Điều chỉnh nội dung hoạt động sang kinh doanh dịch vụ

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986nay) (Trang 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.4. Điều chỉnh nội dung hoạt động sang kinh doanh dịch vụ

Do xác lập lại vị trí kinh tế hộ, HTX đã rút dần sự can thiệp trực tiếp vào quyền chủ động sản xuất kinh doanh của hộ xã viên. Quan hệ kinh tế giữa HTX và hộ xã viên được bình đẳng thông qua hợp đồng kinh tế. Các HTX đã chuyển sang hoạt động việc dịch vụ một số khâu cho các hộ, chịu trách nhiệm điều hành các hợp đồng dịch vụ cho hộ gia đình kể cả đầu vào lẫn đầu ra. Tuy mức độ đạt được khác nhau nhưng tốt hơn so với trước.

Bảng 2.4: Hoạt động dịch vụ nông nghiệp của các HTX ở Thanh Hóa năm 1996 (đơn vị: HTX)

Các khâu dịch vụ 1988 1996

1. Số HTX có dịch vụ cơ cấu cây trồng

Trong đó: Số HTX có tổ chuyên giống

Số HTX mua giống cung ứng cho xã viên

2. Số HTX dịch vụ làm đất bằng máy kéo

Trong đó: HTX tự làm

Hợp đồng bên ngoài

3. Số HTX dịch vụ phân hóa học

Trong đó: HTX trực tiếp cung ứng cho hộ Khoán cho nhóm hộ tự làm

4. Số HTX có dịch vụ thủy nông

Trong đó: Số HTX có đội tổ thủy nông Số HTX khoán thầu

5. Số HTX có dịch vụ bảo vệ thực vật

Trong đó: Số HTX ký hợp đồng toàn diện HTX tự làm 6. Số HTX dịch vụ tiêu thụ sản phẩm 270 47 223 59 10 49 465 390 75 903 848 55 773 135 638 21 286 40 777 81 - - 491 - - 962 921 41 839 - - 20

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (1997), Số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 1996 tỉnh Thanh Hóa, Nhà xuất bản Thống kê, tr. 51

Đối với mỗi loại dịch vụ, trong mỗi HTX ở mỗi địa phương có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Đối với dịch vụ bảo vệ thực vật, có HTX ký hợp đồng toàn diện với công ty dịch vụ huyện từ khâu phát hiện, dự tính, dự báo đến khâu phòng trừ sâu bệnh kể cả việc cấp thuốc và thuê nhân công đi phun thuốc. Sau mỗi vụ hai bên tiến hành thành lý hợp đồng (tiêu biểu là các HTXNN ở huyện Triệu Sơn). Có HTX ký hợp đồng từng khâu với dịch vụ huyện như huyện Thọ Xuân.

Ở các HTX mà đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ, còn một số vốn nhất định, thì tổ chức kinh doanh trên nguồn vốn hiện có thông qua việc mua bán trao đổi vật tư, tiêu thụ sản phẩm như HTX Xuân Thành (Thọ Xuân), Thiệu Đô (Thiệu Hóa), có HTX khoán vốn bảo tồn và sinh lời như HTX Ngư Long (Nông Cống). Việc sản xuất kinh doanh ở các loại HTX này đã có tác động tích cực cho kinh tế hộ.

Bộ phận lớn các HTX vốn liếng ít, chỉ tổ chức dịch vụ một số khâu như phân bón thuốc sâu, tưới nước, du nhập giống mới, bảo vệ đồng ruộng. Năm 1992, hoạt động dịch vụ của các HTX như sau:

903 HTX dịch vụ tưới nước chiếm 50% (chủ yếu ở đồng bằng) 485 HTX dịch vụ bảo vệ thực vật chiếm 43%

270 HTX dịch vụ du nhập giống mới, chiếm tỷ lệ 15% 465 HTX dịch vụ phân hóa học chiếm 25%

14 HTX dịch vụ tiêu thụ sản phẩm chiếm 0,5%.

Huyện Thiệu Yên có 26 HTX dịch vụ được các khâu chủ yếu trong nông nghiệp, 10 HTX dịch vụ được 1 đến 2 khâu, 23 HTX không dịch vụ được khâu nào mà chỉ làm công việc mang tính hành chính. Huyện Hoằng Hóa 13 HTX, Thọ Xuân 30 HTX, huyện Nông Cống 9 HTX khâu phòng trừ sâu bệnh đều do hộ xã viên tự lo [24;27].

Các hoạt động dịch vụ diễn ra không đồng đều trước hết là do nguồn vốn quỹ thiếu hụt, nợ khê đọng của xã viên trong nhiều năm để lại. Phương thức dịch vụ trong nhiều HTX còn lúng túng, vừa mang tính bao cấp lại vừa mang tính kinh doanh. Nhiều loại vật tư mua cao bán thấp, cung ứng đầu vụ nhưng cuối vụ mới thu hoặc không thu được nên vốn đã ít lại bị lỗ. Mặt khác, do năng lực tiếp thị của cán bộ yếu kém không cạnh tranh nổi với các thành phần kinh tế khác nên vốn ngày càng thất thoát. Huyện Nông Cống năm 1993 có 15 HTX kinh doanh bằng việc cung ứng vật tư đầu vụ, thu hồi sản phẩm cuối vụ đều bị lỗ (HTX Ngư Long trong vụ chiêm xuân đã bị lỗ 35 triệu đồng trong tổng số 175 triệu đồng để dịch vụ).

Hạn chế trên khiến phạm vi và mức độ dịch vụ của HTX ngày càng giảm do vốn bị thâm hụt, chỉ còn làm một số việc mang tính hành chính, quan hệ kinh tế giữa hộ và HTX ngày càng ít.

Cũng trong điều kiện ấy có một số ít HTX có vốn, cán bộ quản lý HTX năng động, nhạy bén với thị trường, có kinh nghiệm quản lý sử dụng và phát huy được cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo đảm được nguồn vốn, kinh doanh vốn và bước đầu sinh lời như HTX Tiến Nông, Hợp Lý (Triệu Sơn), Thiệu Chính, Thiệu Đô, Đông Hòa (Đông Sơn)…

Tóm lại, việc chuyển đổi nội dung hoạt động sang dịch vụ tuy có đạt được một số kết quả nhưng chưa vững chắc.

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986nay) (Trang 57)