1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại

70 523 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 3,2 MB

Nội dung

nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại

Trang 1

NGHIỆP VỤ KINH DOANH

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

GV: Nguyễn Thị Quyên

Trang 2

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

• Thời lượng môn học: 60 tiết; 15 buổi

• Sinh viên được phép nghỉ tối đa 3 buổi

• Gồm 3 loại điểm

– Điểm 1: Điểm kiểm tra thường xuyên – 2 bài (hệ số 1) (buổi 8, 15)

– Điểm 2: Điểm tiểu luận – 1 bài, 1 bài kiểm tra giữa kỳ (hệ số 2) ( buổi 12) – Điểm 3: Điểm thi kết thúc học phần

• Hình thức bài kiểm tra trên lớp gồm 3 phần thời gian 90 phút

– Phần 1: Trả lời đúng/ sai giải thích (2.5 điểm)

– Phần 2: Lựa chọn phương án đúng nhất (2.5 điểm)

– Phần 3: Bài tập + tình huống phát sinh (5 điểm)

Trang 4

NỘI DUNG MÔN HỌC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM

CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN

CHƯƠNG 3: NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG

CHƯƠNG 4: NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ

CHƯƠNG 5: NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

CHƯƠNG 6: CÁC NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TRUNG GIAN

CHƯƠNG 7: RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG

Trang 6

1.1 Tổng quan về NHTM

1.1.1 Khái niệm

Định nghĩa ngân hàng theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam:

- Tổ chức tín dụng: là doanh nghiệp được thành lập để hoạt động

kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán

- Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn

bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có

liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ

chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật

- Ngân hàng chính sách có phải là ngân hàng thương mại hay

không? Tại sao?

Trang 7

Dựa vào tính chất hoạt động

-NH chuyên doanh

- NH kinh doanh tổng hợp

Dựa vào hệ thống tổ chức:

-NHTM hội sở

- NHTM chi nhánh

Trang 8

1.1 Tổng quan về NHTM

1.1.2 Phân loại NHTM

Hãy sắp xếp các NHTM sau theo các nhóm: NHTM quốc

doanh, NHTM cổ phần, NHTM liên doanh, NHTM nước ngoài có chi nhánh ở VN

1.Agribank; 2.MHB; 3.BIDV; 4.VCB; 5.Vietinbank; 6.Oceanbank; 7.Maritimebank; 8.Sacombank; 9.MB; 10.Techcombank; 11 Southern Bank; 12.Eximbank; 13.ANZ;

14 Asia Commercial Bank (ACB); 15 Seabank; 16.Deustche Bank; 17 Indovinabank; 18.Viet Nga Bank; 19 Standard Chartered

Trang 10

1.2 Các nghiệp vụ của NHTM

Các văn bản pháp lý quy định trong hoạt động của NHTM Việt Nam:

- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

- Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 về quy định

về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.

- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động kinh doanh của TCTD.

- Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/1/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 457/2005/QĐ-NHNN.

Trang 12

1.2 Các nghiệp vụ của NHTM

1 Tiền mặt, vàng bạc đá qúy

2 Tiền gửi tại NHNN

3 Tiền gửi và cho vay các

TCTD khác

(1+2+3 gọi chung là ngân quỹ)

4 Chứng khoán kinh doanh

5 Cho vay khách hàng

6 Chứng khoán đầu tư

7 Góp vốn, đầu tư dài hạn

Trang 14

cổ phiếu

- Nguồn bổ sung hàng năm từ lợi nhuận KD

MĐ sử dụng

-XD nhà cửa, văn phòng, mua sắm tài sản, trang thiết bị

- Đầu tư, liên doanh, cho vay trung và dài hạn

Trang 15

Tên ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng)

Trang 16

theo tỷ lệ nhất định

MĐ sử dụng

-Bổ sung vốn điều lệ

- Dự phòng bù đắp rủi ro

- Khen thưởng phúc lợi

Trang 17

-Đa dạng hóa SP, DV

- Chất lượng tốt, phục vụ tận tình…

MĐ sử dụng

-Ngân hàng thực hiện các hoạt động cho vay và đầu tư của mình

Trang 18

-Vay NHTM khác trên TT liên NH

MĐ sử dụng

-Nhằm bổ sung nguồn vốn ngắn hạn để duy trì hoạt động một cách

bình thường

Trang 19

1.2 Các nghiệp vụ của NHTM

1.2.1 Nghiệp vụ nguồn vốn

- Vốn khác:

Bao gồm

+ Vốn tiếp nhận: Đây là nguồn tiếp nhận từ các tổ chức tài

chính ngân hàng, từ ngân sách nhà nước… để tài trợ theo các chương trình, dự án về phát triển kinh tế xã hội, cải tạo môi sinh… nguồn vốn này chỉ được sử dụng theo đúng đối tượng

và mục tiêu đã được xác định

+ Vốn khác: là những NV khác phát sinh trong quá trình hoạt

động của ngân hàng như số vốn KH đã lưu ký tại ngân hàng,

số tiền đang chuyển đi của KH, các khoản tạm gửi, tạm giữ

Trang 21

Dự trữ

Dự trữ bắt buộc: Do NHTW quy định

Dự trữ vượt quá: Do NHTM quy định

Dự trữ sơ cấp = Tiền mặt + TG tại NHTW +

Tiền gửi tại NHTM khác

Dự trữ thứ cấp: Tồn tại dưới dạng CK như: Tín

phiếu KB, Hối phiếu; Các giấy nợ ngắn hạn khác

1.2 Các nghiệp vụ của NHTM

1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn

- Dự trữ

Trang 22

1.2 Các nghiệp vụ của NHTM

1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn

Dự trữ:

- Tại sao phải có dự trữ?

- Những khoản mục nào cần phải dự trữ?

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện nay là bao nhiêu?

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM có giống nhau hay không?

Trang 24

1.2 Các nghiệp vụ của NHTM

1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn

Đầu tư

- Ngân hàng thương mại đầu tư vào đâu?

- Mục đích hoạt động đầu tư của NHTM+ Mang lại thu nhập

+ Phân tán rủi ro

Tài sản có khác

………

Trang 25

1.2 Các nghiệp vụ của NHTM

1.2.3 Nghiệp vụ trung gian

Nghiệp vụ trung gian

- Thu hộ, chi hộ (chuyển tiền, thu hộ séc, thẻ thanh toán…)

- Nhận bảo quản các tài sản quý giá, giấy tờ quan trọng

- Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo ủy nhiệm của KH

Trang 26

THẢO LUẬN

Đây là sự kiện gì?

1 Là vấn đề nổi bật trong năm 2012 và 2013, có nhiều hội thảo

tổ chức thảo luận vấn đề này

2 Vốn điều lệ

3 Eximbank, Sacombank, ACB

4 Bầu Kiên

Đáp án: Sở hữu chéo

Trang 27

THẢO LUẬN – SỞ HỮU CHÉO

Trang 28

THẢO LUẬN – SỞ HỮU CHÉO

Sở hữu chéo: là việc một số chủ thể sở hữu cổ phần, một cách

trực tiếp hoặc gián tiếp ở từ hai ngân hàng trở lên hoặc sở hữu

cổ phần lẫn nhau

Ví dụ:

Trang 29

THẢO LUẬN – SỞ HỮU CHÉO

1 Sở hữu chéo là gì?

Trang 30

THẢO LUẬN – SỞ HỮU CHÉO

+ Thành lập các mô hình công ty cổ phần đầu tư tài chính để làm

“sân sau” cho NH

Trang 31

THẢO LUẬN – SỞ HỮU CHÉO

Rủi ro do sở hữu chéo gây ra

Thứ nhất là quy định an toàn vốn bị vô hiệu hóa Theo quy định

của Nghị định 141/2006/NĐ-CP, vốn điều lệ thực góp của các NH phải đạt 1.000 tỷ đồng vào năm 2008 và 3.000 tỷ đồng vào năm

2010 Thông qua sở hữu chéo, các NH có thể "lách" thông qua việc vay vốn từ NH này góp cho NH kia và ngược lại Như vậy, cả hai

NH liên quan đều báo cáo tăng vốn, các ông chủ NH cũng tăng sở hữu nhưng thực chất là tăng ảo.

Trang 32

THẢO LUẬN – SỞ HỮU CHÉO

Rủi ro do sở hữu chéo gây ra

Thứ hai, giới hạn tín dụng theo quy định hiện hành bị vô hiệu

hoá Ví dụ khi một TCTD lớn chiếm cổ phần chi phối NH khác

và biến NH này thành "sân sau” của mình, họ có thể buộc NH bị chi phối cấp tín dụng cho những dự án không an toàn hoặc cho doanh nghiệp có quan hệ thân thiết

Trang 33

THẢO LUẬN – SỞ HỮU CHÉO

Rủi ro do sở hữu chéo gây ra

Thứ ba, giúp các ngân hàng lách luật Theo luật TD 2010 hoạt động

NHĐT phải tách bạch khỏi hoạt động của NHTM Do đó, NH không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc hoạt động kinh doanh chứng khoán Tuy nhiên, bằng sở hữu chéo, thay vì cho vay trực tiếp, NH A có thể mua trái phiếu của NH B (A đang sở hữu) để NH B cho vay, hoặc đầu tư vào trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ của NH A.

Trang 34

THẢO LUẬN – SỞ HỮU CHÉO

Rủi ro do sở hữu chéo gây ra

Thứ tư, các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN có thể bị

làm sai lệch tinh thần bởi sở hữu chéo Khi khách hàng không trả được nợ, thay vì xếp khoản vay thành nợ xấu và trích dự phòng rủi ro theo quy định; dựa trên quan hệ sở hữu chéo giữa ngân hàng A và khách hàng này; NH A có thể cho khách hàng vay một khoản

nợ mới và dùng khoản nợ mới này để trả nợ cũ, hay nói cách khác là biến nợ cũ thành

nợ mới, qua đó, ngân hàng sẽ giảm được khoản chi phí do phải trích lập dự phòng…

Trang 35

THẢO LUẬN – SỞ HỮU CHÉO

Rủi ro do sở hữu chéo gây ra

Thứ năm, các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN có thể

bị làm sai lệch tinh thần bởi sở hữu chéo Khi khách hàng không trả được nợ, thay vì xếp khoản vay thành nợ xấu và trích dự phòng rủi ro theo quy định; dựa trên quan hệ sở hữu chéo giữa ngân hàng A và khách hàng này; NH A có thể cho khách hàng vay một khoản nợ mới và dùng khoản nợ mới này để trả nợ cũ, hay nói cách khác là biến nợ cũ thành nợ mới, qua đó, ngân hàng sẽ giảm được khoản chi phí do phải trích lập dự phòng…

Trang 36

THẢO LUẬN – SỞ HỮU CHÉO

Rủi ro do sở hữu chéo gây ra

Thứ năm, khi các NH sở hữu cổ phần của nhau, sẽ tạo thành một mạng

lưới mà từ đó dễ nảy sinh độc quyền nhóm Liên minh NH này có thể đủ sức mạnh để chi phối lãi suất, tỷ giá và kể cả chính sách Điều này có thể gây xáo trộn trên thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế.

Trang 37

THẢO LUẬN – SỞ HỮU CHÉO

Rủi ro do sở hữu chéo gây ra

Thứ sáu, bằng sở hữu chéo, một cá nhân, một nhóm lợi ích có thể biến số

vốn nhỏ ban đầu nhân lên gấp nhiều lần, đủ để thâu tóm NH, gây bất ổn thị trường

Trang 38

THẢO LUẬN – SỞ HỮU CHÉO

Ví dụ: “Công ty X có vốn 500 tỷ đồng đi mua 50% cổ phần công ty A rồi mang số CP này đi

thế chấp được 450 tỷ đồng Mang 450 tỷ đồng mua cổ phần công ty B Nếu 450 tỷ đồng không

đủ, sẽ kêu thêm công ty A tham gia để mua ít nhất từ 50% cổ phần và chi phối công ty B Cầm

CP của B đi thế chấp, lấy 400 tỷ đồng để mua công ty C Tiền không đủ thì kêu A, B tham gia mua vì cả hai công ty này đã bị chi phối Rồi lại thế chấp lấy 300 tỷ đồng và kêu A, B, C cùng hợp lực thâu tóm NH Khi đã thâu tóm xong, công ty tài chính bài đầu sẽ lấy tiền từ NH rót cho các công ty con của minh”.

Trang 39

THẢO LUẬN – SỞ HỮU CHÉO

Nguyên nhân:

- Do kẽ hở pháp lý về quy định phát hành GTCG trong nước của TCTD Tại văn bản

này, trong điều khoản quy định về người mua giấy tờ có giá, NHNN không có những quy định cụ thể đối với loại hình TCTD.

- Do áp lực tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ vào năm 2010 Đây là vấn đề rất khó khăn khi nền kinh tế giai đoạn này rơi vào tình trạng khủng hoảng

Trang 40

THẢO LUẬN – SỞ HỮU CHÉO

Vụ án của Bầu Kiên

- Từ năm 2006 – 2008 Bầu Kiên thành lập 3 công ty Công ty cổ phần đầu tư thương

mại B&B, Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu với vốn điều lệ 2.300 tỷ đồng với mục đích kinh doanh ăn uống, khách sạn, mua bán vàng bạc đá quý… nhưng không có chức năng đầu tư tài chính

Trang 41

THẢO LUẬN – SỞ HỮU CHÉO

Vụ án của Bầu Kiên

- Từ năm 2008 – 2010, ông Kiên lập các phương án kinh doanh lớn (phương án khống) nhằm nâng

nâng giá trị tài sản của công ty lên, tạo ra uy tín về mặt tài chính.

- Sau đó ông Kiên phát hành trái phiếu của công ty này bán cho ngân hàng thu về hàng trăm tỷ đồng

- Số tiền này ông Kiên giao cho người thân trong gia đình sử dụng để mua lại cổ phiếu của nhiều ngân hàng khác.

Trang 42

THẢO LUẬN – SỞ HỮU CHÉO

Vụ án của Bầu Kiên

- Sau khi mua được cổ phiếu các ngân hàng khác, ông Kiên sử dụng chính số cổ phiếu này để thế chấp vay

tiền ở ngân hàng mà mình đã bán trái phiếu để lấy tiền hoàn trả cho ngân hàng và sử dụng vào các mục đích

cá nhân khác.

- Cơ quan điều tra tình nghi các khoản tiền mà ông Kiên đã vay mượn ngân hàng dưới hình thức như trên lên đến cả nghìn tỉ đồng Hành vi này bị xác định là “kinh doanh trái phép” do những công ty của ông Kiên lập ra đều không có chức năng kinh doanh, đầu tư tài chính.

Trang 48

CÂU HỎI GHI NHỚ

1.Chiếc xe tải trong bức tranh

4 Cô gái thứ 2 từ trái sang

phải mặc áo màu gì

Trang 49

CÂU HỎI GHI NHỚ

9 Xe máy hai ông bà đi là

dòng xe gì

Wave

10 Bà lão có răng màu gì

Đen

11 Ông lão đang làm gì

Nghe điện thoại

Trang 50

1.3 THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN KINH DOANH

CỦA NHTM 1.3.1 Thu nhập của ngân hàng

Thu lãi cho vay + lãi chiết khấu + phí cho

thuê tài chính + phí bảo lãnh

Thu lãi tiền gửi (gửi ở TCTD khác hoặc NHNN) + phí dịch vụ TT + phí DV ngân

quỹ

Thu lãi góp vốn mua CP + thu mua bán

CK + thu kinh doanh ngoại tệ + thu DV tư

vấn…

Trang 51

1.3 THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN KINH DOANH

CỦA NHTM 1.3.2 Chi phí của ngân hàng

Lãi tiền gửi + lãi tiết kiệm + lãi đi vay +

Trang 52

1.3 THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN KINH DOANH

CỦA NHTM

1.3.3 Lợi nhuận kinh doanh của NHTM

Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế = LNTT – Thuế TNDN

Trang 53

1.3 THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN KINH DOANH

Lãi suất BQ

Tổng thu lãiTổng tài sản

Trang 54

1.3 THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN KINH DOANH

Chênh lệch

lãi suất =

Thu lãi – Chi trả lãi

Tổng tài sản

Trang 55

1.3 THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN KINH DOANH

Trang 56

1.3 THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN KINH DOANH

CỦA NHTM

Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động của NHTM

LNSTVốn CSH bình quân

Trang 57

Một NH A có các số liệu như sau (Số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị: tỷ đồng):

Trang 58

BÀI TẬP

Thu khác: 59 tỷ; Chi khác: 125 tỷ

Thuế TN: 25%

10% các khoản cho vay ngắn hạn quá hạn, 5% các khoản cho vay trung, dài hạn quá hạn

Cam kết ngoại bảng có giá trị 1500 tỷ; hệ số chuyển đổi: 100%; hệ số RR: 50%

Các khoản cho vay quá hạn không sinh lời.

a Tính lãi suất bình quân tổng nguồn vốn; lãi suất bình quân tổng tài sản; lãi suất bình quân tổng TS sinh lời

b Chênh lệch lãi suất cơ bản; ROA; ROE

c Tính tỷ lệ an toàn vốn Nhận xét về tỷ lệ này và đưa ra các biện pháp điều chỉnh cần thiết cho ngân hàng với giải thiết vốn an toàn tối thiểu là 9%; vốn tự có = VCSH

Trang 59

Lãi suất BQ tổng TS sinh lời = 9.26%

Chênh lệch lãi suất = 3.15%

LNTT = 164.065 tỷ

LNST = 123.05 tỷ

Trang 60

- Tiền gửi của KH: 98 tỷ đồng

- Đầu tư chứng khoán: 28 tỷ đồng

- Vay các TCTD khác: 28 tỷ đồng

1 Giả sử khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt 9 tỷ đồng Ngân hàng

có rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán không?

2 Ngân hàng bán 3 tỷ trái phiếu kho bạc và cho khách hàng rút 9

tỷ đồng Bảng cân đối kế toán của ngân hàng thay đổi như thế

nào? Biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 5%

Trang 61

1 Ngân quỹ 7 tỷ 1 Tiền gửi của KH 98 tỷ

2 Cho vay 105 tỷ 2 Vay TCTD khác 28 tỷ

Trang 62

1 Rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán

2 Khi ngân hàng bán 3 tỷ trái phiếu kho bạc:

Trang 63

3 Đầu tư CK 28 – 3 = 25 tỷ 3 Vốn CSH 14 tỷ

Trang 64

BÀI TẬP 3

Một NHTM có số liệu như sau:

- Tiền gửi tại NHTM khác: 12 tỷ

- Tiền gửi tại NHTW: 12 tỷ

- VCSH: 24 tỷ

- Vay thị trường liên ngân hàng 48 tỷ

- Tiền gửi trên 12 tháng: 24 tỷ

- TG dưới 12 tháng: 120 tỷ; Tiền gửi không kỳ hạn: 24 tỷ

- Đầu tư CK: 36 tỷ; cho vay: 180 tỷ

1 Lập bảng CĐKT của NH NH có đảm bảo quy định về DTBB hay không Biết rằng, tỷ lệ DTBB quy định là 5% đối với TG không kỳ hạn và tiền gửi dưới 12 tháng, 3% với tiền gửi trên 12 tháng.

2 KH có nhu cầu thanh toán cho bạn hàng có TK tại ngân hàng khác 18 tỷ và được thực hiện thanh toán qua TK của NHTW Lập lại bảng cân đối kế toán của ngân hàng

Trang 65

1 Tiền gửi tại NHTW 12 1 Tiền gửi không KH 24

2 Tiền gửi tại NHTM 12 2 Tiền gửi < 12T 120

3 Đầu tư CK 36 3 Tiền gửi > 12T 24

4 Cho vay 180 4 Vay trên TT liên NH 48

Trang 66

1 Thông thường, DTBB của NHTM được gửi tại NHTW, dự trữ vượt quá được để tại ngân hàng thương mại.Số tiền dự trữ bắt buộc theo quy định là: (24 + 120) x 5% + 24 x 3% = 7.92 tỷ < 12 tỷ

 NHTM đảm bảo về quy định dự trữ bắt buộc

2 KH rút tiền gửi không kỳ hạn 18 tỷ, do đó số tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng còn lại: 24 – 18 = 6 tỷ

Số tiền DTBB theo quy định: (6+120)x5% + 24 x 3% = 7.02 tỷ

Dự trữ dùng để thanh toán qua tài khoản của NHTW là: 12 – 7.02 = 4.98 tỷ

Để chuyển số tiền 18 tỷ của KH đến NH khác qua tài khoản của

NHTW thì cần phải lấy thêm các nguồn như sau:

- Tiền gửi TT tại NHTW: 4.98 tỷ

- Tiền gửi tại NHTM khác: 12 tỷ

- Bán chứng khoán số tiền: 18 – 4.98 – 12 = 1.02 tỷ

Trang 67

Tài sản Nguồn vốn

Trang 68

BÀI TẬP VỀ LÃI SUẤT

Ví dụ: KH A đến ngân hàng gửi số tiền là10 triệu đồng, thời hạn

3 tháng, lãi suaats 1%/tháng Sau 3 tháng KHA nhận được bao nhận được số tiền là bao nhiêu tính theo lãi đơn

Ngày đăng: 03/08/2015, 00:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w