện hàng hóa: làm cho hàng hóa đáp ứng được những yêu cầu của người mua, nghĩa là thực hiện một phần công việc của nhà sản xuất - Tài trợ: cơ chế tài chình trợ giúp cho các thành viên kênh trong thanh toán - San sẻ rủi ro liên quan đến quá trình phân phối 1.2. CÁC CẤP CỦA KÊNH PHÂN PHỐI Kênh không cấp Kênh một cấp Kênh hai cấp Kênh ba cấp Các kênh phân phối của vinamilk' title='phân tích kênh phân phối của vinamilk'>CỦA KÊNH PHÂN PHỐI Kênh không cấp Kênh một cấp Kênh hai cấp Kênh ba cấp Các kênh phân phối i của vinamilk' title='quản trị kênh phân phối của vinamilk'>CỦA KÊNH PHÂN PHỐI Kênh không cấp Kênh một cấp Kênh hai cấp Kênh ba cấp Các kênh phân phốii của vinamilk' title='hệ thống kênh phân phối của vinamilk'>CỦA KÊNH PHÂN PHỐI Kênh không cấp Kênh một cấp Kênh hai cấp Kênh ba cấp Các kênh phân phối hàng tiêu dùng 1 Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng Đại lý Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Nhà bán lẻ Các kênh phân phối liệu sản xuất 1.3. NHỮNG DÒNG LƯU CHUYỂN TRONG KÊNH PHÂN PHỐI Những bộ phận trong kênh phân phối kết nối với nhau bằng nhiều dòng lưu chuyển. Quan trọng nhất là những dòng chuyển quyền sở hữu, vận động vật chất của sản phẩm, tiền tệ và chứng từ thanh toán, thông tin, xúc tiến… - Dòng chuyển quyền sở hữu : mô tả việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm từ thành viên này sang thành viên khác. Mỗi lần mua và bán là một lần hàng hóa được chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua. Như vậy trong một kênh phân phối có thể có nhiều lần chuyển quyền sở hữu hàng hóa. - Dòng thông tin : mô tả quá trình trao đổi thông tin giữa các thành viên kênh trong quá trình phân phối. Quá trình trao đổi thông tin có thể diễn ra giữa hai thành viên kế cận hoặc không kế cận. Các thông tin trao đổi trong kênh có thể là tình hình thị trường; khối lượng, chất lượng và giá cả sản phẩm; thời gian địa điểm và phương thức thành toán. - Dòng vận động vật chất : mô tả việc di chuyển hàng hóa hiện vật thật sự trong không gian và thời gian từ địa điểm sản xuất tới địa điểm tiêu dùng qua hệ thống kho tàng và phương tiện vận chuyển. Đây là dòng chảy có chi phí lớn nhất trong tổng chi phí phân phối. - Dòng thanh toán : mô tả sự vận động của tiền và chứng từ thanh toán. Tiền chảy ngược từ người mua cuối cùng trở lại người sản xuất còn chứng từ thanh toán thì chuyển từ người bán đầu tiên tới người mua cuối cùng. - Dòng xúc tiến : mô tả sự phối hợp và trợ giúp hoạt động xúc tiến giữa các thành viên trong kênh với nhau. Ví dụ, người sản xuất thực hiện hoạt động quảng cáo và tuyên truyển cho cả những người là thành viên trong kênh phân phối của họ. 1.4. LỰA CHỌN VÀ QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI 1.4.1. Lựa chọn và xây dựng kênh phân phối : Vấn đề đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp cho sản phẩm của họ. Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn những kênh phân phối khác nhau để đưa hàng hóa của họ đến người tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác, người quản trị phân phối phải xây dựng kênh phân phối để bán các sản phẩm ra thị trường. Việc lựa chọn kênh phân phối bao gồm lựa chọn cấu trúc kênh phù hợp, lựa chọn hình thức tổ chức và liên kết trong kênh, lựa chọn các thành viên kênh cụ thể. - Những mục tiêu của kênh. Mục tiêu của kênh phân phối sẽ định rõ kênh sẽ vươn tới thị trường nào, với mục tiêu nào? Những mục tiêu khác nhau đòi hỏi kênh phân phối khác nhau cả về cấu trúc và cách quản lý. Những mục tiêu có thể là mức dịch vụ khách hàng, yêu cầu mức độ hoạt động trung gian, phạm vi bao phủ thị trường. Các mục tiêu xác định thuộc Marketing – Mix và mục tiêu chiến lược tổng thể của công ty. 2 Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng Đại lý Nhà PPCN Đại lý Nhà PPCN - Đặc điểm của khách hàng mục tiêu. Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn kênh phân phối. Những yếu tố quan trọng cần xem xét về đặc điểm của khách hàng là quy mô, cơ cấu, mật độ và hành vi của khách hàng. Khách hàng càng phân tán về địa lý thì kênh càng dài. Nếu khách hàng mua thường xuyên từng lượng nhỏ, cũng cần kênh dài. Mật độ khách hàng đơn vị trên diện tích càng cao nên sử dụng kênh phân phối trực tiếp. - Đặc điểm của sản phẩm. Một yếu tố khác chi phối đến việc lựa chọn kênh là đặc điểm của sản phẩm. Những sản phẩm dễ hư hỏng, thời gian từ sản xuất đến tiêu dùng ngắn cần kênh trực tiếp. Những sản phẩm cồng kềnh, nặng nề đòi hỏi kênh phân phối ngắn để giảm tối đa quãng đường vận chuyển và số lần bốc dỡ. Những hàng hóa không tiêu chuẩn hóa cần bán trực tiếp, các sản phẩm có giá trị đơn vị cao thường do lực lượng bán hàng chứ không qua trung gian. - Đặc điểm của trung gian thương mại. Các trung gian thương mại sẽ tham gia vào kênh có vai trò quan trọng trong lựa chọn kênh phân phối. Người quản lý kênh phải xem xét có những loại trung gian thương mại nào trên thị trường, khả năng, mặt mạnh, mặt yếu của các trung gian thương mại trong việc thực hiên nhiệm vụ của họ. Các trung gian thương mại có khả năng khác nhau trong việc thực hiện quảng cáo, lưu kho, khai thác khách hàng và cung cấp tín dụng. Vì vậy, doanh nghiệp phải phân tích để lựa chọn trung gian thương mại thích hợp cho kênh phân phối sản phẩm của mình. - Kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh. Việc lựa chọn kênh phân phối cũng chịu ảnh hưởng bởi các kênh của đối thủ cạnh tranh. Nhà sản xuất có thể lựa chọn những kênh phân phối có cũng đầu ra bán lẻ với các nhà cạnh tranh hay những kênh hoàn toàn khác với kênh của họ. Doanh nghiệp phải lựa chọn kênh phân phối có thể mang lại lợi thế cạnh tranh so với kênh của các đối thủ cạnh tranh. Nhìn chung, cạnh tranh càng mạnh thì nhà sản xuất càng cần những kênh có sự liên kết chặt chẽ. - Khả năng nguồn lực và đặc điểm hoạt động của chính doanh nghiệp cũng là căn cứ quan trọng khi lựa chọn kênh phân phối. Quy mô của doanh nghiệp sẽ quyết định quy mô thị trường và khả năng của doanh nghiệp tìm được các trung gian thương mại thích hợp. Nguồn lực của doanh nghiệp sẽ quyết định nó có thể thực hiện các chức năng phân phối nào và phải nhường cho các thành viên kênh khác những chức năng nào. - Cuối cùng phải tính đến yếu tố môi trường marketing. Mỗi quốc gia với môi trường vĩ mô nhất định thường có một hệ thống thương mại nhất định với các loại hình trung gian thương mại nhất định. Khi xây dựng kênh phân phối không thể thoát ly khỏi hệ thống thương mại hiện có. Khi nền kinh tế suy thoái, nhà sản xuất thường sử dụng các kênh ngắn và bỏ bớt những dịch vụ không cần thiết để giảm giá bán sản phẩm. Những quy định và ràng buộc pháp lý cũng ảnh hưởng đến kiểu kênh. Luật pháp ngăn cản việc tổ chức các kênh có xu hướng triệt tiêu cạnh tranh và tạo độc quyền. Ngoài những tiêu chuẩn chung để lựa chọn nêu trên, doanh nghiệp còn phải dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của kênh phân phối, đó là : - Yêu cầu của việc bao quát thị trường của phân phối. - Yêu cầu về mức độ điều khiển kênh. - Tổng chi phí phân phối. - Sự linh hoạt của kênh. 1.4.2. Quản lý kênh phân phối Sau khi các kênh phân phối đã được lựa chọn, vấn đề quan trọng là phải quản lý điều hành hoạt động của chúng. Việc quản lý kênh tập trung vào các hoạt động điều hành phân phối hàng ngày và khuyến khích các thành viên kênh hoạt động dài hạn, giải quyết những vấn đề về sản phẩm, giá, xúc tiến qua kênh phân phối và đánh giá hoạt động của các thành viên kênh. Quản lý phân phối hàng ngày liên quan đến việc tiếp nhận, xử lý đơn đặt hàng. Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế và quy trình thu thập, tập hợp và xử lý đơn đặt hàng rõ ràng, đơn giản, gọn nhẹ, nhanh và chính xác cho khách hàng. Quản lý phân phối về dài hạn liên quan đến việc xây dựng những chính sách phân phối hợp lý để đảm bảo sự hợp tác lâu dài và hiệu quả của các thành viên kênh, đảm bảo các dòng chảy trong kênh thông suốt… Nội dung chủ yếu của hoạt động quản lý kênh trong dài hạn là xây dựng những chính sách thúc đẩy thành viên kênh hợp lý; sử dụng các công cụ marketing hỗn hợp khác trong quản 3 lý kênh một cách hiệu quả; đánh giá được hoạt động của từng thành viên kênh và đưa ra những chính sách quản lý mới. 1.4.2.1. Khuyến khích các thành viên kênh hoạt động Các thành viên trong kênh phải thường xuyên được khuyến khích để làm việc tốt nhất. Trước hết, nhà sản xuất phải tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của các thành viên trong kênh. Bởi vì các trung gian thương mại là những doanh nghiệp kinh doanh độc lập, họ là một thị trường độc lập, họ có sức mạnh riêng, có mục tiêu riêng, có chiến lược kinh doanh riêng… Các trung gian hoạt động như một người mua cho khách hàng của họ, họ nỗ lực bán cả nhóm hàng chứ không phải từng mặt hàng riêng lẻ. Trong nhiều trường hợp, quan điểm kinh doanh của các nhà trung gian thương mại rất khác với quan điểm của nhà sản xuất, nhà sản xuất phải điều tra các thành viên kênh để có chính sách bán hàng thích ứng với nhu cầu, mong muốn của họ. Có nhiều phương pháp các nhà sản xuất thường sử dụng để khuyến khích thành viên kênh hoạt động, trong đó 3 phương pháp phổ biến là hợp tác, thiết lập quan hệ thành viên và xây dựng chương trình phân phối. Các phương pháp này đều tập trung vào việc tạo ra quan hệ liên kết chặt chẽ trong kênh. Chúng chỉ khác nhau ở mức độ kế hoạch hoá và điều khiển từ chỗ chỉ là các biện pháp khuyến khích đơn lẻ, không được tính toán trước đến thiết lập một hệ thống marketing chiều dọc có quy hoạch và được quản trị một cách chuyên nghiệp. Ở chương trình phân phối, nhà sản xuất lập ra một bộ phận nằm trong bộ phận Marketing để hoạch định quan hệ với các trung gian phân phối, nó xác định nhu cầu và mong muốn của các thành viên và xây dựng các chương trình phân phối để giúp các thành viên kênh hoạt động đạt mức tối ưu. 1.4.2.2. Sử dụng