Đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986nay)

145 252 0
Đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986nay)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống và sản xuất, con người không chỉ tác động vào giới tự nhiên mà còn tác động lẫn nhau. Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau, sự kết hợp đó tồn tại như một quy luật tất yếu trong mọi hình thái kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, sự hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi các lý do: Một là, trong hệ thống các ngành kinh tế, nông nghiệp là ngành bị chi phối nhiều nhất bởi tự nhiên; từ xưa đến nay, người nông dân Việt Nam không thể sản xuất nếu không hợp tác với nhau chinh phục tự nhiên (thể hiện rõ nhất qua việc xây dựng các công trình thủy lợi: đê điều, sông đào, kênh mương, hồ, đập…). Hai là, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển nhưng phải đối mặt với không ít thách thức, để bảo vệ được quyền lợi của mình khi tham gia quá trình hội nhập, sự hợp tác giữa các hộ nông dân với nhau và giữa các hộ nông dân với các tổ chức thuộc nhiều ngành nghề khác càng trở nên cần thiết. Ba là, ngày nay, kinh tế hộ gia đình được khẳng định là đơn vị kinh tế tự chủ, được tạo điều kiện để phát huy vai trò tích cực của mình trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên, kinh tế hộ nông nghiệp mới được tái lập, trình độ sản xuất thấp, phân tán, lại phải cạnh tranh trong cơ chế thị trường đầy biến động. Do vậy, chỉ có tập hợp nhau trong một tổ chức hợp tác thì hộ nông dân mới bớt đi những khó khăn, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh, khắc phục được một số hạn chế của bản thân kinh tế hộ. Ở mỗi một hình thái kinh tế xã hội, mỗi giai đoạn phát triển của đất nước đều cần phải có những hình thức hợp tác phù hợp. Vì vậy, việc nghiên cứu, phát triển mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay. Thanh Hóa là một tỉnh nông nghiệp, đa số người dân sống ở khu vực nông thôn. Năm 2010 và xa hơn nữa, vị trí của nông nghiệp đối với Thanh Hóa vẫn còn nhiều ý nghĩa. Do vậy, để xây dựng Thanh Hóa thành một tỉnh văn minh giàu mạnh phụ thuộc rất lớn vào quy mô, tốc độ tăng trưởng của việc giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn. Sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc, với mong muốn giải phóng người lao động khỏi sự bóc lột của các quan hệ sản xuất cũ, phát triển sản xuất nông nghiệp, Đảng và Nhà nước chủ trương nhanh chóng đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể trong các HTXNN. Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, với những yêu cầu đặc biệt, HTX đã phát huy vai trò to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, do những nhận thức giản đơn về quá trình xây dựng mô hình HTX, về kinh tế hợp tác nên chúng ta đã mắc không ít sai lầm, khuyết điểm. Trong suốt hơn 20 năm (1958 – 1980), kinh tế nông nghiệp ở miền Bắc nói chung, ở Thanh Hóa nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, nhiều HTX tan vỡ, tình hình nông nghiệp, nông thôn lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ đã có những chính sách quan trọng như Chỉ thị 100CTTW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (1981), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988), Luật Hợp tác xã năm 1996, Luật Hợp tác xã năm 2003… nhằm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. Trong những năm đầu, mô hình kinh tế hợp tác kiểu cũ ở Thanh Hóa mới được thiết lập, nhiều mặt không theo kịp yêu cầu của thực tiễn sản xuất nông nghiệp, ngày càng bộc lộ những mặt hạn chế, dẫn đến tình trạng trì trệ, suy giảm và tan rã hàng loạt. Để tiếp tục phát triển đòi hỏi các HTXNN kiểu cũ phải tiến hành đổi mới cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới và đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Thực tế, trong quá trình đổi mới, mô hình hợp tác mới đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, song cũng còn không ít khó khăn, vướng mắc. Trong khi đó, từ những yêu cầu của sản xuất đã hình thành và phát triển các mô hình hợp tác đa dạng, đạt hiệu quả tốt, đáp ứng nguyện vọng của người lao động. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn trở thành nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học lịch sử, nhằm cung cấp cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn để đánh giá, tổng kết quá trình đổi mới đường lối phát triển nông nghiệp của Đảng, đồng thời trên cơ sở tổng kết những mặt thành công, cũng như những mặt hạn chế của quá trình đổi mới sẽ tạo thêm cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn để Đảng và Nhà nước tiếp tục hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Thông qua việc tổng kết quá trình phát triển của mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa nhằm phát hiện và giải quyết những vẫn đề tồn tại, vướng mắc nảy sinh trong quá trình đổi mới và phát triển, từ đó tiếp tục đẩy mạnh phát triển mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa với đúng vai trò, chức năng đích thực của nó. Đề tài “Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986 – 2010) xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó. Ngoài ra, với đề tài này, luận văn cũng góp phần cung cấp thêm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu lịch sử địa phương thời kỳ hiện đại. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Xây dựng mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề lớn, có tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vậy vấn đề này đã được đề cập đến với những mức độ khác nhau trong nhiều công trình nghiên cứu. Trong bộ Tư bản cũng như nhiều tác phẩm khác của Mác, sự hợp tác được phân tích trong quá trình phát triển từ hình thức hợp tác giản đơn đến công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí. Những quan điểm này của Mác sau này được vận dụng để xây dựng nguyên tắc hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn chủ nghĩa xã hội. Ph. Ăngghen trong tác phẩm Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức đã nêu lên những nguyên tắc cơ bản để đưa nông dân đi vào sản xuất hợp tác: tự nguyện, giúp đỡ của Nhà nước, của xã hội đối với HTH nông nghiệp. Phát triển lý luận về hợp tác của Mác và Ăngghen, V.I. Lênin đã luận giải sự cần thiết, các tiền đề của kinh tế hợp tác và các nguyên tắc hợp tác của chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, trong Chính sách kinh tế mới (NEP), Lênin đã nêu ra bước đi của hợp tác là từ thương mại dần đi vào sản xuất. Lênin nhấn mạnh tính thiết thực, cụ thể, phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, phù hợp với phong tục, tập quán, dân trí của từng vùng. Các học giả Traianov, Causki, Emelianov, Jacque Berthelot … cũng có những công trình nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn và vấn đề HTH. Các học giả trên đã đề cập đến vấn đề hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn trên nhiều phương diện có tính khoa học, đúng đắn, song do những hạn chế về thời gian và không gian, các học giả này chưa có điều kiện đề cập đến mô hình hợp tác mang đặc thù ở các nước phương Đông; chưa nêu lên được các hình thức tồn tại và phát triển của kinh tế hợp tác trong cơ chế thị thường, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Đường cách mệnh” năm 1927 đã giành một chuyên mục viết về HTX, trong đó nêu rõ lịch sử phát triển HTX của thế giới, các hình thức HTX, nguyên tắc tổ chức HTX, quản lý HTX. Trong tác phẩm “Về cách mạng xã hội chủ nghĩa” (1976, Nxb Sự thật), Hồ Chí Minh cũng bàn về vấn đề đưa HTX, cách tổ chức HTX đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, đi từ thấp đến cao. Nhiều tác phẩm khác của Người cũng đề cập đến vấn đề này với mức độ khác nhau. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã dày công tìm tòi, nghiên cứu, nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện và đề ra nhiều chính sách thiết lập một thể chế kinh tế mới phù hợp hơn với hoàn cảnh hiện tại. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chỉ thị 100 CTTW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (1981) là khâu đột phá cởi trói cho một thời kỳ bị kìm hãm kéo dài, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988) về đổi mới cơ chế quản lý HTXNN tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động. Luật HTX năm 1996, Luật HTX năm 2003 là cơ sở pháp lý cho việc đổi mới mô hình hợp tác xã. Nghị quyết các đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đến lần thứ X (2006) đều khẳng định vai trò, vị trí của kinh tế tập thể trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, định ra đường lối đổi mới các HTXNN, hoàn thiện cơ chế quản lý để tiếp tục tạo động lực cho nông nghiệp – nông thôn phát triển với tốc độ nhanh. Những quan điểm, đường lối chủ trương trong công cuộc đổi mới thể chế kinh tế của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn, là sự kế tục và sáng tạo những luận điểm khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể nước ta. Cùng với các văn kiện của Đảng và Nhà nước, có nhiều công trình nghiên cứu bàn về vấn đề đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Trước hết là những bài viết của các nhà lãnh đạo như: Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta (Võ Chí Công, Tạp chí Cộng sản, tháng 61993), Đẩy mạnh đổi mới vì chủ nghĩa xã hội (Đỗ Mười, Nxb Chính chị quốc gia, 1995)... Các tài liệu này đã nêu những yêu cầu, định hướng đổi mới kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Vấn đề đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn còn thu hút nhiều nhà khoa học của các ngành khoa học khác nhau quan tâm nghiên cứu. Đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ về vấn đề này: Năm 1990 đã diễn ra cuộc Hội thảo lớn do Ban Nông nghiệp Trung ương, kết hợp với Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam tiến hành nhằm đánh giá quá trình HTH ở Việt Nam, những vấn đề lý luận và quan điểm về con đường chuyển nông thôn nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong một số công trình khác như: Một số vấn đề kinh tế của HTH nông nghiệp ở Việt Nam (GS Phạm Như Cương (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991); HTH nông nghiệp Việt Nam Lịch sử Vấn đề Triển vọng (Chử Văn Lâm, Nguyễn Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú, Trần Quốc Toản, Đặng Thọ Xương, Nxb Sự thật, 1992); Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp (Lâm Quang Huyên, Nxb Khoa học xã hội, 1995); Khảo sát các hình thức tổ chức hợp tác của nông dân nước ta hiện nay (Đào Thế Tuấn, Nxb Chính trị Quốc gia, 1995); Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn trên thế giới và Việt Nam (Nguyễn Điền, Nxb Thống kê, 1996); Kinh tế hợp tác – HTX ở Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển (Nguyễn Văn Bích Chu Tiến Quang, Nxb nông nghiệp, 2001). Các công trình trên đã đề cập đến quá trình phát triển của kinh tế hợp tác dưới tác động của đường lối đổi mới, vai trò chức năng của kinh tế hợp tác trong cơ chế thị trường và một số những kinh nghiệm xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác trên thế giới. Như vậy, vấn đề đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn là vấn đề lớn được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Tuy vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây thuộc phạm vi nghiên cứu của khoa học kinh tế, quản lý kinh tế, xã hội học và được nghiên cứu trên một phạm vi rộng của các nước trên thế giới và trong cả nước. Các công trình nghiên cứu dưới góc độ khoa học lịch sử về mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn còn ít. Riêng đối với Thanh Hóa cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu của khoa học lịch sử nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về sự phát triển của mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa dưới tác động của quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. Chúng tôi hi vọng đề tài đang nghiên cứu sẽ đóng góp phần nào để làm rõ quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa, cụ thể trong giai đoạn 1986 – 2010. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa thời kỳ đổi mới. Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 1998), hợp tác là cùng chung sức giúp đỡ lần nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích chung. Trong đề tài này mô hình hợp tác được hiểu là kiểu tổ chức hành động, nhằm liên kết, phối hợp nguồn lực giữa các thành viên để đáp ứng nhu cầu sản xuất, gắn liền với phân công lao động xã hội. Mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn gồm những kiểu tổ chức để thực hiện các yêu cầu hợp tác của các hộ nông dan trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh, có nhiều mô hình khác nhau như hợp tác vần công, đổi công, nhóm liên gia, tổ hợp, hợp tác trong các hiệp hội… HTX là một trong các mô hình hợp tác chứ không phải là mô hình duy nhất. HTX đăng ký và được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân trong khi các mô hình hợp tác khác không cần đăng ký tư cách pháp nhân. HTX là mô hình hợp tác phổ biến, nó được xem là phương tiện thúc đẩy cho lực lượng sản xuất phát triển, nó ra đời tồn tại và ngày càng phát triển gắn liền với quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa. Quá trình hình thành các mô hình hợp tác là do tác động của các quy luật và nhu cầu phát triển sản xuất chứ không phải bằng ý chí chủ quan của bất kỳ một chế độ chính trị nào. Có nhiều loại mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn, trong đó HTXNN là một mô hình hợp tác đặc thù và khá phổ biến ở Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng. Vì vậy, luận văn tập trung nghiên cứu mô hình hợp tác là HTXNN, bên cạnh đó có trình bày một số mô hình hợp tác khác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa thời kỳ đổi mới. Luận văn nghiên cứu về quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông nghiệp ở Thanh Hóa, là một tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ có 1 thành phố, 2 thị xã, 24 huyện. Thanh Hóa là tỉnh có số dân đông đứng thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), diện tích lớn thứ 6 cả nước, nông nghiệp, nông thôn vẫn giữ một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Luận văn được giới hạn phạm vi nghiên cứu về quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa trong những năm 1986 – 2010. Năm 1986 là mốc quan trọng trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước mà nông nghiệp, nông thôn là một nội dung quan trọng. Đến năm 2010, quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa về cơ bản đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi phải giải quyết nhằm phát huy vai trò tích cực của các mô hình hợp tác đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 4. Nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: phân tích quá trình xây dựng, đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, trên cơ sở đó nêu rõ những chuyển biến tích cực cũng như những mặt còn tồn tại, bước đầu đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục phát triển các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở Thanh Hóa trước đổi mới tác động tới quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa. + Dựng lại quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn (chủ yếu là mô hình hợp tác xã nông nghiệp) ở Thanh Hóa qua 2 giai đoạn 1986 – 1996; 1997 – 2010, với những thuận lợi, khó khăn, thành tựu, hạn chế riêng của từng giai đoạn. Phân tích những mặt hợp lý, có tác động tích cực đến kinh tế nông nghiệp, nông thôn của mô hình hợp tác hiện nay của Thanh Hóa đồng thời cũng chỉ ra những bất cập, những vấn đề nảy sinh đang đòi hỏi phải tiếp tục giải quyết nhằm phát triển kinh tế hợp tác trong bối cảnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu chủ yếu sau: Một số tài liệu kinh điển của các lãnh tụ như Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh… Hệ thống các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của các cấp ủy Đảng, chính quyền Thanh Hóa về kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung, kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Các công trình nghiên cứu của các ngành khoa học: lịch sử kinh tế, quản lý kinh tế, địa lý kinh tế, xã hội học có đề cập đến nông nghiệp, nông thôn nói chung, kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nói riêng, đã được xuất bản thành sách hoặc đăng trên các tạp chí; một số kết quả của những đề tài khoa học, dự án khoa học, các luận án, luận văn có liên quan. Đặc biệt là các công trình nghiên cứu về lịch sử, lịch sử Đảng bộ các cấp của Thanh Hóa. Các báo cáo của Bộ Nông nghiệp, của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Thanh Hóa, Ủy ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa, Liên minh HTX Thanh Hóa. Ngoài ra tác giả còn sử dụng một số tài liệu điều tra, điền dã ở một số HTX tiêu biểu để làm phong phú và cụ thể hóa hơn cho nội dung của đề tài. Cơ sở lý luận của đề tài dựa vào những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nói chung, kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Để thực hiện đề tài, tác giả chủ yếu vận dụng, kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lô gíc. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp: thống kê, so sánh, lập biểu đồ, điền dã để thực hiện đề tài. 6. Đóng góp của luận văn Trình bày có hệ thống quá trình đổi mới và phát triển mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa qua các giai đoạn 1986 – 1996, 1997 – 2010 dưới tác động của đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, từ đó thấy được vị trí, vai trò, chức năng quan trọng của HTX đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa. Từ thực tiễn quá trình nghiên cứu, luận văn phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, bất cập của mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp bước đầu nhằm tiếp tục phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Luận văn cũng cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy phần lịch sử địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của luận văn được cấu tạo trong 3 chương: Chương 1: Mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa trước 1986 Chương 2: Bước đầu đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986 – 1996) Chương 3: Đẩy mạnh đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1997 – 2010)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ THẢO QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI MÔ HÌNH HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THANH HÓA (1986 – 2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội-2010 3 MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt 3 Danh mục các bảng biểu 4 MỞ ĐẦU 8 1. Lý do chọn đề tài 8 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 14 4. Nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu 15 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 16 6. Đóng góp của luận văn 18 7. Kết cấu của luận văn 18 CHƯƠNG 1 19 MÔ HÌNH HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THANH HÓA TRƯỚC 1986 19 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thanh Hóa 19 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 19 1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 21 1.1.2.1. Dân số và lao động 21 1.1.2.2. Cơ sở vật chất – kĩ thuật 21 1.2. Xây dựng và phát triển mô hình hợp tác trong nông nghiệp và nông thôn Thanh Hóa trước đổi mới 23 1.2.1. Trong những năm 1955 - 1957 23 1.2.2. Trong những năm xây dựng mô hình TTH nông nghiệp (1958 – 1980) 25 1.2.3. Trong những năm bước đầu thực hiện chính sách khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động (1981 – 1986) 39 CHƯƠNG 2 46 BƯỚC ĐẦU ĐỔI MỚI MÔ HÌNH HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THANH HÓA 46 (1986 - 1996) 46 2.1. Đường lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, chủ trương của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Thanh Hóa (1986 – 1996) 46 2.2. Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986 – 1996) 50 4 2.2.1. Đổi mới mô hình HTXNN 50 2.2.1.1. Điều chỉnh lại quy mô HTX theo hướng nhỏ gọn 50 2.2.1.2. Bước đầu chuyển quyền sở hữu, quản lý sử dụng tư liệu sản xuất cho hộ xã viên 53 2.2.1.3. Điều chỉnh lại vốn, quỹ, tài sản 56 2.2.1.4. Điều chỉnh nội dung hoạt động sang kinh doanh dịch vụ 59 2.2.1.5. Cải tiến bộ máy quản lý HTX 61 2.2.1.6. Đánh giá chất lượng HTXNN 63 2.2.2. Mô hình hợp tác xã phi nông nghiệp ở nông thôn Thanh Hóa 67 2.2.3. Sự hình thành và phát triển của những hình thức tổ chức kinh tế hợp tác mới 68 2.3. Kết quả đổi mới HTXNN, phát triển các hình thức hợp tác ở nông thôn Thanh Hóa (1986 – 1996) 72 2.3.1. Những mặt đạt được 72 2.3.2. Hạn chế 74 CHƯƠNG 3 78 ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI MÔ HÌNH HỢP TÁC 78 TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THANH HÓA 78 (1997 – 2010) 78 3.1. Sự ra đời của Luật Hợp tác xã 78 3.1.1. Sự ra đời của Luật Hợp tác xã năm 1996 78 3.1.2. Sự ra đời của Luật HTX năm 2003 85 3.2. Chuyển đổi Hợp tác xã nông nghiệp theo luật 91 3.2.1. Giải thể HTXNN yếu kém, chuyển đổi HTXNN kiểu cũ sang HTX dịch vụ, thành lập mới HTXNN 91 3.2.2. Nội dung đổi mới HTXNN 96 3.3. Hoạt động của các HTX phi nông nghiệp ở nông thôn Thanh Hóa và các hình thức hợp tác khác 108 3.4. Kết quả đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa 117 3.4.1. Thành tựu 117 3.4.2. Những yếu kém và tồn tại 121 3.4.3. Nguyên nhân 123 KẾT LUẬN 125 PHỤ LỤC 3 THÔNG TIN CHUNG VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP THANH HÓA ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2010 3 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HTX Hợp tác xã HTH Hợp tác hóa HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp TTH Tập thể hóa UBND Ủy ban nhân dân CNH, HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CT/TW Chỉ thị - Trung ương ĐVT Đơn vị tính 6 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Sự phát triển tổ đổi công ở Thanh Hóa giai đoạn 1955 – 1958 Bảng 1.2: Số lượng và quy mô của HTXNN Thanh Hóa năm 1960 - 1965 Bảng 1.3: Kết quả sản xuất nông nghiệp những năm 1981 - 1985 Bảng 2.1: Số lượng và quy mô HTX năm 1995 so với năm 1988 Bảng 2.2: Mức độ hoạt động dịch vụ trước và sau khi tách HTX Bảng: 2.3: Tình hình vốn quỹ của HTX Thanh Hóa năm 1995 so với năm 1988 Bảng 2.4: Hoạt động dịch vụ nông nghiệp của các HTX ở Thanh Hóa năm 1996 Bảng 2.5: Tình hình cán bộ quản lý HTX năm 1988 và 1995 Bảng 2.6: Chất lượng cán bộ HTX năm 1995 so với năm 1988 Bảng 2.7: Phân loại HTX Thanh Hóa theo chất lượng Bảng 2.8: Giá trị bằng tiền các khâu HTX dịch vụ/ha Bảng 2.9: Mức độ tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đổi mới Bảng 3.1: Tình hình giải thể HTX năm 1998 Bảng 3.2: Kết quả chuyển đổi, thành lập mới HTXNN năm 1998 Bảng 3.3: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý HTXNN ở Thanh Hóa (Đơn vị: %) Hình 3.4: Tỷ lệ các HTXNN thực hiện các loại hình dịch vụ tính đến thời điểm năm 2001 và 2009 Bảng 3.5: Số lượng HTX phi nông nghiệp (tính đến 31/10/2004) Bảng 3.6: Kết quả hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ của các HTX Bảng 3.7: Số tổ, nhóm hợp tác trong những xã có sản xuất nông nghiệp 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống và sản xuất, con người không chỉ tác động vào giới tự nhiên mà còn tác động lẫn nhau. Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau, sự kết hợp đó tồn tại như một quy luật tất yếu trong mọi hình thái kinh tế - xã hội. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, sự hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi các lý do: Một là, trong hệ thống các ngành kinh tế, nông nghiệp là ngành bị chi phối nhiều nhất bởi tự nhiên; từ xưa đến nay, người nông dân Việt Nam không thể sản xuất nếu không hợp tác với nhau chinh phục tự nhiên (thể hiện rõ nhất qua việc xây dựng các công trình thủy lợi: đê điều, sông đào, kênh mương, hồ, đập…). Hai là, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển nhưng phải đối mặt với không ít thách thức, để bảo vệ được quyền lợi của mình khi tham gia quá trình hội nhập, sự hợp tác giữa các hộ nông dân với nhau và giữa các hộ nông dân với các tổ chức thuộc nhiều ngành nghề khác càng trở nên cần thiết. Ba là, ngày nay, kinh tế hộ gia đình được khẳng định là đơn vị kinh tế tự chủ, được tạo điều kiện để phát huy vai trò tích cực của mình trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên, kinh tế hộ nông nghiệp mới được tái lập, trình độ sản xuất thấp, phân tán, lại phải cạnh tranh trong cơ chế thị trường đầy biến động. Do vậy, chỉ có tập hợp nhau trong một tổ chức hợp tác thì hộ nông dân mới bớt đi những khó khăn, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh, khắc phục được một số hạn chế của bản thân kinh tế hộ. Ở mỗi một hình thái kinh tế - xã hội, mỗi giai đoạn phát triển của đất nước đều cần phải có những hình thức hợp tác phù hợp. Vì vậy, việc nghiên 8 cứu, phát triển mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay. Thanh Hóa là một tỉnh nông nghiệp, đa số người dân sống ở khu vực nông thôn. Năm 2010 và xa hơn nữa, vị trí của nông nghiệp đối với Thanh Hóa vẫn còn nhiều ý nghĩa. Do vậy, để xây dựng Thanh Hóa thành một tỉnh văn minh giàu mạnh phụ thuộc rất lớn vào quy mô, tốc độ tăng trưởng của việc giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn. Sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc, với mong muốn giải phóng người lao động khỏi sự bóc lột của các quan hệ sản xuất cũ, phát triển sản xuất nông nghiệp, Đảng và Nhà nước chủ trương nhanh chóng đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể trong các HTXNN. Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, với những yêu cầu đặc biệt, HTX đã phát huy vai trò to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, do những nhận thức giản đơn về quá trình xây dựng mô hình HTX, về kinh tế hợp tác nên chúng ta đã mắc không ít sai lầm, khuyết điểm. Trong suốt hơn 20 năm (1958 – 1980), kinh tế nông nghiệp ở miền Bắc nói chung, ở Thanh Hóa nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, nhiều HTX tan vỡ, tình hình nông nghiệp, nông thôn lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ đã có những chính sách quan trọng như Chỉ thị 100/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (1981), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988), Luật Hợp tác xã năm 1996, Luật Hợp tác xã năm 2003… nhằm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. Trong những năm đầu, mô hình kinh tế hợp tác kiểu cũ ở Thanh Hóa mới được thiết lập, nhiều mặt không theo kịp yêu cầu của thực tiễn sản xuất nông nghiệp, ngày càng bộc lộ những mặt hạn chế, dẫn đến tình trạng trì trệ, suy giảm và tan rã hàng loạt. Để tiếp tục phát triển đòi hỏi các HTXNN kiểu cũ phải tiến hành đổi mới cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới và đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Thực tế, trong quá trình đổi mới, mô 9 hình hợp tác mới đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, song cũng còn không ít khó khăn, vướng mắc. Trong khi đó, từ những yêu cầu của sản xuất đã hình thành và phát triển các mô hình hợp tác đa dạng, đạt hiệu quả tốt, đáp ứng nguyện vọng của người lao động. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn trở thành nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học lịch sử, nhằm cung cấp cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn để đánh giá, tổng kết quá trình đổi mới đường lối phát triển nông nghiệp của Đảng, đồng thời trên cơ sở tổng kết những mặt thành công, cũng như những mặt hạn chế của quá trình đổi mới sẽ tạo thêm cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn để Đảng và Nhà nước tiếp tục hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Thông qua việc tổng kết quá trình phát triển của mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa nhằm phát hiện và giải quyết những vẫn đề tồn tại, vướng mắc nảy sinh trong quá trình đổi mới và phát triển, từ đó tiếp tục đẩy mạnh phát triển mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa với đúng vai trò, chức năng đích thực của nó. Đề tài “Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986 – 2010) xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó. Ngoài ra, với đề tài này, luận văn cũng góp phần cung cấp thêm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu lịch sử địa phương thời kỳ hiện đại. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Xây dựng mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề lớn, có tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vậy vấn đề này đã được đề cập đến với những mức độ khác nhau trong nhiều công trình nghiên cứu. Trong bộ Tư bản cũng như nhiều tác phẩm khác của Mác, sự hợp tác được phân tích trong quá trình phát triển từ hình thức hợp tác giản đơn đến công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí. Những quan điểm này của 10 Mác sau này được vận dụng để xây dựng nguyên tắc hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn chủ nghĩa xã hội. Ph. Ăng-ghen trong tác phẩm Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức đã nêu lên những nguyên tắc cơ bản để đưa nông dân đi vào sản xuất hợp tác: tự nguyện, giúp đỡ của Nhà nước, của xã hội đối với HTH nông nghiệp. Phát triển lý luận về hợp tác của Mác và Ăng-ghen, V.I. Lê-nin đã luận giải sự cần thiết, các tiền đề của kinh tế hợp tác và các nguyên tắc hợp tác của chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, trong Chính sách kinh tế mới (NEP), Lê-nin đã nêu ra bước đi của hợp tác là từ thương mại dần đi vào sản xuất. Lê-nin nhấn mạnh tính thiết thực, cụ thể, phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, phù hợp với phong tục, tập quán, dân trí của từng vùng. Các học giả Traianov, Causki, Emelianov, Jacque Berthelot … cũng có những công trình nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn và vấn đề HTH. Các học giả trên đã đề cập đến vấn đề hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn trên nhiều phương diện có tính khoa học, đúng đắn, song do những hạn chế về thời gian và không gian, các học giả này chưa có điều kiện đề cập đến mô hình hợp tác mang đặc thù ở các nước phương Đông; chưa nêu lên được các hình thức tồn tại và phát triển của kinh tế hợp tác trong cơ chế thị thường, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Đường cách mệnh” năm 1927 đã giành một chuyên mục viết về HTX, trong đó nêu rõ lịch sử phát triển HTX của thế giới, các hình thức HTX, nguyên tắc tổ chức HTX, quản lý HTX. Trong tác phẩm “Về cách mạng xã hội chủ nghĩa” (1976, Nxb Sự thật), Hồ Chí Minh cũng bàn về vấn đề đưa HTX, cách tổ chức HTX đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, đi từ thấp đến cao. Nhiều tác phẩm khác của Người cũng đề cập đến vấn đề này với mức độ khác nhau. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã dày công tìm tòi, nghiên cứu, nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện và đề ra nhiều chính sách thiết lập một thể chế kinh tế mới phù hợp hơn với hoàn cảnh hiện tại. Trong lĩnh 11 vực nông nghiệp, nông thôn, chỉ thị 100 CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (1981) là khâu đột phá cởi trói cho một thời kỳ bị kìm hãm kéo dài, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988) về đổi mới cơ chế quản lý HTXNN tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động. Luật HTX năm 1996, Luật HTX năm 2003 là cơ sở pháp lý cho việc đổi mới mô hình hợp tác xã. Nghị quyết các đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đến lần thứ X (2006) đều khẳng định vai trò, vị trí của kinh tế tập thể trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, định ra đường lối đổi mới các HTXNN, hoàn thiện cơ chế quản lý để tiếp tục tạo động lực cho nông nghiệp – nông thôn phát triển với tốc độ nhanh. Những quan điểm, đường lối chủ trương trong công cuộc đổi mới thể chế kinh tế của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn, là sự kế tục và sáng tạo những luận điểm khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể nước ta. Cùng với các văn kiện của Đảng và Nhà nước, có nhiều công trình nghiên cứu bàn về vấn đề đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Trước hết là những bài viết của các nhà lãnh đạo như: Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta (Võ Chí Công, Tạp chí Cộng sản, tháng 6/1993), Đẩy mạnh đổi mới vì chủ nghĩa xã hội (Đỗ Mười, Nxb Chính chị quốc gia, 1995) Các tài liệu này đã nêu những yêu cầu, định hướng đổi mới kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Vấn đề đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn còn thu hút nhiều nhà khoa học của các ngành khoa học khác nhau quan tâm nghiên cứu. Đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ về vấn đề này: Năm 1990 đã diễn ra cuộc Hội thảo lớn do Ban Nông nghiệp Trung ương, kết hợp với Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam tiến hành nhằm đánh 12 [...]... Chương 1: Mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa trước 1986 Chương 2: Bước đầu đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986 – 1996) Chương 3: Đẩy mạnh đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1997 – 2010) 18 CHƯƠNG 1 MÔ HÌNH HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THANH HÓA TRƯỚC 1986 1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thanh Hóa 1.1.1... phát triển các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa hiện nay - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Thanh Hóa trước đổi mới tác động tới quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa + Dựng lại quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn (chủ yếu là mô hình hợp tác xã nông nghiệp) ở Thanh Hóa qua 2 giai... phần nào để làm rõ quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa, cụ thể trong giai đoạn 1986 – 2010 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa thời kỳ đổi mới Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 1998), hợp tác là cùng chung sức giúp đỡ lần nhau trong một công việc, một lĩnh... mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa về cơ bản đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi phải giải quyết nhằm phát huy vai trò tích cực của các mô hình hợp tác đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 4 Nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: phân tích quá trình xây dựng, đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa. .. Vì vậy, luận văn tập trung nghiên cứu mô hình hợp tác là HTXNN, bên cạnh đó có trình bày một số mô hình hợp tác khác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa thời kỳ đổi mới 14 Luận văn nghiên cứu về quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông nghiệp ở Thanh Hóa, là một tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ có 1 thành phố, 2 thị xã, 24 huyện Thanh Hóa là tỉnh có số dân đông đứng thứ 3 cả nước (sau... trao đổi hàng hóa Quá trình hình thành các mô hình hợp tác là do tác động của các quy luật và nhu cầu phát triển sản xuất chứ không phải bằng ý chí chủ quan của bất kỳ một chế độ chính trị nào Có nhiều loại mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn, trong đó HTXNN là một mô hình hợp tác đặc thù và khá phổ biến ở Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng Vì vậy, luận văn tập trung nghiên cứu mô hình hợp. .. và trong cả nước Các công trình nghiên cứu dưới góc độ khoa học lịch sử về mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn còn ít Riêng đối với Thanh Hóa cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu của khoa học lịch sử nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về sự phát triển của mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa dưới tác động của quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông. .. nước, nông nghiệp, nông thôn vẫn giữ một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Luận văn được giới hạn phạm vi nghiên cứu về quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa trong những năm 1986 – 2010 Năm 1986 là mốc quan trọng trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước mà nông nghiệp, nông thôn là một nội dung quan trọng Đến năm 2010, quá trình đổi. .. từng giai đoạn 15 - Phân tích những mặt hợp lý, có tác động tích cực đến kinh tế nông nghiệp, nông thôn của mô hình hợp tác hiện nay của Thanh Hóa đồng thời cũng chỉ ra những bất cập, những vấn đề nảy sinh đang đòi hỏi phải tiếp tục giải quyết nhằm phát triển kinh tế hợp tác trong bối cảnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên... trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa qua các giai đoạn 1986 – 1996, 1997 – 2010 dưới tác động của đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, từ đó thấy được vị trí, vai trò, chức năng quan trọng của HTX đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa - Từ thực tiễn quá trình nghiên cứu, luận văn phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, bất cập của mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông . thôn Thanh Hóa (1997 – 2010) 18 CHƯƠNG 1 MÔ HÌNH HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THANH HÓA TRƯỚC 1986 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thanh Hóa 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Thanh. trong nông nghiệp, nông thôn trở thành nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học lịch sử, nhằm cung cấp cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn để đánh giá, tổng kết quá trình đổi mới. nông thôn Thanh Hóa với đúng vai trò, chức năng đích thực của nó. Đề tài “Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986 – 2010) xuất phát từ ý nghĩa khoa học

Ngày đăng: 04/08/2015, 22:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan