skkn rèn kỹ năng chủ động sử dụng tư liệu, đồ dùng trực quan trong học tập góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn địa lí lớp 6

29 439 1
skkn rèn kỹ năng chủ động sử dụng tư liệu, đồ dùng trực quan trong học tập góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn địa lí lớp 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN NĂM 2014 Kính gửi: Hội đồng khoa học huyện Cát Hải Họ và tên: Nguyễn Thị Thuỷ Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường TH&THCS Hoàng Châu Tên sáng kiến: Rèn kỹ năng chủ động sử dụng tư liệu, đồ dùng trực quan trong học tập góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí lớp 6 Trường TH&THCS Hoàng Châu. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn 1.Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biét: (Ưu, khuyết điểm của các giải pháp đã, đang áp dụng, những bất cập, hạn chế cần có giải pháp khắc phục ) Giải pháp: Thiết kế hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài học, vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy. Ưu điểm : Học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản bài học theo chuẩn kiến thức kỹ năng và bước đầu các em đã hiểu bản chất của vấn đề, không phải là học vẹt để nhớ kiến thức. Học sinh tích cực, hứng thú trong học tập đặc biệt với các tiết học giáo viên có sử dụng đồ dùng trực quan và vận dụng các kỹ thuật dạy học mới. Các em đã bớt tâm lý nặng nề sợ học môn Địa lý . Hạn chế: Kỹ năng thực hành xác định trên bản đồ lược đồ còn lúng túng. Chưa biết nhận xét, phân tích trên cơ sở quan sát số liệu. Các kỹ năng đọc, hiểu, giải thích hiện tượng Địa lý còn mơ hồ. Một số em học sinh thiếu tự tin trong học tập, các em chưa phát huy hết năng lực trong hoạt động, còn rụt rè, nhút nhát chỉ sợ sai, không dám bày tỏ ý kiến. Việc liên hệ vận dụng với kiến thức thực tiễn của học sinh còn hạn chế . Học sinh chưa có sự say mê, ham thích với môn học. 2.Tóm tắt nội dung giải pháp cần công nhận sáng kiến: 1 - Tính mới, tính sáng tạo: Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm rõ cách thức khai thác các tư liệu, khai thác đồ dùng trực quan trong học tập . Các em được rèn những kỹ năng học môn Địa lý cần thiết: kỹ năng sử dụng bản đồ, sử dụng tranh vẽ, biểu đồ, kỹ năng thu thập tư liệu qua sách tham khảo, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng Địalý. - Khả năng áp dụng, nhân rộng: Áp dụng cho học sinh lớp 6 tại trường TH&THCS Hoàng Châu và có thể áp dụng với các em học sinh 6 của các trường trong và ngoài địa bàn huyện có những vướng mắc, khó khăn trong việc rèn kỹ năng khai thác tư liệu và đồ dùng trực quan. - Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp (hiệu quả kinh tế, xã hội) Với việc thực hiện đề tài này giúp giáo viên giải quyết được một số khó khăn trong quá trình giảng dạy, học sinh sẽ nắm chắc kiến thức, hiểu sâu bài và có những kỹ năng đọc, phân tích so sánh các đối tượng trên một số đồ dùng trực quan. Nếu giáo viên chú trọng rèn kỹ năng khai thác tư liệu và đồ dùng trực quan cho học sinh trong mỗi bài học, chủ đề môn học sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập cũng như khă năng giao tiếp của học sinh. Về mặt xã hội, đề tài này sẽ mang lại cho các em học sinh sự mạnh dạn, tự tin, chủ động, khai thác kiến thức. Thậm chí các em có thể giúp người giáo viên thực hiện tốt phương pháp đổi mới trong dạy học Lấy học sinh làm trung tâm . Cát Hải , ngày 28 tháng 12 năm 2014 Người viết đơn Nguyễn Thị Thuỷ THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 2 Tên sáng kiến: Rèn cho học sinh kỹ năng chủ động sử dụng tư liệu, đồ dùng trực quan trong học tập góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí lớp 6 tại Trường TH&THCS Hoàng Châu. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn 1. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Thuỷ Ngày tháng/năm sinh: 26/06/1986 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Điện thoại: DĐ: 0978.355.485 2. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Học sinh lớp 6 Trường TH&THCS Hoàng Châu Địa chỉ: Xóm Đình xã Hoàng Châu , huyện Cát Hải, Hải Phòng Điện thoại: 0313886268 NỘI DUNG SÁNG KIẾN I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chương trình Địa lí lớp 6 nội dung kiến thức các bài học có liên quan đến việc sử dụng tư liệu, đồ dùng trực quan chiếm tỉ lệ khá lớn. Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, ngoài vai trò minh hoạ, bổ sung, làm sáng tỏ kiến thức lí thuyết, còn là một kênh tri thức giúp hình thành những kiến thức và kĩ năng mới. Đặc trưng của việc dạy học địa lý là gắn liền với việc sử dụng đồ dùng trực quan. Hơn nữa trên thực tế, học sinh lớp 6 mới ở bậc Tiểu học chuyển lên, các em còn rất bỡ ngỡ khi làm quen với các khái niệm trừu tượng của môn Địa lý 6. Vì vậy để giúp cho học sinh hiểu rõ vấn đề bên cạnh việc tích cực đổi mới phương pháp giáo viên rất phải chú ý sử dụng đồ dùng trực quan trong từng tiết dạy. Thực tế, bản thân tôi cũng như giáo viên dạy Địa lý khác trong những năm qua cũng đã chú ý sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở chỗ giáo viên thao tác cho học sinh quan sát mà chưa quan tâm nhiều đến việc rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng đồ dùng do vậy việc nắm kiến thức của học sinh chưa sâu, khả năng 3 vận dụng để nhận xét phân tích, lý giải các sự vật hiện tượng còn hạn chế, các em cũng chưa tích cực trong học tập nên chất lượng dạy học môn Địa lý còn thấp. Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời nhằm phát huy tính tích cực chủ động, năng lực của học sinh trong học tập tôi thấy rất cần phải thay đổi cách dạy. Tôi đã chú ý “ Rèn kỹ năng chủ động khai thác tư liệu đồ dùng trực quan cho học sinh trong học tập góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Địa lý 6 tại Trường TH & THCS Hoàng Châu” qua hai năm học và đã đạt được những kết quả nhất định, tôi xin cùng chia sẻ trao đổi với đồng nghiệp. Phạm vi, đối tượng áp dụng sáng kiến: Rèn kỹ năng chủ động khai thác tư liệu, đồ dùng trực quan cho học sinh trong học tập góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Địa lý 6 tại Trường TH&THCS Hoàng Châu qua hai năm học từ 2013 – 2014 đến 2014 - 2015. Mục đích, nhiệm vụ của sáng kiến: Giúp cho học sinh có những kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng đồ dùng trực quan trong học tập, khơi gợi kích thích trí tò mò, sự say mê khám phá, phát huy tính tích cực của mọi học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý 6, đồng thời giúp giáo viên cải tiến những phương pháp dạy học đã có một cách linh hoạt phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ( GIẢI PHÁP ĐÃLÀM ) Thực trạng việc sử dụng khai thác tư liệu đồ dùng trực quan trong dạy học môn Địa lý 6 tại Trường TH & THCS Hoàng Châu . Sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những phương pháp đặc trưng trong quá trình dạy môn Địa lý. Trước đây, khi giảng dạy môn địa lý lớp 6 tôi đã chú ý đến việc sử dụng đồ dùng trực quan giúp học sinh hình thành kiến thức mới. Tuy nhiên việc sử dụng đồ dùng trực quan mới dừng lại ở mức độ : thầy chuẩn bị, thầy tự làm cho học sinh quan sát, minh họa cho kiến thức trong tiết học là chính 1. Ưu điểm: Với cách làm đó tôi nhận thấy giáo viên làm chủ tiết học, không phải lo vấn đề thời gian trong giảng dạy. Học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài học, bước đầu hiểu bản chất của vấn đề, không phải là học vẹt để nhớ kiến thức. Các em có hứng thú và đã bớt tâm lý nặng nề sợ học môn Địa lý . 