SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu kém môn Tiếng Anh lớp 6

13 1.9K 8
SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu kém môn Tiếng Anh lớp 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THCS HUYỆN VĂN LÃNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÊN ĐỀ TÀI “ Biện pháp nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu kém môn Tiếng Anh lớp 6” Tên tác giả: Bùi Văn Phúc GV môn: Tiếng Anh Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực/ Môn: Tiếng Anh Chức vụ: Giáo viên MỤC LỤC Nội dung Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong công cuộc cải cách giáo dục và thực hiện chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo như: Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29- NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020". Toàn ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, tuy nhiên chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu. Đối với việc dạy học ngoại ngữ ở các trường phổ thông nói chung và ở trường PTDT Nội Trú THCS huyện Văn Lãng nói riêng cũng còn gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt là khi triển khai chương trình Tiếng Anh lớp 6 mới, yêu cầu học sinh phải được học tiếng anh 3 năm ở cấp tiểu học. Nhưng thực tế học sinh trường nội trú phần đa đều đến từ các trường vùng sâu, vùng xa của huyện Văn Lãng, nơi mà tiếng anh chưa được triển khai học đầy đủ từ lớp 3 đến lớp 5. Khố i Tổng số học sinh Không được học đầy đủ Tiếng anh từ lớp 3 đến lớp 5 Được học đầy đủ Tiếng anh từ lớp 3 đến lớp 5 SL % SL % 6 56 26 46.4 30 53.6 Vì vậy tỷ lệ học sinh yếu kém tăng so với các năm trước, các em (những học sinh không được học ở tiểu học) chưa bắt kịp ngay được với chương trình. Điều đó làm cho BGH nhà trường và các thầy cô giáo bộ môn trực tiếp giảng dạy khối 6 luôn trăn trở làm thế nào để cải thiện và nâng cao chất lượng học sinh yếu kém, giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu cấp học. Bởi đây là nền tảng cho những năm học tiếp theo. Chính vì lẽ đó tôi chọn đề tài “ 2 Biện pháp nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu kém môn Tiếng Anh lớp 6”. 2. Mục đích nghiên cứu: Sáng kiến này nhằm đạt được: - Giúp học sinh nắm được cơ bản về tiếng anh trong chương trình học: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, cách sử dụng ngôn ngữ trong những tình huống cụ thể. - Giúp học sinh luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo cách đơn giản và cơ bản nhất. - Giúp học sinh có thái độ yêu thích môn học và tự tin khi giao tiếp. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Tiếng anh lớp 6 - Học sinh khối lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS huyện Văn Lãng 4. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu bằng thực nghiệm trên đối tượng học sinh yếu kém khối lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS huyện Văn Lãng. Áp dụng từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2014 - 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp luyện tập. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp trực quan. -Phương pháp thực hành giao tiếp. - Phương pháp học tập theo nhóm. - Phương pháp trò chơi học tập. 3 II. PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN 1. 1.Cơ sở lý luận: Việc học ngoại ngữ nói chung và học Tiếng Anh nói riêng là khó khăn đối với không ít học sinh. Đặc biệt đối với 46,4% học sinh khối lớp 6 trường PTDT Nội Trú THCS huyện Văn Lãng khi tham gia chương trình Tiếng Anh mới ví các em chưa được được học đầy đủ 3 năm ở cấp tiểu học. Đây là vấn đề cấp thiết mà cả giáo viên và học sinh cần phải nỗ lực và quyết tâm vượt qua. Nội dung kiến thức trong một tiết học là bình thường đối với những học sinh đã được học Tiếng Anh trước đó, nhưng là quá nhiều đối với những em còn lại. Vấn đề này cần thiết phải có những biện pháp khắc phục kịp thời, phù hợp và khả thi để giúp các em sớm làm quen và vượt qua những khó khăn hiện tại để tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất. Khi dạy học môn tiếng anh giáo viên cần áp dụng phương châm dạy học lấy học sinh làm trung tâm và lấy các hoạt động dạy - học làm trung tâm là tạo nhiều cơ hội cho học sinh được học tập thông qua hoạt động thực hành. Giáo viên phải là người thiết kế bài dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp, là người tổ chức, hướng dẫn điều khiển quá trình dạy học để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức mới theo yêu cầu bài học qua các hình thức dạy học như: cá nhân, nhóm, cặp, tổ, cả lớp. trò chơi học tập và tổ chức nhiều hình thức trong quá trình dạy học như thay đổi vị trí chỗ ngồi của học sinh, thay đổi góc học tập, tạo không gian góc học tập thoáng mát gây được không gian học tập tốt nhất… 1.2. Cơ sở thực tiễn: Vào đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát phân loại học sinh trong khối lớp 6 Trường PTDT Nội Trú THCS huyện Văn Lãng với những nội dung sau: 4 - Tìm hiểu số học sinh được học Tiếng anh ở tiểu học và số học sinh không được học Tiếng anh ở tiểu học hoặc chỉ được học 1 đến 2 năm tiếng anh ở tiểu học - Kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện ngôn ngữ và khả năng giao tiếp và vận dụng tiếng anh trong phạm vi đã được học ở tiểu học. Qua kết quả khảo sát tỉ lệ học sinh đạt được các yêu cầu cơ bản trong giao tiếp còn thấp dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Một trong những lí do dễ thấy là vì các em chưa được học đầy đủ ở tiểu học dẫn đến việc tiếp nối kiến thức trong sách tiếng anh mới là hết sức khó khăn với các em. Vì vậy là giáo viên chúng ta phải biết được đặc điểm tình hình của từng đối tượng phát huy những mặt tích cực của học sinh. Tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng và thích thú. Giáo viên phải gần gũi yêu thương động viên kịp thời để học sinh thích học. Từ những thực trạng trên tôi đã tiến hành trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng chuyên môn tiếng anh để cùng thống nhất các biện pháp phối hợp như yêu cầu trang bị đủ sách vở, từ điển và đồ dùng cần thiết khác phục vụ cho môn học. Đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của BHG nhà trường, tham khảo các giáo viên tiếng anh ở các đơn vị cùng triển khai chương trình tiếng anh thí điểm trong huyện Văn Lãng như THCS Lũng Vài, THCS Tân Thanh và THCS Tân Mỹ. Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ đồ dùng, tranh ảnh và tài liệu tham khảo phục vụ bài dạy. Đồng thời mượn đồ dùng học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Xây dựng đôi bạn học giỏi - yếu kèm cặp nhau. Đưa ra các tiêu chuẩn thi đua cho từng nhóm. Đầu giờ truy bài các nhóm kiểm tra chéo nhau. Cuối tuần tổng kết thi đua vào giờ sinh hoạt. Hết tháng tổng kết tháng và có tuyên dương, khen thưởng. Tổ chức các trò chơi học tập 1.3. Biện pháp thực hiện: 1.3.1.Đối với giáo viên bộ môn: 5 Giáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, thành công hay thất bại là phần lớn do giáo viên. Do vậy trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, đặc biệt là phụ đạo học sinh yếu trong môn Tiếng anh giáo viên quan tâm đến một số biện pháp sau: 1.3.2.Giáo dục ý, xây dựng môi trường học tập: Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình. Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng đối với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng giáo viên hơn. Bên cạnh đó, giáo viên phải đem lại cho các em những phản hồi tích cực, như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm mà các em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em. Ví dụ: Gọi những học sinh yếu kém đọc những từ dễ hoặc những đoạn hội thoại dễ sau khi các em hoàn thành giáo viên khen “Good”, “Very good” hoặc sau khi học sinh yếu đưa tay tham gia các hoạt động học tập thì giáo viên khen: “Có tiến bộ, tham gia tích cực các hoạt động học tập” 1.3.3.Giáo dục ý thức học tập cho học sinh: Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập cho học sinh và tầm quan trọng của môn Tiếng Anh trong xã hội cũng như trong cuộc sống từ đó tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập, sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Ví dụ trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn Tiếng Anh trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức. Giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức khắc phục khó 6 khăn vươn lên trong học tập, làm cho các em thấy được tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. 1.3.4.Phân loại các đối tượng học sinh: Người thầy cần xem xét, phân loại những học sinh yếu kém đúng với những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng của từng em. Một số vấn đề thường hay gặp ở các em là: Khả năng tiếp thu bài, sức khỏe kém, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát, bị hổng kiến thức Trong quá trình thiết kế bài giảng, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra và chuẩn kiến thức kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho học sinh yếu kém được củng cố và luyện tập phù hợp. Trong bài dạy cần phân hóa đối tượng học sinh trong từng hoạt động, dành cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em có cơ hội được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực của mình trong lớp học. Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu kém vào các khung thời gian hết sức linh hoạt như giờ tự ôn, giờ tự học buổi tối, trong các hoạt động nội trú. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải kết hợp với các hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải, nặng nề. 1.3.5.Động viên khuyến khích: Không tiếc lời khen ngợi các em nhất là những học sinh yếu kém, phải tìm ra ưu điểm thật sự của các em để khen, kẻo các em bị tổng thương vì nghĩ thầy cô giễu cợt mình. Ví dụ khen các em viết đẹp, trình bày rõ ràng, khen cẩn thận, có tiến bộ Đừng để khi nào các em làm đúng hết thì mới khen, mà hễ các em làm đúng được phần nào là khen phần đó. Phần sai thì nói cố gắng lần sau sẽ tốt hơn, hay gần đúng rồi, tốt lắm Chúng ta không nên chê bai các em, hay dùng những lời lẽ làm cho các em buồn dẫn đến chán học bộ môn. 7 Sự khen ngợi đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác phụ đạo học sinh yếu, từ đó tạo cho các em sự tự tin vào bản thân và hứng thú trong học tập. 1.3.6.Kèm cặp học sinh yếu kém: Ngay từ đầu năm tôi đã cho kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh. Chú ý đề kiểm tra cho đủ bốn kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Kiến thức trong chương trình ở lớp dưới, đề cho vừa phải, không quá khó. Qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm giúp cho giáo viên biết được số lượng học sinh yếu kém và yếu về kỹ năng nào. Lập danh sách học sinh yếu kém và chú ý quan tâm đặc biệt đến những học sinh này trong mỗi tiết dạy, như thường xuyên gọi các em đó trả lời câu hỏi, khen ngợi các em khi trả lời đúng. Phân tích nguyên nhân từ đâu, để từ đó có biện pháp khắc phục hợp lý và có hiệu quả. Tiếp theo giáo viên lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém ngoài giờ học chính khóa. Trong tiết học bình thường giáo viên cũng phải phụ đạo học sinh yếu kém ngay trong giờ học: +Học sinh yếu về từ vựng (vocabulary): Đa số các em không biết cách học từ vựng, không biết từ loại của từ, học mà không nhớ rõ nghĩa, hoặc nhớ nghĩa mà không thuộc từ. Đối với học sinh nhóm này, yêu cầu các em mỗi ngày học thuộc ba từ vựng mới. Vào 15 phút truy bài đầu giờ, tôi nhờ cán sự bộ môn và một số học sinh giỏi trong lớp đi kiểm tra những em yếu từ vựng này và báo kết quả lại cho giáo viên. Đến ngày học phụ đạo lần sau, sẽ kiểm tra tất cả các từ vựng mà đã yêu cầu các em học trong một tuần. Làm được như thế, đối với một em chịu học từ vựng một cách nghiêm túc thì chẳng bao lâu lượng từ vựng trong trí nhớ của các em sẽ được nâng lên rất nhiều. Với nhóm học sinh này thì việc học từ vựng bằng tranh là biện pháp tối ưu nhất, giúp các em đỡ căng thẳng, vừa chơi vừa học. 8 +Học sinh yếu về ngữ pháp (Grammar): Trong một tiết học thì chúng ta phải cho tất cả các em hoạt động dù học sinh yếu hay học sinh giỏi bằng nhiều cách để lôi cuốn các em vào các hoạt động học tập, tránh tình trạng giáo viên để học sinh ngoài lề. Ví dụ trong tiết học Looking back phần bài tập giáo viên phân ra cho từng đối tượng học sinh, bài luyện tập khó thì yêu cầu những học sinh khá giỏi, bài tập vừa thì yêu cầu những em trung bình, bài tập dễ thì yêu cầu học sinh yếu kém. Từ đó tất cả các học sinh trong lớp đều thực hành được dẫn đến các em rất hứng thú trong học tập. Phân công học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém ở trường có sự giám sát, kiểm tra của giáo viên. Tổ chức cho các em thành lập nhóm học tập, thi đua giữa các nhóm học tập mà trong đó có những học sinh yếu. Động viên, tuyên dương kịp thời học sinh có tiến bộ. +Học sinh yếu về kỹ năng đọc (Reading skill): Vậy giáo viên phải có kế hoạch dạy cho các em đó trong tiết kỹ năng đọc. Có nhiều cách để dạy cho các em hoàn thiện kỹ năng này. Ví dụ trong tiết rèn luyện kỹ năng đọc giáo viên vẫn dạy bình thường, đến phần luyện đọc giáo viên đến bên cạnh những em đó bảo các em đó đọc bài và giáo viên có thể giúp các em những từ khó mà các em đọc chưa được dần dần học sinh sẽ đọc được và nâng cao dần lên. Trong phần đọc để tìm hiểu bài cũng cho học sinh yếu kém tham gia bình thường nhưng chỉ hỏi những câu hỏi dễ và gần gủi với các em để các em trả lời được. +Học sinh yếu về kỹ năng viết (Writing skill): Trong lớp học có học sinh viết không được bài viết theo yêu cầu hoặc không biết viết những câu đơn giản. Khi giáo viên dạy tiết kỹ năng viết thì cần lưu ý đến các em đó, không thể để các em đó ngoài tiết học. Ví dụ khi giáo viên nêu lên yêu cầu và giải thích dàn ý của bài viết thì đối với học sinh yếu kém giáo viên cho những em đó bài mẫu để các em tập viết hoặc yêu cầu học sinh đó viết vài câu trọng tâm của bài viết có sự giúp đỡ của giáo viên học sinh yếu sẽ quen dần và kỹ năng viết của các em được cải thiện dần. 9 1.3.7.Nội dung cần phụ đạo: -Nội dung và cách thức nên tuân thủ theo quy trình từ dễ đến khó -Ôn lại kiến thức mà học sinh còn yếu. -Củng cố lại kiến thức mới qua các bài tập. -Cho học sinh làm thêm bài tập ngữ pháp để nắm vững cấu trúc câu. -Luyện cho học sinh các kỹ năng thông qua các dạng bài tập. -Thường xuyên kiểm tra từ vựng thông qua thực hành. *Khi học sinh có tiến bộ, đó là động cơ và niềm tin cho các em hứng thú, tích cực học tập. Sự nhiệt tình, khéo léo của giáo viên sẽ giúp học sinh học tập tốt hơn và dần dần tiếp thu bài dễ dàng hơn. Học sinh sẽ yêu thích và hiểu được tầm quan trọng của bộ môn mà các em đang học. 1.3.8.Đối với giáo viên chủ nhiệm: -Thường xuyên phối hợp với giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục học sinh. -Đẩy mạnh công tác quản lý lớp, xây dựng nề nếp của lớp vào đầu năm học, thực hiện nghiêm túc việc truy bài 15 phút đầu giờ hàng ngày. -Tổ chức ôn tập đầu giờ, kiểm tra công việc chuẩn bị bài mới và học bài cũ của các em. Tổ chức ôn bài lẫn nhau, hay sửa bài tập đầu buổi học. -Phân công cán bộ lớp, cán sự bộ môn hướng dẫn giúp đỡ các em yếu kém ôn bài. -Hướng dẫn học sinh xây dựng góc học tập ở phòng ở nội trú ngăn nắp, khoa học, có hiệu quả. -Tổ chức phát động các phong trào như: “Giúp bạn vượt khó”, “Đôi bạn cùng tiến”, để giúp đỡ học sinh khó khăn, yếu kém của lớp yên tâm học tập và tiến bộ. 1.4.Hiệu quả áp dụng: Qua hơn một học kì thực hiện những giải pháp thiết thực nêu trên, chất lượng học sinh ở khối lớp 6 tôi được phân công giảng dạy đạt được kết quả như sau: 10 [...]...1.Kết quả học tập môn Tiếng Anh: Khối TSHS Giỏi STT Lớp 6 1 KSĐN 56 4 2 GHKI 56 5 3 HKI 56 8 4 GHKII 56 10 2.Thái độ, ý thức học tập: Năm học: 2013 - 2014 Chất lượng học sinh Khá TB Yếu 15 25 32 34 11 18 14 11 16 8 2 1 Kém 10 0 0 0 *Các em học sinh luôn thể hiện tính tự giác, tích cực, chủ động trong học tập, kết quả và chất lượng học tập bộ môn có nhiều tiến bộ rõ rệt *Vào giờ học các em luôn... sung nhằm tìm ra được phương pháp hay nhất, hiệu quả nhất trong công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Và để duy trì bền vững một trường đạt chuẩn quốc gia thì chất lượng giáo dục phải luôn được đặt lên làm một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu 11 -Thực hiện cho tất cả các đối tượng học sinh yếu kém ở các khối lớp trong nhà trường 2 Các... luận: 5 1.2 Cơ sở thực tiễn: 5 12 1.3 Biện pháp thực hiện: 6 1.3.1.Đối với giáo viên bộ môn: 6 1.3.2.Giáo dục ý thức đạo đức, xây dựng môi 7 trường học tập thân thiện: 1.3.3.Giáo dục ý thức học tập cho học sinh: 1.3.4.Phân loại các đối tượng học sinh: 8 1.3.5.Động viên khuyến khích: 8 1.3 .6. Kèm cặp học sinh yếu kém: 9 1.3.7.Nội dung cần phụ đạo: 7 10 1.3.8.Đối với giáo viên chủ nhiệm: 11 1.4.Hiệu quả... giáo viên tạo được môi trường học tập thân thiện, mối quan hệ gần gũi, không khí học tập vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng cùng với phương pháp học tập tích cực, tổ chức có hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém, mức độ đề kiểm tra phù hợp với trình độ của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan thì hy vọng rằng có thể cải thiện được kết quả học tập của các em học sinh yếu và xa hơn nữa là tạo ra được... học tập của từng học sinh, kiểm tra tỉ lệ chuyên cần của học sinh, kiểm tra chất lượng giảng dạy của giáo viên dạy phụ đạo -Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, phối hợp đồng bộ, kịp thời với các giáo viên bộ môn, với các tổ chức đoàn thể và sự hỗ trợ giáo dục của cha mẹ học sinh 2.2.Đối với chuyên môn phòng giáo dục: -Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề riêng cho các trường đang triển khai chương trình Tiếng. .. Tiếng Anh mới IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Chương trình Trung học cơ sở, NXB Giáo dục, năm 2002 2 Hướng dẫn thực hiện dạy học ngoại ngữ theo đề án 2020 I PHẦN MỞ ĐẦU 3 1 Lý do chọn đề tài: 3 2 Mục đích nghiên cứu: 4 3 Đối tượng nghiên cứu: 4 4 Phạm vi nghiên cứu: 4 5 Phương pháp nghiên cứu: 4 II PHẦN NỘI DUNG 5 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN 5 1 1.Cơ sở lý luận: 5 1.2 Cơ sở thực tiễn: 5 12 1.3 Biện pháp. .. sinh yếu và xa hơn nữa là tạo ra được sự hứng thú trong quá trình học tập và rèn luyện Giúp cho các em học sinh thay đổi trong nhận thức, chuyển từ yêu cầu học tập sang nhu cầu học tập vì nguồn gốc của tính tích cực, sự hứng thú là nhu cầu Khi các em có nhu cầu học tập thì các em sẽ tự tìm kiếm tri thức hay nói cách khác là khả năng tự học Đây chính là điều mà tất cả giáo viên đều mong đợi trong vai... dung cần phụ đạo: 7 10 1.3.8.Đối với giáo viên chủ nhiệm: 11 1.4.Hiệu quả áp dụng: 11 III PHẦN KẾT LUẬN 12 1 Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về ĐT, SKCTKT: 12 2 Các đề xuất và khuyến nghị 13 IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 13 . KHOA HỌC TÊN ĐỀ TÀI “ Biện pháp nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu kém môn Tiếng Anh lớp 6 Tên tác giả: Bùi Văn Phúc GV môn: Tiếng Anh Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực/ Môn: Tiếng Anh . năm học tiếp theo. Chính vì lẽ đó tôi chọn đề tài “ 2 Biện pháp nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu kém môn Tiếng Anh lớp 6 . 2. Mục đích nghiên cứu: Sáng kiến này nhằm đạt được: - Giúp học. nhất. - Giúp học sinh có thái độ yêu thích môn học và tự tin khi giao tiếp. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Tiếng anh lớp 6 - Học sinh khối lớp 6 trường PTDT

Ngày đăng: 04/08/2015, 07:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan