1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy và học để giữ vững truyền thống nhà trường

28 439 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 187,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang A A. Phần mở đầu 2 I. Lý do chọn đề tài 2 II. Mục đích nghiên cứu 3 III. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 V. Phương pháp nghiên cứu 4 VI. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu 4 B. Phần nội dung: Quá trình triển khai đề tài 4 Chương I: Cơ sở lý luậncủa vấn đề quản lý, chỉ đạo 4 I. Lược sử vấn đề quản lý, chỉ đạo việc Dạy và Học 4 II. Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý, chỉ đạo Dạy và Học 5 III. Thực trạng chung của việc quản lý 7 Chương II: Đặc điểm tình hình nhà trường 8 I. Vài nét khái quát về tình hình 8 II. Thực trạng của hoạt động chuyên môn 9 Chương III: Biện pháp quản lí Dạy và Học 13 I. Quản lí hoạt động dạy của thày 13 II. Quản lí hoạt động của trò 19 Phần III: Kết luận và kiến nghị đề xuất 25 C. Tài liệu tham khảo 27 A - PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1 Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Việt Nam nói chung và việc giảng dạy ở THCS nói riêng là vấn đề được xã hội rất quan tâm. Khi bàn đến vai trò của những người thầy trong sự nghiệp giáo dục,Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết “ Thầy giáo là một nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định và tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa”. Đồng thời Thủ tướng còn chỉ ra rằng: “Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách để làm tròn sứ mạng của mình”. Từ bao đời nay, ông cha ta đều mong muốn ở người thầy phải “ Biết mười dạy một” và cũng yêu cầu người thầy phải dạy làm sao cho những học trò của mình phải “ Học một biết mười”. Nhiệm vụ giáo dục trẻ em được cả xã hội quan tâm nhưng quan trọng hơn cả vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường THCS. Có điều này bởi vì nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng là nơi kết tinh trình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em. Trường THCS chân chính không chỉ là nơi trẻ tiếp thu kiến thức khoa học mà còn là nơi giáo dục các em trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, trẻ em phải được giáo dục toàn diện. Bác Hồ đã nói: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Do đó, ở nhà trường THCS nhiệm vụ dạy trẻ các tri thức khoa học và phẩm chất đạo đức là 2 nhiệm vụ song song không thể thiếu được. Đào tạo những con người có học thức, những người giỏi là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường và chức năng chính của nhà trường là dạy học. Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là 2 hoạt động trung tâm của một quá trình dạy học và là 2 hoạt động mang tính chất khác nhau trong mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò. Hoạt động dạy và học tô đậm chức năng xã hội của nhà trường, đặc trưng cho nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động khác của nhà truờng. Từ trước đến nay, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng, có vị trí chiến lược lâu dài. Ngày nay trong đời sống công nghệ và khoa học phát triển, những người làm công tác quản lí trường học cần hiểu một cách sâu sắc hơn ai hết về tầm 2 quantrọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục nói chung và trong sự tồn tại và phát triển của trường mình nói riêng. Vì vậy việc bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ quan trọng nhất của các cán bộ quản lí trường học.Trong đó, việc quản lý chỉ đạo hoạt dộng dạy và học là nhiệm vụ trung tâm của mọi hoạt động của nhà trường. Có làm tốt nhiệm vụ trung tâm này thì hiệu quả giáo dục mới đảm bảo. Hơn nữa, thực tế hoạt động chuyên môn trong trường THCS Thiệu Công trong nhiều năm gần đây đã đi vào nề nếp và hoạt động tương đối có hiệu quả tuy nhiên ở một số khâu, một số bộ phận trong chu trình hoạt động đang còn có những vấn đề cần phải có biện pháp mạnh để khắc phục. Là một người quản lí tôi luôn tự nghĩ cần phải làm gì, làm như thế nào để hoạt động dạy và học trong nhà trường có hiệu quả? Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy và học để giữ vững truyền thống nhà trường”. Qua đề tài này tôi mong muốn tranh thủ sự góp ý của các đồng nghiệp tìm ra các biện pháp quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy – học hiệu quả nhất giúp quá trình quản lý nhà trường thành công. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Thực hiện đề tài này nhằm quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy – học có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục nhằm giữ vững truyền thống nhà trường trong trường THCS Thiệu Công. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: -Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của các biện pháp quản lí dạy và học. -Áp dụng các biện pháp quản lí vào việc dạy và học ở trường THCS Thiệu Công . -Đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả quản lí việc dạy và học. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: * Đối tượng: - Giáo viên và học sinh trường THCS Thiệu Công . - Các biện pháp chỉ đạo quản lý hoạt đông dạy và học của trường THCS Thiệu Công *Phạm vi: Vì điều kiện thời gian không cho phép nên trong phạm vi của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo, quản lí hoạt động dạy và học trong nhà trường THCS Thiệu Công . 3 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để giải quyết các nhiệm vụ vừa nêu ở trên, tôi đã sử dụng đồng bộ các biện pháp: Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới việc quản lý dạy và học. Phương pháp điều tra: + Điều tra về giáo viên - Điều tra về học sinh. + Dựa vào kết quả giảng dạy và học tập của năm trước đề ra kế hoạch cho năm học này. Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng những lý luận về quản lý dạy và học vào việc quản lý dạy và học của giáo viên và học sinh trường THCS Thiệu Công Phương pháp quan sát: Dự giờ dạy của giáo viên và kiểm tra chất lượng học tập của học sinh qua các bài kiểm tra. Phương pháp thống kê toán học: Nhằm sử lý các số liệu và kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu. VI. KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 12 năm 2008. B - PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TRONG TRƯỜNG THCS. I. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Nghiên cứu về các biện pháp chỉ đạo, quản lý hoạt động chuyên môn dạy và học trong trường THCS đã có công trình nghiên cứu và cũng nhiều ý kiến, nhiều quan điểm. Tất cả đều xuất phát từ lý luận dạy – học nói chung. 4 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TRONG TRƯỜNG THCS THIỆU CÔNG: Trên cơ sở của lý mục tiêu dạy – học ta thấy tuổi thiếu niên ngày nay không thể thiếu một trình độ văn hoá phổ thông được lĩnh hội từ nhà trường. Hoạt động dạy và học ở trường đem lại cho tuổi thiếu niên một vốn văn hoá tuy chưa phải là đủ cho cuộc đời nhưng tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống và cơ bản, là cơ sở ban đầu rất quan trọng hình thành nhân cách học sinh, để từ đó các em tiếp tục học tập lên THPT hoặc các em có thể học một nghề trở thành những người lao động sản xuất cần cho đất nước sau này. Trẻ em được trở thành “ CON NGƯỜI ” chỉ nhờ có giáo dục (Komenski). Nếu không được học và dạy bảo, con người sẽ sống như hoang thú, mọi hành động sẽ mang tính bản năng. Trong phạm trù giáo dục thì giáo dục trí tuệ là khâu quan trọng nhất. Nó bao gồm việc tiếp thu tri thức và hình thành thế giới quan khoa học, phát triển các năng lực nhận thức và sáng tạo. Để có được điều đó, các em phải được đến trường để học. “Trong nhà trường, hoạt động dạy và học là con đường quan trọng nhất để giáo dục trí tuệ ” (Xu Khôm Lin Ski). Bia Văn Miếu Quốc Tử Giám đã khắc: “ Các bậc hiền nhân tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với một chính thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước tăng tiến mạnh mẽ và phồn thịnh. Khi yếu tố này kém thì quyền lợi đất nước bị suy giảm… Những người giỏi, có học thức là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với đất nước”. Việc quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy và học trong nhà trường THCS có một vai trò, tầm quan trọng rất lớn đối với nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục: Nhiệm vụ của hoạt động dạy và học ở trường THCS là làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách có hệ thống, cơ bản, có những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống của trẻ. Trong những kĩ năng cần được rèn luyện cho học sinh thì quan trọng nhất là làm cho học sinh có được kĩ năng học tâp để thực hiện “Hình thành hoạt động học tập” - Hoạt động chủ đạo của các em trong thời kỳ này. Phát triển trí tuệ học sinh trong quá trình nắm tri thức, trước hết là phát triển tư duy độc lập sáng tạo, hình thành năng lực nhận thức và hoạt động của học sinh. Ở 5 học sinh THCS, trí tưởng tượng rất phong phú nhưng trình độ chuẩn bị sẵn sàng về mặt trí tuệ ( hoạt động tư duy) cho học tập đã và đang phát triển đến mức cần thiết. Cho nên dạy học chẳng những phải phát triển trí tưởng tượng của các em mà còn phải rèn luyện các thao tác tư duy để phát triển năng lực nhận thức, năng lực hoạt động khoa học, sáng tạo. Dạy kiến thức văn hóa phải đi đôi với sự hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, lòng yêu Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội… Những phẩm chất này phải trở thành động cơ, mục đích học tập của học sinh trong nhà trường và định hướng hoạt động của học sinh trong cuộc đời. Những nhiệm vụ dạy và học nói trên được thực hiện đồng thời và thống nhất với nhau trong quá trình dạy hoc. “ Quá trình dạy và học là tập hợp những hành động liên tiếp của giáo viên và học sinh, được giáo viên hướng dẫn. Những hành động này nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và trong quá trình đó, phát triển được năng lực nhận thức, nắm được các yếu tố của văn hoá, lao động trí óc và chân tay, hình thành những cơ sở của thế giới quan và hành vi cộng sản chủ nghĩa ”. (ÊXiPôp) Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là hai hoạt động trung tâm của một quá trình dạy học và là hai hoạt động mang tính chất khác nhau. Song thống nhất với nhau trong mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò, dạy và học cùng lúc diễn ra trong những điều kiện vật chất - kĩ thuật nhất định. Để thực hiện được quá trình dạy học đó thì người giáo viên cũng có một vai trò hết sức quan trọng, chính là người chỉ huy, điều hành, người hướng dẫn học sinh trực tiếp tham gia vào quá trình học tập để các em tự khám phá ra quy luật của thế giới khách quan, tức là tự học sinh tiếp thu những kiến thức khoa học cần thiết cho cuộc sống. Vậy nên việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đủ năng lực, trình độ đáp ứng nhu cầu của giáo dục hiện đại của người quản lý là một công việc cần được hết sức coi trọng. Thực hiện được công tác này chính là người hiệu trưởng đã tham gia vào quá trình dạy học một cách gián tiếp. Như thế nếu xét quá trình dạy và học như là một hệ thống thì trong đó quan hệ giữa hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò thực chất là mối quan hệ điều khiển. Với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức, điều khiển hoạt động học tập 6 của trò. Điều khiển hoạt động dạy và học của hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và là trực tiếp với thầy, gián tiếp với trò; Thông qua hoạt động dạy của thầy, quản lý hoạt động học của trò. III. THỰC TRẠNG CHUNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TRONG TRƯỜNG THCS THIỆU CÔNG Hiện nay việc quản lý, chỉ đạo chuyên môn trong các nhà trường THCS nói chung đã có sự thống nhất từ Sở GD&ĐT, gần hơn nữa là sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT. Sự chỉ đạo theo ngành có những thuận tiện, thống nhất chung cho cả hệ thống Giáo dục. Tuy nhiên sự chỉ đạo này vẫn còn những bất cập đôi khi chưa sát với thực tế của từng đơn vị, từng vùng miền, chưa sát với trình độ năng lực tiếp thu của học sinh. Trong thực tế chỉ đạo vẫn còn tình trạng triển khai nội dung chuyên môn chậm. Vì vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và hiệu quả quản lý. Là người quản lý chúng ta cần xác định nhiệm vụ trung tâm, quan trọng trong nhà trường. Không thể không khẳng định vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất trong hoạt động của nhà trường đó là hoạt động dạy và học. Với một trường đã có thành tích nhiều năm dạy tốt học tốt thì việc quản lý hoạt động dạy và học càng cần được chú trọng hơn để giữ vững truyền thống, thành tích đã có và phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp đó. Vì vậy, vấn đề cần nghiên cứu trong đề tài là: Biện pháp chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy và học trong nhà trường THCS Thiệu Công để giữ vững truyền thống nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học đã đề ra. 7 Chương II ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG I/ VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG VÀ TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG 1. Tình hình địa phương: 1.1Thuận lợi: Xã Thiệu Công – Huyện Thiệu Hoá với số dân cư đông gần 8000 dân, chủ yếu làm nghề nông. Địa phương có Đảng bộ và chính quyền vững mạnh. Thực tế đời sống của nhân dân đã ổn định và ngày càng được nâng cao.Công tác Xã hội hoá giáo dục đã được toàn dân quan tâm và hưởng ứng mạnh mẽ. Hội khuyến học - các tổ chức xã hội - thực sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của xã nhà. Nhân dân địa phương có truyền thống hiếu học. 1.2 Khó khăn: Tuy đời sống của nhân dân được nâng lên nhưng bộ phận dân cư vẫn còn nghèo, ít có điều kiện quan tam đến giáo dục vẫn còn nhiều . 2. Tình hình nhà trường: 2.1Thuận lợi: Trường THCS nơi tôi công tác trong những năm qua luôn có sự quan tâm đặc biệt của các cấp uỷ Đảng – chính quyền và nhân dân địa phương. Sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT và các tổ chức, đoàn thể trong huyện và cấp trên. Nhà trường có BGH đoàn kết, có năng lực quản lý và trình độ chuyên môn vững vàng. Có tập thể sư phạm đoàn kết. Đặc biệt hơn là nhà trường có đội ngũ GV tương đối ổn định cả về số lượng và chất lượng: 100% GV đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, 80% GV đạt trình độ chuyên môn khá - giỏi. Phần đông CBGV nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, yêu nghề yêu trẻ.Tinh thần trách nhiệm của thầy, cô giáo trong hội đồng nhà trường cao. Nhà trường có truyền thống dạy tốt và học tốt, nhiều năm liền nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc . Chất lượng giáo dục ngày càng phát triển . Phần lớn học sinh của trường đều ham học, vì vậy chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó phong trào tương thân tương ái đã tạo cho HS truyền thống giúp đỡ bạn bè trong học tập và cuộc sống. Vì thế trong những năm học 8 qua nhiều em đã đạt được các danh hiệu như: Học sinh tiên tiến, cháu ngoan Bác Hồ, có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kì thi HSG các cấp. Đó là động lực thúc đẩy học sinh tích cực học tập. Cơ sở vật chất nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ phục vụ cho dạy và học. Trang thiết bị dạy hoc được cấp và mua sắm tương đối đầy đủ. Khuôn viên trường học khang trang, xanh – sạch - đẹp. Năm học 2008 – 2009 là năm học đã có kinh nghiệm trong việc thực hiện các cuộc vận động như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức – tự học và sáng tạo”,“ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; “không ngồi nhầm lớp, không vi phạm đạo đức nhà giáo”. Năm học với chủ đề " ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới quản lý tài chính, thực hiện trường học thân thiện - học sinh tích cực". 2.2 Khó khăn: -Về giáo viên: Đội ngũ giáo viên tuy đủ về số lượng, nhưng lại thiếu, thừa ở từng môn, chất lượng chuyên môn không đồng đều. Một số giáo viên mới ra trường kinh nghiệm giảng dạy còn ít. - Về học sinh: Một bộ phận học sinh chưa thực sự ham học, chưa ngoan còn ảnh hưởng bởi nền kinh tế thị trường. Nhiều gia đình đi làm ăn xa để con cho ông bà, không ai chăm sóc và quản lí các em, dẫn đến chất lượng còn thấp . -Về cơ sở vật chất: Tuy đủ phòng học 2 ca nhưng các phòng chức năng và các phòng làm việc cho các tổ chức đoàn thể khác chưa có… Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn nhiều hạn chế, thiếu nhiều nhất là các môn học phục vụ cho thay SGK, đặc biệt là các môn lí, hoá, sinh , còn thiếu hoá chất và đồ dùng để làm thí nghiệm phục vụ cho dạy và học . Nhìn chung cơ sở vật chất chưa đủ, trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học với thời kỳ hội nhập, công nghệ thông tin. II/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TRONG TRƯỜNG THCS THIỆU CÔNG NĂM HỌC 2007– 2008. 1.Thực trạng hoạt động dạy và học trong trường THCS Thiệu Công năm học 2007 – 2008: a) Về giáo viên: 9 + Cơ cấu đội ngũ CBGV Trường THCS Thiệu Công gồm có: 30 trongđó: BGH: 03 người.Giáo viên trực tiếp giảng dạy 26người. NV hành chính:01 người. + Nhà trường có 3 tổ: Tổ TN, Tổ XH và tổ Hành chính. * Tổ tự nhiên: 12 đ/c. - GV Toán: 3 đ/c; - GV Lý: 1đ/c; - GV Sinh: 2đ/c; - GV Hóa: 1đ/c; - GV CNnghệ : 1đ/c; - GV TD: 2đ/c; * Tổ xã hội: - GV Ngữ văn: 7đ/c; - GV Sử :1 đ/c; - GV Địa: 1 đ/c - GVNgoạingữ: 4đ/c Với cơ cấu đội ngũ GV như vậy căn cứ vào tiêu chuẩn giờ dạy của GV THCS, hiện tại nhà trường vừa đủ . Nhưng lại thiếu GV ở bộ môn:Toán nhưng thừa GVNgoại ngữ . Như vậy đội ngũ giáo viên tuy đủ về số lượng, nhưng lại thiếu, thừa ở từng môn, chất lượng chuyên môn không đồng đều b) Về học sinh: + Quy mô lớp: Tổng số lớp: 15 lớp: 497 học sinh. Trong đó: Khối 6: 3 lớp: 89 h/s. Khối 7:4 lớp:127 h/s. Khối 8: 4lớp:138 h/s. Khối 9:4 lớp: 143 h/s. + Tổng hợp về PCGD và thành phần xã hội của HS: T/Số Giới tính Phổ cập T/P xã hội Nam Nữ Đúng tuổi P/cập N/ dân CB CV 497 260 233 492 05 99% 1% 2. Các công việc đã làm của Ban giám hiệu từ đầu năm học: - Ngay từ đầu năm học, BGH đã tổ chức điều tra cơ bản, nắm vững tình hình học sinh về mọi mặt: Sĩ số, học lực, hạnh kiểm, hoàn cảnh… - Điều tra khảo sát tình hình đội ngũ Giáo viên. năm vững về hoàn cảnh gia đình, trình độ năng lực của giáo viên. 10 [...]... thầy và hoạt động học của trò như thế nào để duy trì và phát huy được những thành tích tốt đẹp đó Chương III BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY VÀ HỌC I - QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA THẦY: 1) Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học: Chương trình dạy học là pháp lệnh của nhà nước do Bộ giáo dục ban hành Người quản lý phải nắm vững và làm cho toàn thể giáo viên cùng nắm vững Với tư cách là người lãnh đạo và chịu... giờ học ở nhà và thời gian thực hiện các hình thức học tập khác Trong việc quản lý hoạt động học tập của học sinh, hiệu trưởng cần bao quát được cả không gian và thời gian và các hình thức hoạt động học tập để điều hoà, cân đối chúng, điều khiển chúng hoạt động phù hợp với tính chất và quy luật của hoạt động dạy học Vấn đề quản lý hoạt động học tập của học sinh đặt ra đối với hiệu trưởng không phải chỉ. .. động dạy của thầy và hoạt động học của trò Nó là cơ sở của các hoạt động giáo dục khác của nhà trường b) Người quản lý trong mỗi nhà trường phải chuyên tâm, say sưa trong công việc quản lý các hoạt động này để đạt tới hiệu quả cao nhất Muốn vậy đòi hỏi người quản lý phải không ngừng học hỏi và rèn luyện c) Vấn đề tồn tại trong hoạt động dạy và học: Một số giáo viên chưa nhiệt tình trong giảng dạy nên... tuỳ vào khả năng chuyên môn mà giao chủ nhiệm các lớp 12 Với những thành tích về giảng dạy, chủ nhiệm và chất lượng học tập mà giáo viên và học sinh đã đat được trong những năm học qua Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu của năm học mới, để giữ vững và phát huy được các truyền thống dạy tốt và học tốt của nhà trường trong những năm học qua thì người Hiệu trưởng cần có các biện pháp quản lý dạy. .. học sinh trong hoạt động học 19 II ) QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA TRÒ: Hoạt động dạy của thầy sẽ hoàn thành trọn vẹn khi hoạt động của trò được tổ chức hướng dẫn tốt từ trong lớp học - giờ lên lớp - đến ngoài trường và ở nhà Đó là sự liên tục của hoạt động dạy học, là trách nhiệm của người thầy đối với “sản phẩm” của mình Hoạt động học tập của học sinh bao giờ cũng ăn nhịp với hoạt động dạy của GV, do... nên hoạt động dạy của giáo viên phải bao gồm: Tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh như quan tâm đến hoạt động dạy của giáo viên Thông qua giáo viên hiệu trưởng quản lí hoạt động của học sinh làm sao để học sinh thấy được: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui!” Không gian hoạt động của học sinh là từ trong lớp, ngoài lớp, ngoài trường cho đến ở nhà Thời gian hoạt động học tập bao gồm giờ học. .. trong nhà trường, người quản lý phải điều khiển hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò theo những yêu cầu, nội dung, hướng dẫn của chương trình dạy học Sự nắm vững chương trình dạy học của người quản lý là một đảm bảo đầu tiên để quản lý giáo viên thực hiện tốt chương trình dạy học Muốn đựơc như vậy, ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng phổ biến những thay đổi (nếu có) về nội dung, phương pháp. .. các em tích cực học tập và rèn luyện Vì thế hoạt động ngoài giờ lên lớp được tiến hành thường xuyên và đạt hiệu quả cao Sở dĩ nhà trường không những thực hiện tốt được những chỉ tiêu về học tập và đạo đức của ngành đề ra, mà lại nâng cao hơn nữa chất lượng học sinh giỏi và đạo đức tốt, giữ vững truyền thống dạy tốt và học tốt là do ban giám hiệu nhà trường đã có những biện pháp quản lý tốt phù hợp với... hiệu nhà trường vào cuối tháng, cuối học kì về HS yếu, kém và việc hạn chế, thanh toán được số học sinh yếu phải là một chỉ tiêu phấn đấu của các giáo viên toàn trường 5 )Quản lý hoạt học tập, lao động, vui chơi giải trí: Ngoài việc học tập ra, Ban giám hiệu cần tổ chức các hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí một cách hợp lí, phù hợp với tâm lý và sức khoẻ của học sinh như tập thể dục giữa... phương pháp, lượng kiến thức quá nhiều không phù hợp với thời gian học tập Còn một bộ phận học tập học sinh chưa thật tự giác chăm chỉ nên kết 25 quả học tập chưa cao Cá biệt còn có phụ huynh học sinh do mải làm ăn nên còn khoán trắng cho nhà trường trong việc giáo dục và dạy dỗ con em mình d) Biện pháp quản lý hoạt động dạy và học trong trường là một công việc rất quan trọng, phải được soi sáng bằng lý . ĐỀ QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TRONG TRƯỜNG THCS. I. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Nghiên cứu về các biện pháp chỉ đạo, quản lý hoạt động chuyên môn dạy và. “ Một số biện pháp chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy và học để giữ vững truyền thống nhà trường . Qua đề tài này tôi mong muốn tranh thủ sự góp ý của các đồng nghiệp tìm ra các biện pháp quản lý, . của nhà trường đó là hoạt động dạy và học. Với một trường đã có thành tích nhiều năm dạy tốt học tốt thì việc quản lý hoạt động dạy và học càng cần được chú trọng hơn để giữ vững truyền thống,

Ngày đăng: 07/08/2015, 10:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w