Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
7,79 MB
Nội dung
SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI PHÒNG GD&ĐT BÌNH SƠN TRƯỜNG THCS BÌNH THẠNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài: Sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy trong củng cố kiến thức nội dung bài học ở môn Địa Lí - Lớp 6 Người thực hiện: Trần Văn Lào Chức vụ: Giáo viên-Trường THCS Bình Thạnh Năm học: 2014-2015 1 MỤC LỤC Phần Nội dung Trang 1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI 3-5 2 GIỚI THIỆU 5-7 a- Giải pháp thay thế 5-6 b- Vấn đề nghiên cứu 7 c- Giả thuyết nghiên cứu 7 3 PHƯƠNG PHÁP 7-10 a- Khách thể nghiên cứu 7 b- Thiết kế nghiên cứu 8 c- Quy trình nghiên cứu 8-9 d- Đo lường và thu thập dữ liệu 9-10 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 10-12 a- Phân tích dữ liệu và kết quả 10 b- Bàn luận 11-12 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 12-13 a- Kết luận 12-13 b- Khuyến nghị 13 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 7 PHỤ LỤC 15-27 - Một số tiết dạy minh họa 15-19 - Đề và đáp án sau tác động 20-22 - Bảng điểm 23-27 2 1- TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Môn Địa Lí là môn khoa học có nhiều kiến thức tư duy, trừu tượng, là môn học rất cần sự trợ giúp của kênh hình và sơ dồ tư duy. Trong bộ môn nghiên cứu “trăm sông nghìn núi” này, kênh hình có hai chức năng lớn: vừa là phương tiện trực quan sinh động vừa là nguồn tri thức cốt lõi đối với người học. Ngoài ra việc sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác định được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập. Mặt khác, sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy còn giúp học sinh rèn luyện phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh không chỉ trong môn Địa lí mà còn liên quan đến nhiều vấn đề liên môn cũng như trong cuộc sống. Đối với nhiều nội dung kiến thức địa lí khó ở các lớp, nếu giáo viên không sử dụng kênh hình và sơ đồ tư duy để củng cố nội dung kiến thức bài học thì đôi khi học sinh tiếp thu bài hạn chế, dẫn đến không nắm được bản chất của các sự vật hiện tượng địa lí. Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh chưa có khả năng tự học, chỉ dựa vào những kiến thức giáo viên truyền đạt, ghi chép và học thuộc lòng nên khi quên một chữ là quên tất cả. Theo kinh nghiệm của bản thân, để phát huy triệt để tính tích cực, chủ động của học sinh trong một tiết lên lớp, người thầy cần phải huy động các phương tiện dạy học tối ưu; trong đó việc sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy phục vụ bài dạy nói chung và để củng cố nội dung bài học nói riêng là một yếu tố có tác dụng lớn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập, tăng cường kỹ năng địa lý (nhận xét, phân tích, giải thích, đánh giá, so sánh, tổng hợp các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê ). Qua đó, học sinh sẽ phát hiện kiến thức và khắc sâu hơn nội dung bài học. Mặt khác, nó còn giúp giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả trong giảng dạy địa lý. Để giúp cho các 3 em nắm và hiểu bài, người giáo viên ngoài việc đưa ra các kênh hình thì còn đưa ra bản đồ tư duy củng cố để các em tự chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức. Đây là một trong những yếu tố gây hứng thú, lôi cuốn học sinh, giúp các em hiểu bài dễ dàng, ghi nhớ lôgic, không máy móc, làm cho các em sau này tự phân tích, giải thích khi không có giáo viên bên cạnh và đặc biệt là giúp ích cho các em trong việc kiểm tra, đánh giá. Từ thực trạng trên, giải pháp của tôi chọn là sử dụng các kênh hình và bản đồ tư duy trong củng cố nội dung bài học để các em chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức, hiểu được bản chất của các sự vật hiện tượng địa lí, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập từ đó cũng hình thành và phát triển nhiều năng lực cho các em. Ngoài kênh hình trong sách giáo khoa thì người giáo viên còn sử dụng được kho thông tin, hình ảnh khổng lồ trên mạng Internet, sử dụng các phần mềm để thiết kế bản đồ tư duy phục vụ cho việc dạy học, điều đó giúp các em dễ dàng liên hệ thực tế, có thêm nhiều kiến thức về địa lí tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội mà trong sách giáo khoa đôi khi chưa đưa ra hết. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 lớp tương đương là lớp 6A và lớp 6B trường THCS Bình Thạnh trong năm học 2013 -2014. Lớp 6A là lớp thực nghiệm, lớp 6B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài có sử dụng kênh hình hoặc bản đồ tư duy trong phần củng cố bài học để giúp các em khắc sâu các kiến thức địa lí. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh lớp 6A. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm có điểm trung bình lớn hơn điểm trung bình của lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng: Sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố bài học để giúp các em 4 khắc sâu được các kiến thức bài học làm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 6 trường THCS Bình Thạnh. 2. GIỚI THIỆU: Thực tế cho thấy ở một số bài học khó, nội dung kiến thức trừu tượng, nếu giáo viên không sử dụng kênh hình hay bản đồ tư duy trong củng cố bài học thì đôi khi học sinh khó có thể hình thành những biểu tượng khái niệm địa lí và khắc sâu nội dung kiến thức một cách dễ dàng. Các kênh hình trong sách giáo khoa ở từng bài tương đối ít, kênh chữ là nhiều, trong khi đó khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay với nhiều công cụ tìm kiếm, giáo viên sẽ tìm được nhiều kênh hình sinh động, hấp dẫn…góp phần làm cho tiết học hiệu quả, học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Đặc biệt là có kênh hình hay bản đồ tư duy ở phần củng cố bài học sẽ giúp các em nhớ lâu hơn. Mặc khác, bản đồ tư duy được sử dụng phù hợp với mọi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, lớp học. Giáo viên ngoài việc sử dụng các phần mềm để thiết kế bản đồ tư duy thì còn có thể thực hiện trên bảng phấn, trên giấy Khai thác tính năng các kênh hình và sử dụng bản đồ tư duy có hiệu quả trong củng cố bài học là góp phần đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin một cách dễ dàng và thiết thực. Tại trường THCS Bình Thạnh, từ năm học 2011-2012 trở về trước, khi dạy một số bài có nội dung địa lí khó, bản thân tôi thường hướng dẫn học sinh đọc kênh chữ kết hợp kênh hình trong sách giáo khoa, đồng thời đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề. Học sinh tích cực suy nghĩ trả lời câu hỏi nhưng đến phần củng cố bài học tôi hỏi lại học sinh để chốt kiến thức thì các em hiểu chưa sâu sắc về sự vật hiện tượng, chưa khái quát hóa, hệ thống hóa các kiến thức, kĩ năng vận dụng chưa cao, ít nhớ lâu bài học hơn. 5 Để thay đổi hiện trạng trên, bản thân tôi đã sử dụng các kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố để học sinh khắc sâu được các kiến thức đã học và nhớ lâu hơn (Từ một kết quả nghiên cứu cho thấy trong phần cũng cố bài học, HS nhớ được 30% nếu chỉ nghe bằng tai, còn nếu cả nghe lẫn nhìn kênh hình sẽ nhớ được 50% kiến thức). a- Giải pháp thay thế: Sử dụng các kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố nội dung bài học để khắc sâu những hoạt động, quá trình hình thành, phát triển và tạo thành của các hiện tượng địa lí. Đối với vấn đề này đã có nhiều đề tài được trình bày trên các phương tiện thông tin đại chúng như: - Một số kĩ thuật sử dụng kênh hình trong dạy học Địa Lí ở trường THCS của cô Trần Thị Thu Hằng -Trường THCS Chư-Ê-Wi. - Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học Địa Lí của cô Trần Thị Thu Hằng -Trường THCS Kỳ Khang. Các đề tài này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc sử dụng kênh hình và sơ đồ trong dạy học còn chung chung chưa thông qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt hướng dẫn học sinh khai thác các kiến thức địa lí và chiếm lĩnh tri thức. Xuất phát từ những vấn đề trên và từ những suy nghĩ của bản thân trong quá trình dạy học bộ môn Địa lí, thì việc Sử dụng các kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố nội dung bài học để khắc sâu những hoạt động, quá trình hình thành, phát triển và tạo thành của các hiện tượng địa lí. Qua đó học sinh khai thác các kiến thức địa lí và chiếm lĩnh tri thức. Do đó, tôi mạnh dạn quyết định giới thiệu đến quý thầy cô đề tài “Sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy trong cũng cố nội dung bài học ở môn Địa Lí lớp 6”. 