các công cụ marketing hỗn hợp khác trong quản lý kênh Doanh nghiệp phải biết sử dụng các công cụ marketing hỗn hợp khác trong quản lý hoạt động của kênh phân phối. Nhà sản xuất phải gắn với các quyết định về sản phẩm, giá bán, xúc tiến hỗn hợp với các quyết định kênh. Các công cụ marketing khác phải được sử dụng hợp lý để tạo nên sự hợp tác của các thành viên kênh và thúc đẩy các thành viên kênh hoạt động theo chiến lược phân phối của doanh nghiệp. Ví dụ, người quản lý kênh phải xây dựng một cấu trúc giá hợp lý cho các thành viên trong kênh để đảm bảo lợi ích công bằng cho họ. 1.4.2.3. Đánh giá hoạt động của các thành viên kênh Nhà sản xuất phải định kỳ đánh giá hoạt động của các thành viên kênh theo những tiêu chuẩn như : mức doanh số đạt được, mức độ lưu kho trung bình, thời gian giao hàng, cách xử lý hàng hoá thất thoát hoặc hư hỏng, mức độ hợp tác trong các chương trình quảng cáo và huấn luyện của doanh nghiệp và những dịch vụ mà họ cung cấp. Việc đặt định mức doanh số cho các trung gian thương mại để sau từng thời kỳ đánh giá mức độ đạt được của từng trung gian trong kênh có tác dụng khuyến khích hoạt động của họ. Con số này cũng giúp doanh nghiệp theấy được hoạt động của toàn kênh và bổ sung các biện pháp marketing kịp theời trong phân phối. Tuy nhiên, đánh giá thành viên kênh phải theo tiêu chuẩn hợp lý và được các thành viên kênh ủng hộ. 4 CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL TỨ HẠ 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL TỨ HẠ 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy Nhà máy gạch tuynel Tứ Hạ là đơn vị trực thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Coxano – Trường Sơn. Công ty trách nhiệm hữu hạn Coxano – Trường Sơn là công ty Trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên bao gồm: Công ty cổ phần Cơ khí – Xây dựng Coaxno Thừa Thiên Huế, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trường Sơn và một số thành viên góp vốn khác. Nhà máy là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3102000286 ngày 14/07/2004 của Sở Kế hoạch và Đầu tỉnh Thừa Thiên Huế, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ nhà máy và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Vốn điều lệ: 6.250.000.000 đồng Vốn đầu tực tế ngày 31/12/2009: 7.387.999.998 đồng + Địa chỉ: Cụm công nghiệp Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế + Điện thoại: 054.358021 + Fax: 054.3567727 Ngành nghề kinh doanh chính: + Khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng + Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng và công nghiệp + Vận chuyển hàng hoá bằng ôtô 2.1.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý Trong đó: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 5 Giám đốc Phân xưởng bán thành phẩm Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật công nghệ điều hành và các bộ phận sản xuất Phó giám đốc Phân xưởng thành phẩm Phòng khinh doanh Phân xưởng bốc xếp 2.1.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy Băng tải B500 số 1 Băng tải B500 số 2 Băng tải B400 ra gạch mộc 2.2 CƠ CẤU KÊNH PHÂN PHỐI CỦA NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL TỨ HẠ Kênh phân phối của nhà máy là một hệ thống các đại lý và cá nhân có và không có quyền sở hữu sản phẩm khi sản phẩm di chuyển từ nhà máy đến khách hàng. Để tiêu thụ được nhanh, nhiều sản phẩm với chi phí thấp nhất, nhà máy xây dựng kênh phân phối như sau: 2.2.1 Kênh phân phối trực tiếp Theo kênh phân phối này sản phẩm của nhà máy được bán trực tiếp cho người tiêu dung cuối cùng mà không thông qua một trung gian phân phối nào. Khách hàng đến kênh phân phối này là những khách hàng lẻ, không thường xuyên mua hàng. Họ mua sản phẩm của nhà máy để phục vụ cho chính công trình xây dựng của mình. 6 Tháp nước Bãi kho chứa đất sét Máy cấp liệu thùng Máy cán thôKho than số 1 Máy xay than số1 Máy cán mịn Máy nhào đùn chân không Máy cắt gạch tự động Sân phơi gạch mộc Kho than số 2 Máy xay than số 2Lò sấy tuynel KCS Kho bãi thành phẩm Khách hàng cuối cùng ( Cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức, doanh nghiệp) Nhà máy Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp bằng điện thoại với nhân viên kinh doanhhay đến tại nhà máy để mua sản phẩm. Nhà máy giao hàng đến tất cả các địa điểm theo yêu cầu của khách hàng trên địa bàn tỉnh. Hiện tại nhà máy có 4 đầu xe, mỗi đầu xe lệ tải 2,5 tấn. Nếu khách hàng có xe thì tự tổ chức vận chuyển, nhà máy hỗ trợ nhân công bốc lên xe. Trường hợp khách hàng không có xe, nhà máy sẽ cho xe của mình chở đến đúng địa chỉ mà khách hàng yêu cầu. 2.2.2 Kênh phân phối gián tiếp Theo kênh phân phối này sản phẩm của nhà máy đến khách hàng cuối cùng thông qua các đơn vị thương mại là đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 và các đơn vị về xây dựng. Những tổ chức hay cá nhân này không sở hữu sản phẩm. Họ thực hiện chức năng môi giới tạo thuận lợi cho việc mua và bán. 2.2.2.1 Phân phối qua đại lý bán hàng Đại lý bán hàng là những đơn vị có kí kết hợp đồng kinh tế với nhà máy. Theo qua điểm của nhà máy, nhà máy phân loại đại lý cấp 1 và cấp 2 theo tiêu chí như sau: Đại lý cấp 1 là đại lý đảm bảo yêu cầu doanh thu hàng tháng vào mùa xây dựng ( tháng 2 – tháng 9 dương lịch hàng năm ) phải trên 50 triệu đồng/tháng. Đại lý cấp 1 có thể phân phối hàng cho đại lý cấp 2, cho các nhà máy xây dựng, chủ thầu xây dựng và cũng có thể bán trực tiếp cho khách hàng lẻ với số lượng không giới hạn. Đại lý cấp 1 được hưởng chiết khấu 3% vào những tháng của mùa xây dựng, những tháng còn lại thì được hưởng chiết khấu 5%. Đại lý cấp 1 còn được ưu tiên nhận hàng trước. Đại lý cấp 2 là đại lý đảm bảo yêu cầu doanh thu hàng tháng vào mùa xây dựng phải trên 30 triệu đồng/tháng, vào những tháng còn lại trong năm thì yêu cầu doanh thu phải trên 15 triệu đồng/tháng. Đại lý cấp 2 có thể phân phối hàng cho các nhà máy xây dựng , chủ thầu xây dựng và bán cho khách hàng lẻ với số lượng không giới hạn. Đại lý cấp 2 được hưởng chiết khấu 2% vào những tháng của mùa xây dựng, những tháng còn lại được hưởng mức chiết khấu 4%. 2.2.2.2 Phân phối qua đơn vị xây dựng Các đơn vị xây dựng bao gồm: doanh nghiệp xây dựng, nhà máy vấn thiết kế xây dựng, nhà thầu xây dựng … Họ là những cá nhân và tổ chức nhận vấn hay xây dựng các công trình. Các đơn vị này khi môi giới và sử dụng sản phẩm gạch của nhà máy sẽ được hưởng chiết khấu là 3%. Đối với những hợp đồng có giá trị lớn, nhà máy có thể linh hoạt áp dụng mức chiết khấu từ 4 – 5%. Đồng thời khâu vận chuyển luôn được nhà máy đảm bảo chuyên chở nhanh chóng đến các công trình thi công. 7 Nhà máy Đại lý cấp 2 Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2 Đơn vị xây dựng Đơn vị xây dựng Đơn vị xây dựng Đơn vị xây dựng Khách hàng cuối cùng Báo cáo kết quả kinh doanh TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 07/06 08/07 09/08 BQ Giá trị (N.đồng) Giá trị (N.đồng) Giá trị (N.đồng) Giá trị (N.đồng) Giá trị (N.đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (N.đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (N.đồng) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu bán hàng và CC dịch vụ 9.965.266 12.925.559 19.672.856 24.092.625 2.960.293 1,30 6.747.297 1,52 4.419.769 1,22 1,35 Doanh thu bán hàng 9.879.009 12.779.380 19.196.094 23.631.184 2.900.371 1,29 6.416.714 1,50 4.435.090 1,23 1,34 Doanh thu cung cấp dịch vụ 86.257 146.179 476.762 461.441 59.922 1,69 330.583 3,26 -15.321 0,97 1,97 2 Các khoản giảm trừ 268.230 453.687 810.522 185.457 1,69 356.835 1,79 -810.522 1,16 3 Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 9.697.036 12.471.872 18.862.334 24.092.625 2.774.836 1,29 6.390.462 1,51 5.230.291 1,28 1,36 4 Giá vốn hàng bán 6.335.072 8.714.787 11.730.300 17.561.500 2.379.715 1,38 3.015.513 1,35 5.831.200 1,50 1,41 Giá vốn của hàng hóa đã cung cấp 6.248.814 8.568.608 11.254.263 17.100.065 2.319.794 1,37 2.685.655 1,31 5.845.802 1,52 1,40 Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp 86.258 146.179 476.037 461.435 59.921 1,69 329.858 3,26 -14.602 0,97 1,97 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 3.361.964 3.757.085 7.132.034 6.531.125 395.121 1,12 3.374.949 1,90 -600.909 0,92 1,31 6 Doanh thu hoạt động tài chính 27.537 16.866 10.666 7.955 -10.671 0,61 -6.200 0,63 -2.711 0,75 0,66 7 Chi phí hoạt động tài chính 560.977 504.761 451.954 648.373 -56.216 0,90 -52.807 0,90 196.419 1,43 1,08 Lãi vay 560.977 504.761 451.954 -56.216 0,90 -52.807 0,90 -451.954 0,00 0,60 8 Chi phí bán hàng 217.494 581.155 1.289.250 959.217 363.661 2,67 708.095 2,22 -330.033 0,74 1,88 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 641.328 730.868 1.012.152 1.241.740 89.540 1,14 281.284 1,38 229.588 1,23 1,25 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 1.969.701 1.957.167 4.389.345 3.689.750 -12.534 0,99 2.432.178 2,24 -699.595 0,84 1,36 11 Thu nhập khác 248 166 1.781 6,5 -82 0,67 1.615 -1.775 3,80 12 Chi phí khác 65 1 -64 0,02 -1 0,01 13 Lợi nhuận khác 183 165 1.781 6,5 -18 0,90 1.616 -1.775 3,90 14 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.969.884 1.957.332 4.391.127 3.689.757 -12.552 0,99 2.433.795 2,24 -701.370 0,84 1,36 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 258.283 258.283 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.969.884 1.957.332 4.391.127 3.431.474 -12.552 0,99 2.433.795 2,24 -959.653 0,78 1,34 8 . KÊNH PHÂN PHỐI Kênh không cấp Kênh một cấp Kênh hai cấp Kênh ba cấp Các kênh phân phối hàng tiêu dùng 1 Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà. NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL TỨ HẠ 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL TỨ HẠ 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy Nhà máy gạch tuynel

Ngày đăng: 15/04/2013, 10:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan