1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi

23 418 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 477 KB

Nội dung

Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi PH Ầ N I :MỞ ĐẦU I. NHẬN THỨC VẤN ĐỀ : Giáo dục Mầm non là một khoa học và là một nghệ thuật. Khoa học nuôi dạy trẻ không ngừng phát triển. Do vậy đòi hỏi làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ phải có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết mới hoàn thành được nhiệm vụ giao phó, nhiệm vụ đó là đào tạo cho thế hệ trẻ dưới 06 tuổi phát triển một cách toàn diện. Trong những năm gần đây, nền kinh tế-xã hội của đất nước ta có sự phát triển không ngừng làm cho ngành Giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng cũng đã dần từng bước củng cố và phát triển. Chính vì sự phát triển này mà nhà nước ta đã khẳng định rõ ở Luật Giáo dục 2005 là: Mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Mầm non phải được phối hợp góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời đại của công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước , vì thế mục đích chung của của Giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể hài hoà của trẻ về các mặt: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm-xã hội. Mặt khác chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 01. II- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trước đây chương trình Giáo dục mầm non dạy theo phương pháp giáo viên lĩnh hội chủ động điều khiển về lượng kiến thức đề ra đối với cháu, còn cháu thì gò bó theo sắp xếp trước một loạt câu hỏi của cô dẫn đến tiết học nhàm chán. Cháu không phát huy được suy nghĩ, tìm hiểu ham thích sáng tạo. Thấy được những tồn tại chung của ngành học mầm non, Vụ giáo dục Mầm non đã nghiên cứu khoa học về sinh lý, tâm lý phát triển của trẻ Việt nam trong độ tuổi mẫu giáo cùng với xu thế chung của giáo dục mầm non ở các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm tiến tới đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục mầm non. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ: tuổi 5-6 , đây là lứa tuổi kỳ diệu , trẻ rất hiếu động tò mò, muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội. Trong các hoạt động của tuổi mẫu giáo: chơi giữ Trường Mẫu Giáo Thanh An 1 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi vai trò hoạt động chủ đạo,giữa hoạt động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới rõ ràng. Khác với người lớn trẻ em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong trường mầm non theo phương châm “chơi mà học,học mà chơi”. Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để phát triển khả năng, năng lực cá nhân. Trước những vấn đề cấp bách trên, Vụ đã có sự chỉ đạo thay đổi phương pháp giảng dạy theo hương đổi mới mang tính tích hợp có sự thực hiện đồng bộ với đổi mới nội dung, thiết bị, đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên , đổi mới đánh giá và chỉ đạo.Nhưng đổi mới hình thức tổ chức giáo dục là phải khắc phục được những hạn chế và kế thừa được những mặt mạnh của phương pháp cổ truyền. Dạy học tích hợp: mục đích chủ yếu hình thành cho trẻ tư duy khoa học, có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống, xác thực của thực tiễn cuộc sống. Người giáo viên phải có khả năng khai thác các tình huống thực tế, tận dụng các nội dung , các phương tiện có sẳn ở địa phương hoặc ở lớp , sữ dụng các phương pháp dạy học tích cực, hình