Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
630,5 KB
Nội dung
Tiểu luận môn đổi mới phương pháp dạy học toán ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN I./ LỜI MỞ ĐẦU Trong phương pháp dạy học cổ truyền, vấn đề học tập chỉ là việc truyền lại những kinh nghiệm và hiểu biết của lớp người đi trước cho thế hệ sau. Hình thức học này, người dạy đóng vai trò chính trong quá trình truyền đạt kiến thức, còn người học chỉ giữa vai trò là người lĩnh hội kiến thức. Một thời gian dài, vấn đề sáng tạo đã bị lãng quên. Mãi đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX mới có bước ngoặc rõ rệt trong thái độ của các nhà khoa học nói chung và của các nhà tâm lí nói riêng với vấn đề sáng tạo. Guilford ( 1967 ) đã nhận xét rằng: “ Không có một hiện tượng tâm lí nào đã bị coi thường trong suốt một thời gian dài và đồng thời được quan tâm trở lại một cách bất ngờ và đặc biệt là hiện tượng sáng tạo ”. Cùng với phát triển một cách mạnh mẽ xã hội và nền Khoa học đã đạt đến đỉnh cao thì việc học tập không chỉ là việc tiếp thu kiến thức một cách thuần túy như trước nữa, người học cần phải tìm tòi và kết hợp với sự hướng dẫn của người dạy để tự mình lĩnh hội tri thức. chính vì thế, việc đổi mới phương pháp học tập là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách. Chính tầm quan trọng đó mà trong luật giáo dục ( 1994 ) điều 24 có quy định “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo cho học sinh ”. Đồng thời tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra cho ngành Giáo dục nhiệm vụ: “ Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học ”. “ Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở nhằm hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh ”. Cho nên người dạy cần phải biết vận dụng các biệt pháp sư phạm nhằm phát triển tư duy và tư duy sáng tạo cho học -Trang1 - Tiểu luận môn đổi mới phương pháp dạy học toán sinh. Ngoài việc nắm được các phương pháp giáo viên phải thể hiện một cách sáng tạo các biện pháp trên giáo án. Để đánh giá được kết quả của quá trình giáo dục thì giáo viên phải biết kiểm tra đánh giá một cách khách quan để cho chính bản thân người học thể hiện đúng thực lực và vốn kiến thức đã được linh hội thì cần phải có hệ thống câu hỏi cho bộ đề thi trắc nghiệm là một việc làm cần thiết. không những đã biết được kết quả của quá trình học sinh thế là đủ mà giáo viên cần phải tìm các vấn đề sai lầm của học sinh để giúp đỡ các em tránh những sai làm không nên gặp. Việc làm ấy thể hiện lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo đồng thời cũng là tâm gương cho các em học theo bởi vì mục tiêu giáo dục hiện nay là đạo tạo con người mới có đủ đức, đủ tài, có phẩm chất tốt để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước, thực hiện công cuộc hiện đại hóa đất nước đưa đất nước đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. II./ NỘI DUNG: PHẦN I: CÁC BIỆN PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH. Dạy học sáng tạo là cái đích phải đạt được của nền giáo dục thế kỉ thức XXI. Từ đó, nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh. Hoạt động sáng tạo được xem là tiền đề của sức khỏe trí tuệ, phát huy tư duy sáng tạo của học sinh là lĩnh vực vừa rộng, vừa khó khăn. Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông mới ở gia đoạn đầu, giai đoạn tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Dạy học sáng tạo còn là vấn đề mở, quá trình tích lũy lí thuyết và kinh nghiệm cần tiến hành thường xuyên và lâu dài.Mặc dầu cho đến nay các nhà khoa học chưa có cách hiểu thống nhất về sáng tạo nhưng đều cho rằng “ Mọi người đều có tiềm năng sáng tạo nhưng mức độ sáng tạo rất khác -Trang2 - Tiểu luận môn đổi mới phương pháp dạy học toán nhau và có thể bồi dưỡng trí sáng tạo được; giáo dục là khơi dậy tiềm năng sáng tạo ”. Để thực hiện được đổi mới phương pháp giáo dục, nhà giáo cần nắm được phương pháp sư phạm nhằm phát triển tư duy và tư duy sáng tao cho học sinh. Là giáo viên phải biết và trả được hệ thống câu hỏi: Thế nào là tư duy? Quát trình tư duy diễn ra như thế? Sáng tạo là gì? Quát trình của sáng tạo? khái niệm của tư duy sáng tạo ra sao? Nguyên tắc xây dựng và các biện pháp của tư duy sáng tạo? Thật vậy: A./ TƯ DUY: Tư duy nói chung là quá trình nhận thức, phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng. Theo từ điển tiếng việt ( 1998 ). Tư duy là “ Giai đoạn cao nhất của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, phán đoán và suy lí”. Ở mức độ nhận thức cảm tính, con người chỉ phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể, bề ngoài, các mối quan hệ về mặt không gian, thời gian và trạng thái vận động của sự vật, hiện tượng, phản ánh trực tiếp bằng giác quan những cái đạng tác động. Nảy sinh trên cơ sở cảm tính và vượt qua giới hạn nhận thức cảm tính, tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật, hiện tượng, mhững điều mà con người chưa biết, cần tìm tòi và giải quyết. Con người chủ yếu dùng ngôn ngữ để nhận thức vấn đề, để tiến hành các thao tác trí tuệ và biểu đạt kết quả của tư duy. Chính vì thế, tư duy mang các tính chất: Tính khái quát, Tính gián tiếp, Tính trừu tượng. sản phẩm của tư duy là những khái niệm, phám đoán, suy luân để diển đạt bằng những từ, ngữ, câu, …, kí hiệu và công thức. -Trang3 - Tiểu luận môn đổi mới phương pháp dạy học toán Tư duy là một hoạt động trí tuệ với quá trình gồm 4 bước cơ bản: Bước 1: Xác định được vấn đề, biểu đật nó thành nhiệm vụ tư duy. Nói cách khác là tìm được câu hỏi cần giải đáp. Bước 2: Huy động trí tuệ, vốn kinh nghiệm, liên tưởng, hình thành giả thuyết và cách giải quyết vần đề, cách trả lời câu hỏi. Bước 3: Xác minh giả thuyết trong thực tiển. Nếu giả thuyết đúng thì qua các bước sau, nếu giả thuyết không phù hợp thì phủ định nó và hình thành giả thuyết mới. Bước 4: Quyết định, đánh giá kết quả, đưa vào sử dụng. Theo K.K.Platônôp thì sơ đồ của quá trình tư duy như sau: Nhận thức vấn đề Câu hỏi Xuất hiện các liên tưởng Giả thuyết Sàng lộc liên tưởng và hình thành giả thuyết Xác minh Kiểm tra giả thuyết Khẳng định Phủ định Quyết định Chính xác hóa Tìm giả thuyết mới Giải quyết vấn đề Hành động tư duy mới -Trang4 - Tiểu luận môn đổi mới phương pháp dạy học toán Quá trình tư duy được diễn ra bằng cách chủ thể tiến hành các thao tác trí tuệ. Các thao tác trí tuệ cơ bản là: Phân tích, tổng hợp → So sánh → Trừu tượng hóa và khái quá hóa → Cụ thể hóa, đặc biệt hóa → Tưởng tượng → Suy luận → Chứng minh B./ SÁNG TẠO: Theo bách khoa toàn thư: “ Sáng tạo là hoạt động của con người trên cơ sở các quy luật khác quan của thực tiển, nhằm biến đổi thế giới tự nhiên, xã hội phù hợp với mục đích và nhu cầu của của con người. sáng tạo là hoạt động có tinh đặc trưng không lập lại, tính độc đáo và duy nhất ” Theo R.L.Solsor: “ Sự sáng tạo là mội hoạt động nhận thức đem lại một cách nhìn nhận hay giải quyết mới mẻ đối với một vấn đề hay một tình huống ”. Theo Henry – Glitman: “ Sáng tạo là năng lực tạo ra những giải pháp mới hoặc duy nhất cho một vấn đề thực tiển và hữu ích.” Theo Nguyễn Cảnh Toàn: “ Người có óc sáng tạo là người có kinh nghiệm về phát hiện và giải quyết vấn đề đặc ra.” Theo từ điển tiếng việt: “ Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần. Hay Sáng tạo là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có.” Qua các khái niệm về sáng tạo ta có thể nói gọn : “ Sáng tạo là tìm ra cái mới, có ích, độc đáo.” Quá trình sáng tạo trải qua 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị cho công việc ý thức: Là hình thành vấn đề đang giải quyết và giải quyết bằng các cách khác nhau. Ở giai đoạn này có vai -Trang5 - Tiểu luận môn đổi mới phương pháp dạy học toán trò là huy động các thông tinh hữu ít còn tìm ẩn để có thể cho lời giải cần tìm. Cùng với các yếu tố suy luận và trực giác tồn tại và bổ xung cho nhau. Giai đoạn 2: Giai đoạn ấp ủ: Được bất đầu kho công việc có ý thức bất đầu ngừng lại. công việc tiếp diễn là các hoạt động của tiềm thức. Giai đoạn 3: Giai đoạn bừng sáng: Giai đoạn 2 kéo dài đến giai đoạn bừng sáng trực giác là một bước nhảy vọt về chất trong tiến trình nhận thức. đây là giai đoạn quyết định cho quá trình tìm kiếm lời giải. Sự bừng sáng trực giác này thường xuất hiện đột nhiên không biết trước được và có khi nó xuất hiện sau khi đã có sự dự cảm sẻ biết được kết quả. Giai đoạn 4: Giai đoạn kiểm chứng: Giai đoạn này cần phải triển khai lập luận chứng minh lôgíc và kiểm tra lời giải nhận được từ trực giác. Giai đoạn này là cần thiết vì tri thức nhận được bằng trực giác chưa chắc chắn vì nó có thể đánh lừa việc tìm kết quả. Sáng tạo là hoạt động đa dạng và phong phú của con người cho nên ta có thể phân sáng tạo ra thành 2 cấp độ : + Cấp độ một: Là hoạt động cải tạo, cải tiến, đổi mới, năng cao những cái đã có lên một trình độ cao hơn. + Cấp độ hai: Là hoạt động tạp ra cái mới về chất. C./ TƯ DUY SÁNG TẠO: 1./ Các quan điểm về tư duy sáng tạo: Theo G.Mehlhorn cho rằng: “Tư duy sáng tạo là hạt nhân của sự sáng tạo cá nhân đồng thời là mục tiêu cơ bản của giáo dục ”. Theo J.Danton: “ Tư duy sáng tạo là năng lực tìm thấy những ý nghĩa mới, những mối quan hệ mới, là năng lực chứa đựng sự khái quát, sự phát minh, sự đổi mới, trí tưởng tượng …”. -Trang6 - Tiểu luận môn đổi mới phương pháp dạy học toán Theo George Polya : “ Có thể gọi là tư duy có hiệu quả nếu dẫn đến lời giải bài tập cụ thể nào đó. Có thể coi là sáng tạo nếu tư duy đó tạo ra những tư liệu, phương tiện để giải bài tập ”. Tư các khái niệm về tư duy sáng tạo ta có thể hiểu đó là sự kết hợp ở đỉnh cao, hoàn thiện nhất của tư duy tích cực và tư duy độc lập, tạo ra cái mới có tính giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và chất lượng. Tư duy sáng tạo được thể hiện qua 5 tính chất cơ bản: + Tính mềm dẻo. + Tính nhuần nhuyễn. + Tính độc đáo. + Tính hoàn thiện. + Tính nhạy cảm vấn đề. Những biểu hiện đặc trưng của tư duy sáng tạo. Đặc trưng 1: Thực hiện độc đáo việc di chuyển các tri thức kĩ năng, kĩ xảo sang tình huống mới hoặc gần hoặc xa, bên trong hây bên ngoài hay giữa các hệ thống kiến thức. Đặc trưng 2: Nhìn thấy những nội dung mới trong tình huống bình thường. Đặc trưng 3: Nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết. Đặc trưng 4: Độc lập kết hợp các phương thức hoạt động đã biết tạo thành cái mới. Đặc trưng 5: Nhìn thấy cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu. Đặc trưng 6: Nhìn thấy mọi cách giải quyết có thể có, tiến trình giải theo từng cách và lựa chọn cách giải quyết tốt ưu. -Trang7 - Tiểu luận môn đổi mới phương pháp dạy học toán Đặc trưng 7: Xây dựng phương pháp mới về nguyên tắc, khác với các nguyên tắc quen thuộc đã biết. Vai trò của tư duy biện chứng trong tư duy sáng tạo: trong việc phát hiện định hướng cho việc giải quyết vấn đề thì tư duy biện chứng đóng vai trò sáng tạo nhưng khi đã có phương án giải quyết thì tư duy lôgic đóng vai trò chính. Do vậy tư duy biện chứng đóng vai trò quyết định trong sáng tạo ra vấn đề mới. 2./ Các biện pháp của tư duy sáng tạo: Muốn dạy học sáng tạo môn toán ở THCS giáo viên cần phải nắm được các biện pháp thường xuyên thực hiện và rút kinh nghiệm, bổ sung, chi tiết hóa biện pháp thích ứng với từng loại đối tượng học sinh. 2. 1./ Cơ sở khoa học của các biện pháp sư phạm: 2.1.1./ Cơ sở triết học: Toán học có nguồn góc từ tập thể. Bảo đảm tính thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiển là con đường biện chứng của nhận thức chân lí, của nhận thức thực tại khách quan ”.( Trích bút kí triết học của V.I.Lênin) 2.1.2./ Cơ sở tâm lí học: Học sinh THCS thuộc lứa tuổi từ 11 đến 15, là giao đoạn chuyển tiếp từ thơ ấu lên trưởng thành, mang tính trẻ con, nhưng muốn làm người lớn. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh theo các đặc điểm của lứa tuổi. Về động cơ học tập: Hoạt động học tập được xem như là để thỏa mãn nhu cầu nhận thức. -Trang8 - Tiểu luận môn đổi mới phương pháp dạy học toán Về khả năng chú ý: Tổ chức các hoạt động hợp lí, không có thời gian nhàn rỗi để chú ý bị phân tán, mà chính những giờ học có nội dung đòi hỏi phải hoạt động nhận thức tích cực có những hoạt động học tập thôi thúc đòi hỏi hào hứng mới thu hút được sự chú ý. Về khả năng ghi nhớ: Dự trên sự so sánh, phân loại, hệ thống hóa, tốc độ tốc độ và khối lượng kiến thức ghi nhớ tăng lên, có huynh hướng diễn đạt kiến thức theo sự hiểu biết của mình. Về tư duy: Tư duy trừu tượng khái quát ngày càng phát triển, tuy rằng tư duy hình tượng – cụ thể vẫn giữ vai trò quan trọng. Về quan hệ giao tiếp: Ở lứa tuổi này học sinh nẩy sinh cảm giác về sự trưởng thành và nhu cầu được thừa nhận là người lớn. Tóm lại: Đặc điểm sinh lí của học sinh THCS có những yếu tố thuận lợi cho các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của học sinh mà giáo viên cần phải khai thác. Nhưng cúng có những yếu tố bất lợi mà giáo viên cần phải nắm vững và chủ động phòng tránh. 2.2./ Nguyên tắc xây dựng biện pháp sư phạm: Nguyên tắc 1: Phải xuất phát từ cơ sở khoa học về việc hình thành và rèn luyện tư duy sáng tạo. tương thích với nội dung chương trình và SGK toán THCS. Nguyên tắc 2: Phải đảm bảo phù hợp với cấu trúc lôgic của nội dung, phương pháp, kết hợp các lí thuyết dạy học truyền thống và hiện đại để rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh. Nguyên tắc 3: Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của thầy và vai trò chủ động của trò. 2.3./ Biện pháp sư phạm: -Trang9 - Tiểu luận môn đổi mới phương pháp dạy học toán Biện pháp 1: Tập cho học sinh thói quen dự đoán, mò mẫm, phân tích, tổng hợp. a./ Cơ sở của biện pháp: Thể hiện rõ nét con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí vận dụng trong môn toán. Theo Lênin: “ Thực tiển cao hơn nhận thức, bởi vì nó không những có ưu điểm là tính phổ biến mà còn có ưu điểm là tính thực hiện trực tiếp ”. Như Nguyễn Cảnh Toàn đã viết: “ Đừng nghĩ rằng “mò mẫm” thì có gì là “sáng tạo”, nhiều nhà khoa học lớn phải dùng đến nó. Không dạy “mò mẫm” thì người thông minh nhiều khi phải bó tay chỉ vì không nghĩ đến hoặc không biết “mò mẫm”” b./ Nội dung biện pháp: Từ trực quan, hình tượng cụ thể mò mẫm nêu dự đoán rồi dùng các phương pháp tương thích phân tích, tổng hợp để kiểm tra lại tính đúng đắn của dự đoán đó. c./ Yêu cầu khi vận dụng biện pháp: Học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản ( khái niệm, định nghĩa, định lí, công thức, suy luận lôgíc ) Biện pháp 2: Tập cho học sinh biết nhìn tình huống đặt ra dưới nhiều góc độ khác nhau. a./ Cơ sở của biện pháp: Thể hiện mối quan hệ biện chứng của cập phạm trù nội dung và hình thức. Cùng một nội dung có thể diễn tả dưới nhiều hình thức khác nhau, chuyển từ hoạt động tư duy này sang hoạt động tư duy khác; nhìn một đối tượng, mỗi vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, nhìn trong mối tương quan với các hiện tượng khác. Từ đó có cách giải quyết sáng tạo. b./ Nội dung biện pháp: Nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, giải quyết vấn đề dưới nhiều khía cạnh, biện luận các khả năng xảy ra. c./ Yêu cầu khi vận dụng biện pháp: Qua phân tích vấn đề, xuất hiện các trường hợp cần giải quyết. -Trang10 - . Tiểu luận môn đổi mới phương pháp dạy học toán ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN I./ LỜI MỞ ĐẦU Trong phương pháp dạy học cổ truyền, vấn đề học tập chỉ là việc truyền. - Tiểu luận môn đổi mới phương pháp dạy học toán Biện pháp 3: Tập cho học sinh biết giải quyết vấn đề bằng nhiều phương pháp khác nhau và lựa chọn cách giải quyết tối ưu. a./ Cơ sở của biện pháp: . chính: Cho học sinh nắm vững kiến thức về lôgíc, cho học sinh nắm vững kiến thức giáo khoa, cho học sinh nắm vững một số phương pháp giải toán cơ bản. -Trang14 - Tiểu luận môn đổi mới phương pháp dạy học