Đánh giá chất lượng HTXNN

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986nay) (Trang 61)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.6. Đánh giá chất lượng HTXNN

Năm 1996 toàn tỉnh có 67 vạn hộ nông dân sinh hoạt cư trú ở nông thôn trong đó có 60 vạn hộ nông dân sống về nghề sản xuất nông nghiệp. Cả tỉnh

có 2.047 HTXNN, trong đó đồng bằng ven biển có 793 HTX chiếm 38%, trung du và miền núi có 1.254 HTX chiếm 62% so với tổng số HTX.

Số HTXNN toàn xã có 287 HTX chiếm 14%, số HTX liên thôn có 529 HTX chiếm 25%, số HTX thôn, xóm, chòm, bản 1.231 HTX chiếm 61% so với tổng số HTX toàn tỉnh [59].

Có thể phân loại các HTXNN đến hết năm 1996 như sau:

* Loại HTX khá (HTX đổi mới có hiệu quả)

Loại này gồm 348 HTX, chiếm 17 % tổng số HTXNN, phần lớn là các HTX có quy mô toàn xã như HTX Phú Lộc (huyện Hậu Lộc), HTX Thiệu Đô (huyện Thiệu Hóa), HTX Thọ Xương (Thọ Xuân), Hoàng Anh (huyện Hoằng Hóa), Nga Thành (huyện Nga Sơn)…[59] (Bình quân chung cả nước là 11%)

Nét nổi bật của loại HTX này là có vốn tích lũy để mở rộng sản xuất. Do đó mọi yêu cầu cho quá trình sản xuất của hộ nông dân HTX đáp ứng được, việc đầu tư ứng trước vật tư đối với hội thiếu vốn, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống của nông dân đầu làm tốt. Do điều hành được một số khâu trong sản xuất nên đem lại lợi ích cho nông dân, lợi ích của tập thể tăng và lợi ích của Nhà nước cũng đảm bảo tốt.

Điển hình của loại HTX này như HTX Thiệu Đô (huyện Thiệu Hóa) đã bỏ ra hơn 1 tỷ đồng để hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, điện sáng đến hộ nông dân, mở rộng và nâng cấp 22km đường làng… Trong số vốn đó, nông dân góp 300 triệu đồng bằng giá trị ngày công. Nhờ đó sản xuất phát triển, cả xã chỉ còn 5% hộ khó khăn trên tổng số 1.350 hộ. 99,8% gia đình được ngói hóa. Cả xã có 200 hội nghề nghiệp do hội nông dân quản lý, điều hành, có sự giúp đỡ tích cực của Ban quản trị HTX [59].

* Loại HTX trung bình (loại HTX đổi mới một số khâu nhưng kết quả thấp)

Loại này gồm 1.085 HTX, chiếm 53% tổng số HTXNN (bình quân cả nước là 49%) [59].

Đây là những HTX chỉ hoạt động ở vài khâu, vài việc nhưng kết quả thấp. Các HTX này sau khi chuyển giao ruộng đất và các công cụ sản xuất khác cho hộ xã viên quản lý, sử dụng và không còn trực tiếp điều hành sản xuất nữa, nhưng việc thực hiện quá trình “lột xác” để chuyển sang hoạt động dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Ban quản lý HTX chỉ duy trì một số khâu chủ yếu như thủy lợi, giống, bảo vệ thực vật, nhưng hiệu quả làm dịch vụ kém, làm ăn thua lỗ, thu không bù chi; trình độ năng lực quản lý, kinh doanh của cán bộ quản lý HTX yếu, không chủ động mạnh dạn đầu tư mở mang sản xuất, nguồn vốn quỹ ngày càng cạn kiệt do làm ăn thua lỗ và bị xã viên chiếm dụng do khê đọng sản phẩm, tình trạng nợ nần chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con làm cho các HTX mất dần khả năng kinh doanh, dịch vụ và trả nợ, dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý và rơi vào tình trạng yếu kém.

Từ năm 1988 trở đi, trong số những HTX thuộc loại này không có HTX nào vươn lên thành loại khá. Ngược lại, nhiều HTX kém dần và trở thành hình thức.

Ví dụ: HTX Định Liên (huyện Thiệu Yên) có 1.363 hộ, 6.569 khẩu, 2.346 lao động, với diện tích canh tác có 458 ha, diện tích giao khoán bình quân 16,5 thước cho một khẩu, sản lượng khoán cho cây lúa là 37,6 kg thóc cho 1 sào 1 vụ. Do bộ máy quản lý của HTX còn đông, công việc điều hành của Ban quản trị mới chỉ được khâu tưới nước và phòng trừ sâu bệnh nên việc chi phí cho sản xuất và các khoản đóng góp của nông dân còn quá lớn, bình quân mỗi sào phải đóng góp 44 kg, bình quân cho khẩu gần 60 kg. Trong khi đó việc đóng góp không được dân bàn, thành toán lại không dứt điểm. Do vậy không xây dựng được kế hoạch sản xuất, không lên được lịch gieo trồng, nông dân tự lo giống, tự tìm kiếm vật tư, tự định thời gian gieo cấy… làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất [59].

* Loại HTX kém (chỉ tồn tại hình thức)

Loại này gồm 614 HTX, chiếm 30% (bình quân cả nước là 40%) tổng số HTXNN. Chủ yếu là các HTX ở miền núi, một số HTX ở trung du (Xuân Châu,

Xuân Thắng (huyện Thọ Xuân), vùng ven biển (Hoằng Phụ - Hoằng Hóa, Quảng Thái - Quảng Xương), các HTX vùng đồi phía nam Tĩnh Gia [59].

Đây là loại HTX trong thực tế không còn hoạt động kinh tế, HTX không còn vốn, quỹ và các cơ sở vật chất kỹ thuật để hoạt động, nhưng vẫn duy trì ban quản trị. Ban quản trị HTX chỉ làm một số việc phổ biến kỹ thuật một cách chung chung và tham gia vào một số công việc thuộc chức năng chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội, không có tác dụng đối với sản xuất kinh doanh của các hộ xã viên, nhưng vẫn duy trì những khoản đóng góp quỹ theo đầu sào để nuôi bộ máy quản lý. Chính vì vậy, loại HTX này trở thành vật cản cho sự phát triển của kinh tế hộ và hộ xã viên có nguyện vọng giải thể các HTX này.

Ví dụ: HTX Quảng Lợi (huyện Quảng Xương). Xã này có 1.280 hộ nông dân, 5.700 khẩu, 2.080 lao động theo độ tuổi, do không điều hành được nên mô hình HTX ở đây không còn mà lập ra Ban kinh tế nông nghiệp xã do Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, tuy nhiên ban này hầu như không có hiệu lực gì, mọi yêu cầu của nông dân tuy được ký hợp đồng nhưng với tính chất quan hệ cá nhân với nhau thông qua giới thiệu của Ban Kinh tế, trong khi đó dân vẫn phải đóng góp 2% thu nhập để nuôi bộ máy của Ban kinh tế xã.

Bảng 2.7: Phân loại HTX Thanh Hóa theo chất lượng

Chỉ tiêu 1988 1995 Số lượng (HTX) Tỷ lệ (%) Số lượng (HTX) Tỷ lệ (%) Tổng số HTX HTX khá HTX trung bình HTX yếu kém 1.798 171 842 785 100 9,5 46,8 43,7 2047 348 1085 614 100 17 53 30

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 1988 và năm 1995

Bảng 2.8: Giá trị bằng tiền các khâu HTX dịch vụ/ha

(Đơn vị: đồng)

Khá Trung bình Kém 39.850 16.360 7.630

Nguồn: Sở Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa (1988), Báo cáo sơ kết cải tiến khoán sản phẩm trong các hợp tác xã nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị TW Đảng, ngày 26 tháng 9 năm 1988

Thực tế cho thấy số lượng HTX đổi mới có kết quả hầu như không tăng, ngược lại có một số HTX kém đi do không đủ sức cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác trong cơ chế thị trường, phần lớn các HTX còn lại không thể tự mình tạo được đủ các điều kiện trên nên triển vọng duy trì và phát triển các HTX loại này cũng rất khó khăn. Như vậy, tình hình các HTX ở Thanh Hóa cũng như trong cả nước trước khi có Luật HTX chưa có chuyển biến gì lớn so với giai đoạn trước.

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986nay) (Trang 61)