1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Đổi mới phương pháp dạy học toán 1

20 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 101,5 KB

Nội dung

Đổi mới phương pháp dạy học toán 1 -2 -3. A. Những Vấn Đề Chung. I/ Lý Do Chọn Đề Tài : Hiện nay trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà Nước luôn quan tâm hàng đầu là đổi mới giáo dục. Đảng ta đã nhận định giáo dục là nền tảng của xã hội. Một đất nước muốn phát triển về lâu dài thì việc đầu tư vào giáo dục là việc nên làm. Viêïc đó được thể hiện qua những việc như tăng ngân sách ngành giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trường lớp, nâng cao công tác đào tạo đội ngũ giáo viên đủ năng lực và trình độ, cụ thể là việc thay SGK trong 5 năm nay của các lớp 1-2-3 -4-5 đối với bậc TH và lớp 6-7-8-9 đối với bậc THCS. Việc thay SGK chính là việc đổi mới giáo dục hiện nay qua đó chúng ta cần phải đổi mới cả 4 thành tố : Mục tiêu , nội dung, phương pháp, đánh giá. Nhưng đổi mới phương pháp là quan trọng hơn cả và cần đầu tư nghiên cứu kĩ càng hơn. Bởi phương pháp là cách làm cho học sinh tiếp cận kiến thức một cách khoa học nhất, đúng đắn nhất. Hiện nay khi mà trình độ khoa học trên thế giới phát một cách tột bậc, thời đại của “Công nghệ thông tin” thì những phương pháp cổ điển liệu có còn phù hợp hay không? Khi mà trên thế giới hiện nay học sinh một số nước ngồi học tại nhà qua mạng, qua Internet. Còn đất nước chúng ta vẫn còn cảnh “Thầy đọc trò ghi”. Nội dung, kiến thức, phương pháp quá cũ không đáp ứng với kiến thức của con trẻ ngày nay. Trẻ em ngày nay qua hệ thống thông tin đại chúng, chúng đã tiếp thu một lượng kiến thức khổng lồ, nhưng trong khi đó lên lớp chúng lại ì ạch tìm hiểu những kiến thức quá cũ. Do đó việc đổi mới giáo dục là việc làm cần thiết hiện nay. Trong các môn học ở bậc tiểu học hiện nay môn toán được xem là môn học công cụ, kích thích tư duy, khả năng sáng tạo. Nhưng lại là môn học khô khan nhất. Người Việt Nam vốn có năng lực học toán, ham thích học toán, điều đó được thể hiện qua kết quả các cuộc thi Toán quốc tế. Nhưng đó cũng chỉ dành riêng cho các em học chuyên, đầu tư để đi thi. Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho môn toán là môn ham thích nhất của mọi trẻ em, con người Việt Nam. Làm sao để học sinh chúng ta tiếp cận với nền toán học, phương pháp học tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Muốn làm việc đó tất nhiên chúng ta phải đổi mới: Mục tiêu , nội dung, phương pháp, việc đánh giá trong việc dạy môn toán ở bậc học cơ bản đó là bậc tiểu học. II/ Mục Đích Nghiên Cứu Đề Tài : - Nhằm đánh giá lại việc học toán ở các trường tiểu học trong những năm qua có những điều ưu khuyết như thế nào về mục tiêu , nội dung, phương pháp, đánh giá . - Tìm ra những nguyên nhân tại sao việc học toán ở các trường tiểu học hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. - Đánh giá lại kết quả của việc cải tiến và đổi mới phương pháp học toán hiệân nay trong hai năm thực hiện việc thay sách ở lớp 1 và 2. Việc đổi mới phương pháp dạy học có ảnh hưởng như thế nào trong việc lãnh hội và phát huy kiến thức về môn toán của học sinh. - Đưa ra một số giải pháp trong việc đổi mới dạy học môn toán đặc biệt là phương pháp dạy học toán hiện nay và mai sau. Nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh hơn nữa. III/ Nhiệm Vụ Đề Tài : + Có nên chăng chúng ta tiếp tục học môn toán học toán như từ xưa đến nay là đã đúng, đủ đối với yêu cầu xã hội. Không cần đổi mới về nội dung và phương pháp. Mặc dầu hiện nay trình độ khoa học kĩ thuật đã phát triển một cách vượt bậc. Ở các nước trong khu vực trong công tác giáo dục đã có rất nhiều tiến bộ về đổi mới phương pháp học phù hợp với khoa học công nghệ hiện nay. Trong khi đó trình độ giáo dục của chúng ta thấp hơn nhiều so với các nước xung quanh. Không đáp ứng đúng với việc phát triển đất nước mà Đảng và nhà nước đang đề ra. + Có nên chăng để việc học toán của học sinh vẫn theo cách học thuộc lòng, ghi nhớ một cách máy móc, tiếp nhận kiến thức một cách thụ động qua lăng kính giáo viên, học thuộc lòng lý thuyết là chủ yếu. không cần phát triển tư duy, óc sáng tạo cho học sinh. Cách dạy học làm cho học sinh ngày càng thụ động, ỷ lại, thiếu năng động tìm tòi + Nguyên nhân : Do nền kinh tế chúng còn lạc hậu, là một nước nghèo chưa đầu tư đúng đắn cho ngành giáo dục. Kinh tế gia đình chưa phát triển nên phụ huynh cũng chưa tạo điều kiện tốt để con em mình học tốt nhất. Đội ngũ giáo viên còn quá yếu về chuyên môn, không đủ trình độ giảng dạy, cải tiến phương pháp giáo dục, không theo kịp sự phát triển xã hội. nắm bắt được các phương pháp dạy học tiên tiến. Nhà nước ta trước đây chưa đầu tư đúng mức cho giáo dục, việc đổi mới giáo dục còn quá chậm chạp không theo kịp thời đại, thực hiện xong việc đổi mới thì lại chậm hơn các nước khác vài chucï năm. + Hướng giải quyết : Tìm ra những nguyên nhân còn yếu kém trong trong các phương pháp dạy học hiện nay, từ đó tìm ra những phương pháp hay nhất cho việc học môn toán đạt kết quả tốt. Tìm hiểu phương pháp dạy học tích cực trong trong dạy học toán hiện nay. Đặc biệt là phương pháp đặt và giải quyết vấn đề và phương pháp hợp tác chia nhóm nhỏ. Học hỏi các cách thức giáo dục các nước xung quanh, đem những cái ưu, phù hợp vào công cuộc cải cách giáo dục. B. Nội dung của đề tài. I/ Cơ Sở Lý Luận : + Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học : Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em chưa ổn định, đang hình thành và phát triển. Ở các em học sinh Tiểu học đang còn hiếu động thích tìm tòi học hỏi những vấn đề mới, đặc biệt là rất đễ cuốn hút bởi các dụng cụ trực quan. Nên trong sự học tập, làm việc hàng ngày các em chưa thích ứng được với những bài giảng khô khan mang tính lý thuyết cho nên những phương pháp cũ chưa thể đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh nên đổi mới về phương pháp là cấp thiết. Ở mẫu giáo hoạt động chủ yếu của các em là:” Học mà chơi, chơi mà học”. Nhưng sang bậc tiểu học các em lại sống trong môi trường giáo dục thật sự, nội qui trường lớp, các kỳ thi cử, các kỳ thi có tính nghiêm túc làm cho tâm lý các em chưa thích nghi được. Các em thường mất bình tĩnh, tự tin vào chính bản thân mình làm quên đi những kỹ năng, kỹ xảo đã tiếp thu ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Cho nên muốn học sinh học toán tốt chúng ta cầøn phải có một phương pháp phù hợp với các em. + Những vấn đề lý luận khác: Nhiệm vụ giáo dục của chúng ta hiện nay là giáo dục giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện về : “ Đức, Trí, The,Å Mỹ” , hình thành các kỹ năng, kỹ xảo nhằm giúp các em hòa đồng với cuộc sống sau này. Và đặc biệt là làm sao để các em sau này biết tìm tòi khám phá cuộc sống của chính mình. Cho nên đối với những phương pháp cũ thầy đọc, trò ghi, trò học thuộc lòng công thức mà không hiểu rõ bản chất của nó, cứ như vậy tạo cho học sinh tính ù lìø trong học tập, trong cả cuộc sống sau này của các em. Trong sự đổi mới của đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá, và những thách thức hội nhập quốc tế II/ Thực Trạng Nghiên Cứu : 1/ Những điếm đổi mới về nội dung và phương pháp của SGK toán 1-2- 3. Việc đổi mới ở SGK toán 1-2-3 bao gồm nhiều yếu tố như hình thức, nội dung, phương pháp, đánh giá, trang thiết bị nhưng chủ yéu vẫn là nội dung và phương pháp dạy học. 2.1) Về nội dung đổi mới : (Nội dung Cụ thể xin xem ở SGK toán lớp 1,2,3) Chương trình tiểu học mới ở SGK toán 1-2-3 vẫn lấy số học làm trọng tâm nhưng đổi mới về cấu trúc nội dung số và cách thể hiện nội dung số học. Những đổi mới về số học học là cơ sở lựa chọn các nội dung của các mạch kiến thức về đại lượng, yếu tố hình học, giải toán có lời văn, nhằm tạo ra sự hộ trợ lẫn nhau giữa số học với cách mạch kiến thức khác, tạo ra sự thống nhất về quan điểm khoa học và sư phạm trong môn toán. Đổi mới này góp phần vào việc tăng cường thực hành, luyện tập các kĩ năng toán học, đặc biệt là các kĩ năng tính và giải quyết vấn đề, giúp học sinh học đến đâu nắm, hiểu chắc đến đó. Dạy học vừa sức với số đông học sinh nhưng học được nhiều hơn, nhanh hơn và vững chắc hơn. Phát triển được năng lục tự học nhờ cách biên soạn SGK toán 1-2-3 kiểu mới, nhờ cách dạy của giáo viên. Giữa nội dung SGK toán 1-2-3 mới và cũ ta thấy có nhiều sự thay đổi như : Nội dung phong phú hơn, có cấu trúc hợp lý hơn, được sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức khác, phù hợp với với sự phát triển theo từng giai đoạn học tập của học sinh. Nội dung thể hiện mức độ yêu cầu kiến thức , kĩ năng cơ bản theo đúng trình độ chuẩn. Cách trình bày chú ý đến tính trực quan qua hình ảnh học, tăng cương các bài luyện tập thực hành rèn kĩ năng. VD : Môn hình học lớp 2: SGK cũ - Bài 1: Hình tứ giác, hình chữ nhật. - Bài 2: Đường gấp khúc. SGK mới - Bài 1: Hình chữ nhật, hình tứ giác. - Bài 2: Đường thẳng, 3 điểm. - Bài 3: Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc. - Bài 4: Chu vi hình tam giác chu vi hình tứ giác. 2.2) Đổi mới về phương pháp theo đổi mới nội dung SGK toán: Đổi mới về SGK cũng yêu cầu về đổi mới về phương pháp để để việc dạc học môn toán trở nên đồng bộ, đạt hiệu quả cao nhất. - Phương pháp dạy học bài mới. - Phương pháp dạy học các nội dung thực hành, luyện tập. - Vấn đề soạn giảng bài của giáo viên. a/ Phương pháp dạy học bài mới: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập để giúp học sinh : -Tự phát hiện và giải quyết nhiệm vụ bài học. Giáo viên chỉ là người đưa ra những gợi ý để cho học sinh tự nhận thấy vấn đề và giải quyết vấn đề đó đạt đến giải quyết nhiệm vụ bài học đưa ra. VD :Khi dạy bài “ 9 cộng với một số” (9+5) Gv cho học sinh lấy que tính ra một bên 9 que và một bên 5 que.Hướng dẫn HS làm sao để có một bó là 10 que và đi đến phép cộng một cách dề dàng.( Bớt 1 que tính bên nhóm năm đưa qua nhóm 9 que để thành 10 que chẵn, thì nhóm còn lại còn 5-1=4 que. Và 10+4=14 que). -Tự chiếm lĩnh kiến thức mới và cần thiết. Sau khi giải quyết nhiệm vụ bài học hình thành kiến thức mới học sinh phải biết chiếm lĩnh kiến thức đó và vận dụng vào việc giải toán. VD : HS sau khi biết cách 9+5 là bớt 1 que tính bên nhóm năm đưa qua nhóm 9 que để thành 10 que chẵn, thì nhóm còn lại còn 5-1=4 que. Và 10+4=14que. Từ đó HS có thể biết cách cộng 9 với 7 cũng tương tự bớt 1 que tính bên nhóm bảy que đưa sang nhóm 9 que để thành 10 que, sau đó lấy 10+(7-1) =16 que.Tiếp tục như thế hình thành được bảng cộng 9. Gv cũng có thể cho học sinh thuộc kiến thức ngay trên lớp bắng cách bôi đi từng phần công thức rồi cho các em nhắc lại. Hoặc qua luyện tập nhiều lần các bài tập để ghi nhớ công thức ngay lớp. Đây cũng là một bước chiếm lĩnh kiến thức mới “học để hành , hành để học” là một phương pháp ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả và lâu dài. VD : Bài “9+ với một số” Thì qua thực hành học sinh có thể rút ra được 9 cộng với một số A có một chữ số thì sẽ bằng 10 cộng với một số nhỏ hơn A một đơn vị. như 9+5=10 +4 -Tự thiết lập mối quan hệ kiến thức mới và kiến thức đã học. Khi HS đã học một kiến thức mới, nhưng kiến thức mới này dựa trên những kiến cũ để hình thành nên thì qua bài học HS sẽ nắm bắt được mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. VD: Khi học bài “9 cộng với một số” thì học sinh dựa trên kiến thức cũ là “ Mười cộng với 1 số” Thì từ đó học sinh có mối quan hệ giữa hai phép cộng này. Hoặc bài “ 8 Cộng với một số” cũng có cách làm tương tự. Gv hướng dãn học sinh biết đặt kiến thức mới trong kiến thức đã học, từ bài học mới ôn lại kiến thức cũ. Từ kiến thức cũ hình thành bài học mới đó là cách học mới hiện nay. Qua đó học sinh hiểu được thấu đáo hơn mố iliên hệ, ràng buộc giữa cá bài học cũng như các vấn đề trong xã hội sau này. b/ Phương pháp dạy học các nội dung thực hành, luyện tập: Giáo viên cần : -Giúp học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của mình. Trong phần thực hành GV cần nắm vững trình độ, khả năng tiếp thu bài của học sinh để đưa ra bài tập thực hành cho đúng đối tượng. làm sao cho tất cả các em đều tham gia vào thực hành luyện tập theo đúng khả năg của mình. -Xác định rõ kiến thức kĩ năng cần thực hành. GV cần nắm vững được nội dng của bài thực hành, Đúng với yêu cầu của SGK, trình độ của lớp mình, trọng tâm của bài. -Tạo ra sự hộ trợ giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh. Cần chia nhóm nhỏ để các em có thể giúp đỡ nhau trong luyện tập. Các em phải biết hoạt động nhóm, phân công công việc trong nhóm làm sao cuối cùng tất cả đều nắm đuợc nội dung cơ bản. -Chuẩn bị mô hình, đồ dùng dạy học, phiếu bài học, luyện tập. GV cần chuẩn bị mô hình, dụng cụ học tập cho tốt , yêu cầu học sinh phải biết mang đầy đủ đồ dùng học tập. đặc biết là ở khâu dặn dò học sinh. VD : Bài “11 trừ đi một số “ Thì giáo viên và học sinh đều phải chuẩn bị que tính. GV chuẩn bj phiếu học tập cho học sinh có như vậy thì học sinh lên lớp mới nắm bài một cách chủ động. -Khuyến khích học sinh tự đánh giá kết quả thực hành, luyện tập. Khi học sunh làm bài xong Gv nên để cho học sinh tự nhận xét kết quả bài của mình dựa trên bài sửa của giáo viên, làm như vậy để các em có thể nắm chắc lại bài của mình thêm một lần nữa và tập làm quen với cách tự đánh giá bài làm của mình -Nêu ra các tình huống có vấn đề, hướng giải quyết vấn đề. Gv phải biết hướng dẫn học sinh học và giải bài dựa trên các câu hỏi nêu tình huống giúp học sinh suy nghĩ tìm ra hướng giải quyết vấn đề. VD : Khi dạy bài “ 9 cộng với một số” trong phần luyên tập “9+3” Nếu học sinh chưa tìm ra cách giải GV có thể nêu ra : “ Lầm sao có thể đưa chín thành số tròn chục để cộng cho dễ. Học sinh sẽ biết "9+1”=10. -Giúp học sinh nhận ra kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng và phong phú của các bài luyện tập, thực hành. Trong giảng bài mới Gv cần giúp cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản nhất không quá nâng cao trình độ bài học lên, không đi giảng bài theo cách trải rộng không gút được nội dung chính. VD : Khi dạy bài “ 9 cộng với một số” Thì HS cần phải hiểu : Muốn cộng 9 với một số thì cần phải cộng một vào chín cho thành 10 rồi cộng tiếp với số nhỏ hơn số kia một đơn vị. -Giúp học sinh mô tả thành lời các hoạt động và kết quả thu được. Cái thiếu sót hiện nay của học sinh chúng ta là không biết mô tả thành lời các kiến thức đã học, nhiều bài toán đố học sinh không thể trình bày một lời giải cho đúng. Như vậy để giúp học sinh nắm vững và hiểu rõ bài hơn chúng ta cần cho học sinh trình bày phần luyện tập của mình bằng lời nói. -Tập cho học sinh thói quen không tự mãn với bài làm của mình, với các cách giải bài có sẵn. Chúng ta nên tập cho học sinh không nên tự mãn với những gì mình đã học đã biết, phải luôn tự giác tìm hiểu thêm cách giải khác hơn, phải biết xem xét một bài toán ở nhiều khía cạnh. Khi một học sinh giỏi trong lớp giải bài trước các bạn GV nên cho em này tìm cách giải thứ hai. Mở rộng vấn đề ra để những em giỏi tự tìm hiểu. VD: Khi dạy bài “ 9 cộng với một số”thì làm bài tập 9+6 Đối với những em giỏi GV có thể các em trình bày nhiều cách giải như : 9+6=9+(1+5)=(9+1)+5=10+5 và 9+6=(5+4)+6=5+(4+6)=5+10=15 -Giúp học sinh tự lực khi làm bài kiểm tra. Khi học sinh làm bài kiểm tra GV chú ý đừng để học sinh cóp py hoặc quay tài liệu cần khuyến khích các em làm theo khả năng của mình, tránh các hình thức coi trọng con điểm. -Tổ chức học sinh được hoạt động thực sự bằng tay trên các đồ vật, mô hình để học sinh tự phát hiện kiến thức, kĩ năng. -Chúng ta cần cho học sinh dựa vào đồ dùng học tập để tìm ra kiến thức kĩ năng. VD : Khi dạy bài “ 9 cộng với một số” GV cho HS sử dụng que tính để tự [...]... mục đích dạy học, còn bị chi phối bởi nội dung dạy học và chịu ảnh huởng bởi điều kiện dạy học, đối tượng dạy học và nhiều yếu tố khác: Mục đích dạy học Nội dung dạy học Đối tượng dạy học Phương pháp dạy học Điều kiện dạy học do đó khi thay đổi nội dung của SGK toán thì chúng ta cũng cần đổi mới phương pháp dạy học toán b) Tổ chức các hoạt động dạy học và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học toán ở TH... với việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực các khối lớp 1- 2-3 Trong đó chú trọng hai phương pháp là : - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề - Phương pháp hợp pháp chia nhóm nhỏ a) Vấn đề đổi mới mục đích, nội dung và phương pháp dạy học toán : Mỗi quá trình dạy học gồm được xác định bởi 3 thành tố cơ bản của nó là: Mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học Nội dung dạy học được... vậy đổi mới Giáo dục thực chất là đổi mới 4 thành tố : mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức, đánh giá Trong đó đổi mới phương pháp là hết sức quan trọng Việc thay đổi SGK toán 1- 2-3 tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời giúp học sinh khả năng tự học tốt nhất Với phương pháp dạy học tích cực sẽ nâng cao tính chủ động sáng tạo của học sinh giúp học sinh tự pháp. .. trợ cho phương pháp dạy học toán TH : - Sử dụng đồ dùng dạy học - Tổ chức hoạt động vui chơi, thi đua trong học bộ môn toán Và chúng ta cần biết phối hợp với những mặt tốt của phương pháp dạy học truyền thống Cần biết rõ về nội dung SGK và biết cách soạn bài tốt Biết đặc điểm tâm lý của từng học sinh, để hiểu học sinh và có phương pháp dạy học tốt nhất Người giáo viên cần phải luôn không ngừng học hỏi,... (1 + 3) = (9 + 1) + 3 và 9+4=(3+6)+4=3+(6+4) c/ Vấn đề soạn bài của giáo viên: Soạn bài thực chất là lập kế hoạch để tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập tích cực nhằm đạt các mục tiêu dạy học của một bài học, bài luyện tập cụ thể của toán 1- 2-3 Còn tất cả những đổi mới về trang thiết bị, chuẩn đánh giá, hình thức đều là để hộ trợ phương pháp dạy học mới c.a) Các loại tiết dạy trong môn toán. .. soạn bài cho một tiết dạy học thường diễn ra như sau : - Xác định mục tiêu tiết dạy - Dự kiến hoạt động dạy học thích hợp - Xác định công việc giao cho học sinh làm sau tiết học - Viết bài soạn 2/ Tổ chức dạy học toán nhằm phát huy tính tích cực của học sinh 2 .1/ Chú ý chung về tổ chức hoạt động dạy học toán : Trong những năm gần đây, chúng ta đã có cuộc cách mạng trong viêc đổi mới giáo dục đặc biệt... động, phải gợi mở được vấn đề Đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay là tránh hình thức Thầy giảng- Trò ghi sang Thầy tổ chức -Trò hoạt động Cần tiến hành dưới dạng tổ chức các hoạt động dạy học toán c) Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học vào tổ chức các hoạt động dạy học toán ở TH: Thường từ trước đến nay chúng ta hay dùng các phương pháp : Giảng dạy, vấn đáp, Trực quan Đây là các rất tiện... phần của tiết, coi như phương tiện tổ chức hoạt động dạy học Có nhiều loại như : Phiếu giao việc, phiếu thực hành, phiếu kiểm tra Trong đó phiếu kiểm tra rất thường được sử dụng trên lớp học hiện nay - Các sách tham khảo khác Như sách bài tập toán, sách các trò chơi toán học, sách chuyên đề về toán 2.5/ Sử dụng đồ dùng dạy học a Chú ý chung về đồ dùng dạy học toán: Đồ dùng dạy học toán hết sức đa dạng... động học tập của học sinh, môn toán TH cần có phương pháp dạy học phù hợp Phù hợp với nội dung kiến thức, phù hợp với đặc điểm tâm lý và sinh lý của học sinh TH Việt Nam VD : Đặc điểm sinh lý của trẻ từ 6 – 11 tuổi là đi từ tư duy cụ thể đến hình thành và pháp triển tư duy trừu tượng Cho nên cách dạy học phải khơi gợi tính tò mò, tránh đơn điệu về hình thức hoạt động, phải gợi mở được vấn đề Đổi mới phương. .. và giải quyết vấn đề của bài học từ đó tự chiếm lĩnh kiến thức và biết vận dụng dụng kiến thức đó vào trong thực hành, luyện tập với sự trợ giúp của giáo viên Trong phương pháp đổi mới chúng ta cần quan tâm đến những phương pháp sau : - Phương pháp hợp tác chia nhóm nhỏ: - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề: Gần như là phương pháp cốt lõi của dạy học hiện nay nhưng để dạy được thì chúng ta cần phải . cần đổi mới phương pháp dạy học toán. b) Tổ chức các hoạt động dạy học và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học toán ở TH : Để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, môn toán TH cần có phương. 2.2) Đổi mới về phương pháp theo đổi mới nội dung SGK toán: Đổi mới về SGK cũng yêu cầu về đổi mới về phương pháp để để việc dạc học môn toán trở nên đồng bộ, đạt hiệu quả cao nhất. - Phương pháp. Mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học. Nội dung dạy học được xác định bởi mục đích dạy học, còn bị chi phối bởi nội dung dạy học và chịu ảnh huởng bởi điều kiện dạy học, đối

Ngày đăng: 12/04/2015, 23:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w