Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thuyết trình virus có hại (Trang 104)

- Sởi biểu hiện trên lâm sàng qua ba giai đoạn: a) Giai đoạn ủ bệnh.

2) Nguyên nhân

• Quai bị gây nên do một loại virus ARN thuộc Rubulavirus trong họ

Paramyxoviridae. Các nguyên nhân khác gây viêm tuyếm mang tai gồm virus

vùi hạt cự bào (cytomegalovirus-CMV), virus á cúm type 1 và 3, virus cúm A

(influenza A virus), coxsackievirus, virus ruột (enterovirus), virus gây suy giảm

miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus-HIV), tụ cầu khuẩn, và các

Mycobacterium không gây lao khác. Các nguyên nhân gây viêm tuyến mang tai hiếm gặp khác có thể kể: do ăn nhiều tinh bột, phản ứng thuốc

(phenylbutazone, thiouracil, các thuốc chứa iốt) và các rối loạn chuyển hóa (như bệnh đái tháo đường, xơ gan và suy dinh dưỡng).có thể bị 2 lần.

3) Chẩn đoán

• Trẻ em bị sưng tuyến mang tai kéo dài hai ngày hoặc lâu hơn

mà không có nguyên nhân rõ ràng nào khác cần được làm các xét nghiệm chẩn đoán quai bị. Tuy nhiên trong điều kiện Việt nam thì yếu tố miễn dịch bản thân (trẻ có được tiêm chủng hay chưa) và các dữ kiện dịch tễ học khác (có tiếp xúc nguồn lây không, trong lớp hay trong trường có học sinh nào mắc bệnh tương tự trước đó…) thường giúp chẩn đoán và giúp đưa ra những biện pháp cách ly, phòng ngừa thích hợp.

Có thể phân lập virus quai bị bằng phương pháp nuôi cấy tế bào từ các bệnh phẩm phết họng, nước tiểu, dịch não tủy hặc có thể xét nghiệm xác định sự gia tăng nhanh chóng hiệu giá kháng thể IgG khi so sánh hai thời điểm mắc bệnh cấp và giai đoạn hồi phục bệnh. Xét nghiệm này có thể thực hiện bằng các kĩ thuật huyết thanh học tiêu chuẩn như cố định bổ thể (complement fixation), phản ứng trung hòa

(neutralisation), ức chế ngưng kết hồng cầu (hemagglutination inhibition test), miễn dịch enzyme (enzyme immunoassay) hoặc xét nghiệm định lượng kháng thể IgM quai bị (mumps IgM antibody test). (Nhiễm trùng cũ có thể xác định bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ enzyme hay phản ứng trung hòa còn kỹ thuật cố định bổ thể và ức chế ngưng kết hồng cầu không phù hợp trong trường hợp này). Test da (skin test) cũng không đáng tin cậy do đó không nên dùng test này để tìm hiểu tình trạng miễn dịch của trẻ.

4) Điều trị

• Hiện nay không có phương pháp điều trị đặc

Một phần của tài liệu Thuyết trình virus có hại (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(109 trang)