4 2.Hạn chế, khó khăn : Tuy nhiên điều bất cập nhất với cách làm đó mang lại là tạo cho học sinh tính thụ động, ỷ lại. Việc giáo viên chuẩn bị tư liệu đồ dùng là chính đã tạo cho học sinh tính ỷ lại trong sử dụng đồ dùng học tập. Việc giáo viên chủ yếu làm cho học sinh quan sát đã khiến các em thụ động trong tiếp nhận kiến thức , không có kỹ năng thực hành . Khi tiếp xúc với đồ dùng trực quan như lược đồ, bản đồ, tranh ảnh các em lúng túng chưa biết dựa vào đâu để khai thác tìm hiểu ,chưa biết nhận xét, phân tích trên cơ sở quan sát số liệu. Các kỹ năng đọc, hiểu, giải thích hiện tượng Địa lý còn mơ hồ. Việc thực hiện những phần việc, bài tập giáo viên giao về nhà học sinh làm chưa tốt vì chưa biết cách khai thác tư liệu, vận dụng để làm.Việc liên hệ vận dụng với kiến thức thực tiễn của học sinh còn hạn chế. Một số em học sinh thiếu tự tin trong học tập, các em chưa phát huy hết năng lực trong hoạt động, còn rụt rè, nhút nhát chỉ sợ sai, không dám bày tỏ ý kiến. Học sinh chưa có sự say mê, ham thích với môn học nên chất lượng môn học còn hạn chế 3. Nguyên nhân: Để dẫn đến hạn chế khó khăn đó có một số nguyên nhân sau: - Bản thân các em mới từ bậc Tiểu học lên, các em chưa chưa có các kỹ năng học tập môn Địa lý như : khai thác, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng đơn giản. - Giáo viên còn dạy theo lối mòn, còn làm thay, làm hộ học sinh, chưa quan tâm nhiều đến việc hướng dẫn, rèn rũa cho các em cách làm để các em có ý thức chủ động trong học tập, nắm kiến thức phải hiểu rõ bản chất để có sự say mê hứng thú từ đó học sinh biết liên hệ và vận dụng thực tế. Đề xuất biện pháp mới Để khắc phục hạn chế trên giúp cho các em học sinh lớp 6 của nhà trường có ý thức tìm tòi, kỹ năng sử dụng tư liệu, rèn luyện tính tích cực, sự năng động, linh hoạt sáng tạo trong học tập tôi đã chú trọng “ rèn kỹ năng chủ động khai thác tư liệu, đồ dùng trực quan cho học sinh trong học tập góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Địa lý 6 ” với việc vận dụng các biện pháp sau: 3.1 Rèn cho học sinh có ý thức tự giác trong việc chuẩn bị đồ dùng, tài liệu học tập. 5 3.2 Quan tâm cách thiết kế câu hỏi hướng dẫn học sinh khi quan sát, khai thác từng loại tư liệu đồ dùng; trong công tác tổ chức và điều hành hoạt động giúp cho học sinh chủ động trong học tập . 3.3 Động viên khích lệ học sinh chủ động trong việc khai thác tư liệu, đồ dùng để giải thích các hiện tượng địa lý tự nhiên trong thực tế cuộc sống, khơi gợi ở các em sự say mê tìm tòi, hứng thú với môn học. II. NỘI DUNG TIẾN HÀNH (GIẢI PHÁP THAY THẾ ) Rèn cho học sinh kỹ năng chủ động khai thác tư liệu, đồ dùng trực quan trong học tập góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Địa lý 6 tại Trường TH&THCS Hoàng Châu Theo từ điển Tiếng Việt thì chủ động là tự mình quyết định hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài . Với học sinh : việc chủ động khai thác tư liệu đồ dùng trực quan trong học tập được thể hiện ở việc học sinh có ý thức sẵn sàng, có kỹ năng trong quan sát khai thác tư liệu, đồ dùng suy nghĩ, tư duy để phát hiện ra tri thức mới và việc đó trở thành nhu cầu khám phá của mỗi học sinh chứ không phải việc học sinh dựa vào sách giáo khoa để phát hiện kiến thức một cách mơ hồ, thụ động. Sự chủ động còn thể hiện ở chỗ học sinh có ý thức tự giác trong việc chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập; tích cực tham gia các hoạt động trên lớp, hứng thú say mê vận dụng những điều đã biết để thực hành và vận dụng thực tế cuộc sống. Để làm được điều đó tôi đã làm như sau: 1. Rèn cho học sinh có ý thức tự giác trong việc chuẩn bị đồ dùng, tài liệu học tập. 1.1 Vai trò, ý nghĩa: Đây là một bước quan trọng vì khi học sinh tự giác chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập là các em đã chuẩn bị được tâm thế sẵn sàng cho việc khám phá tri thức. Qua một lần chuẩn bị như vậy học sinh được tiếp xúc với tư liệu đồ dùng các em sẽ biết cách khai thác, phát hiện ra những dấu hiệu cơ bản để phục vụ cho việc tìm hiểu kiến thức. Khi đã biết cách sử dụng rồi, học sinh sẽ cảm thấy tự tin khi trình bày, chủ động tìm hiểu kiến thức không chỉ ở trên lớp mà còn tự học, tự nghiên cứu ở nhà, các em sẽ không có thói quan ỷ lại trong học tập. 6 1.2. Nội dung, phương pháp : Thay vì như trước đây, tất cả đồ dùng dạy học do giáo viên chuẩn bị, khi vận dụng biện pháp mới: để giúp cho các em có thói quen trong chuẩn bị đồ dùng tài liệu học tập thì ngay từ những tiết học đầu tiên của bộ môn, tôi đã yêu cầu học sinh phải có thói quen chuẩn bị đồ dùng tư liệu học tập có thể là cá nhân hoặc theo nhóm, đó là yêu cầu bắt buộc của học tập bộ môn. Cuối mỗi giờ học tôi đều dành thời gian nhất định để hướng dẫn, giao việc cho học sinh việc chuẩn bị tư liệu đồ dùng học tập cho tiết học sau . Đồ dùng học tập có thể là vật có sẵn, có thể là những lược đồ học sinh tự vẽ, có thể là những tranh ảnh, đoạn phim Ví dụ để dạy bài Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất tôi giao nhiệm vụ cho mỗi tổ chuẩn bị 1 đèn pin để minh họa cho hiện tượng ngày đêm. Hay để dạy bài Cấu tạo bên trọng của Trái đất tôi cũng yêu cầu các nhóm chuẩn bị một quả trứng gà đã luộc sẵn để lên lớp tìm hiểu đặc điểm cấu tạo bên trong Trái đất. Đến lớp, không bao giờ tôi quên việc kiểm tra việc chuẩn bị tư liệu, đồ dùng học tập của học sinh, tuyên dương, động viên thưởng điểm với những cá nhân, những nhóm có ý thức chuẩn bị tốt, nhắc nhở các nhóm chưa có ý thức chuẩn bị. Ngoài ra ,một vài lần đầu tôi chia nhóm cho học sinh học tập theo sự phân công việc chuẩn bị đồ dùng. Các nhóm không có đồ dùng học tập nghiên cứu chậm, chưa hiểu rõ vấn đề tôi yêu cầu sau tiết học các em chuẩn bị nghiên cứu tiếp và báo cáo kết quả lại cho giáo viên. 1.3. Kết quả : Sau nhiều lần kiên trì như vậy tôi đã rèn cho học sinh có thói quen chuẩn bị tư liệu, đồ dùng học tập theo cá nhân hoặc theo nhóm ngay ở nhà. Đến lớp học, học sinh có đủ tư liệu đồ dùng học tập, các em được học tập trên những tư liệu đồ dùng do chính mình chuẩn bị thì các em cảm thấy rất hứng thú. Điều đó đã giúp các em hiểu được bản chất của hiện tượng, kiến thức mới một cách rõ ràng, chắc chắn chứ không mơ hồ như trước đây. 2. Quan tâm cách thiết kế câu hỏi hướng dẫn học sinh khi quan sát, khai thác từng loại tư liệu đồ dùng; công tác điều hành tổ chức hoạt động trên lớp giúp cho học sinh chủ động trong học tập 2.1. Vai trò, ý nghĩa: Trong mỗi tiết học việc các em chủ động khai thác sử dụng đồ dùng và chủ động trong công tác tổ chức điều hành hoạt động sẽ giúp các em làm chủ và lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc, có lôgic hơn. Mặt khác thông qua các hoạt động 7 nhóm khiến học sinh phải tư duy, suy nghĩ để nghiên cứu trả lời. Qua đó giúp cho các em được bày tỏ quan điểm của mình với nhóm, mạnh dạn và tự tin vào khả năng của bản thân mình hơn. 2.2.Nội dung, phương pháp: Trước đây khi giúp học sinh phát hiện ra kiến thức mới, tôi cũng dùng tư liệu đồ dùng cho học sinh quan sát để phát hiện nhưng thường là giáo viên làm cho học sinh quan sát, không chú ý hướng dẫn tìm hiểu với từng loại tư liệu đồ dùng. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu tôi cũng chưa chú ý đến hệ thống câu hỏi hướng dẫn để học sinh phải tư duy khi trả lời. Câu hỏi đặt ra đơn giản khiến học sinh không cần quan sát, không cần tư duy chỉ nhìn vào sách giáo khoa cũng có thể trả lời được. Việc làm thay làm hộ khiến học sinh không có kỹ năng trong quá trình quan sát, phát hiện. Vì vậy tôi đã vận dụng biện pháp mới: Cũng là hướng dẫn cho học sinh quan sát tôi đã chú ý quan tâm đến hệ thống câu hỏi giúp học sinh phải quan sát để tìm ra kiến thức mới đồng thời lồng ghép hướng dẫn những dấu hiệu chú ý khi quan sát khai thác từng loại tư liệu đồ dùng . Cách khai thác tư liệu đồ dùng: thay vì chỉ giáo viên thực hành cho học sinh quan sát như trước đây thì nay tôi có thể gọi học sinh lên thực hành chỉ trên bản đồ, lược đồ sau đó cho học sinh khác nhận xét để phát hiện ra cách sử dụng quan sát, khai thác từng loại tư liệu đồ dùng phù hợp. Khi dạy các bài , các phần liên quan đến bản đồ , lược đồ Bản đồ, lược đồ luôn được xem là cuốn sách giáo khoa thứ hai. Qua bản đồ, lược đồ học sinh dễ dàng tìm ra được các đối tượng, nội dung ở trên đó như: vị trí địa lý, hình dạng kích thước, các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, giao thông vận tải, khoáng sản…. Đối với SGK Địa lý lớp 6 hệ thống bản đồ đưa vào với mục đích giúp các em nắm được những đặc trưng cơ bản, các yếu tố thể hiện trên bản đồ, các phép chiếu đồ, tỉ lệ, các hệ thống ký hiệu trên bản đồ….bước đầu học sinh đọc, phân tích tìm ra các mối quan hệ đơn giản được biểu hiện trên bản đồ. 8 Khi hướng dẫn các em làm quen với bản đồ, lược đồ tôi cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi giúp học sinh phát hiện ra những dấu hiệu đáng chú ý về tên bản đồ, lược đồ để nắm được nội dung, chủ đề mà bản đồ, lược đồ cung cấp thông tin. Tiếp đến chú ý bảng chú thích các ký hiệu về từng đối tượng cụ thể như màu sắc, đường nét, hình khối thể hiện các yếu tố, cách bố trí trên bản đồ lược đồ ; cách sử dụng chúng để khi nhìn vào những dấu hiệu thể hiện trên bản đồ ta mới phát hiện ra kiến thức cần tìm hiểu . Ví dụ : ?Có những đối tượng Địa lý nào được thể hiện trên bản đồ, lược đồ? chúng được biểu hiện như thế nào, có quan hệ với các đối tượng khác ra sao? ? (Đối tượng cần tìm hiểu) thể hiện trên bản đồ được phân bố ra sao ? ? Sự phân bố/ cách bố trí đó thể hiện điều gì? Khi giúp HS tìm ra nguyên tắc, cách chỉ bản đồ, lược đồ tôi đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh: ? Em có nhận xét gì về vị trí đứng chỉ bản đồ của bạn ? hoặc Vị trí đứng chỉ bản đồ của bạn đã đúng chưa? Tại sao? Theo em phải đứng chỉ như thế nào thì phù hợp? Qua đó giúp học sinh rút ra nguyên tắc chỉ bản đồ lược đồ cho người khác quan sát về vị trí người đứng, cách xác định vùng, điểm ( VD : người chỉ luôn đứng về phía bên trái cùng chiều với bản đồ, lược đồ. Khi xác định các các vùng phải khoanh theo đường giáp ranh) Khai thác quả địa cầu Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Đối với chương trình Địa lý lớp 6 quả Địa cầu có nhiệm vụ truyền tải những kiến thức cơ bản về hệ thống kinh, vĩ tuyến, sự vận động tự quay quanh trục, tìm ra hệ quả từ đó giải thích được một số hiện tượng xảy ra trên Trái đất. Vì vậy dấu hiệu tôi hướng dẫn các em cần chú ý: Các đường vòng tròn, đường nối 2 cực Bắc-Nam, hệ thống kinh vĩ tuyến, các lục địa, các đại dương được thể hiện trên quả địa cầu. Để đảm bảo việc hình thành đối tượng Địa lý đúng cho các em tôi đã trực tiếp dùng băng màu dán, bút màu, phấn màu để chấm điểm và gạch trên quả địa cầu khi xác định các điểm và đường trên quả địa cầu. Khi quay quả địa cầu phải theo đúng chiều quay của Trái Đất từ Tây sang Đông. Trên cơ sở quan sát kỹ các dấu hiệu đó, tuỳ kiến thức bài học theo chủ đề gì học sinh cũng dễ phát hiện . 9 Ví dụ Khi dạy bài 1/ SGK Địa lí 6 mục 2, bằng cách cho học sinh nghiên cứu qua việc khai thác kiến thức từ mô hình quả địa cầu kết hợp kênh hình SGK . Giáo viên chỉ cần đưa ra yêu cầu: ? Hãy cho biết độ dài của bán kính và đường xích đạo của trái đất. Đường nối liền 2 điểm từ cực Bắc và Nam trên quả địa cầu gọi là đường gì? Vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các kinh tuyến gọi là đường gì? ? Hãy xác định trên quả địa cầu đường kinh tuyến gốc và đường vĩ tuyến gốc? ? Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ? - Như vậy qua khai thác kiến thức từ mô hình quả địa cầu thì học sinh đã xác định được hình dáng, kích thước của Trái đất và hệ thống kinh vĩ tuyến. Các em được bày tỏ ý kiến của mình sau đó giáo viên mới bổ sung và chốt lại kiến thức. Khai thác kiến thức qua hệ thống tranh ảnh SGK Địa lí lớp 6 Trong sách giáo khoa Địa lý lớp 6, hệ thống tranh ảnh tương đối phong phú, biểu hiện các đối tượng Địa lý như tự nhiên, núi, cao nguyên, bãi biển, rừng nhiệt đới, cảnh tượng sau khi động đất xảy ra, hình ảnh thủy triều lên xuống ở bãi biển, các đới khí hậu…Qua hệ thống tranh ảnh đó tôi đã rèn cho học sinh kỹ năng tự nghiên cứu, giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập, tạo điền kiện thuận lợi để học sinh rèn luyện kỹ năng giúp cho người giáo viên thực hiện giảng dạy theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm một cách hiệu quả. Mặt khác mục đích tạo ra các hình ảnh trực quan giúp học sinh có thể nhận biết các đối tượng Địa lý một cách cụ thể, chính xác, nhớ được nội dung bài học bền lâu. Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các hình ảnh trong SGK để phục vụ cho nội dung bài học. Trong quá trình khai thác kiến thức qua ảnh tôi hướng dẫn học sinh tìm tòi, liệt kê các dấu hiệu độc đáo, các mối liên hệ của các sự vật với nhau để từ đó tìm ra nội dung thông tin từ bức ảnh đem lại. Ví dụ : Khi dạy bài bài 8 Sự chuyển động trái đất quanh Mặt Trời/ mục 1. Tôi cho học sinh quan sát tranh sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bán cầu Bắc. 10 [...]... phía giáo viên cũng cần đề cao vai trò dạy học kênh hình, sử dụng đồ dùng dạy học trực quan thường xuyên, nghiêm túc, triệt để, sáng tạo nhằm đưa chất lượng dạy học ngày một cao hơn Trên đây là những biện pháp “ rèn cho học sinh kĩ năng chủ động khai thác và sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Địa lý 6 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Địa lí mà tôi đã áp dụng tại Trường TH & THCS... của học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập của các em Điều đó chứng tỏ so với các phương pháp truyền thống thì hiệu quả của phương pháp rèn kỹ năng khai thác tư liệu và đồ dùng trực quan phù hợp trong các tiết dạy sẽ đem lại hiệu quả cao hơn C- KẾT LUẬN I NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua thực tiễn giảng dạy môn Địa lý tôi nhận thấy sử dụng phương pháp Rèn cho học sinh kỹ năng chủ động sử dụng. .. minh hoạ cho học sinh xem tạo cho học sinh tính ỷ lại, thụ động, giáo viên giúp cho học sinh có ý thức chuẩn bị trong học tập, nắm rõ cách thức khai thác các tư liệu, khai thác đồ dùng trực quan, tích cực suy nghĩ, chia sẻ trong hoạt động học tập Với cách làm này học sinh được rèn những kỹ năng học môn Địa lý cần thiết: kỹ năng sử dụng bản đồ, sử dụng tranh vẽ, biểu đồ, kỹ năng thu thập tư liệu qua... dùng trực quan trong giảng dạy Địa lí cho học sinh luôn là yêu cầu cần thiết khi giảng dạy môn Địa lí trong nhà trường hiện nay Việc rèn kỹ năng này sẽ giúp các em học sinh có kỹ năng khai thác tìm kiếm thông tin, từ đó biết nhận xét, phân tích và giải thích các hiện tư ng Địa lí ở địa phương Thực hiện rèn kỹ năng khai thác tư liệu và đồ dùng trực quan cho học sinh sẽ giúp giáo viên giảng dạy giải quyết... cũng rèn luyện cho học sinh kĩ năng thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin, rèn các kĩ năng sống sự mạnh dạn, tự tin, chủ động, tự giác tích cực trong hoạt động cũng như trong học tập Qua việc tổng hợp phiếu điều tra thông tin từ học sinh tôi nhận thấy các kỹ năng thu thập xử lý thông tin, kỹ năng mô tả, phân tích nhận xét các đối tư ng địa lý và kỹ năng tự giác tích cực trong hoạt động của học sinh lớp 6. .. qua sách tham khảo, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tư ng Địa lý Từ đó các em có thái độ chủ động, tích cực sử dụng đồ dùng trực quan không chỉ trên lớp hay ở nhà để hiểu rõ bản chất vấn đề, hứng thú, say mê với môn học, biết giải thích các hiện tư ng đồng thời liên hệ vận dụng trong cuộc sống, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn trong nhà trường III HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN... động trong khai thác tư liệu và đồ dùng học tập, trong quá trình giao nhiệm vụ học tập trên lớp, các câu hỏi bài tập có gắn với sử dụng tư liệu đồ dùng, giáo viên thường yêu cầu học sinh thực hiện Trong quá trình hướng dẫn học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét đều gắn với việc học sinh sử dụng đồ dùng hay không? Hoặc giáo viên có thể đưa thêm câu hỏi tại sao? Căn cứ vào đâu để rút ra nhận xét đó? Nếu học. .. năm học 2014 – 2015 chiếm tỉ lệ cao hơn , cụ thể: Mức độ % Vận dụng Nội dung 2013-2014 Chưa biết vận dụng 2014-2015 2013-2014 2014-2015 Kỹ năng thu thập xử lý thông tin, kỹ 9 13 12 9 năng mô tả, phân tích nhận xét các đối 42,9% 59,1 % 57,1% 40,9% 15 12 6 10 71,4 % 54,5 % 28 ,6 % 45,5 % tư ng địa lý Kỹ năng tự giác tích cực trong hoạt động Về kiến thức: Thông qua việc chủ động sử dụng tư liệu đồ dùng học. .. học tập của các em, khơi dậy trong các em sự tìm tòi, ham hiểu biết, sẵn sàng khám phá Điều đáng lưu ý là dụng cụ trực quan như lược đồ, bản đồ, tranh ảnh cho dù có sinh động đến đâu cũng không thể giúp học sinh học tốt nếu thiếu sự chỉ bảo tận tình , phương pháp giảng dạy khoa học của giáo viên bộ môn 15 II Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN TRONG THỰC TIỄN Rèn kỹ năng chủ động khai thác tư liệu và đồ dùng trực quan. .. với môn học 3.1 Vai trò ý nghĩa Trong khi kĩ năng khai thác, sử dụng các tư liệu đồ dùng trực quan của học sinh chưa thành thạo, chưa tích cực thì việc khuyến khích động viên giúp các em chủ động khai thác tư liệu đồ dùng để nắm kiến thức sâu sắc, chắc chắn, khơi gợi ở các em sự say mê tìm tòi hứng thú với môn học là điều rất cần thiết 3 2 Nội dung phương pháp Để khuyến khích học sinh tích cực chủ động . Rèn kỹ năng chủ động sử dụng tư liệu, đồ dùng trực quan trong học tập góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí lớp 6 Trường TH&THCS Hoàng Châu. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn 1.Tóm. sự năng động, linh hoạt sáng tạo trong học tập tôi đã chú trọng “ rèn kỹ năng chủ động khai thác tư liệu, đồ dùng trực quan cho học sinh trong học tập góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn. chủ động sử dụng tư liệu, đồ dùng trực quan trong học tập góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí lớp 6 tại Trường TH&THCS Hoàng Châu. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn 1. Tác

Ngày đăng: 05/08/2015, 07:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan