Tiểu luận Lý thuyết hành vi tài chính

33 598 1
Tiểu luận Lý thuyết hành vi tài chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC // ĐỀ TÀI LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI Lớp: VB16BQT01 Khoá: 2013 – 2015 GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn SVTH: nhóm 7. Tp, Hồ Chí Minh, năm 2014. Lý thuyết hành vi tài chính GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Danh sách sinh viên thực hiện và phân công công việc. TT HỌ TÊN CÔNG VIỆC ĐÁNH GIÁ CHỮ KÝ ĐIỂM 124 Trần Thanh Xuân Mở đầu và tổng quan về tài chính hành vi 115 Lưu Văn Tú 38 Trần Minh Hoàng Ba luận cứ về lý thuyết tài chính hành vi 101 Nguyễn Văn Tín 30 Trần Thanh Hải Lý thuyết tài chính hành vi Đánh giá lý thuyết 123 Trương Trường Vũ 82 Phạm Sắc 117 Nguyễn Hải Vân 34 Phan Trọng Hiển Tâm lý hành vi trên thị trường chứng khoán 45 Nguyễn Chu Hòa Khánh 02 Văn Hoàng Anh Giải pháp ứng xử tác động của tái chính hành vi trên thị trường chứng khoán 09 Trịnh Ngọc Chính NHÓM 7 Page 2 Lý thuyết hành vi tài chính GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn MỤC LỤC TRANG MỤC LỤC TRANG 3 Chương I: MỞ ĐẦU 5 Chương II: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH HÀNH VI 7 2.3.2 Lý thuyết tiếc nuối 10 2.3.3 Lý thuyết quá tự tin (Overconfidence) 10 2.3.4 Lý thuyết mâu thuẫn nhận thức 10 2.3.5 Lý thuyết tâm lý đám đông (Herd Behavior) 11 Chương III: ỨNG DỤNG VÀO THỰC TẾ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 12 3.1.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn bong bóng đầu cơ 12 3.1.2 Thực trạng thị trường sau “bong bóng đầu cơ” 15 3.2 Những giải pháp ứng xử những tác động của tài chính hành vi trên thị trường chứng khoán 20 3.2.1 Nền tảng để đề xuất giải pháp 20 3.2.2 Giải pháp về chính sách 21 3.3 Một số kết quả ứng dụng của lý thuyết tài chính hành vi trong nghiên cứu hành vi nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam 27 Chương IV: KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ 30 Tài liệu tham khảo 32 NHÓM 7 Page 3 Lý thuyết hành vi tài chính GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Nhận xét của giáo viên hướng dẫn NHÓM 7 Page 4 Lý thuyết hành vi tài chính GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Chương I: MỞ ĐẦU 1.1 Mục đích của việc nghiên cứu Lĩnh vực tài chính hành vi đang phát triển nhanh chóng và sử dụng các kiến thức từ tâm lý học để tìm hiểu cách thức hành vi của con người ảnh hưởng đến các quyết định của các nhà đầu tư cá nhân và chuyên nghiệp, của các thị trường và các nhà quản lý. Tất cả chúng ta đều là con người, điều đó có nghĩa là hành vi của chúng ta bị ảnh hưởng bởi tâm lý. Một vài quyết định rất đơn giản và là những lựa chọn hằng ngày, như việc chúng ta sẽ học tập chăm chỉ như thế nào cho kỳ thi sắp tới, hay nhãn hiệu nước giải khát nào chúng ta sẽ mua, nhưng những quyết định khác lại có thể ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính của chúng ta, như là chúng ta có nên mua một cổ phiếu nào đó hay không, hay chúng ta sẽ phân bổ tiền trong khoản hưu trí của chúng ta vào các quỹ đầu tư khác nhau như thế nào…Mục đích của việc phân tích lý thuyết hành vi là giúp chúng ta ra quyết định từ những nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính hành vi, song song với việc nhìn nhận những thách thức vẫn đang tồn tại. 1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu Chúng ta sẽ thấy rằng tài chính hành vi rất hữu ích trong việc giúp chúng ta hiểu về những câu đố ở mức độ nhà đầu tư. Ví dụ, tại sao con người có xu hướng đầu tư vào những công ty địa phương? Tại sao các nhà đầu tư nhầm lẫn một công ty tốt là một cổ phiếu tốt? Tại sao con người gia tăng chấp nhận rủi ro nếu họ vừa có được thành quả danh mục tốt hoặc kém? Tại sao họ lại lưỡng lự khi loại bỏ các cơ hội đầu tư kém ra khỏi danh mục của mình? Tại sao nhiều nhà đầu tư lại giao dịch thường xuyên? Tại sao họ lại không đa dạng hóa đầy đủ các tài sản đang nắm giữ ? Tại sao con người lại hành động theo đám đông? Mặc dù sẽ khó tìm ra ai đó không cho rằng tâm lý có tác động đến quyết định tài chính cá nhân, nhưng lại có nhiều bất đồng hơn về việc liệu các kết quả của thị trường cũng bị ảnh hưởng hay không. Nguyên nhân là do niềm tin rằng NHÓM 7 Page 5 Lý thuyết hành vi tài chính GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn tâm lý con người tác động đến thị trường thì không nhất quán với quan điểm truyền thống cho rằng các áp lực thị trường sẽ đưa đến sự hiệu quả. Mặc dù vậy, nếu tâm lý con người có thể dẫn đến những hành vi cá nhân không tối ưu và những lệch lạc này đôi khi có tương quan với nhau, và tồn tại những giới hạn đối với kinh doanh chênh lệch giá trị thì với những giới hạn này, quan điểm truyền thống về thị trường có thể chưa đầy đủ. Gần đây, tài chính hành vi đã có những bước tiến vượt bậc trong việc cung cấp những hiểu biết về hành vi của những nhà quản lý. Với những gì chúng ta biết về hành vi của nhà đầu tư, sẽ ngạc nhiên nếu yếu tố tâm lý không đóng một vai trò nào đó trong các quyết định quản trị. Một mặt, liệu các nhà quản lý có thể xem xét những thông tin liên quan đến tâm lý nhằm nổ lực cải thiện thành quả cá nhân hay không? Mặt khác, những nhà quản lý, vốn dĩ là những con người, có bị ảnh hưởng lệch lạc hành vi của chính mình hay không? Tài chính hành vi đóng góp gì cho chúng ta về tài chính? Tài chính hành vi không thay thế cho tài chính hiện đại, thay vào đó, nó là thành phần bổ sung quan trọng. Các công cụ của tài chính hiện tại vẫn còn cực kỳ hữu dụng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư và những người đưa ra các quyết định tài chính. Tuy nhiên, hai dòng chảy song song trong khoa học cũng tồn tại ở đây. Khi các kết quả được khám phá ra và không nhất quán với quan điểm truyền thống, một lý thuyết mới được thùa nhận, và nó thường được xây dựng dựa trên những kiến thức đã có. Vào một lúc nào đó trong tương lai, ‘’lý thuyết truyền thống mới’’ sẽ dựa trên những phát hiện mới về hành vi. Theo nghĩa này, chúng ta sẽ mong đợi những bước phát triển mới trong tương lai của lĩnh vực tài chính hành vi. 1.3 Phạm vi ứng dụng Tìm hiểu cách thức, hành vi của con người ảnh hưởng đến các quyết định của các nhà đầu tư cá nhân và các nhà quản lý. Nghiên cứu về tài chính hành vi giúp chúng ta hiểu được hành vi của các nhà đầu tư cá nhân và các nhà quản lý tại sao phải đưa ra các quyết định tài chính ở các thời điểm khác nhau trên nền tảng cần thiết của tâm lý học. Nghiên cứu nguồn gốc hành vi tài chính của thị trường để chúng ta nhìn nhận được khả năng của nhà quản lý đưa ra các quyết định hợp lý, bất hợp lý và sự điều chỉnh hành động cho hợp lý tránh những lệch lạc trong nhận thức khi ra quyết định tài chính. Cung cấp một cái nhìn tổng quát để tiếp cận lĩnh vực tài chính hành vi, cho thấy tài chính hành vi ứng dụng vào đời sống thực tế như thế nào. Những quyết định trên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường đầu tư và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện ràng buộc nhất định nguồn lực tài chính và tồn tại rất nhiều những giới hạn về trí nhớ, nhận thức và áp lực xã hội… ảnh hưởng đến con người ở các nền văn hóa khác nhau. NHÓM 7 Page 6 Lý thuyết hành vi tài chính GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Sự tự tin và cảm xúc sẽ tác động đến hành vi tài chính của các nhà đầu tư cá nhân và các nhà quản lý doanh nghiệp như thế nào trong quá trình ra quyết định. Chương II: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH HÀNH VI. 2.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1 Tài chính hành vi Tài chính: là các nguồn lực dưới các dạng    !"#$%&'()%*. Chức năng của tài chính: +$, -+. /0!.! -1$0!.2 -. Tiến trình chu chuyển của tài chính: #3'4- " . 2.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của lý thuyết tài chính hành vi Nguồn gốc ra đời của phạm trù tài chính: 5$* # $1678,7&1!5. Nền kinh tế hàng hóa xuất hiện khi nào? Khi:  9435$,78,.:  ;$,%<7&1: Cả hai yếu tố trên tạo nên nền sản xuất "=5(0>5$ !5 1. Tiền tệ là %015$ trong nền sản xuất hàng hóa. - Tiền tệ:  ?$@+#$,53%:  A(,#14-/ 1 '5) - Nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ dựa trên:  B!5:  B)C.1CD1 Tạo ra khoản thu nhập cho người cung cấp hàng hóa khi: NHÓM 7 Page 7 Lý thuyết hành vi tài chính GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn  1$% '$,: Khoản thu nhập qua quá trình phân phối tạo ra:  E: Sự lập đi lập lại trong quá trình sản xuất hàng hóa đã tạo điều kiện cho:  ;FG1$%#3'64-6" ,3H0:  I4+30>J5 5$*: 2.1.3 Bản chất của tài chính hành vi Tài chính hành vi là các phương thức chu chuyển tiền tệ giữa các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. 2.2 Ba luận cứ về lý thuyết tài chính hành vi (điều kiện tồn tài chính hành vi) 2.2.1 Hành vi không hợp lý Các nhà đầu tư sẽ có hành vi không hợp lý khi họ không phân tích và xử lý “đúng” những thông tin mà họ có (và thị trường cung cấp), từđó dẫn đến những kỳ vọng lệch lạc về tương lai của cổ phiếu mà họ đầu tư vào. Ngoài ra, trong một số trường hợp, dựa trên kinh nghiệm hay nhận thức sẵn có, họ cũng mắc phải những “lệch lạc trong nhận thức” (cognitive biases). Những nghiên cứu về các hành vi không hợp lý tiêu biểu trong thị trường tài chính là kết hợp giữa tâm lý học, mà chủ yếu là trường phái tâm lý nhận thức (cognitive psychology) với trường phái tâm lý hành vi (behavioral psychology). 2.2.2 Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống Nếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ có hành vi không hợp lý, thì ảnh hưởng của giao dịch của nhà đầu tư này lên giá cổ phiếu trên thị trường là không đáng kể (cho dù là một tổ chức đầu tư lớn thì ảnh hưởng cũng rất hạn chế nếu chỉ đơn độc một mình). Chỉ khi hành vi không hợp lý là mang tính hệ thống (nghĩa là một nhóm nhiều nhà đầu tư cùng có một hành vi không hợp lý như nhau) thì khi ấy việc định giá sai sẽ xuất hiện và có thể bắt đầu kéo dài. Lý thuyết tài chính hành vi cho rằng tính lệch lạc (bất hợp lý) trong hành vi là khá phổ biến đối với nhiều nhà đầu tư, và do đó, nó tạo thành một dạng như chúng ta thường gọi là “hiệu ứng bầy đàn”, khiến cho giá một số cổ phiếu không phản ánh giá trị “thực” (hay “hợp lý”) của chúng. Như vậy, “hiệu ứng bầy đàn” là không tốt cho thị trường trong trường hợp chúng ta xem hiệu ứng bầy đàn là tất cả đều hành động theo một mẫu hình hành vi lệch lạc, không hợp lý, thấy ai làm sao thì làm vậy. 2.2.3 Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính NHÓM 7 Page 8 Lý thuyết hành vi tài chính GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Lý thuyết thị trường hiệu quả tin rằng nếu tồn tại định giá sai thì sẽ tồn tại cơ hội để kinh doanh chênh lệch giá thu lợi nhuận, và chính hành vi kinh doanh chênh lệch giá sẽđiều chỉnh giá trên thị trường về cân bằng. Nhưng nếu tồn tại định giá sai, mà lại không thể thực hiện kinh doanh chênh lệch giá để tận dụng các khoản lợi nhuận này thì như thế nào? Và tại sao lại không thể thực hiện kinh doanh chênh lệch giá khi có định giá sai? Một giải thích được chấp nhận rộng rãi trong trường phái tài chính hành vi là có 2 dạng định giá sai: một dạng là thường xuyên xảy ra và có thể kinh doanh chênh lệch giá được, một dạng là không thường xảy ra, kéo dài và không thể kinh doanh chênh lệch giá được (nói một cách khác, khó mà xác định được khi nào mức định giá sai đã đạt tới giới hạn trên hay dưới và điều chỉnh lại). Nếu tham gia “chỉnh sửa” kiểu định giá sai dạng 2 thì rất dễ rơi vào trạng thái “tiền mất, tật mang”, mà điển hình là bài học nổi tiếng của LTCM kinh doanh chênh lệch giá của Royal Duch và Shell và bị thua lỗ, nhưng ngay sau khi họ thua lỗ không bao lâu thì giá 2 cổ phiếu này điều chỉnh lại đúng như dựđoán của họ! Đây là ví dụ cho thấy thực tế định giá sai có thể kéo dài rất lâu, và kiểu nhà đầu tư hợp lý như LTCM (được quản lý bởi những người đoạt giải Nobel và rất thành công trong 4 năm trước thương vụ này) tham gia sửa chữa sai lầm này thì sẽ thất bại. Barberis và Thales (2003) chỉ ra rằng kinh doanh chênh lệch giá không thể xảy ra vì có những tài sản về lý thuyết là có tính thay thế lẫn nhau hoàn hảo và có thể kinh doanh chênh lệch giá 2 tài sản đó, nhưng thực tế thì không như vậy, do đó tạo ra rủi ro tăng thêm cho hoạt động kinh doanh chênh lệch giá (vốn được xem là rủi ro thấp đến mức phi rủi ro). Ngoài ra, chi phí thực hiện các chiến lược hưởng chênh lệch giá và sự tồn tại của các giao dịch của những nhà đầu tư không hợp lý (gọi là noise trading) cũng ngăn cản điều này. Chính vì vậy, chúng ta đã từng thấy trong lịch sử nhiều vụ bong bóng giá ở Nhật (thập niên 1980), Đài Loan (1990), cổ phiếu công nghệ truyền thông của Mỹ (1999-2000), rồi gần đây là chứng khoán Trung Quốc và Việt Nam cũng bị xem là “quá nóng”. Tuy nhiên, rõ ràng không hề có những điều chỉnh tức thời như người ta kỳ vọng, mà những vụ bong bóng này kéo dài nhiều năm (nhất là ở các nước châu Á đang phát triển). Đây là dấu hiệu của giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá. 2.3 Lý thuyết tài chính hành vi 2.3.1 Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory) NHÓM 7 Page 9 Lý thuyết hành vi tài chính GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn Nhà đầu tư có khuynh hướng xem khả năng bù đắp một khoản lỗ quan trọng hơn khả năng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Khi khoản đầu tư có khuynh hướng mang lại lợi nhuận, họ thích nắm chắc ngay khoản lợi nhuận hiện tại hơn là cố gắng tiếp tục đầu tư để thu được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai. Nhưng ngược lại, khi khoản đầu tư có nguy cơ thua lỗ thì họ lại cố gắng duy trì với hy vọng sẽ nhận được khoản lời trong tương lai, mặc dù lúc này rủi ro thua lỗ nhiều hơn là rất lớn bởi họ cho rằng, cổ phiếu đang sụt giá sẽ tốt hơn cổ phiếu đang lời của họ trong tương lai. Một nhà đầu tư đã mua cổ phiếu vì những thông tin có triển vọng sẽ nhanh chóng bán cổ phiếu đó khi giá cổ phiếu tăng bởi họ tin vào thông tin của họ và cho rằng, giá cổ phiếu hiện đã phản ánh đầy đủ thông tin này. Khi cảm thấy đã đạt được lợi nhuận mong muốn thì sẽ bán cổ phiếu đi để kiếm lời mà không phân tích khả năng tăng thêm lợi nhuận. 2.3.2 Lý thuyết tiếc nuối Con người luôn có khuynh hướng cảm thấy khổ sở, đau buồn sau khi phạm phải một sai lầm trong phán đoán. Nhà đầu tư luôn nghĩ rằng, những cổ phiếu bị lỗ sẽ nhanh chóng tốt trở lại, họ sợ phải nuối tiếc khi bán lỗ cổ phiếu. Vì thế, khi đối mặt với tình trạng thua lỗ, họ càng kỳ vọng vào lợi nhuận trong tương lai và thể hiện sự liều lĩnh của mình. Lý thuyết này lý giải cho xu hướng “giữ cổ phiếu lỗ quá lâu”. 2.3.3 Lý thuyết quá tự tin (Overconfidence) Nhà đầu tư thường xem bản thân họ tốt hơn những nhà đầu tư khác, đánh giá cao bản thân hơn những gì người khác đánh giá, và họ thường phóng đại những hiểu biết của mình. Những nhà đầu tư quá tự tin đã được chứng minh rằng, họ giao dịch nhiều hơn những nhà đầu tư khác. Sự quá tự tin làm tăng các hoạt động giao dịch bởi vì nó là lý do khiến nhà đầu tư sẵn sàng về quan điểm của họ, không cần tham khảo thêm những quan điểm thích đáng của những nhà đầu tư khác. Sự quá tự tin cũng làm tăng tính không đồng nhất trong niềm tin của nhà đầu tư. Nhà đầu tư quá tự tin cho rằng, hành động của họ ít rủi ro hơn các nhà đầu tư khác cảm nhận. Những nhà đầu tư quá tự tin nhiều khi hiểu sai giá trị thông tin họ nhận được, không những tính chính xác của thông tin mà còn hiểu sai cả ý nghĩa của thông tin. 2.3.4 Lý thuyết mâu thuẫn nhận thức Lý thuyết này cho rằng, mâu thuẫn về nhận thức chỉ phát sinh khi thua lỗ. Bởi vì con người thường khó chấp nhận mình bị lỗ, còn khi lời thì họ thích nói nhiều về điều đó hơn. Họ không chấp nhận sai lầm mà thường tìm lý lẽ để biện hộ và níu kéo hy vọng. Do đó, khi nhà đầu tư thua lỗ, thay vì họ thừa nhận “tôi đầu tư bị lỗ” thì họ lại nghĩ “ việc đầu tư NHÓM 7 Page 10 [...]... các chính sách quản lý và giám sát TTCK Đối với hoạt động đào tạo: Môn học tài chính hành vi là môn học quan trọng đối với các sinh vi n ngành tài chính bậc đại học và sau đại học Nhóm 7 Page 31 Lý thuyết hành vi tài chính 1 2 3 4 5 6 GVHD: Ths Trương Minh Tuấn Tài liệu tham khảo Tài chính hành vi – tâm lý học, ra quyết định và thị trường (lucyf.ackert & Richard deaves Lê Thị Ngọc Lan, Nghiên cứu lý thuyết. .. những lý thuyết kinh tế cơ bản không thể mô tả chính xác hành vi của con người và vì thế có lẽ đưa đến Nhóm 7 Page 26 Lý thuyết hành vi tài chính GVHD: Ths Trương Minh Tuấn những kết quả không mong đợi khi thực hiện chính sách Vì thế, những người làm chính sách nên tập trung vào tâm lý của con người khi xây dựng chính sách 3.3 Một số kết quả ứng dụng của lý thuyết tài chính hành vi trong nghiên cứu hành. .. mới mẻ Trong một tương lai không xa, tài chính học hành vi có thể sẽ được công nhận là mắt xích còn thiếu sót, bổ sung cho tài chính học chuẩn tắc và giải thích được nhiều dị thường của thị trường tài chính Như Giáo sư Meir Statman đã khẳng định Tài Nhóm 7 Page 30 Lý thuyết hành vi tài chính GVHD: Ths Trương Minh Tuấn chính hành vi không phải là một nhánh của tài chính chuẩn tắc: đó là hình thức thay... tư tài chính của mình? Ngoài ra, tài chính hành vi còn giúp tìm ra các ảnh hưởng của yếu tố văn hóa – xã hội đến hành vi của nhà đầu tư Tài chính học hành vi không phải là một phép màu trong đầu tư, tuy vậy nó có thể giúp các nhà đầu tư đào tạo bản thân luôn để tâm đến hành vi của họ và từ đó tránh được những quyết định sai lầm làm tổn hại tới tài sản cá nhân Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Tài chính. .. sở và nguyên lý vững chắc như lý thuyết chính thống hiện đại như rủi ro - tỷ suất sinh lợi, thị trường hiệu quả, kinh doanh chệnh lệch giá), và là một sự bổ sung hơn là tách biệt khỏi lý thuyết tài chính chính thống NHÓM 7 Page 11 Lý thuyết hành vi tài chính GVHD: Ths Trương Minh Tuấn Chương III: ỨNG DỤNG VÀO THỰC TẾ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VI T NAM 3.1 Thực trạng thị trường chứng khoán Vi t Nam từ năm... ảnh hưởng tâm lý trong các lý thuyết nêu trên, thay vào đó là sử dụng tổng hợp các công cụ phân tích tài chính, tạo tiền đề vững chắc cho các quyết định 2.4 Hạn chế của lý thuyết Lý thuyết tài chính hành vi nhìn chung không phải là một trường phái tài chính chính thống (mặc dù thường bị các nhà nghiên cứu thuộc trường phái thị trường hiệu quả, dẫn đầu là Fama đả kích) Lý thuyết này còn ở dạng sơ khai,... kết luận như sau:  Nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Vi t Nam là nhà đầu tư không hợp lý (irrational) do đó các lý thuyết tài chính chuẩn tắc không thể giải thích được các lệch lạc trong hành vi của các nhà đầu tư  Hành vi nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Vi t Nam tuân thủ các nội dung chủ yếu của lý thuyết triển vọng do Kahneman và Tversky xây dựng Mô hình đo lường hành vi nhà đầu tư cá nhân được cấu thành... Minh Tuấn Chương IV: KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ Lý thuyết tài chính hành vi tuy đã được bắt đầu nghiên cứu trong một thời gian dài trên thế giới nhưng chỉ mới du nhập vào Vi t Nam gần đây Do đó, ít người biết đến và vận dụng mô hình này vào chiến lược đầu tư của mình Bằng vi c phân tích lý thuyết và khảo sát thực tế thị trường, đề tài đã chứng minh được rằng có thể dùng tài chính hành vi học để giải thích những... (lucyf.ackert & Richard deaves Lê Thị Ngọc Lan, Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Vi t Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, 06/2009 Ths Hồ Quốc Tuấn, Tài chính hành vi: Nghiên cứu ứng dụng tâm lý học vào tài chính, Tạp chí kinh tế phát triển Ths Lê Đạt Chí, Tài chính hành vi và những bất thường trên thị trường chứng khoán Vi t Nam, Tạp chí kinh tế phát triển Nguồn báo chí: tạp chí kinh... khoán Vi t Nam Theo đó đưa ra các gợi ý và giải pháp để giảm thiểu tác động và nâng cao hiệu quả của thị trường và cung cấp một tài liệu tham khảo cho các nhà đầu tư tự điều chỉnh hành vi của mình theo thị trường Họ sẽ rút ra từ chính những thành công và thất bại của mình Vì tâm lý hành vi là một sự tồn tại khách quan trong bất lỳ thị trường nào không riêng gì thị trường tài chính Tài chính học hành vi . tài chính hành vi Tài chính hành vi là các phương thức chu chuyển tiền tệ giữa các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. 2.2 Ba luận cứ về lý thuyết tài chính hành vi (điều kiện tồn tài chính hành. quản lý, vốn dĩ là những con người, có bị ảnh hưởng lệch lạc hành vi của chính mình hay không? Tài chính hành vi đóng góp gì cho chúng ta về tài chính? Tài chính hành vi không thay thế cho tài chính. MINH KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC // ĐỀ TÀI LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI Lớp: VB16BQT01 Khoá: 2013 – 2015 GVHD: Ths. Trương Minh Tuấn SVTH: nhóm 7. Tp, Hồ Chí Minh, năm 2014. Lý thuyết hành vi tài chính

Ngày đăng: 06/08/2015, 23:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC TRANG

  • Chương I: MỞ ĐẦU

  • Chương II: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH HÀNH VI.

    • 2.3.2 Lý thuyết tiếc nuối

    • 2.3.3 Lý thuyết quá tự tin (Overconfidence)

    • 2.3.4 Lý thuyết mâu thuẫn nhận thức

    • 2.3.5 Lý thuyết tâm lý đám đông (Herd Behavior)

    • Chương III: ỨNG DỤNG VÀO THỰC TẾ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

    • 3.1.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn bong bóng đầu cơ

    • 3.1.2 Thực trạng thị trường sau “bong bóng đầu cơ”

      • 3.2 Những giải pháp ứng xử những tác động của tài chính hành vi trên thị trường chứng khoán.

        • 3.2.1 Nền tảng để đề xuất giải pháp

        • 3.2.2 Giải pháp về chính sách

          • 3.2.2.1 Nguyên tắc số 1: Dựa vào tâm lý đám đông của nhà đầu tư

          • 3.2.2.2 Nguyên tắc 2: Dựa vào thói quen

          • 3.2.2.3 Nguyên tắc 3: Cảm giác “công bằng” tác động tới hành vi của con người

          • 3.2.2.4 Nguyên tắc 4: Tự điều chỉnh hành vi

          • 3.2.2.5 Nguyên tắc 5: Sự không yêu thích rủi ro của nhà đầu tư

          • 3.2.2.6 Nguyên tắc 6: Quá tự tin và phản ứng thái quá của nhà đầu tư

          • 3.2.2.7 Nguyên tắc số 7: Con người trở nên thụ động khi bị dẫn dắt bởi quá nhiều thông tin

          • 3.3 Một số kết quả ứng dụng của lý thuyết tài chính hành vi trong nghiên cứu hành vi nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam

          • Chương IV: KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ

          • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan