1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Thuyết trình virus có hại

109 2,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 18,92 MB

Nội dung

Thuyết trình virus có hại

Trang 1

VIRUS CÓ HẠI

Trang 2

4) Các phương thức lan truyền

III/ Một số loại virus gây bệnh

Trang 3

I/ Virus

Trang 4

1) Định nghĩa

• Virus, còn gọi là siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, là một vật thể nhỏ xâm

nhiễm vào cơ thể sống, thuộc loại ký sinh trùng Virus có tính kí sinh nội bào bắt buộc; chúng chỉ có thể sinh sản bằng cách xâm chiếm tế bào khác vì chúng thiếu bộ máy ở mức tế bào để tự sinh sản Thuật

ngữ virus thường chỉ các vật thể xâm nhiễm sinh vật nhân chuẩn (sinh vật đa bào hay đơn bào), trong khi thuật ngữ thực khuẩn

thể (bacteriophage hay phage) được dùng để chỉ các vật thể xâm

nhiễm sinh vật nhân sơ (vi khuẩn hoặc vi khuẩn cổ).

• Virus điển hình mang một lượng nhỏ axit nucleic ( DNA hoặc RNA ) bao quanh bởi lớp áo bảo vệ (vỏ caspid) cấu tạo bằng protein và

glicoprotein.

• Điều quan trọng là bộ gen của virus không chỉ mã hoá cho các protein cần để bao bọc vật liệu di truyền của nó mà còn mã hoá cho các protein cần cho virus sinh sản trong chu kì xâm nhiễm của nó.

Trang 5

* CÁC CHỈ TIÊU QUY ĐỊNH HỌ VIRUS

- Axit Nucleic

- Kiểu đổi xứng của capsid

- Có hay không có vỏ ngoài

- Vị trí lắp ráp vỏ capsid với axit nucleic

Trang 6

2) Phân loại a) Theo hình thái

Hình thái của virion bao gồm: kích thước, hình dạng, kiểu đối xứng trong cấu trúc hình khối, có hay không có các peplomers, và có hay không màng bọc.

Các đặc tính lý hóa của virion bao gồm: khối lượng phân tử, mật độ nổi, tính ổn định

Trang 7

• Đến năm 1995, ủy ban quốc tế về phân loại virus đã phân loại hơn 4000 virus động vật và virus thực vật thành 71 họ, 11 họ thứ cấp

(subfamily) và 164 giống với hàng trăm virus

chưa định loại được mới đây xác định được

24 họ lây nhiễm cho người và động vật Sau đây là các đặc điểm của các virus gây bệnh

quan trọng ở người.

Trang 8

Hệ thống phân loại

xứng vỏ bao

Một số loài tiêu biểu Có màng

bọc

Kháng Ether Kích thước (nm)

vacinia ( đậu mùa ) Phức tạp Không 230-400

Các virus chứa DNA:

Trang 10

II/ Sự lan truyền

Trang 11

Ổ chứa: là nơi các tác nhân gây bệnh sống trước và sau khi truyền bệnh cho cá thể khác

Ổ chứa là con người: con người là nơi cư trú cùa virut, tạo điều kiện cho chúng tồn tại và nhân lên Người ốm là nguồn lây bệnh cho người lành Một số người mang virus nhưng không bị ốm, gọi

là “người lành mang trùng”, cũng là nguồn lây bệnh cho người

khác mà bản thân không hay biết.

Ổ chứa là động vật: cả vật nuôi và động vật hoang dã đều có thể là

ổ chứa truyền bệnh cho người vd: bệnh dại, cúm H5N1, hanta, Ebola…

Vật chủ: là nơi tác nhân gây bệnh sinh sống

Vd: - Vừa là ổ chứa vừa là vật chủ của virut Dengi gây bệnh sốt

xuất huyết (muỗi đốt người ốm sau đó đốt và truyền cho người lành)

-Chỉ là vật chủ: virus viêm não Nhật Bản ( muỗi đốt người lành

nhưng không gây bệnh cho người lành) ổ chứa của viêm não NB là lợn chim đầm lầy

1)Khái niệm

Trang 12

Truyền ngang

+ Qua các giọt tiết bắn ra khi ho, hắt hơi Khi hắt hơi có thể bắn ra

20000 giọt tiết chứa hàng triệu virus và làm chúng văng ra 1-2m

+ Qua đường phân-miệng: virus từ phân, nước tiểu nhiễm vào thức

ăn, nước uống

+ Qua tiếp xúc trực tiếp: qua vết thương, ôm hôn, quan hệ tình dục, hoặc wa đồ dùng hàng ngày, dụng cụ y tế bị nhiễm trùng trong

bệnh viện, ghép tạng, truyền máu…

+ Qua động vật cắn: chó mèo dơi chuột… hoặc côn trùng đốt: muỗi

ve bét

Truyền dọc

- Đó là sự lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, sự nhiễm khi

sinh nở hoặc qua sữa mẹ

2) Các phương thức lan truyền

Trang 13

• - Là các thể nội kí sinh bắt buộc, không có cấu tạo tế bào

• - Chỉ có 1 loại nucleic acid

• - Không có hệ thống sinh tổng hợp protein riêng (không ribosome),

không có hệ thống biến dưỡng riêng

• - Không tạo màng lipid riêng, mặc dù 1 số virus có thể tạo màng bao

được tạo ra bằng biến đỏi màng của tế bào chủ trước khi thoát ra khỏi tế bào chủ

• - Không bị tác động bởi các thuốc kháng sinh ở mức như tế bào

• - không có khung xương tế bào hoặc phương tiện di động ra ngoài sự khuếch tán

• - không tăng trưởng

1) Đặc điểm chung của virus

Trang 14

• Các loại virus đã được nhận dạng có thể gây nhiễm cho các sinh vật đơn bào như mycloplasma, vi khuẩn, tảo và tất cả các động thực vật cấp cao hơn.

• là một kết cấu đại phân tử vô bào, không có hệ thống sinh sản năng lượng, không có ribosome, không sinh trưởng cá thể,

không phân cắt và không mẫn cảm với các chất kháng sinh, chỉ chứa 1 trong 2 loại axit nucleic (ADN hoặc ARN)

• có sự giao tế tương hỗ giữa trạng thái kí sinh trong tế bào vật chủ và trạng thái phi sinh vật (trạng thái không sống)

Có 3 dạng tồn tại của virus ở bên trong tế bào

Viroid: Chỉ chứa thành phần RNA có tính truyền nhiễm đơn độc.

Virusoid: Chỉ chứa thành phần RNA không có tính truyền nhiễm đơn độc.

Virino:Chỉ chứa các thành phần protein

Trang 15

• Virus viêm gan ( A,B,C,D,E)

• Virus viêm não

• Virus bại liêt

• Virus sốt xuất huyết

• Virus sởi

• Virus quai bị

III) Một số loại virus gây bệnh

Trang 16

A/ VIRUS VIÊM GAN

Trang 17

Viêm gan là gì ?

• Viêm gan ( hepatitis ) là danh từ chung chỉ các tình

trạng viêm xảy ra ở gan Đây có thể là viêm cấp tính hay mãn tính và do nhiều nguyên nhân khác nhau

• Viêm gan có thể do một nhóm virus gây ra gọi là viêm

gan siêu vi gồm các nhóm A,B,C,D và E.

• Các virus khác cũng có thể là thủ phạm gâybệnh như

các loại virus gây bệnh nhiễm trùng đơn phân ( virus

Epstein – Barr ) hay thủy đậu.

• Viêm gan cũng có thể dùng để gọi tình trạng viêm

xảy ra tại gan do thuốc, nghiện rượu hay do độc chất

có trong môi trường Người ta cũng có thể bị viêm

gan khởi phát từ các tác nhân khác như chấn thương

và quá trình tự miễn, trong đó cơ thể tự sản xuất

Trang 18

• có 3 loại HBV với kích thước cỡ

*HBeAg (kháng nguyên nội sinh): nếu có

trong máu bệnh nhân đang có khả năng lây

rất cao

*gen X : có thể là nguyên nhân tạo ung thư

gan

* gen P

Trang 19

• Sau khi HBV nhập vào cơ thể, hệ miễn nhiễm

sẽ tạo kháng thể cho từng kháng nguyên của HBV Một tuần hay một tháng sau khi nhiễm siêu vi trùng, HBsAg xuất hiện trong máu, tiếp theo là HBeAg và kháng thể IgM và IgG cho

HBcAg (anti-HBc) Khi HBsAg biến mất, thì

kháng thể chống sAg (anti-HBs) mới xuất hiện

• Một khi anti-HBs xuất hiện người bệnh được coi như hồi phục, trở thành miễn nhiễm đối với HBV và không lây bệnh qua người khác

được

Một số bệnh nhân không tạo được kháng thể này và

tiếp tục mang mầm bệnh HBsAg, sẽ có thể lây cho

người khác.Kháng thể anti-HBc có hai loại: IgM trong

thời kỳ bị nhiễm trùng cấp tính và IgG trong thời kỳ

chuyển tiếp

Nếu anti-HBc IgG không hạ xuống và có HBsAg có nghĩa

bệnh nhân đang bị dạng viên gan mạn tính.

Nếu HBeAg dương tính là dấu hiệu cho thấy virus đang

nhân lên mạnh mẽ, bệnh nhân có khả năng lây cao,

trường hợp này cần điều trị Khi thử nghiệm thấy

anti-HBe thì có tiên lượng tốt hơn và khả năng lây không

nhiều

Trang 20

Một số đặc điểm của các virus viêm gan siêu

vi

• Viêm gan siên vi A, lây nhiễm chủ yếu qua đồ ăn thức uống bị nhiễm phân và được coi là dạng ít nguy hiểm nhất vì nó tự khỏi không cần phải điều trị và cũng không gây viêm gan mãn Virus gây viêm gan A chủ yếu lây nhiễm qua cầm nắm thức ăn, sống chung nhà, chơi chung đồ chơi ở nhà trẻ, ăn sò ốc chưa nấu chín kỹ bắt được trong những vùng nước bị nhiễm bẩn

• Viêm gan siêu vi C thường lây truyền qua tiếp xúc với máu hoặc kim dính máu – kể cả kim xăm da Mặc dù viêm gan siêu vi C có thể gây triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nhưng khoảng 20% người bị nhiễm loại virus này sẽ tiến triển thành xơ gan trong 20 năm.

• Viêm gan siêu vi D chỉ xảy ra trên người nhiễm viêm gan siêu vi B và có

khuynh hướng làm bệnh này bộc phát nặng hơn

Viêm gan siêu vi E xảy ra chủ yếu ở châu Á, Mehico, Ấn độ và châu Phi

Giống như viêm gan A, dạng bệnh này lây truyền chủ yếu qua lây nhiễm

phân và không gây biến chứng ên phụ nữ mang thai vì có thể gây tử vong.

Viêm gan cấp tính :

Thời gian ủ bệnh từ 1 - 6 tháng Một số bệnh nhân có cảm giác như bị cảm

nhẹ, đôi khi không biết mình bị HBV Một số khác bị vàng da, mệt mỏi, đau nhức, buồn ói, chán ăn, sốt nhẹ, biến đổi cảm giác (hiện tượng đặc biệt là

người ghiền thuóc lá tự nhiên không thích mùi thuốc lá), đau bụng (dưới

sườn bên phải) Những trường hợp bị viêm nặng sẽ đưa đến gan to, ngầy

ngật, khó ngủ, mê muội, lãng trí hoặc bất tỉnh.

Trang 21

*VIRUS VIÊM GAN SIÊU VI A

• Nguồn bệnh liên quan đến nguồn nước, thực phẩm bị

nhiễm bẩn nhất là do ăn phải các loại sò, trai, ốc, hến …chưa được nấu chín hoặc ăn các thực phẩm khác như rau sống không được rửa sạch Các dụng cụ cá nhân, quần áo của

người bệnh có thể là nguồn lây nhưng ít quan trọng Bệnh lưu hành chủ yếu ở những vùng kém vệ sinh, kinh tế khó

khăn và tỉ lệ phát triển dân số cao

• Tác nhân gây bệnh xuất hiện trong phân khoảng 1-2 tuần trước khi có triệu chứng lâm sàng

Trang 23

a) Triệu chứng

• Thông thường bệnh Viêm gan A ở trẻ em hầu như không có

triệu chứng nhưng ở người lớn thường gây vàng da, vàng mắt

• Bệnh viêm gan A cấp tính nặng đã được ghi nhận ở trẻ nhỏ,

nhưng ít có thể nặng ở người lớn Bệnh viêm gan siêu vi A là

một bệnh tự giới hạn, hiếm khi gây tử vong.

• Bệnh thường có khởi phát đột ngột, cấp tính vơi các biểu hiện bao gồm sốt khó chịu, mệt, chán ăn, buồn nôn, nôn, phát ban, đau khớp và đau cơ

• Các triệu chứng thường mất đi khi bắt đầu vàng da và nước tiểu sậm màu, Bệnh thường không trầm trọng và không kéo dài Đôi khi biểu hiện tắt mật xảy ra muộn và kéo dài trong nhiều tháng

đã được ghi nhận.

Trang 24

có thể dựa vào xét nghiệm huyết thanh

IgG chiếm ưư thế)

b) Chẩn đoán viêm gan siêu vi A:

Trang 25

c) Điều trị viêm gan siêu vi A

• Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đa

số bệnh tự giới hạn Bệnh nhân cần nghỉ ngơi

và kiêng rượu, bia trong giai đọan viêm gan siêu vi A cấp Thường các bệnh nhân khỏi các biểu hiện lâm sàng và sinh hóa trong vòng 4-6 tuần, vấn đề dinh dưỡng nâng cao thể trạng, uống nhiều nước hoa quả cũng được khuyến cáo trong điều trị viêm gan siêu vi A

Trang 26

d)Phòng bệnh

• Viêm gan siêu vi A lây theo đường tiêu hóa nên áp dụng các biện pháp phòng :

• Thực hiện tốt vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân, đặc biệt rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

• Thực hiện ăn chín, uống sôi

• Cung cấp và sử dụng nước sạch, xử lý hệ thống rác và nước thải

• Những loại sò, trai, hến, tôm cua, ốc…ở những vùng nhiễm bẩn cần dược đun sôi hoặc hấp chín trước khi ăn

• Khu nhà trẻ, mẫu giáo cần tuân thủ các quy tắc vệ sinh

• Tiêm phòng là phương pháp hữu hiệu nhất trong việc phòng bệnh viêm gan siêu vi A: Vaccine phòng viêm gan siêu vi A tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, thông thường tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 đến 12 tháng (94% đến 100% sẽ được miễn nhiễm một tháng sau mũi tiêm đầu tiên nếu được tiêm mũi thứ 2 kết quả tốt đẹp hơn và

sự miễn nhiễm kéo dài hơn)

Trang 27

* Viêm gan siêu vi B

Siêu vi viêm gan B (SVVG B) là một loại virut

hướng gan, gây ra bệnh viêm gan Theo ước tính của Tổ chức Y Tế Thế Giới, hiện có khoảng 350 triệu người mang siêu vi B, tập trung chủ yếu ở châu Phi, châu Á và Ðông Nam Á.

Trang 29

1) Cách lây nhiễm

• Viêm gan siêu vi B lưu hành trong máu, do đó lây truyền chủ yếu qua đường máu Một số đường lây nhiễm quan trọng là:

• 1 Mẹ truyền sang con: Ðây là đường lây quan trọng nhất

• 2 Ðường tình dục: Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới

• 3 Truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B

• 4 Dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B

• 5 Các nguyên nhân khác: Xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B

Trang 30

2)Diễn biến tự nhiên của viêm gan siêu vi B

• 1 Nhiễm trùng cấp tính

• Nhiễm SVVG B cấp tính có biểu hiện giống cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa Ðôi khi, nhiễm trùng cấp có thể nặng hơn với triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng, nước tiểu sẫm màu.

• 2 Nhiễm trùng mạn tính

• 90% trường hợp nhiễm SVVG B ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn

và không bao giờ bị siêu vi quấy rầy lại Chỉ có 10% chuyển thành "người mang trùng mạn tính".

• Tuy nhiên, ở trẻ nhiễm siêu vi B từ lúc mới sinh, bệnh diễn biến khác hẳn Khoảng 90% số trẻ này sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không có biểu hiện lâm sàng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, có nước trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa do vỡ mạch máu bị giãn, ung thư gan.

• Nói chung, khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn xơ gan, chức năng gan khó

có thể hồi phục, ngay cả khi tình trạng viêm gan được cải thiện Vì vậy, các thầy thuốc thường điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan.

Trang 31

Sơ đồ nhiễm viêm gan siêu vi B

Trang 32

3) CHẨN ÐOÁN VIÊM GAN SIÊU VI B

• 3.1 XÉT NGHIỆM MÁU

• Bệnh viêm gan B có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm máu tại bệnh viện hoặc phòng khám bệnh Xét nghiệm HBsAg dương tính có thể do:

• 1 Nhiễm siêu vi B mạn tính tiến triển: Siêu vi đang nhân đôi, đang tăng sinh, gây ra phản ứng viêm kéo dài trong gan.

• 2 Nhiễm trùng đã qua: Một số người hiện tại không có viêm gan, nhưng đã tiếp xúc với SVVG B trong quá khứ, tạo ra đáp ứng miễn dịch và thải trừ hoàn toàn siêu vi B.

• 3 Người lành mang mầm bệnh: Ðó là những trường hợp không có bằng chứng viêm gan, nhưng cũng không đào thải hết siêu vi

ra khỏi cơ thể Họ mang siêu vi B trong người và có thể truyền sang người khác, mặc dù bản thân họ không có biểu hiện bệnh.

• 3.2 KHÁM CHUYÊN KHOA GAN

Nếu xét nghiệm máu HBsAg dương tính, bạn nên đến gặp Bác Sỹ có kinh nghiệm để được khám bệnh và phân tích kỹ hơn Lúc này, cần xác định liệu có tình trạng viêm gan đang tiến triển hay không Nếu có, cần làm thêm:

• 1 Xét nghiệm đánh giá chức năng gan

• 2 Siêu âm gan: Phân tích cấu trúc của gan và các bộ phận xung quanh, tìm dấu hiệu xơ gan hoặc biểu hiện bất thường khác.

• 3 Nên làm thêm xét nghiệm sinh thiết gan, đồng thời tìm HBV DNA trong máu.

Trang 33

4 LỜI KHUYÊN CHẾ ÐỘ ĂN VÀ LỐI SỐNG

• 4.1 Chế độ ăn

- Bạn nên hạn chế uống rượu khi bị viêm gan siêu vi B

- Khi có xơ gan Bạn nên giảm muối trong chế độ ăn.

• 4.2 Lối sống

- Siêu vi B lây nhiễm qua tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân, cũng như do quan hệ tình dục Vì vậy nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục và tránh để máu, dịch tiết còn trên các vật dụng.

- Hiện nay, đã có vắc-xin chủng ngừa cho những người tiếp xúc với người mang mầm bệnh (bạn tình, trẻ

em, cha mẹ, người chăm sóc.).

- 4.3 Ðiều trị

• Một số trường hợp cần điều trị sớm và tích cực Mục đích điều trị nhằm:

- (a) Loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa, làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan.

- (b) Ðào thải toàn bộ, hoặc một phần lượng siêu vi B trong cơ thể, đặc biệt ở trong gan.

Trang 34

5 ÐIỀU TRỊ ÐẶC HIỆU :

• Thuốc điều trị chủ yếu là Interferon alpha

Interferon alpha là một chất tự nhiên có trong cơ thể người, được sản xuất bởi một số

tế bào khi cơ thể nhiễm virut Chức năng của Interferon alpha là diệt trừ tác nhân gây bệnh Như vậy, khi dùng Interferon, siêu vi B sẽ bị loại bỏ giống như cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể.

• Interferon alpha (RoferonỊ-A) được đóng sẵn trong bơm tiêm có kèm kim nhỏ, tiêm dưới da hoặc bắp thịt Khi bắt đầu điều trị, hầu hết bệnh nhân đều có cảm giác sốt nhẹ, mệt mỏi trong vài giờ ,gọi là hội chứng giả cúm Những biểu hiện này là do Interferon khởi động đáp ứng của cơ thể chống lại siêu vi giống như khi Bạn mắc bệnh cúm vậy Về sau, tác dụng phụ này sẽ bớt dần Uống Paracetamol nửa tiếng trước khi tiêm thuốc sẽ hạn chế biểu hiện đó Nên tiêm thuốc vào buổi tối để hôm sau Bạn có thể làm việc bình thường.

• Trong thời gian điều trị, Bạn nên làm xét nghiệm máu để đánh giá đáp ứng Sau khi kết thúc điều trị, cần tiếp tục theo dõi thêm 6 tháng nữa, bởi vì một số bệnh nhân có thể bị tái phát sau khi ngưng thuốc.

• Một số thuốc kháng sinh chống siêu vi hiện đang được nghiên cứu phối hợp với

Interferon alpha.

Trang 36

* Viêm gan siêu vi C

Siêu vi viêm gan C (SVVG C) là một loaị virut có khuynh hướng xâm nhập tế bào gan, gây ra

bệnh viêm gan Bệnh viêm gan siêu vi C mới

được phát hiện từ năm 1989, do đó xét nghiệm chẩn đoán bệnh chỉ có thể làm được trong

những năm gần đây.

Trang 39

1) Cách lây nhiễm

• Siêu vi viêm gan C lưu hành trong máu, do đó bệnh viêm gan C lây truyền chủ yếu qua đường máu Những đường lây nhiễm siêu vi C chủ yếu:

1 Người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C: Mặc dù các biện pháp lựa chọn người cho máu đang được áp dụng, SVVG

C vẫn có thể lọt lưới và được truyền sang người nhận

2 Dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C: Sử dụng chung kim tiêm ở những người nghiện ma túy làm gia tăng đáng kể lây nhiễm bệnh viêm gan C

3 Nhân viên Y tế: Bất kỳ nhân viên Y tế nào (Bác sỹ, Nha sỹ, Y tá, Y

công.) cũng có thể bị nhiễm SVVG C do tiếp xúc với bệnh phẩm

chứa siêu vi trong qúa trình làm việc

4 Ðường tình dục: Có nguy cơ lây nhiễm siêu vi C qua quan hệ tình

dục nhưng hiếm hơn bệnh viêm gan B

5 Mẹ truyền sang con: Người ta ghi nhận có sự lây truyền từ mẹ

sang con, nhưng tỉ lệ thấp

6 Nguyên nhân khác: xăm mình, xỏ lỗ tai với vật dụng không tẩy

trùng tốt có thể lây truyền siêu vi C

7 Không rõ đường lây nhiễm: chiếm 30-40% trường hợp

Trang 40

2 DIỄN TIẾN TỰ NHIÊN BỆNH VIÊM GAN

SIÊU VI C

• Nhiễm trùng cấp tính:

Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng Một số khác có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn,

có thể vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm màu.Chẩn đoán bệnh dựa vào xét nghiệm máu.

Nhiễm trùng mạn tính:

Khoảng 85% trường hợp nhiễm SVVG C sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính, nghĩa là không đào thải được virut sau 6 tháng Ðặc điểm nổi bật của bệnh viên gan C mạn tính là sự tiến triển rất thầm lặng qua 10-30 năm, vì thế người bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời Nhiều trường bệnh chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng nghiêm trọng: xơ gan với biểu hiện báng bụng (ổ bụng có nước), giãn mạch máu đường tiêu hóa, có thể vỡ gây chảy máu ồ ạt và tử vong Một biến chứng nữa là ung thư tế bào gan.

Khi đã xơ, gan khó hồi phục lại, cho dù tình trạng viêm có thuyên giảm Vì vậy, các thầy thuốc khuyên nên điều trị sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan

Ngày đăng: 04/08/2015, 12:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w