Mô hình hợp tác xã phi nông nghiệp ở nông thôn Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986nay) (Trang 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Mô hình hợp tác xã phi nông nghiệp ở nông thôn Thanh Hóa

Đối với các HTX phi nông nghiệp ở nông thôn (bao gồm sản xuất TTCN, xây dựng, vận tải, thương mại và dịch vụ) từ năm 1988 đã có những biến đổi đáng kể về nội dung tổ chức, phương thức hoạt động cũng như công tác quản lý nhà nước (Năm 1997, trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa, ở khu vực nông thôn có 46 HTX phi nông nghiệp thu hút hơn 4.200 lao động, bao gồm: 26 HTX sản xuất TTCN và chế biến hải sản; 11 HTX vận tải thủy bộ; 8 HTX mua bán; 1 HTX xây dựng [87]).

Như vậy, trong lĩnh vực phi nông nghiệp, ở nông thôn Thanh Hóa chủ yếu tồn tại hình thức HTX sản xuất TTCN song song với sản xuất nông nghiệp. HTX trong các lĩnh vực khác như dịch vụ mua bán, vận tải… ở khu vực nông thôn còn ít và yếu kém. Điển hình là ở huyện Nga Sơn đã hình thành một loạt các HTXNN kiêm sản xuất chiếu cói, mành rèm có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, quy mô sản xuất vẫn ở mức nhỏ, trang thiết bị sản xuất chưa được đầu tư nên năng suất chưa cao. Sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu địa phương, hàng xuất khẩu rất hiếm hoi, nếu có phần lớn là làm gia công

cho các xí nghiệp ở tỉnh ngoài (hàng cói, hàng mây tre đan, chế biến hải sản…). Các HTX phi nông nghiệp chủ yếu hình thành ở các huyện đồng bằng ven biển như Nga Sơn, Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hà Trung…, ở các huyện miền núi các hoạt động sản xuất TTCN, mua bán, vận tải trong các HTX hầu như chưa có.

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986nay) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w