Điều chỉnh lại quy mô HTX theo hướng nhỏ gọn

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986nay) (Trang 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.1. Điều chỉnh lại quy mô HTX theo hướng nhỏ gọn

Đặc điểm chung của sự biến động số lượng, quy mô HTXNN cả nước thời kỳ sau 1986 là có hàng loạt HTX do trong quá trình đổi mới do không thích ứng với phương thức hoạt động mới đã tan rã, nhưng số lượng HTX lại tăng lên do các HTX cũ chia tách, có quy mô nhỏ hơn.

Năm 1988 trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa có 304 HTX toàn xã chiếm 16,9%, 252 HTX quy mô liên thôn chiếm 14%, 1.242 HTX quy mô thôn bản

chiếm 69,1% tổng số HTX toàn tỉnh. Các HTX cũ có quy mô lớn (quy mô toàn xã), được chia tách thành các HTX có quy mô nhỏ hơn (thôn hoặc liên thôn). Do vậy, số lượng HTX tăng vọt. Năm 1988 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 1.798 HTX, năm 1995 có 2.047 HTX. Huyện Thọ Xuân từ 54 HTX đã điều chỉnh lên 105 HTX (20 HTX quy mô liên thôn, 67 HTX quy mô thôn, chỉ còn 18 HTX quy mô toàn xã). Huyện đông Sơn từ 36 HTX quy mô toàn xã điều chỉnh lên 64 HTX. Huyện Hoằng Hóa từ 56 HTX điều chỉnh thành 80 HTX… Quá trình điều chỉnh này đã đưa số HTX năm 1995 trong tỉnh tăng thêm 500 đơn vị so với năm 1984 [3;84]

Bảng 2.1: Số lượng và quy mô HTX năm 1995 so với năm 1988

Loại quy mô ĐVT 1988 1995

Tổng số Toàn xã Liên thôn Thôn

Trong đó: miền xuôi Tỷ lệ Miền núi Tỷ lệ HTX HTX HTX HTX HTX % HTX % 1798 304 252 1242 616 34 1.182 66 2.047 287 329 1.431 771 37,0 1.276 63,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục thống kê Thanh Hóa

Trên thực tế, việc điều chỉnh quy mô đã diễn ra những kết quả khác nhau: ở những HTX do điều kiện cơ sở vật chất không có hoặc không đáng kể, các yếu tố sản xuất trong cùng địa bàn ít hoặc không có quan hệ ràng buộc lẫn nhau, việc chia tách thực sự phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đại bộ phận nông dân thì ở đó nông dân yên tâm sản xuất, đạt hiệu quả cao; ngược lại một số HTX chia tách vẫn không giải quyết được những khó khăn vì chia tách chưa phải là bản chất, nội dung của quá trình đổi mới. Các HTX sau khi chia tách hoạt động tốt hơn chiếm tỷ lệ ít, chủ yếu ở trung du, miền núi. Theo báo

cáo của huyện Thọ Xuân năm 1992, 50% số HTX sau khi chia tách vẫn không phát huy được tác dụng [62;69].

Theo số liệu điều tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa năm 1995 ở 38 HTX tại các vùng được chia tách từ 15 HTX quy mô toàn xã, có các chỉ tiêu như sau:

Bảng 2.2: Mức độ hoạt động dịch vụ trước và sau khi tách HTX Các chỉ tiêu hoạt động dịch vụ

của HTX

Đơn vị HTX trước khi điều chỉnh

HTX sau khi điều chỉnh

- Diện tích được HTX tưới nước - Diện tích được HTX dịch vụ phòng trừ sâu bệnh

- Số hộ được HTX dịch vụ

- Tổng giá trị thuốc sâu do 1 HTX sử dụng - Lượng phân bón HTX % % % 1.000đ kg/ha 98 91,5 73,2 3.590 172 94 73 62,1 2.172 142

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (1997), Số liệu thống kê kinh tế - xã hội 1991 – 1995 tỉnh Thanh Hóa, Nhà xuất bản Thống kê, tr 77

Số liệu trên cho thấy, trên bình diện chung, việc điều chỉnh lại quy mô HTX không giúp cho HTX hoạt động dịch vụ tốt hơn cho kinh tế hộ, thậm chí còn giảm so với lúc chưa điều chỉnh. Trên thực tế, việc chia tách chỉ giải quyết được một phần tình trạng cục bộ, bè phái, vì vậy nhận định về kết quả của quá trình điều chỉnh cũng có những ý kiến khác nhau từ cơ sở. Sau khi giao quyền sử dụng đất, HTX không can thiệp trực tiếp vào các công đoạn sản xuất mà chuyển sang làm dịch vụ cho kinh tế hộ. Quá trình này không hoàn toàn lệ thuộc vào quy mô to hay nhỏ, thậm chí việc điều chỉnh còn tác động đến việc thất thoát thêm một phần tài sản, công nợ…, đều chỉnh hay không điều chỉnh dần dần không trở thành vấn đề quan tâm của hộ xã viên.

Mặt khác, theo Nghị quyết 09 và Quyết định 1795 việc tồn tại HTX hay không tồn tại HTX, chuyển đổi hay giải thể… đều lấy ý kiến của đảng viên và nhân dân. Do đó có nhiều HTX đang hoạt động tốt vẫn giải thể như: HTX

Đông Lĩnh, Thiệu Giao (Đông Sơn), Tân Ninh, Nông Trường (Triệu Sơn)… Có HTX đang hoạt động khá giải thể để thành lập mới như HTX Nga Thành (Nga Sơn), Dân Lý (Triệu Sơn) hoặc chuyển đổi sang HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp như Thăng Bình (Nông Cống), Thọ Xương (Thọ Xuân), Khuyến Nông (Triệu Sơn). Còn xu hướng đa số là giải thể. Ở Tĩnh Gia có 118 HTX, giải thể 117 HTX, đổi mới 1 HTX (Các Sơn). Đông Sơn ó 64 HTX, giải thể 63 HTX, còn 1 HTX giữ nguyên mô hình (Thiệu Đô) [59].

Đội sản xuất cũng được điều chính lại cho phù hợp với cơ chế khoán mới, từ 8.023 đội năm 1987 giảm xuống còn 5.610 đội năm 1990, quy mô đội theo thôn xóm là chủ yếu, bộ máy quản lý giảm, tăng cường hiệu lực. Đến năm 1995, hầu hết HTX quy mô thôn xóm, bộ máy quản lý HTX chỉ đạo trực

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986nay) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w