6 b- Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng các kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố nội dung bài học có nâng cao kết quả học tập cho học sinh lớp 6 khi học môn Địa Lí không? c- Giả thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng các kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố nội dung bài học sẽ nâng cao kết quả học tập cho học sinh lớp 6 khi học môn Địa Lí. 3- PHƯƠNG PHÁP: a- Khách thể nghiên cứu: Học sinh hai lớp 6A và 6B của Trường THCS Bình Thạnh được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về sĩ số, tỉ lệ giới tính, thành tích học tập, cụ thể: Điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động: Sĩ số/Nữ Điểm trung bình Lớp thực nghiệm (6A) 36/16 6,67 Lớp đối chứng (6B) 35/15 6,70 Biểu đồ về kết quả điểm trung bình môn Địa Lí trong kiểm tra 1 tiết trước khi tác động của lớp 6A và lớp 6B 7 b- Thiết kế nghiên cứu: Chọn lớp 6A là lớp thực nghiệm, lớp 6B là lớp đối chứng. Tôi đã dùng kết quả điểm kiểm tra 1 tiết môn Địa Lí ở học kì I là kết quả trước tác động. Sự chênh lệch điểm trung bình của hai lớp là không đáng kể chỉ 0,03. Vì thế tôi sử dụng thiết kế kiểm tra sau tác động đối với hai lớp với thiết kế nghiên cứu sau: Lớp Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm (6A) 01 Có sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố nội dung bài học. 03 Đối chứng (6B) 02 Không sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố nội dung bài học. 04 c- Qui trình nghiên cứu: - Chuẩn bị của giáo viên: + Đối với lớp thực nghiệm: Tôi thiết kế giáo án có sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố nội dung bài học. + Đối với lớp đối chứng: Tôi thiết kế giáo án không sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố nội dung bài học. - Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo phân phối chương trình dạy học do Sở GD&ĐT Quảng Ngãi qui định, cụ thể ở một số tiết có sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy trong học kì I năm học 2013-2014: 8 Thứ/ngày Môn Tiết theo PPCT Tên bài dạy - Thứ 6 – 17/10/2013 Địa lí 09 - Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả. - Thứ 6 – 24/10/2013 Địa lí 10 - Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời. - Thứ 6 – 31/10/2013 Địa lí 11 - Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa. - Thứ 6 – 07/11/2013 Địa lí 12 - Cấu tạo bên trong của Trái Đất - Thứ 6 – 14/11/2013 Địa lí 14 - Tác động của nội lực và ngoại lưc trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. - Thứ 6 – 21/11/2013 Địa lí 15 - Địa hình bề mặt Trái Đất - Thứ 6 – 28/11/2013 Địa lí 16 - Địa hình bề mặt Trái Đất (tt) d- Đo lường và thu thập dữ liệu: Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết của học kì I môn Địa Lí. Bài kiểm tra sau tác động gồm 10 câu, bao gồm cả phần trắc nghiệm và tự luận. Tiến hành kiểm tra, chấm bài: Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành kiểm tra (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). 9 Thời gian kiểm tra: Tận dụng vào buổi sáng thứ 5 sau khi các em học xong 2 tiết học tăng tiết môn Tiếng Anh, tôi xin phép nhà trường tiết thứ 3 để tiến hành kiểm tra theo đề tôi tự thiết kế. (Do tận dụng thời gian trên nên không ảnh hưởng đến phân phối chương trình của môn học do Sở GD&ĐT qui đinh). Sau đó tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng. 4- PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ: a- Phân tích dữ liệu và kết quả: Bảng điểm ở phần phụ lục và dựa vào bảng điểm đó ta so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động như sau: Lớp thực nghiệm (6A) Lớp đối chứng (6B) Điểm trung bình 7,89 7,3 Biểu đồ so sánh điểm trung bình sau tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. b- Bàn luận: Kết quả trước tác động của lớp thực nghiệm có điểm trung bình thấp hơn lớp đối chứng là 0,03. Nhưng kết quả bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là điểm trung bình: 7,89, kết quả của lớp đối chứng là 7,32, độ chênh lệch điểm số của hai lớp là 0,57. Lớp đối chứng có điểm trung bình 10 [...]... Kết luận: Việc sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố nội dung bài học ở môn Địa Lí đã nâng cao kết quả học tập cho học sinh Việc tìm kiếm các kênh hình trên mạng Internet và sử dụng các phần mềm để tạo bản đồ tư duy giúp cho giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, thích hợp cho từng bài dạy, từng nội dung kiến thức từ đó nâng cao được hiệu quả dạy học Qua thực tế... việc sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố nội dung bài học ở môn Địa Lí là rất quan trọng Thực hiện tốt việc này không chỉ giúp cho học sinh nắm được bản chất của sự vật hiện tư ng và các quá trình địa lí, giúp người học phát huy được tính tích cực, sáng tạo và chủ động, giúp học sinh tổng kết, củng cố và khắc sâu kiến thức Kết quả cuối học kì I năm học 2013-2014 của lớp thực nghiệm và. .. kiến thức cho bản thân và lòng yêu nghề, sự sáng tạo của mỗi người cũng được bồi đắp thêm Đặc biệt nhất là thông qua mạng Internet để tìm kiếm kênh hình và sử dụng các phần mềm để thiết kế bản đồ tư duy Qua quá trình soạn giảng tôi thấy rằng: Việc sử dụng kênh hình trong phần củng cố nội dung bài học phải có chọn lọc, tránh làm loãng phần kiến thức trọng tâm của bài học Bản đồ tư duy phải phù hợp nội. .. phải phù hợp nội dung bài học, tránh làm cho học sinh chỉ chú ý đến hình ảnh, bản đồ dẫn đến bị phân tán, không tập trung vào nội dung cần chốt kiến thức Như vậy chúng ta cần phải phát huy có hiệu quả những ưu điểm, đồng thời khắc phục những hạn chế của việc sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố kiến thức, để đây thực sự là cách dạy học theo phương pháp đổi mới 5- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:... điểm trung bình tăng lên 1,22 Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt Lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng Qua kết quả thực nghiệm tôi thấy việc sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố nội dung bài học ở môn Địa Lí nó thể hiện được bề nổi của nội dung bài học, thể hiện được mối liên hệ giữa các khái niệm địa lí,... cho giáo viên tìm kiếm các kênh hình và thiết kế bản đồ tư duy Chú trọng bồi dưỡng kĩ năng sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy cho giáo viên thông qua các đợt tập huấn, trao đổi, các sáng kiến kinh nghiệm giúp giáo viên biết cách sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học, kênh hình hiện đại và truyền đạt kiến thức trong dạy học sao cho tốt nhất Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết... khả năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại Thường xuyên thực hiện việc dạy học gắn liền với kênh hình và bản đồ tư duy tạo cho học sinh thói quen sử dụng kênh hình ngay từ đầu để hình thành các khái niệm địa lí, kĩ năng khai thác kiến thức, tổng kết, củng cố và khắc sâu kiến thức 13 6- TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng -Dự án Việt-Bỉ (NXB Đại học Sư phạm)... lại kiến thức để củng cố hệ quả về tự quay quanh trục của Trái Đất như sau: - Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất: Giáo viên cho học sinh quan sát và sắp xếp hình ảnh theo tác động của nội lực và ngoại lực 15 Giáo viên chốt kiến thức nội dung bài học như sau: 16 - Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất: Giáo viên cho học sinh xem hình và đặt câu hỏi cho học. .. THCS chu kì III của Nhà xuất bản Giáo dục 8 Đổi mới phương pháp dạy học và sáng tạo với bản đồ tư duy- Trần Đình Châu (Chủ biên)- Nhà xuất bản Giáo dục 7 - PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI: 7.1- Minh họa nội dung củng cố bài học bằng hình ảnh và bản đồ tư duy ở một số tiết học: 14 - Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả: Giáo viên đưa ra những câu hỏi dẫn dắt học sinh trả lời Sau khi học. .. Việt-Bỉ (NXB Đại học Sư phạm) 2 Kĩ thuật dạy học - Nguyễn Trọng Phúc- Chủ biên ( NXB Giáo dục ) 3 Phương pháp sử dụng các thiết bị dạy học địa lí- Đinh Trung Quỳnh (ĐH Thái Nguyên) 4 Hướng dẫn sử dụng bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa địa lý phổ thông, NXB Giáo dục (Lâm Quang Dốc) 5 Lý luận dạy học địa lý - Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc ( NXB Đại học quốc gia Hà Nội) 6 Mạng Internet: Thuvientailieu.bachkim.com; . Sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy trong cũng cố nội dung bài học ở môn Địa Lí lớp 6 . 6 b- Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng các kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố nội dung bài học. nghiệm (6A) 01 Có sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố nội dung bài học. 03 Đối chứng (6B) 02 Không sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố nội dung bài học. 04 c-. có sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố nội dung bài học. + Đối với lớp đối chứng: Tôi thiết kế giáo án không sử dụng kênh hình và bản đồ tư duy trong phần củng cố nội dung bài