thức hoạt động phong phú, hấp dẫn cho trẻ, không phải theo quan niệm từng môn học mà theo quan điểm của sư phạm tích hợp. Chính vì thế, nên cùng với sự thực hiện chương trình giảng dạy đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 05 tuổi trong địa bàn huyện Dầu tiếng nói riêng và cả Tỉnh nói chung, trường Mẫu giáo Thanh An huyện Dầu tiếng- Bình Dương đã từng bước chuyển mình trong việc thực hiện áp dụng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức, trong quá trình chỉ đạo hướng dẫn theo gợi ý của Phòng giáo dục và Sở Giáo dục –đào tạo chúng tôi thấy rõ tầm quan trọng nên đã quan tâm đầu tư nhiều vào chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 05 tuổi. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi” góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non của trường MG Thanh an nói riêng và ngành học nói chung PHẦN II: NỘI DUNG I-THỰC TRẠNG 1. Đặc điểm tình hình: Trường Mẫu Giáo Thanh An 2 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi Trường Mẫu giáo Thanh An là một trường công lập nằm trên địa bàn xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Tổng số CBGVCNV trong toàn trường là 19, trong đó: o Giáo viên: 10 o Cấp dưỡng: 03 o Kế toán : 01 o Thủ quỹ- văn thư: 01 o Bảo vệ : 01 o Nhân viên phục vụ: 01 o Ban Giám Hiệu : 2 Tổng số lớp: 05, với tổng số cháu là 153 cháu. Trong đó: - 03 lớp lá : 87 cháu ( dạy chương trình đổi mới). -01 lớp chồi: 38 cháu(dạy chương trình đổi mới). - 01 lớp mầm: 32 cháu(dạy chương trình đổi mới). Trình độ giáo viên không đồng đều. Trong 10 giáo viên có: - 9+3: 03 Giáo viên. -12+2: 03 Giáo viên -Cao Đẳng sư phạm mầm non:04.( trong đó có 02 là CĐTH : 01 đang bồi dưỡng chuyên môn mầm non 12+2, còn 01 chưa qua bồi dưỡng). Trong quá trình thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục 5-6 tuổi, đã có những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: - Mỗi lớp bố trí đủ 02 giáo viên.(3 lớp có 06 giáo viên .) - Ban giám hiệu và giáo viên đều được đào tạo qua sư phạm Mầm non. Có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. - Trường luôn được sự quan tâm của lãnh đạo Phòng giáo dục Dầu tiếng, Sở giáo dục và Đào tạo Bình Dương. - BGH và giáo viên được học tập bồi dưỡng chuyên môn hè do Phòng giáo dục tổ chức cũng như tham gia thao giảng-dự giờ các hoạt động theo hướng đổi mới vòng cụm do ngành học mầm non Huyện nhà tổ chức vào từng năm học. b.Khó khăn Trường Mẫu Giáo Thanh An 3 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi - Cơ sở vật chất còn hạn chế do phòng học hẹp. -Trong quá trình dạy chương trình đổi mới hình thức giáo dục trẻ 5 tuổi,giáo viên vẫn còn quen với hình thức, phương pháp cũ, chưa linh hoạt, nhạy bén trong khi lên tiết dẫn đến quá trình dạy khập khểnh. -Hình thức tổ chức hoạt động còn gò bó , áp đặt trẻ, giáo viên chưa kích thích trẻ hoạt động theo hướng tích cực sáng tạo. -Còn một số giáo viên chưa áp dụng hình thức Tích hợp nhẹ nhàng linh hoạt dẫn đến tình trạng “cộng” các môn học lại với nhau. 2. Tình hình thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi tại trường trong thời gian qua: Theo hướng dẫn chỉ đạo chung của ngành học Mầm non về việc thực hiện chương trình giảng dạy cháu 05 tuổi, trường đã chỉ đạo cho 03 lớp Lá dạy theo cấu trúc nội dung giáo dục thành các chủ điểm ,tiến hành trong 35 tuần , số tuần dạy cho từng chủ điểm được thực hiện như sau: 1. Trường,lớp Mầm non 03 tuần 2. Bản thân 03 tuần 3. Gia đình 03 tuần 4. Phương tiện giao thông 03 tuần 5. Một số ngành nghề 05 tuần 6. Hiện tượng thiên nhiên, tết và mùa xuân 04 tuần 7. Thế giới thực vật 04 tuần 8. Thế giới động vật 04 tuần 9. Quê hương- Thủ đô – Bác hồ 04 tuần 10. Trường Tiểu học 02 tuần. Trong quá trình thực hiện giáo viên phải tận dụng những tình huống mang ý nghĩa về chủ điểm và biết thực hiện nội dung dạy theo lịch sinh hoạt thời gian biểu trong ngày đảm bảo và liên tục theo từng nội dung cho phù hợp. Trong suốt quá trình chỉ đạo hướng dẫn giáo viên giảng dạy và được đánh giá qua các đợt kiểm tra, dự giờ, thăm lớp cho thấy trình độ giáo viên không đồng đều, nên trong quá trình phối hợp giảng dạy của 02 cô cùng lớp có cách nghĩ cách làm khác nhau, có lúc chưa thống nhất được quan điểm thực hiện cho từng chủ điểm dạy. Trường Mẫu Giáo Thanh An 4 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi Ví dụ: Cùng một lớp lá 2 khi cô A lên tiết hoạt động chung trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo; nhưng với cô B thì ngược lại. Nên khi đánh giá tiết dạy cũng khác nhau. Kiến thức bổ trợ cho chủ đề thiếu nhiều, xử lý các tình huống trong quá trình dạy còn lúng túng. Giáo viên dạy còn phụ thuộc nhiều vào tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình một cách cứng nhắc, rập khuôn thiếu sự sáng tạo. Nhiều giáo viên chưa hiểu rõ phương pháp dạy theo hướng tích hợp nên thường dạy ghép các kiến thức vào với nhau. Ví dụ: khi dạy môn Làm quen với toán thì các cô ghép với Môi trường xung quanh-Âm nhạc-Tạo hình. Câu hỏi mà giáo viên đặt ra cho trẻ đàm thoại chưa mang tính gợi mở nhằm phát triển tính sáng tạo tích cực của trẻ, giáo viên còn sử dụng câu hỏi “đóng’ như lúc trước. Khi đánh giá, nhận xét tiết dạy giáo viên còn chú trọng đến kết quả mà chưa chú ý đến quá trình hoạt động của trẻ. II- BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC Qua thực trạng thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 05 tuổi ,bản thân tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp,kế hoạch rõ ràng nhằm tháo gỡ những khó khăn đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng đổi mới để phù hợp với tình hình hiện nay như sau: 1.Xây dựng kế hoạch chỉ đạo. Đầu năm học, khi Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học, trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, tôi bắt đầu xây dựng kế hoạch chuyên môn. Từ đó có kế hoạch triển khai,và theo dõi quá trình thực hiện để nâng cao chất lượng các giờ hoạt động trong ngày theo từng chủ đề chủ điểm. Trong cuộc họp chuyên môn đầu năm, tôi cùng giáo viên đánh giá những ưu -khuyết điểm trong năm học trước.Tôi lắng nghe và cùng phân tích những thuận lợi và bất cập khi thực hiện các hoạt động qua đó đề ra những biện pháp cần thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế của từng lớp. Bên cạnh đó, nhằm tiến tới tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, tôi khuyến khích vận động giáo viên đăng ký thi đua, chỉ tiêu phấn đấu trong Trường Mẫu Giáo Thanh An 5 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi năm nhằm giúp các cô có hướng thực hiện tốt chương trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Nhất là giáo viên các lớp Lá phải có tinh thần trách nhiệm cao hơn đối với các cháu ,vì đây là năm quan trọng nhằm tạo tiền đề cho các cháu bước vào lớp 1. - Chỉ tiêu phấn đấu: +Học sinh: nhận thức: 9095% TC-XH: 9095% Thẩm Mỹ: 9095% Ngôn ngữ: 9498% Thể chất: 9498% Bé ngoan: 9095% Chuyên cần: 95% Lễ giáo: 100%. + Giáo viên: 100% giáo viên hoàn thành hồ sơ chuyên môn. 100% giáo viên đạt lao động giỏi. 50% đạt giáo viên giỏi cấp cơ sở. 2.Nâng cao nhận thức của giáo viên. 2.1 Nâng cao nhận thức về mặt lý thuyết Để giúp giáo viên nắm vững lý thuyết tổ chức các hoạt động theo hình thức đổi mới, trang bị cho giáo viên về cơ sở lý luận. Tôi cho giáo viên tham khảo lại: Tài tiệu “ Bồi dưỡng chuyên môn” hè 2008. - Đặc san chuyên đề: Giáo dục mầm non. - Sách hướng dẫn chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi( theo nội dung đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục) của Bộ giáo dục và đào tạo. - Sách tham khảo gợi ý hướng dẫn các hoạt động theo 05 mặt: Nhận thức-tình cảm,Xã hội-Ngôn ngữ-Thẩm mỹ-Thể chất do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành -Ngoài ra tôi còn truy cập vào webside của Vụ giáo dục mầm non để giáo viên tham khảo các hình thức trang trí lớp theo chủ đề, chủ điểm. Tham khảo về cách tổ chức hình thức theo hướng đổi mới các hoạt động -Hàng tháng lên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên,đặc biệt chú trọng đến giáo viên khối Lá qua việc dự giờ đột xuất,dự giờ theo lịch. Trường Mẫu Giáo Thanh An 6 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi -Bồi dưỡng giáo viên qua duyệt, kiểm tra giáo án để góp ý những tồn tại trong phương pháp soạn giảng, giúp giáo viên thực hiện soạn đầu tư cho từng tiết ,từng hoạt động tốt hơn. Với các nội dung trên,tôi thường tổ chức trao đổi, bồi dưỡng giáo viên trong sinh hoạt chuyên môn vào ngày thứ năm (2 lần/01 tháng) kèm theo các vấn đề:cơ sở sinh lý,tâm lý phát triển trẻ em, cơ sở giáo dục học theo các quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non, cách xây dựng mạng chủ đề, thực hiện chủ đề. Hiểu biết một số khái niệm, phương pháp tổ chức hoạt động chung, hoạt động vui chơi, các hoạt động khác Việc làm này nhằm nâng cao sự hiểu biết của giáo viên về hiệu quả khi tổ chức các hoạt động trong ngày, đồng thời nắm được phương pháp, hình thức tổ chức 01 cách rõ ràng theo từng hoạt động, từng chủ đề cụ thể, có sự chuẩn bị chu đáo trước giờ hoạt động , biết cách khơi gợi tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động. 2.2 Nâng cao nhận thức về mặt thực hành Bên cạnh việc trang bị cho giáo viên về mặt lý thuyết, tôi tạo điều kiện nâng cao tay nghề về mặt thực hành bằng các hình thức sau: • Tổ chức dự giờ lẫn nhau : Để đánh giá mức độ hiểu biết của giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên thấy được những hạn chế trong cách tổ chức cho trẻ hoạt động, tìm ra những nguyên nhân nào đã làm cho các giờ hoạt động đạt kết quả chưa cao. Tôi cho giáo viên dự giờ lẫn nhau để qua đó giáo viên thấy được giữa lý thuyết và thực hành còn những mặt hạn chế nào, bản thân rút ra kinh nghiệm gì, nội dung nào cần bổ sung sửa đổi • Học tập rút kinh nghiệm: Sau khi rút kinh nghiệm dự giờ lẫn nhau, kết hợp với các tiết thao giảng cụm do Phòng gáo dục huyện tổ chức, sau khi tham khảo ý kiến của Hiệu trưởng cũng như cán bộ mầm non PGD tôi xây dựng các hoạt động như: PTNN,HĐVC để giáo viên nắm vững thêm phần thực hành so với lý thuyết đã nhận thức. Để tổ chức cho các giờ hoạt động hoàn chỉnh tôi đã tiến hành như sau: - Hướng dẫn giáo viên cách quan sát các giờ hoạt động để đưa ra nhận xét. Trường Mẫu Giáo Thanh An 7 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi -Xác định rõ nhiệm vụ cần giải quyết sau khi quan sát để thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động. - Lựa chọn phương tiện hình thức để giải quyết các nhiệm vụ. -Soạn kế hoạch hoạt động cụ thể theo từng nội dung, tích hợp được đan cài rõ ràng,logic. -Tổ chức thực hành các giờ hoạt động theo kế hoạch đã soạn cho tất cả giáo viên dự giờ. Bên cạnh đó phối hợp với Hiệu trưởng phân công, vận động giáo viên khối Lá được dự giờ các tiết hoạt động ở các trường bạn tổ chức theo hình thức đổi mới nhằm học tập và rút kinh nghiệm lẫn nhau. Tổ chức triển khai các chuyên đề trong năm như: LQCV,Tạo hình,HĐVC , thao giảng theo chủ điểm để giáo viên đăng ký và tham gia. Chỉ đạo giáo viên khá dự giờ giáo viên giỏi để học tập rút kinh nghiệmlẫn nhau. 3.Chỉ đạo thực hiện chương trình. Đầu năm học, căn cứ vào chương trình của Phòng giáo dục huyện đồng thời căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, tôi đã theo hướng gợi ý đồng thời dựa vào đặc điểm của trường để xây dựng chương trình . Trước khi chỉ đạo tôi nghiên cứu kỹ tài liệu, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục từng bộ môn, cách tích hợp,lồng ghép đan cài các hoạt động của trẻ, trong đó chơi là hoạt động chủ đạo, cùng với những gì trong thực tế giúp giáo viên thực hiện tốt chương trình. -Bước đầu,tôi xây dựng Lịch sinh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế của trường, do trước kia trường tổ chức ăn 02 bữa chính 02 bữa phụ. Nhưng qua tình hình thực tế cho thấy thời gian biểu còn hạn hẹp, giáo viên chưa phân bố được thời gian để có thể ứng dụng vào thực hiện chương trình đổi mới nên kết quả đạt được chưa cao. Vì vậy, thực hiện theo gợi ý của Lãnh đạo cấp trên tôi đã xây dựng Lịch sinh hoạt theo chế độ 02 bữa chính 01 bữa phụ nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ như sau: TT NỘI DUNG THỜI GIAN 1 Đón trẻ 30 phút 2 thể dục sáng-điểm danh 15 phùt 3 Vệ sinh- ăn sáng 35 phút Trường Mẫu Giáo Thanh An 8 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi 4 Hoạt động ngoài trời 40 phút 5 Vệ sinh cá nhân 10 phút 6 Hoạt động chung có mục đích học tập 30 phút 7 Giờ chơi ngắn 5 phút 8 Hoạt động vui chơi 60 phút 9 Vệ sinh- chuẩn bị ăn trưa 20 phút 10 Ăn trưa 45 phút 11 Vệ sinh- Chuẩn bị ngủ 15 phút 12 Ngủ trưa 155 phút 13 Vệ sinh- Vận động nhẹ 30 phút 14 Ăn xế 30 phút 15 Sinh hoạt chiều 60 phút 16 Vệ sinh- Nêu gương- trả trẻ 30 phút -Tiếp theo, tôi xây dựng kế hoạch thực hiện chủ điểm, chủ đề theo đặc điểm tình hình chung của các lớp. Theo đó giáo viên xây dựng chủ đề cụ thể phù hợp với tình hình riêng của lớp mình nhưng phải đảm bảo yêu cầu chung của chủ điểm trong kế hoạch đã xây dựng chỉ đạo. Kế hoạch cần rõ ràng cụ thể với các nội dung sau: 3.1 Xây dựng mạng chủ đề: Để có thể cung cấp cho trẻ những chủ đề phù hợp, trong quá trình thiết kế cần thực hiện các bước sau: - Bước 01: chọn chủ đề Khi tiến hành chọn chủ đề để dạy phải chú ý đến 02 câu hỏi cần đặt ra: + Chúng ta muốn trẻ biết gì khi làm quen với chủ đề này. +Chúng ta muốn trẻ làm gì và làm như thế nào để hiểu nội dung đó? Ví dụ: với chủ đề Thế giới động vật thì giáo viên phải xác định được trẻ cần biết được các loại động vật sống tong rừng,dưới nước,động vật nuôi trong gia đình, đặc điểm riêng rõ nét của các con vật mà cháu biết. Thông qua trao đổi, cháu biết thể hiện những gì cháu thích về các con vật như cháu vẽ các con vật, cháu chơi tạo dáng con vật -Bước 02: Xây dựng mạng nội dung. Sau khi chọn chủ đề, giáo viên phải tiến hành trò chuyện với trẻ trong lớp. Khuyến khích chúng đưa ra ý tưởng, các mong muốn khám phá Trường Mẫu Giáo Thanh An 9 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi tìm hiểu về chủ đề rồi giáo viên tổng hợp lại các ý tưởng của trẻ để xây dựng nên mạng nội dung với những nội dung mà trẻ sẽ được học. -Bước 03: Xác định các mục tiêu của từng chủ đề. Cho các giáo viên trong khối Lá cùng nhau bàn bạc xác định các mục tiêu chung cho chủ đề nhằm góp phần phát triển cho trẻ về các mặt: thể lực,ngôn ngữ, nhận thức ,tình cảm-xã hội , thẩm mỹ và các mục tiêu về kiến thức kỹ năng cần dạy. - Bước 4: Xây dựng mạng hoạt động. Tổ chức cho trẻ trải nghiệm các hình thức đặc trưng qua các hoạt động trong ngày theo một trình tự nhất định: từ hoạt động đón trẻ- hoạt động ngoài trời- Hoạt động chung-Hoạt động vui chơi- Hoạt động vệ sinh ăn trưa-ngủ trưa- Hoạt động vệ sinh, ăn xế- Hoạt động chiều-trả trẻ. -Bước 05: Lên kế hoạch hàng tuần ,hàng ngày. Đây là bước mà giáo viên phải chuẩn bị cho việc giảng dạy từng tuần, từng ngày theo chủ điểm đã lên: chuẩn bị về phương tiện,học liệu,đồ dùng dạy học, soạn giảng cần thiết cho trẻ hoạt động và khám phá chủ đề. - Bước 06: Đánh giá: Sau mỗi ngày học, tuần học giáo viên có sự đánh giá qua sản phẩm trẻ đạt được qua những câu hỏi của cô để ghi vào sổ nhật ký của giáo viên nhằm giúp giáo viên nhận ra ngay những vấn đề và kịp thời điều chỉnh về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học hoặc môi trường Giáo dục. *Có kiểm tra đánh giá giáo viên thực hiện đúng, thực hiện đủ và có sáng tạo về nội dung chương trình giáo dục, để trẻ hứng thú tham gia hoạt động tích cực, nhằm khai thác hết khả năng hiểu biết của trẻ. 3.2 Xây dựng môi trường học tập Môi trường giáo dục là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với nhà trường, vì vậy trường cần phải đảm bảo một môi trường giáo dục cho trẻ hợp lý. Tôi chỉ đạo cho các lớp sắp xếp các hoạt động cho phù hợp chủ điểm, tạo cho trẻ hứng thú,tò mò,thích khám phá. Ví dụ:Với chủ điểm một số nghề thì: -Góc phân vai sắp xếp những tranh ảnh, đồ chơi để cháu thực hiện phân vai bác sĩ,cô giáo Trường Mẫu Giáo Thanh An 10 [...]... tác giáo dục cần có nhận thức sâu sắc về vai trò vị trí của ngành,nhất là ngành Mầm non, Trường Mẫu Giáo Thanh An 22 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi ngành học đặt cơ sở nền móng đầu tiên cho quá trình giáo dục con người, xác định rõ nhiệm vụ giáo dục cháu theo hướng đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 05 tuổi Với kết quả đạt được qua việc thực hiện nâng cao. .. chương trình đổi mới hình thức giáo dục trẻ 5- 6 tuổi trong toàn trường Tóm lại kiểm tra, đánh giá có tầm quan trọng rất lớn : tạo cho giáo viên có thói quen tổ chức tốt các giờ hoạt động, tìm ra những biện pháp thực hiện một cách sáng tạo, việc kiểm tra- đánh giá giúp tôi kịp thời phát Trường Mẫu Giáo Thanh An 19 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi hiện những tồn... dụng của việc dạy đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi như thế nào Tôi thông báo với phụ huynh về thời gian biểu của lớp, tuyên truyền nội dung giảng dạy đến phụ huynh, mời phụ huynh tham quan lớp, dự giờ một số tiết dạy, tham quan triển lãm đồ dùng để phụ huynh hiểu rõ những Trường Mẫu Giáo Thanh An 18 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi khó khăn hạn... sách -Góc Thiên nhiên *Giáo viên khi tổ chức hoạt động chung cho trẻ phải theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm,đáp ứng nhu cầu và phù hợp với khả năng cá nhân trẻ, các đồ dùng dạy học của cô và đồ dùng đồ chơi nguyên liệu của trẻ phải nhằm kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của trẻ Trường Mẫu Giáo Thanh An 15 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi Trẻ tham gia trò chơi... đề ,giáo viên phải biết sữ dụng phương pháp phát huy tích cực của trẻ bằng hoạt động tư duy và vận động các cơ bắp của trẻ Hoạt động chung và hoạt động vui chơi trong một ngày học,01 tuần học phải dạy cùng một chủ điểm và phải có sự tổng hợp, đan xen kiến thức Trường Mẫu Giáo Thanh An 12 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi Trường Mẫu Giáo Thanh An 13 Biện pháp nâng. .. chất, tình cảm ,quan hệ xã hội PHẦN III-KẾT LUẬN INhững bài học kinh nghiệm: Trường Mẫu Giáo Thanh An 21 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi Là một Hiệu phó chuyên môn cần có nhận thức rõ ràng về mục đích,ý nghĩa,nhiệm vụ trong việc tiếp cận phương pháp dạy đổi mới Phải năng động sáng tạo ,tổ chức chỉ đạo một cách khoa học,khéo léo,tế nhị và hiệu quả Xây dựng tổ. .. nghiệm trong việc dạy chương trình đổi mới hình thức giáo dục trẻ 5 tuổi Trường Mẫu Giáo Thanh An 11 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi Tôi trực tiếp hướng dẫn ,theo dõi việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của lớp điểm ,giúp 02 cô lớp điểm thống nhất phương pháp của từng bài dạy rõ ràng,đúng mục đích Tập trung bồi dưỡng cho giáo viên lớp Lá cách dạy tích hợp các môn... các bộ đồ chơi lắp ghép ,đồ chơi xây dựng, đồ chơi học tập Trường Mẫu Giáo Thanh An 17 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi Trẻ đang chơi đồ chơi lắp ghép - Tổ chức cho giáo viên tự làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho từng chủ đề-chủ điểm theo dạng “mở”, khuyến khích vận động giáo viên bằng hình thức thi đua sưu tầm nguồn nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên của địa... cũng được nhẹ nhàng hơn - Đối với giáo viên: Trường Mẫu Giáo Thanh An 20 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi + Giáo viên có bước chuyển biến đáng kể trong phần nhận thức và tổ chức tốt hơn qua phần thực hành + Bản thân giáo viên cảm thấy hào hứng dạy theo nội dung tích hợp, không còn nhàm chán trong quá trình lên tiết( mặc dù giáo viên phải đầu tư suy nghĩ nhiều... góp ý xây dựng giáo viên làm tốt nhiệm vụ, tạo không khí thi đua trong sự phấn đấu học hỏi,sáng tạo, tích luỹ nhiểu kinh nghiệm trong việc dạy học theo hướng tích hợp, đổi mới hình thức tổ chức giáo dục III- KẾT QUẢ THỰC HIỆN Từ thực trạng ban đầu qua biện pháp nâng cao chất lượng, tôi nhận thấy nhận thức giáo viên được nâng lên, có ý thức tự giác trong việc thực hiện chương trình đổi mới, biết vận . thức. Trường Mẫu Giáo Thanh An 12 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi Trường Mẫu Giáo Thanh An 13 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ. trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 05 tuổi. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: Biện pháp nâng cao chất lượng đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi góp phần thực hiện tốt phương pháp. trong việc dạy chương trình đổi mới hình thức giáo dục trẻ 5 tuổi. Trường Mẫu Giáo Thanh An 11 Biện pháp nâng cao chất lượng Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi Tôi trực tiếp hướng

Ngày đăng: 13/08/2015, 10:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w