Kim ngạch xuát khẩu giảm sút do sự bảo hộ tại thi trường nước ngoài, nhu cầu nhập khẩu giảm , sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng...45 2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vẫn đơn điệu, lạc
Trang 1trờng đại học kinh tế quốc dân khoa kế hoạch và phát triển
Trang 2Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Mai Hương
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên : Trần Thị Mai Hương
Khoa : Kế hoạch và phát triển
Chuyên đề thực tập của em là: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu”
Em xin cam đoan những gì em viết trong chuyên đề không sao chép từ bất kỳmột tài liệu nào Những phần trích dẫn và tham khảo đều đúng theo quy định củaNhà trường Nếu sai em xin chịu trách nhiệm
Sinh viên
Trần Thị Mai Hương
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 3
1.1 XUẤT KHẨU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 3
1.1.1 Khái niệm cơ bản về xuất khẩu 3
1.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu 3
1.1.1.2 Các loại hình xuất khẩu hàng hoá 3
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 5
1.1.2.3 Tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá 6
1.1.2.4 Tác động của chính phủ tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá thông qua công cụ chính sách 8
1.2 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 10
1.2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nước 10
1.2.2 Xuất khẩu góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm 11
1.2.3 Xuất khẩu góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân 12
1.2.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại 13
1.3 SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 13
1.3.1 Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009 13
Trang 51.3.1.1 Nguyên nhân và bản chất của khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 13
Trang 61.3.1.2 Tác động của khủng hoảng TCTC đối với Việt Nam 17
1.3.2 Sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng 19
1.3.2.1 Do bối cảnh kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng, những cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam 19
1.3.2.2 Do sự sụt giảm về kim ngạch, cơ cấu và thị trường xuất khẩu của kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng sau khủng hoảng 22
1.3.2.3 Bài học kinh nghiệm từ các nền kinh tế Châu Á trong việc đề ra các giải pháp hậu khủng hoảng 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 26
2.1 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 26
2.1.1 Thực trạng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1990 - đầu năm 2008 (trước khủng hoảng) 26
2.1.1.1 Hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu 26
2.1.1.2 Hoạt động xuất khẩu hàng hoá 28
2.1.2 Thực trạng xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2008 -2009 36
2.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 45
2.2.1 Kim ngạch xuát khẩu giảm sút do sự bảo hộ tại thi trường nước ngoài, nhu cầu nhập khẩu giảm , sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng 45
2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vẫn đơn điệu, lạc hậu chậm đổi mới, đồng thời do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm thuỷ sản và khoáng sản đều bị giảm sút do giá giảm 48
2.2.3 Thị trường thị xuất khẩu bị thu hẹp mạnh do nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại các thị trường chủ lực đều sút giảm và đang có xu hướng chuyển dịch 54
2.2.4.Đánh giá chung 57
Trang 7CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 59
3.1 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THỜI KÌ SAU KHỦNG HOẢNG 59
3.1.1 Cơ hội 59
3.1.2.Thách thức 60
3.2 ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 62
3.2.1 Dự báo xu hướng phát triển của hoạt động ngoại thương thế giới 62
3.2.1.1 Thương mại thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng sản lượng thế giới 62
3.2.1.2 Quá trình hội nhập kinh tế thế giới tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư quốc tế phát triển và cùng với nó là sự đa dạng hoá các nguồn đầu tư cũng như các hình thức thương mại 63
3.2.1.3 Các rào cản thương mại quốc tế tuy được dự báo tiếp tục giảm xuống nhưng vẫn còn ở mức cao 64
3.2.1.4 Các nước thuộc Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại thế giới 64
3.2.2 Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 5 năm 2011 - 2015 65
3.2.2.1 Định hướng chung 65
3.2.2.2 Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu 66
3.2.3 Định hướng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2015 67
3.2.3.1 Mục tiêu 67
3.2.3.2 Định hướng……… … 67
3.2.3.3 Dự báo một sỗ chỉ tiêu xuất khẩu năm 2010……… 70
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 72
3.3.1 Các giải pháp vĩ mô 72
3.3.1.1 Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo,
Trang 8sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu các mặt hàng thô 72 3.3.1.2 Chiến lược chuyển dịch và mở rộng cơ cấu thị trường - hạt nhân của chiến lược thúc đẩy xuất khẩu trong thời điểm hiện nay 73 3.3.1.3 Tăng cường đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu( XTXK) 78 3.3.1.4 Một số giải pháp chính sách nhà nước khác 79
3.3.2 Các giải pháp phát triển đối với doanh nghiệp 81
3.3.2.1 Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, chuyển từ cạnh tranh bằng giá rẻ sang cạnh tranh bằng chất lượng và sáng tạo, nâng cao và mở rộng chuỗi giá trị 81 3.3.2.2 Tận dụng cơ hội từ khủng hoảng để đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 83 3.3.2.3 Tiết kiệm chi phí, chi tiêu hợp lý, tái cấu trúc chuẩn bị cho một quá trình phát triển mới 84
KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 0
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 11DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa GDP, thị trường nợ, chứng khoán nợ ở MỸ 14
Hình 1.2 Xuất khẩu hàng hoá của Đức, Trung Quốc, Mỹ giai đoạn 2005 - 2009 .22
Hình 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996 -2006 29
Hình 2.2 Kim ngạch xuất khẩu của 8 mặt hàng chủ lực năm 2008 36
Hình 2.3.Đóng góp của yếu tố giá và lượng trong tăng trưởng kim ngạch một số mặt hàng năm 2008 (%) 39
Hình 2.4 Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân TM của Việt Nam năm 2009 43
Hình 2.5 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2005 - 2009 47
Hình 2.6 Thay Đổi kim ngạch xuất khẩu theo ngành năm 2009 47
Hình 2.7 Xuất nhập khẩu nông sản và vật tư nông nghiệp giai đoạn 2001-2008 (triệu USD) Nguồn: Tổng cục Hải quan 50
Hình 2.8 So sánh KNXK 9 tháng đầu năm 2009 với cùng kì năm 2008 51
Hình 2.9 Xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu và nông sản chính giai đoạn 2006 - 2009 51
Hình 2.10: Lượng và đơn giá dầu thô xuất khẩu từ năm 1999- 2009 52
HÌnh 2.11: Lượng cao su xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009 53
Hình 2.12: Lượng gạo xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009 53
HÌnh 2.11: Lượng cao su xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009 53
Hình 2.12: Lượng gạo xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009 53
Hình 2.13 : KNXK sang một số thị trường lớn từ năm 2007 đến năm 2009 55
Hình 3.1 Định hướng lại thị trường xuất khẩu Việt Nam 74
Hình 3.2: Nâng cao và mở rộng chuỗi giá trị 83
Bảng 2.1 Tình hình xuất khẩu hàng hoá từ năm 2001 – 2006 29
Bảng 2.2.Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2006 30
Bảng 2.3 Cơ cấu thị trương xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 -2006 32
Biểu 2.1 Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam 2008 37
Trang 12Bảng 2.4 Mười mặt hàng xuất khẩu chính năm 2008 38
Trang 13Bảng 2.5 Giá trị xuất khẩu 42Bảng 2.6 Cơ cấu mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu trong 8T/2009 so với
8T/2008 49Bảng 3.1 Tốc độ phát triển thương mại thế giới từ năm 1995 đến 2006 và dự báo
đến năm 2020 63Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu về xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2015 67Bảng 3.3 Dự báo kim ngạch và tốc độ tăng trưởng các nhóm hàng xuất khẩu
năm 2010 70Bảng 3.4 Tăng trưởng GDP của Châu Phi 77
Trang 14LỜI MỞ ĐẦU
Sau cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào mộtgiai đoạn phát triển với nhiều cơ hội mới Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế vàđiều chỉnh các thể chế điều tiết kinh tế - tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắnvới những bước tiến mới về khoa học, công nghệ, sử dụng tiết kiệm năng lượng vàtài nguyên, phát huy lợi thế cạnh tranh “động” và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảohộ…sẽ mở ra những cơ hội và thách thức mới cho sự phát triển của nền kinh tế thếgiới với dự báo của quỹ tiền tệ IMF, năm 2010 tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ tăngtrở lại khoảng 3,9%, trong đó xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ sẽ tanưg trở lạikhoảng 5,8% Nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ
Với những thành tưu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của 25 năm đổi mới, 10năm thực hiện chiến lược kinh tế xã hội 2001 – 2010 đã tạo ra sức mạnh tổng hợpđối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam Sự ổn định về chính trị xã hội là nềntảng vững chắc cho sự phát triển Tuy nhiên, những yếu kém của nền kinh tế và ảnhhưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu chắc chắn vẫncòn tác động đến sự phát triển của Việt Nam trong thời gian tới Do đó với một nềnkinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu với sự đóng góp của xuất khẩu vào GDP luôntrên 50% (55,03% năm 2000, 73,61% năm 2006, 76,9% năm 2007 và khoảng78,21% năm 2008) nhằm “tận dụng tối đa các thời cơ thuận lợi, vượt qua các khókhăn thách thức, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực, kết hợp tốt sức mạnh dântộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu đạt được những bước phát triển mới, nhanh vàbền vững, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước” , đón đầu những cơ hội vàthách thức của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng thì việc nghiên cứu thực trạngcũng như đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những nhiệm vụkinh tế quan trọng, cấp thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“ Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của VIệt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu”
Đề tài được thực hiện với mục đích nghiên cứu lý luận và ứng dụng vào thựctiễn hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, qua đó xem xét thựctrạng phát triển và vị trí, vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế ViệtNam và trong tương quan với hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế thế giới nói
Trang 15chung, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạtđộng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu với việc áp dụng một số phươngpháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê mô
tả, phương pháp hệ thống hoá và phương pháp suy luận logic
Trên cơ sở mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, nội dung của đềtài nghiên cứu được chia là ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáoPGS.TS.Nguyễn Ngọc Sơn đã giúp tôi hoàn thành bài nghiên cứu này
Trang 16CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
1.1 XUẤT KHẨU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1.1 Khái niệm cơ bản về xuất khẩu
1.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng
hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theoIMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài
Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005, xuất khẩu hàng hóa
là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằmtrên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật
1.1.1.2 Các loại hình xuất khẩu hàng hoá
a, Xuất khẩu gián tiếp (qua trung gian) : là hình thức tham gia thị trường
nước ngoài một cách gián tiếp bằng cách thông qua người thứ 3 để thức hiện cáchoạt động giao dịch XNK hàng hoá ra ( vào) thị trường nước ngoài Hiện nay hoạtđộng của thương nhân trung gian thâm nhập vào mọi lĩnh vực trong nền kinh tế ,phổ biến nhất là môi giới thương mại và đại lý Việc sử dụng hình thức này cónhững thuận lợi và khó khăn nhất định
Những khó khăn chủ yếu khi tham gia thi trường dưới hình thức xuất khẩugián tiếp đó là: Phải trả chi phí cho người trung gian; Không gắn liền giữa sản xuất
và thị trường do không gắn kết được quan hệ trực tiếp với thị trường đặc biệt là thịtrường nước ngoài; Ngoài ra kết quả của hoạt động giao dịch lại phụ thuộc chủ yếu
và thiện chí của người trung gian trong khi các nhà kinh doanh lại không muốn phụthuộc
Bên cạnh những khó khăn, thì khi tham gia vào loại hình xuất khẩu này,doanh nghiệp cũng có những lợi thế nhất định như: Sử dụng được kinh nghiệm, vốn
và cơ sở vất chất của chuyên gia và của người trung gian; Tập trung vốn, sức lực,tiền của vào điểm chính yếu nhất; Học tập được kinh nghiệm trên thương trường
Trang 17quốc tê.
Do đó, khi áp dụng hình thức xuất khẩu này cần chú ý tới mọt số điều kiệnnhất định Việc nên hay không nên sử dụng hình thức xuất khẩu trung gian xuấtphát từ tính hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu Vì vậy khi sử dụng trung giantham gia vào thị trường phải tính toán kĩ để tránh khả năng “ lợi bất cập hại” Hìnhthức này có hiệu quả trong một số trường hợp sau:
Khi lần đầu tiên tham gia vào thì trường nước ngoài hoặc tham gia vào phânkhúc thị trường mới mà chưa biết hiều về thị trường đó
Khi vốn hạn chế, hàng hoá không nhiều, hoặc nhu cầu không thường xuyên.Khi đưa sản phẩm mới và thị tường mà chưa nắm chắc thị trường đó
HIện nay theo nhóm nghiên cứu của EEC thì tới 2/3 lượng hàng xuất khẩucủa Việt Nam ít nhiều cá sử dụng hình thức này
b, Xuất khẩu trực tiếp : đây là hình thức tham gia thị trường nước ngoài khá
phổ biến đối với mọi DN trên thế giới, trong đó các DN tiến hành XK hàng hoá( hoặc hàng hoá do DN mình sản xuất ) ra thị trường nước ngoài nhằm khai thác lợithế so sánh giữa các quốc gia nhằm nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.Hình thức này có nhiều lợi ích hơn hình thức xuất khẩu gián tiếp qua trung gian Nótạo điều kiện cho người xuất khảu nắm được tình hình thị trường nước ngoài, khôngphải chia sẻ lợi nhuận và có thể lực chọn nhiêu cách thức để tiếp cận với thị trườngnước ngoài như: đấu thầu, dấu giá, tái xuất, gia công, hoặc mua bán trực tiếp Tuynhiên, khi sử dụng hình thức này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kiến thức nghiệp
vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, có kinh nghiệm hoạt động trên thị trường nướcngoài ,, năm sđược thể chế luật pháp và tập quán thương mại của từng khu vực vàquốc gia Hiện nay có khoảng 96% doanh nghiệp đang dùng hình thức này để thamgia vào thi trường nước ngoài
Khác với xuất khẩu gián tiếp, hình thức này có những thuận lợi như: Đượctrực tiếp tiếp xúc với thị trường nước ngoài, do vậy có thể nắm bắt được diễn biếntình hình thị trường, nhu cầu tiêu dùng, từ đó có phương án thích hợp với từng thịtrường cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.Vì vậy có thể chủ động đối phóvới những diễn biến mới trên thị trường
Tuy nhiên do khoảng cách giữa người mua và người bán là rất rộng lớn nênkhi thực hiện việc mua bán có thể xảy ra nhiều rủi ro mà không lường trước được.Đồng thời, chi phí tốn kém, do vậy chỉ thực hiện khi có đủ số lượng hàng lớn
Trang 181.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu của một loại hàng hoá phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản
là tình hình cầu của thị trường nhập khẩu đối với hàng hoá đó, khả năng cung ứng loại hàng hoá đó của các doanh nghiệp trong nước, khả năng cạnh tranh của hàng hoá đó với các hàng hoá cùng loại sản xuất tại thị trường nhập khẩu hoặc đến thị trường nhập khẩu từ các quốc gia khác, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đặc biệt hoạt động xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia còn chịu tác động mạnh bởi chính các yếu tố về chính sách xuất khẩu của quốc gia đó
1.1.2.1 Tác động của các nhân tố của thị trường nhập khẩu đến cầu hàng hoá xuất khẩu
Cầu đối với hàng hoá xuất khẩu chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố từ chính thị trường nhập khẩu như:
Tình hình kinh tế của quốc gia nhập khẩu: Khi nền kinh tế của quốc gia
nhập khẩu đang nằm trong chu kỳ tăng trưởng, nhu cầu nhập khẩu phụ vụ cho nhucầu sản xuất cũng như tiêu dùng không ngừng tăng lên, làm gia tăng sức cầu đối vớihàng hoá nói chung và hàng hoá nhập khẩu nói riêng Ngược lại tình trạng suy giảmsức cầu sẽ xảy ra khi nền kinh tế rơi vào chu kỳ suy thoái
Chính sách thương mại của quốc gia nhập khẩu: Những rào cản thương
mại cả kỹ thuật và phi kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu sẽ ngăn cản sự xâm nhậpcủa hàng hoá xuất khẩu vào thị trường quốc gia đó Nếu mặt hàng xuất khẩu thuộcvào nhóm bị hạn chế thì sức cầu có thể giảm do những chi phí phát sinh từ nhữngrào cản thương mại gây nên
Thói quen, tâm lý tiêu dùng của quốc gia nhập khẩu: trong trường hợp mặt
hàng xuất khẩu thuộc nhóm hàng tiêu dùng, cầu của quốc gia nhập khẩu đối vớihàng hoá xuất khẩu có thể chịu sự tác động bởi những nhân tố mang tính tâm lý củangười dân nước nhập khẩu Một số mặt hàng nếu nhập khẩu từ thị trường nước nàylại được ưa chuộng và đánh giá cao hơn so với thị trường khác như ô tô nhập khẩu
từ Đức, Mỹ, Nhật được coi trọng hơn về thông số kĩ thuật và kiểu mẫu hơn nhậpkhẩu từ Trung Quốc
Giá cả của hàng hoá xuất khẩu: Giá cả rẻ hơn hoặc phải chăng so với các
hàng hoá cùng loại trong phần lớn các trường hợp luôn có một sức hút lớn tạo ra
Trang 19một lượng cầu đáng kể Khi giá giảm đi thì có thể thu hút thêm cầu đối với hànghoá Rõ ràng, đây là một nhân tố quan trọng trong việc xác định mức cầu của thịtrường đối với một loại hàng hoá.
1.1.2.2 Khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và tác động của nó tới quy mô xuất khẩu
Khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trên thị trường nước ngoài cóảnh hưởng rất lớn tới khối lượng xuất khẩu của hàng hoá Mà nó lại phụ thuộc vào 3nhân tố sau:
Một là , tính đa dạng của loại hàng hoá đó trên thị trường nước ngoài Trong
trường hợp trên thị trường nước ngoài còn có các hàng hoá khác tương tự hoặc có giátrị thay thế tương đương thì nhu cầu đối với các hàng hoá xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng
do sự cạnh tranh giữa các mặt hàng cùng loại hay có khả năng thay thế
Hai là, nhóm nhân tố liên quan đến chất lượng, thương hiệu, kênh phân phối,
thị hiếu thị trường…của hàng hoá xuất khẩu Đây là nhóm nhân tó cơ bản tạo ra sứcmạnh bền vững cho năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trên thị trườngnước ngoài Tất nhiên, cầu hàng hoá xuất khẩu sẽ cao đối với những mặt hàng cóchất lượng tốt, thương hiệu uy tín, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường
Ba là, các nhân tố liên quan đến giá cả Các nhân tố này bao gồm chi phí đầu
vào sản xuất hàng xuất khẩu, năng suất lao động trong ngành sản xuất hàng xuấtkhẩu và tỷ giá hối đoái Thí dụ: bằng việc phá giá đồng nội tệ, các doanh nghiệpxuất khẩu có thể duy trì giá bán hàng xuất khẩu bằng ngoại tệ thấp mà vẫn đảm bảomức lợi nhuận cận biên như cũ Giá thấp sẽ tạo ra sự cạnh tranh về giá cho hàngxuất khẩu trên thị trường nước ngoài, do đó sẽ làm tăng quy mô hàng xuất khẩu
1.1.2.3 Tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu của một loại hàng hoátrước hết thông qua giá cả của hàng hoá đó Tỷ giá hối đoái ( được xác định bằnggiá cả tính bằng đồng nội tệ của một đồng ngoại tệ) tăng lên làm đồng ngoại tệ lêngiá so với đồng nội tệ Nếu giá bán hàng xuất khẩu bằng ngoại tệ vẫn giữ nguyên,thu nhập của nhà xuất khẩu bằng nội tệ sẽ tăng lên Để đẩy mạnh việc tiêu thụ hànghoá nhà xuất khẩu có thể giảm gía hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ để kích cầuđối với hàng hoá xuất khẩu mà vẫn không làm giảm lợi nhuận tính bằng nội tệ củamình Kết quả là khối lượng hàng xuất khẩu tăng lên Ngược lại, tỷ gia hối đoái
Trang 20giảm làm giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ tăng lên, làm giảm cầu hàng xuấtkhẩu, dẫn đến giảm khối lương hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên tác động của tỷ gí hối đoái tới cầu hàng hoá xuất khẩu khônggiống nhau giữa các loại hàng hoá Mức độ ảnh hưởng còn tuỳ thuộc vào mức độ cogiãn của cầu hàng hoá đối với giá hàng hoá đó.Hơn nữa, tác động nêu trên của tỷgiá hối đoái mới chỉ xét đến mặt khối lượng hàng hoá xuất khẩu mà chưa tính đếntổng giá trị Vị dụ, trong trường hợp tỷ giá tăng, trong khi khối lượng hàng xuấtkhẩu gia tăng, giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ lại giảm, thì tổng giá trị củahnàg xuất khẩu tăng hay giảm còn phụ thuộc vào độ co giãn của hàng hoá đó là lớnhơn hay nhỏ hơn 1
Ngoài ra, tỷ giá hối đoái còn tác động đến ccung hàng hoá xuất khẩu trên haiphương diện sau:
Về ngắn hạn, việc tỷ giá tăng sẽ làm co doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp xuất khẩu tính bằng nội tệ tăng lên, từ đó kích thích doanh nghiệp mở rộngsản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu, làm gia tăng sản lượng dẫn đến gia tăngkhối lượng xuất khẩu Tỷ giá hối đoái tăng lên do phá giá đồng nội tệ sẽ làm chi phísản xuát tính bằng ngoại tệ giảm đi, giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu có thể hạ giábán bằng ngoại tẹ để cạnh tranh giá Mặc dù biện pháp này có thể làm lợi nhuạnsiêu ngạch của doanh nghiệp giảm đi nhưng tổng doanh thu, lợi nhuận vẫn có thẻtanưg do sự lấn át của hiệu ứng khối lượng
Tuy nhiên, hiệu ứng phá giá chỉ kích thích xuất khẩu trong thời gian ngắn,
khi mà chi phí sản xuất hàng xuất khẩu chưa tăng lên do hiệu ứng giá nguyên liệunhập khẩu tăng lên Trong dài hạn chi phí sản xuất của doanh nghiệp tính bằng nội
tệ có xu hướng tăng ( điều này cũng làm chi phí sản xuất tính banừg ngoại tệ cũng
có xu hướng tăng) vì các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, trong một số trường hợp, có một số doanh nghiệp xuất khẩu lại sử
dụng nguyên liệu nhập khẩu Vì vạy khi tỷ giá tăng sẽ kéo theo hàng nhập khẩutăng giá dẫn đến chi phí sản xuất tăng theo Hiệu ứng này có thể xảy ra trễ hơn dotác động của việc dự trữ nguyên liêu
Thứ hai, khi tỷ giá hối đoái tăng, các doanh nghiệp xuất khẩu thu được lợi
nhuận siêu ngạch trong ngắn hạn Tuy nhiên theo quy luật bình quân hoá lợi nhuậntrong nền kinh tế, sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu thị trường từ sản xuất phục vụ thị
Trang 21trường nội địa sang sản xuất hướng vào xuất khẩu Điều này làm tăng tính cạnhtranh cả về đầu vào lẫn đầu ra của sản xuất phục vụ xuất khẩu khiên schi phí sảnxuất tăng, làm cho giá thành sản phẩm hạ xuống.
Thứ ba, sau khi nội tệ giảm giá, chỉ số giá tiêu dùng sẽ có xu hương tăng do
ảnh hưởng của tăng giá hàng nhập khẩu làm cho tiền lương thực tế của người laođộng giảm xuống Trong thực tế, doanh nghiệp sẽ phải giải quyết vấn đề này bằngcách tăng tiền lương danh nghĩa làm chi phí sản xuất của doanh nghiệp gia tăng
Vì những lý do trên nên trong dài hạn rất khó để doanh nghiệp xuất khẩu cóthể duy trì mức lợi nhuận siêu ngạch của mình từ tác động của tăng tỷ giá hối đoái
Như vậy, tác động của tăng tỷ giá hối đoái tới cung hàng xuất khẩu có tính hai mặt, trong ngắn hạn nó có thể kích thích tăng cung hàng xuất khẩu Tuy nhiên trong dài hạn nó có thể là nhân tố kìm hãm Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải lượng hoá mức độ ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá đối với cung của từng nhóm mặt hàng xuất khẩu cũng như mức độ ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá trong ngăn hạn và dài hạn.
1.1.2.4 Tác động của chính phủ tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá thông qua công cụ chính sách.
Tăng trưởng xuất khẩu mạnh cần phải nhờ vào ba yếu tố là: Chính sáchthương mại, nhu cầu thị trường thế giới và sự gia tăng FDI Chính phủ của một quốcgia có thể tác động tới việc tăng giảm quy mô, thay đổi cơ cấu mặt hàng, thị trườngxuất khẩu hàng hoá của quốc gia đó thông qua một loạt các công cụ chính sách như:
Chính sách tỷ giá, các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ chi phí xuất khẩu, chính sách thưởng xuất khẩu và giảm thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu, chính sách tiền tệ…
Nếu một quốc gia theo đuổi chiến lược phát triển nền kinh tế hướng vào xuấtkhẩu, thì các chính sách tài chính, tiền tệ chủ yếu sẽ nhằm khuyến khích hoạt độngxuất khẩu như: Khuyến khích về thuế đối với đầu tư, giảm thuế các phương tiện khotàng và khu chế xuất, hoàn thuế Các biện pháp tiền tệ bao gồm: Các phương tiệnchiết khấu (lãi suất) tín dụng xuất khẩu, thưởng xuất khẩu, tỷ giá hối đoái…Hiệnnay nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển thường sử dụng banhóm khuyến khích xuất nhập khẩu Nhóm thứ nhất là nhóm thuế, hoàn trả lại thuế
và giảm thuế áp dụng đối với các sản phẩm trung gian nhập khẩu Thuế và hoàn
Trang 22thuế, giảm thuế cũng được áp dụng đối với máy móc và thiết bị nhập khẩu cho sảnxuất hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu Nhóm thứ 2 bao gồm tín dụng với lãi suất thấphơn lãi suất thị trường dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu để tăng vốn lưu độngphục vụ xuất khẩu Nhóm thứ ba bao gồm các quỹ phục vụ các đoàn công tác đinước ngoài của các quan chức chính phủ và các doanh nghiệp, các nhà ngoại giao,thương vụ nhằm khuyếch trương xuất khẩu Việt Nam ra thị trường thế giới Tựutrung lại, các chính sách hỗ trợ xuất khẩu ở bất kỳ quốc gia nào cũng nhằm vào haiđối tượng chính là các nhà sản xuất, hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu và các doanhnghiệp làm chức năng xuất nhập khẩu
Thực tế cho thấy,trong các công cụ chính sách của chính phủ thì tác độngcủa chính sách tỷ giá hói đoái thay đổi tớihoạt động xuất khẩu của một quốc gia làtương đối rõ rệt và mức độ ảnh hưởng có thể đo lường được một cách cụ thể Chính
vi vậy trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tê, các quốc gia luôn sử dụng tỷ giánhư một công cụ điều tiết hữu hiệu hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ.NHTW thông qua các công cụ can thiệp nhằm đạt được một mức tỷ giá nhất định,
để tỷ giá tác động một cách tích cực tới hoạth động xuất nhập khẩu của một quốcgia Cơ chế điều hành tỷ giá đối với hoạt động xuất khẩu thành công hay thất bại
phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó không thể không kể đến nhân tố Cách thức lựa chọn cơ chế tỷ giá của chính phủ Theo mức độ can thiệp tăng dần của Chỉnh
Phủ có thể nêu ra 3 cơ chế đặc trưng sau:
Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Với chế độ này, sự biến động của tỷ giá là
không có giới hạn và luôn phản ánh những thay đổi cung cầu trên thị trường ngoạihối Vai trò của Chính Phủ là dự trữ ngoại hối với mục đích để can thệp vào thịtrường và tỷ giá không có ý nghĩa lớn trong chế độ này
Chế độ tỷ giá cố định : là chế độ tỷ giá trong đó NHTW công bố và cam kết
can thiệp để trì một mức tỷ giá cố định trong một biên độ hẹp đã được ấn dịnh Vớichế đội nay, NHTW phải duy trì một lượng dự trữ ngoại hối nhất định để tiến hànhcan thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì một tỷ giá cố định Nếu tỷ giá được
ấn định thấp hơn tỷ giá thị trường tức là đồng nội tệ được định giá quá cao sẽ có tácdụng kìm hãm xuất khẩu và kích thích nhập khẩu Ngược lại với chính sách tỷ giáđịnh giá thấp đồng nội tệ sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu, kìm hãm nhập nhẩu,giúp cải thiện cán cân vãng lai từ trạng thía thâm hụt về trạng thía cân bằng hoặcthặng dư Trong trường hợp, tỷ giá được xác định phản ánh đứng quan hệ cung cầu
Trang 23ngoại tệ trên thị trường sẽ có tác dụng làm cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu
Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý: với chế đọ này tỷ giá không cố định mà
cũng không tự do hoàn toàn Một mặt, tỷ giá được hình thành và biến dộng theotương quan của các lực lượng thị trường, mặt khác, NHTW tích cực can thiệp đểgiảm sự biến động qua mức của tỷ giá, hoặc để tỷ giá biến động trong một biên độnhất định Trong chế độ này vai trò của chính phủ và dự trữ quốc gia thực sự có ýnghĩa quan trọng vì chính thị trường phát tín hiệu để chính phủ can thiệp mua vàohay bán ra một lượng ngoại tệ dự trữ phù hợp với mức độ cần thiết phải điều chỉnhcủa thị trường
Việc điều hành chính sách tỷ giá thực sự có tác động nhanh chóng đến hoạtđộng xuất nhập khẩu hay không còn phụ thuộc một phần không nhỏ vào môi trườngkinh tế vĩ mô, đặc biệt chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc đời sống kinh tế xã hộicủa quốc gia đó Ngoài ra, tình hình kinh tế, chính trị cũng như những biến động tàichính quốc tế như khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới, các luồng đầu tư vào
ra của một quốc gia cũng ảnh hưởng đến cơ chế điều hành tỷ giá đối với hoạt độngxuất khẩu
1.2 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nước
Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là “Xây dựng nước tathành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với quá trình phát triển lực lượng sản xuất, đờisống vật chất và tình thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh Phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nướcCNH theo hướng hiện đại”
Muốn vậy, ngay từ đầu chúng ta phải xây dựng những tiền đề nhất định choquá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Một trong những tiền đề quantrọng chính là tạo vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa, hiện đạihóa nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật ngày một hiện đại, đòi hỏi phải cónhiều vốn trong nước và ngoài nước, trong đó nguồn vốn bên ngoài là quan trọng
Trang 24Nguồn vốn bên trong bao gồm: nhân lực là tài sản cố định tích lũy từ nhiềuthế hệ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và nhiều loại vốn hữu hình và vô hìnhkhác.Tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở hiệu quả sảnxuất.Con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích lũy vốn trong nước là tăng năngsuất lao động xã hội trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp lý hóasản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước, thực hiệntiết kiệm
Nguồn vốn bên ngoài được huy động từ các nước trên thế giới dưới nhiềuhình thức khác nhau: Vốn viện trợ của các nước, các tổ chức kinh tế - xã hội; vốnvay ngắn hạn, dài hạn với các mức lãi suất khác nhau của các nước và các tổ chứckinh tế; vốn đầu tư của nước ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh, liên doanhliên kết, đặc biệt là nguồn vốn từ hoạt động xuất khẩu Biện pháp cơ bản để tậndụng, thu hút vốn bên ngoài là: Đẩy mạnh mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế,tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài tranhthủ mọi sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, vay vốn ở các nước
Ở nước ta hiện nay, nguồn vốn trong nước còn hạn chế nên phải tận dụngkhai thác nguồn vốn từ bên ngoài Tuy nhiên các nguồn vốn từ bên ngoài phần nào
sẽ chịu áp lực ràng buộc về kinh tế và chính trị, đặc biệt đối với nền kinh tế dựa chủyếu vào xuất khẩu như nước ta hiện nay, thì con đường tất yếu để đưa nước ta tởthành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 chính là đẩy mạnh hoạt động xuấtkhẩu bên cạnh tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài Như vậy xuất khẩu lànguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nước
1.2.2 Xuất khẩu góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất pháttriển Sự tác động của xuất khẩu đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sảnxuất được nhìn nhận theo các hướng sau:
Xuất khẩu các mặt hàng trong nước đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới ,thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng chung của thế giới
Xuất khẩu tạo điều kiện để phát triển các ngành có lợi thế so sánh của mỗiquốc gia
Trang 25Xuất khẩu tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường đầuvào cho quá trình sản xuất.
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyênnăng lực sản xuất trong nước Hay nói cách khác, xuất khẩu tạo môi trừong thu hútvốn và kĩ thuật tiến tiến từ bên ngoài góp phần hiện đại hoá nền kinh tế đất nước
Thông qua xuất khẩu hàng hoá của nước ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranhtrên thị trường thế giới cả về chất lượng và giá cả Do đó đòi hỏi phải không ngừngcải thiện, tổ chức lại sản xuất, cơ cấu quản l cho phù hợp với nhu cầu thị trường
Tóm lại, xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ màcòn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quankhác Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổnđịnh và kinh tế phát triển Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầuvào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước Mặt khác trong quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, hàng hoá các nước phải chịu sựcạnh tranh khốc liệt với hàng hoá các nước khác cùng với sự cản trở quyết liệt củacác hàng rào thuế quan và phi thuế quan Để có thể đứng vững và phát triển đượcthì các nước phải không ngừng cải tiến công nghệ, tiết kiệm chi phí, hạ gía thành,nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ cho hàng hoá củanước mình trên thị trường nước ngoài Do vậy, thông qua quá trình cạnh tranh khốcliệt hay nói cách khác là thông qua quá trình thương mại quốc tế mà chất lượnghàng hóa ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn
1.2.3 Xuất khẩu góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân
Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống ngườidân Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tácđộng làm tăng tiêu dùng nội địa làm nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng Dẫnđến sản xuất gia tăng, cầu lao động tăng, nhất là trong các ngành sản xuất hàng hoáxuất khẩu
Mặt khác xuất khẩu còn tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, đặc biệt là các vậtphẩm tiêu dùng cẩn thiết đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân
Ở nước ta hiện nay, từ khi Đảng thực hiện chủ trương mở cửa nền kinh tế,kim ngạch xuất khẩu của nước ta nhìn chung không ngừng tăng lên tạo điều kiện
Trang 26thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng nguồn thu cho ngân sách và giải quyết công ănviệc làm cho hàng triệu người lao động
1.2.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại.
Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại góp phần gắn kết sự pháttriển kinh tế của mỗi quốc gia với quá trình phân công lao động quốc tế Thôngthường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn cá hoạt động kinh tế đối ngoại khác và
là điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển như xuất khẩu và sản xuất hàng hoáthúc đẩy các uqn hệ tín dụng và đầu tư, vận tải quốc tế…phát triển Đến lượt nóchính các quan hệ kinh tế đối ngoại kia lại tạo điều kiện cho quá trình mở rộng vàthúc đẩy xuất khẩu
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước nhất là trong điều kiện xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và nó là cơ hội cho mỗi quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
1.3 SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
1.3.1 Một số vấn đề cơ bản về khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009.
1.3.1.1 Nguyên nhân và bản chất của khủng hoảng tài chính 2008 – 2009
1.3.1.1.1 Về nguyên nhân của khủng hoảng
Từ năm 1997 đến nay có khoảng 5-6 cuộc khủng hoảng, tuy nhiên đó chỉ lànhững cuộc khủng hoảng nhỏ và mang tính khu vực Vì vậy cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu vào cuối năm 2008 với sức mạnh xoay chuyển cả một thời đại đượccoi như là cuộc “ đại khủng hoảng trăm năm mới có một lần”.Nhìn nhận thực chấtcủa cuộc khủng hoảng theo chiều sâu có thể xác định được các nguyên nhân sau:
a, Nguyên nhân trực tiếp : sự hình thành và đổ vỡ của bong bóng nhà đất
và khủng hoảng tín dụng
Nhằm chuẩn bị cho sự lo ngại về nền kinh tế suy sụp sau cuộc khủng bố 11 –
9 – 2001, Cục dự trữ liên bang Mỹ ( FED) đã nhanh chóng cắt giảm lãi suất từ 6.5%xuống còn 1% vào tháng 7 – 2003 và kéo dài đến tận năm 2004 Trong thời gian đógiá nhà đất tăng khoảng 10%/năm, đẫn đến giá nhà năm 2006 tăng gấp đôi năm
2001 Lãi suất thấp, tiền vay rẻ, giá nhà tăng nhanh làm cho bóng bóng nhà đất hình
Trang 27thành Nét điển hình của bong bóng nhà đất chính là sự tăng trưởng của tín dụng thế
chấp từ 2000 tỷ USD năm 1990 lên đến 11000 tỷ USD vào quý 3/2007 tại đỉnh
điểm, dư nợ tín dụng đạt 48000tỷ USD, gần 3,5 lần GDP Các khaỏn vay ngoài vaythế chấp nhà đất cũng trong tình trạng xấu, nguyên nhân là việc “ chứng khoán hóa”các giấy tờ nợ không được kiểm soát
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa GDP, thị trường nợ, chứng khoán nợ ở MỸ
Nguồn: Báo cáo “ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trăm năm có một và vấn
đề của Việt Nam” – PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng viện kinh tế Việt Nam.
Như vậy có thể thấy rằng ngoài sự đổ vỡ của bong bóng nhà đất thì nguyênnhân chủ yếu - trực tiếp của cuộc khủng hoảng là các lỗi hệ thống của hệ thốngngân hàng tài chính, hệ số đòn bẩy tài chính của các NHTM lớn, cho phép pháttriển các “ sáng tao tài chính” nhằm mục đích phân tán rủi ro, giảm bớt rủi ronhưng lại không lường hết được cơ chế hoạt động, giám sát, tầm ảnh hưởng vàhậu quả của nó
b, Nguyên nhân nền tảng : sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu sâu sắc và kéo dài
Sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu có lẽ được tích nén lại trong khoảng thờigian hai mươi hoặc ba mươi năm gần đây và nó được định vị bởi hai xu hướng lớnsau:
… CDS : 62 tỷ $
… Credit:48 tỷ $
GDP:
14.3 tỷ $
Trang 28Một là sự nổi lên mạnh mẽ của một số nền kinh tế đang phát triển khổng lồnhư Trung quốc, Ấn Độ … mà những quốc gia này lại chiếm trọng số rất lớn về mặtdân số và diện tích trên phạm vi toàn cầu Điều này dẫn đến sự mất cân bằng về thịtrường và nguồn lực phát triển.
Hai là tốc độ phát triển công nghệ cao ở các nước phát triển đưa nền kinh tếbước sang nền kinh tế tri thức Xu hướng này diễn ra cùng xu hương toàn cầu hoá
mà bản chất của xu hướng toàn cầu hoá là tự do hoá
Hai xu hương trên diễn ra song hành trong bối cảnh toàn cầu hoá, cùng vóibiến cố sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tạo nên một cục diện mới chonền kinh tế thê giới Một nền kinh tế phát triển không ngừng với tốc độ biến đổi cựccao nhưng hạn chế chức năng quản lý của nhà nước đặc biệt là ở các nước siêucường Vì vậy trong toàn bộ dây chuyên đó chỉ cần một mắt xích yếu, làm hệ thống
bị “ thủng” thì khủng hoảng tất yếu sẽ xảy ra
c, Nguyên nhân gắn với nguyên lý vận hành của hệ thống kinh tế thị trường : nhà nước hay thị trường
“ Tự do hoá thị trường” hay “ thị trừong có sự can thiệp của nhà nước”, haitrường phái này luôn được đưa ra tranh luận xem ai ‘đúng” Ai “sai” trong hàngtrăm năm qua Khi cuôc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra sâu rộng, vấn đềnày càng được bàn đến nhiều hơn Thực ra về nguyên tắc, hai trường phái nàykhông hề đối đầu nhau và bổ sung cho nhau Tự do hó mang lại sự phát triển kì diệucho nhân loại song cũng gây ra tai hoạ khi nó bị đẩy đến mức thái quá Ngược lại sựcan thiệp một cách cực đoan của nhà nước đã làm cho một bộ phận lớn của nhânloại rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài
Cán cân vai trò nhà nước - thị trường đối với sự phát triển của nền kinh tếthường xuyên thay đổi “ đảo qua - đảo lại”.Khi thị trường tự do hoá thì nền kinh tế
sẽ mất kiểm soát, khi đó đòi hỏi vai trò của nhà nước được nâng cao Ngược lại, khivai trò của nhà nước lấn át quá mức thì nền kinh tế lại kém hiệu quả Khi đó xuhướng “ tự do hoá thì trường” lại nổi lên Đó là một quá trình vận hành mang tínhchu kì của nền kinh tế Cuộc khủng hoảng tài chính vào cuối năm 2008 cũng khôngnằm ngoại lệ Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cùng với sự bùng nổ của
xu hương tự do hoá, toàn cầu hoá, sự mất kiểm soát của chính phủ các nước baogồm cả các nước ‘ siêu cường” tất yếu dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Trang 29như một quy luật của lịch sử.
1.3.1.1.2 Về bản chất của cuộc khủng hoảng
Như vậy bản chất của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế hiện naychính là sự đổ vở của sự mất cân bằng ở tất cả các thị trường hiện hữu từ thị trườngtài chính, thị trường sản xuất kinh doanh, đến thị trường lao động
Khi làng sóng đầu tư vào các thị trường tăng lên nhanh chóng, đặc biệt làlàng sóng tăng lên của các thị trường phi sản xuất, như thị trường tài chính, thịtrường địa ốc, thị trường ngoại tệ, … tính ảo của thị trường sẽ xuất hiện Và ngườimua ở đây không còn là người “tiêu thụ” sản phẩm mà chủ yếu là những nhà đầu
cơ, kể cả trong thị trường sản xuất cũng mang nặng tính đầu cơ Quá trình này đãlàm cho các thị trường bành trướng mau lẹ, GDP tăng lên nhanh chóng, cho đến lúc
sự mất cân bằng tăng lên đỉnh điểm và thị trường không thể tiếp tục chứa đựngnhững hàng hóa - dịch vụ mà nó phải chứa đựng, cũng như sự mất cân đối đã đạtmức quá sức chịu đựng của thị trường và phải đi đến sự sụp đổ
Do đó có thể nói sự vở bong bóng thị trường bất động sản Mỹ không phải lànguyên nhân gây ra khủng hoảng, mà nó chỉ là cái khởi đầu cho sự khủng hoảng Sựkhủng hoảng đã tiềm ẩn trong các nền kinh tế, ngay cả trong nền kinh tế nhỏ và mớiphát triển như Việt Nam Sự đổ vở thị trường Mỹ lại lan nhanh tới thị trường củacác nước khác chính vì thị trường Mỹ đang sản xuất và tiêu thụ một tổng giá trị sảnphẩm quá lớn Thị trường Mỹ là thị trường mà nó có lượng giá trị xuất khẩu vànhập khẩu lớn nhất trong các khu vực kinh tế thế giới Do đó sự khủng hoảng tấtyếu bắt đầu từ thị trường Mỹ Kể từ nay bất cứ một sự chông chênh nào của thịtrường Mỹ sẽ lập tức ảnh hưởng đến thị trường các nước khác trên mọi lĩnh vực
Vây, bản chất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 chính là khủnghoảng về thể chế tài chính và cơ cấu mà sâu xa hơn là khủng hoảng về cơ cấu Đó là
sự mất cân đối vĩ mô giữa các quốc gia( Hoa Kỳ thâm hụt cán cân vãng lai trongnăm 2001 – 2006 là 3.572tỷ USD, năm 2008 là 811 tỷ USD); Mất cân đối giữa nềnkinh tế thực và nền kinh tế tiền tệ ( tỷ lệ giá trị phái sinh/giá trị chứng khoán >10);Mất cân đối giữa khu vực tài chính và khu vực kinh tế thực ( giao dịch hànghoá/giao dịch tiền tệ =100lần); Mất cân đối trong mô hình tăng trưởng ( hướng nềnkinh tế vào xuất khẩu và dựa nhiều vào đầu tư nước ngoài hơn là nội lực của nềnkinh tế)
Trang 301.3.1.2 Tác động của khủng hoảng TCTC đối với Việt Nam
Khủng hoảng kinh tế đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu với nhữngbiến động bất thường, với phạm vi ảnh hưởng tới nền kinh tế của nhiều quốc giatrên toàn thê giới Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ Ảnh huởng của cuộckhủng hoảng kinh tế đã và dang ảnh hưởng tới nền kinh tế của VIệt Nam dưới cácgóc độ sau:
Kinh tế Việt Nam suy giảm đặc biệt là 2 kênh chính là xuất khẩu và đầu tư nước ngoài
Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ dựa vào xuất khẩu với sự đốnggóp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế trong năm 2007 là 67.3% Cuối năm
2008 đầu năm 2009 do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu làm chocác chỉ tiêu tăng trưởng và xuất khẩu đều giảm sút Tốc độ tăng trưởng GDP trongquý I/2009 chỉ đạt 3.1% chỉ bằng 42% so với cùng kỳ năm 2008 Xuất khẩu trong 6tháng đầu năm 2009 đạt 22.9 tỷ USD giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2008 Trongnăm tháng đầu năm 2009 nhập siêu hàng hoá 1,1 tỷ USD bằng 4,9% kim ngạch xuấtkhẩu., bên cạnh một số mặt hàng nông sản vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao nhưgạo tăng 43.3% về lượng và 20,2 % về kim ngạch, chè tăng 17,5%về lượng và13,4% về kim ngạch thì một số mặt hàng nông sản khác do ảnh hưởng của giá thégiới giảm nên tuy tăng lượng nhưng kim ngạch vẫn giảm ( cafe tăng 21.6% vềlượng nhưng giảm 6.2% về kim ngạch, dệt may đtj 3.2tỷ USD giảm 1.8% ) so vơidiễn biến trong những năm gần đây thì có mức giảm lứon trong giá trị xuất khẩu.Bên cạnh xuất khẩu hàng hoá thì xuất khẩu dịch vụ thể hiện qua lượng khách quốc
tế đến Việt Nam cũng giảm sút trong năm tháng đẩu năm 2009, đạt 1614.5 nghìnlượt khách giảm 18,8% so với cùng kỳ năm 2008
Về đầu tư nước ngoài, trong năm tháng đàu nă 2009, thu hút đầu tư nướcngoài đạt 6.7 tỷ USD giảm 76.3% so với cùng kì năm 2008 Vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài thực hiện năm tháng đầu năm 2009 ước tính 2,8tỷ USD, giảm 29,1% sovới cùng kí năm 2008
Ngoài ra khủn hoảng kinh tế còn dẫn đến một số nguy cơ cho nền kinh tếnước ta như chỉ số ICOR cao, chỉ số cạnh tranh giảm sút, chuyển đổi cơ cấu kinh tếdiễn ra chậm chạp
Trang 31Tình hình bội chi ngân sách tăng
Tổng thu ngân sách trong năm tháng đầu năm 2009 chỉ bằng 31.8% dự toáncủa năm Nguyên nhân là do giá dầu thu cao su, hạt tiêu, cafe, chè trên thị trườngthế giới giảm làm cho nguồn thu NSNN giảm.Mặt khác, do ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng dẫn đến các nước cắt giảm chi tiêu, hạn chế đầu tư ra nước ngoài, thắtchặt chính sách đầu tư ra nước ngoài, tập trung phát triển thị trường nội địa, thêmvào đó trình độ kinh tế nước ta còn thấp, khả năng cạnh tranh và kinh nghiệmthương mại khi gia nhập WTO còn hạn chế làm cho nguồn vốn đầu tư và nguồn thu
từ xuất khẩu giảm Do hệ quả của hcính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng, điều chỉnh
cơ chế lãi suất, tỷ giá làm cho năng lực sản xuất hàng nội địa và cầu hàng nội địa bịgiảm sút làm giảm nguồn thu nôi địa Cuối cùng do ảnh hưởng của chính sách kíchcầu đàu tư tiêu dùng từ cuối năm 2008 đến nay dẫn đến bội chi ngân sách và nguy
cơ về an ninh tài chính
Tỷ lệ thất nghiệp có chiều hướng gia tăng
Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn buộcphải thu hẹp sản xuất dẫn đến nhiều người lao động bị mất việc làm Năm 2008,theo thống kê của 41tỉnh thành phố trong cả nước, co tới 66707 người bị mất việclàm, chiếm 16,26% lao động làm việc trong cá doanh nghiệp có báo cáo Trong quý
I năm 2009, qua khảo sát thực tế và báo cáo của 48 tỉnh, thành phố thì có tới 64897người lao độngbị mát việc làm chiếm 10% lao động đang làm trong các doanhnghiệp có báo cáo.Các ngành có số lượng lao động mất việc làm và thiếu việc làmtập trung nhiều nhất ở ngành dệt may, da giày, chế biên shải sản, chế biên snông sảnxây dựng, công nghiệp ô tô, điện tử… chủ yếu rơi vaòp các doanh nghiệp xuất khẩu
co nguồn nguyên liệu dựa chủ yếu vào nhập khẩu, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Dự báo số lao động mất việc làm trong năm 2009 trên phạm vi toàn quốc trong cácdoanh nghiệp sẽ là 300.000 người Tình hình suy thoái cũng ảnh hưởng đến laođộng Việt Nam ở nước ngoài Tính đến nay có trên 7.000 lao động về nước trướcthời hạn, dự báo số lao động đang làm việc ở nước ngoài bị mất việc phải về nướctrước thời hạn năm 2009 có thể lên tới 10.000 lao động Điều này có thể dẫn theomột số hệ luỵ về mặt xã hội làm cho tệ nạn xã hội gia tăng
Trang 321.3.2 Sự cần thiết đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng
1.3.2.1 Do bối cảnh kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng, những cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam
Sau khủng hoảng, sẽ có một thế giới thay đổi rất nhiều, rất mạnh trong thờigian tới, trong đó có hai xu hướng di chuyển quan trọng:
Thứ nhất, là di chuyển công nghệ thấp đến các nước đi sau, kém phát triển.Đây là điểm mà Việt Nam cần phải cảnh giác vì phía sau giá rẻ của công nghệ thấpchính là nguồn nhân lực chất lượng thấp, đó chính là thảm hoạ lâu dài cho một quốcgia và dân tộc
Thứ hai, là luồng di chuyển công nghệ cao Những nước nghèo, kém pháttriển cũng muốn nhập cuộc và có cơ hội nhập cuộc Đấy là một cơ hội rất lớn chophát triển kinh tế Tuy nhiên đằng sau cơ hội ấy, đòi hỏi phải có sự đổi mới tư duy.Bởi vì trong nhiều trường hợp, ở các nước lạc hậu đi sau, những tầng nấc văn hoá,
tư duy theo kiểu truyền thống sẽ là sức cản lớn
Nhìn chung để có bước đi rõ ràng chính xác trong giai đoạn hậu khủnghoảng ta cần có cái nhìn tổng quát về bối cảnh kinh tế thể giới hậu khủng hoảng Cóthể khái quát một số nét sau:
KHTC chạm đáy nhưng hiểm hoạ suy thoái vẫn còn
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế vẫn tiếp diễn và là không thể đảongược:
Tăng trưởng xuất khâu hàng hoá thế giới vẫn ở mức cao đạt 14.06%(2005), 15,4%(2006), 14,44%(2007)
Đầu tư ( tư nhân) trực tiếp nước ngoài vào các nuớc đang phát triẻn và mớinổi cũng tanưg mạnh đạt 241,4 tỷ $( 2006), 359,0 tỷ $( 2007), 459,3 tỷ $ (2008)
Dòng vốn đầu tư gián tiếp đã rất lớn tạo sự gắn chặt về lợi ích Đến cuốinamư 2007 chứng khoán nước ngoài do nhà đầu tư Hoa Kỳ năm lên tới 4956 tỷ USD,chứng khaón Hoa Kỳ do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ lên tới 3130 tỷ USD…
Mô hình kinh tế thị trường vẫn đững vững Tuy nhiên sự thất bại của môhình kinh tế thị trường tự đo kiểu Hoa KÌ cho thấy vai trò điều tiết, giám sát của nhà
Trang 33nước là rất quan trọng.
Thể chế tài chính toàn cầu sẽ được cải cách và hoàn thiện hơn Trong đó cơchế giám sát nền kinh tế sẽ hiệu quả hơn Đồng thời, có đại diện của các nước vànền kinh tế mới nổi ( Trung Quốc, Braxin…)
Các nước tiến hành quá trình tái cơ cấu tuy ở mức độ, tốc độ và phạm vikhác nhau tuỳ thuộc vào trình độ phát triển và các yếu kém nội tại trong nền kinhtế( đặc biệt là về vĩ mô và hệ thông tài chính) Mất cân đối vĩ mô giữa các quốc gia
và nền kinh tế vẫn còn nhưng không lớn như hiện nay Ít có xu hướng quay trở lạichủ nghĩa bảo hộ kiểu cũ
Trước bối cảnh kinh tế thế giới trong thời kì hậu khùng hoảng, chúng tacần xác định rõ cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế nước ta:
1.3.2.1.1 Cơ hội
Cơ hội xem xét và đánh giá lại mô hình phát triển KHTC tạo ra cơ hội chonước ta xem xét và đánh giá lại mô hình phát triển Mô hình tăng trưởng trước đaycòn nhiều hạn chế ( cơ cấu xuất khẩu lạc hậu, tăng trưởng dựa nhiều vào đầu tưnhà nước) và KHTC chính là cơ hội để điều chỉnh mô hình với chi phí điều chỉnhthấp nhất
KHTC cũng cho ta bài học về ổn định và lành mạnh hóa kinh tế vĩ mô bằngcách gắn liền tăng trưởng kinh tế đi đôi với ổn định kinh tế vĩ mô, hướng tới pháttriển bền vững
KHTC cũng tạo cơ hội thử thách tính hiệu quả và khả năng thích nghi củacác DN trong nước Là cơ hôi lớn để các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnhtranh, có thể rút ra bài học về quản trị từ các nước khác mà không phải trải qua tổnphí trực tiếp Mặt khác KHTC còn tạo khả năng cho các doanh nghiệp trong nướctiếp cận với lao động nước ngoài có trình độ tương đối cao hơn so với lao độngtrong nước nhưng bị mất việc làm ở thị trường lao động nước họ
Có thể thấy rằng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là không thể đảongược Nền kinh tế toàn cầu sẽ được tái cấu trúc, các thể chế tài chính to cầu mới sẽđược xây dựng và hoàn thiện Kinh tế thị trường vẫn là mô hình kinh tế có sức sống,
có động lực khuyến khích, sáng tạo và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả hợp lý.Tuy nhiên điều đó chưa đủ để tạo nên một nền kinh tế vận hành hiệu quả mà cần có
Trang 34sự can thiệp của nhà nước với vai trò định hướng, dẫn dắt Đó chính là tính đúngđắn của mô hình kinh tế thị truờng xã hội chủ nghĩa Kinh tế nước ta là một nềnkinh tế mới nổi và còn phải nỗ lực học hỏi rất nhiều nhằm theo kịp tiến trình pháttriển nhưng cũng cần đến những bước đột phá để tiến nhanh
1.3.2.1.2 Thách thức
Tác động tiêu cực từ suy thoái kinh tế toàn cầu và giảm sút thị trường( dotăng trưởng phụ thuộc nhiều vào mở rộng xuất khẩu, độ mở của nền kinh tế tươngđối cao) Trên thực tế, xuất khẩu trong quý I/2009 chỉ tăng 2.4% so với cùng kỳnăm 2008
Nguy cơ thiếu vốn do nguồn lực tài chính từ nước ngoài giảm sút Do chênhlệch giữa tiết kiệm trong nước - dầu tư tương lứon ( khaỏng 10%GDP)nên nước tathường phải dựa vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn cho quátrình tăng trưởng Trong những năm trước, môi trường kinh tế thế giới không uqákhó kahưn, nguồn vốn đầu tư tương đối dư dả trong khi tỷ suất lợi nhuận ở các thịtrường phat triển gần như bão hoà, nên các nguồn vốn FDI đã đổ vào nước ta khánhiều nhằm tìm kiếm cơ hội sinh lời Tuy nhiên, KHTC toàn chính dẫn đến cácquốc gia đều cắt giảm chi tiêu, hướng sản xuất vào thị trường nội địa, đầu tư ranước ngoài giảm sút do đó làm giảm các dự án FDI mới trong khi các dự án cũ lạigiải ngân chậm hoặc thậm chí là bãi bỏ
Những khó khăn trong hoạch định chính sách vĩ mô do vừa nhằm mục tiêukích thích sản xuất kinh doanh vừa tránh nguy cơ “ tái lạm phát”
Mức độ ảnh hưởng của KHTC tới nền kinh tế nước ta còn phụ thuộc nhiềuvào phản ứng chính sách của nhà nước đối với các biểu hiện của nền kinh tế Tuynhiên việc đưa ra các công cụ chính sách một cách hợp lý không phải là điều đơngiản vì các công cụ chính sách có tác động trái chiều với các nhóm xã hội khácnhau Và thời điểm để ra các quyết định chính sách cũng khó khăn vì phải kể đến độtrễ của chính sách, áp lực cầu và sự lành mạnh hoá kinh tế vĩ mô
Tóm lại, cuộc KHTC thế giới dù có nhiều bất định cả về thời điểm chạm đáy
và những hệ quả của nó, đã đem lại cho các nước cả thách thứ và cơ hội Là mộtnước nhỏ đang tích cực phát triển tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nước
ta cần chủ động lựa chọn những biện pháp chính sách nhằm tận dụng những cơ hội,
và đối phó với những thách thức từ cuộc khung hoảng Một trong những giải pháp
Trang 35hữu hiện nay nhằm tăng vốn, tăng GDP hiện nay chính là thúc đẩy phát triển xuấtkhẩu Đó là giải pháp quan trọng và tất yếu đối với một nền kinh tế dựa nhiều vàoxuất khẩu như nước ta hiện nay.
1.3.2.2 Do sự sụt giảm về kim ngạch, cơ cấu và thị trường xuất khẩu của kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng sau khủng hoảng.
Theo báo cáo của WTO cho thấy tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa thế giới đãgiảm khoảng 23% trong năm 2009 Trong số 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu, mứctăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản tồi tệ nhất (giảm 26%), Trung Quốc giảm 16%nhưng mức giảm vẫn thấp hơn so với mức giảm của Đức là 22%
Hình 1.2 Xuất khẩu hàng hoá của Đức, Trung Quốc, Mỹ
giai đoạn 2005 - 2009
Nguồn: Global Trade Information
Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ Giai đoạn 2001 – 2005, xuất khẩu ViệtNam luôn vượt mục tiêu đề ra cả về quy mô lẫn tốc độ, đạt mức tăng trưởng bìnhquân 17.6% năm so với mục tiêu là 16%/năm, đẩy tổng kim ngạch xuất khẩu cả giaiđoạn lên đến 110,8tỷ USD ( so với mục tiêu là 95 tỷ USD) Năm 2006 tốc độ22,9%, với kim ngạch đạt 39,8 tỷ USD vượt 104,9%chỉ tiêu Chính phủ đưa ra Năm
2007, tốc độ xuất khẩu đạt 22,0%, kim ngạch 48.56 tỷ USD , năm 2008 đạt xấp xỉ
63 tỷ USD, tăng trên 29,5% so với năm 2007 Tăng trưởng của các khu vực thịtrường trongnăm 2008 có sự thay đổi, xuất khẩu sang thị trường Châu Phi tăng tới
Trang 3695,7%, Châu Á tăng 37,8%, châu Đại Dương tăng 34,9% Tuy nhiên tốc độ tăng đãchậm lại so với Châu Mỹ ( 21,9%), Châu Âu đạt 26,3 Điều này cho thấy xu hướngchuyển dịch và đa dạng hoá thị trương xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu hé lộ.
Tuy nhiên do tác động của khủng hoảng tài chính từ cuối năm 2008 đầu năm
2009 làm cho kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh, tác động đến thương mại toàn càunói chung, xuất khẩu của Nhật Bản giảm 50% trong quý I/2009, Mỹ giảm 30%,Trung Quốc giảm 25,7%, Singapor giảm gàn 30% Đối với Việt Nam xuất khẩu bịgiảm mạnh do bị ảnh hưởng bởi cả cầu suy giảm và sự xuất hiện nhiều hơn cáchàng rào phi thuế quan và các biện pháp bảo hộ mới từ các nước nhập khẩu Xuấtkhẩu chịu tác động kép trên cả ba phương diện: đơn đặt hàng giảm suýt do chínhsách hướng nội và sự giảm kinh tế tài chính ở các nước nhập khẩu; nhu cầu tiêudùng giảm; giá cả nhiều mặt hàng xuất khảu chủ lực của ta như dầu thô, lúa gạo,cao su cafe, thuỷ sản đều giảm Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuấtkhẩu, kể các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, co lại do gặp khó khăn về vốn
và đầu ra Trên thực té, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái thếgiới, giá hàng hoá giảm mạnh, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp nên kim ngạch xuấtkhảu trong 6 tháng đầu năm 2009 của Việt Nam chỉ đạt 27,57 tỷ USD, giảm 10% sovới cùng kì năm 2008 Trong đó xuất khảu của các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài ( không kể dầu thô) đạt 10,3 tỷ USD, chiếm 37,3% kim ngạch xuất khẩugiảm 7,6% Kim ngạch xuất khẩu vào thi trường Hoa Kì giảm 7%, EU giảm 10%,ASEAN giảm 6% Trong bốn thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồmHoa Kì, Nhật bản, Trung Quốc, AUSTRALIA, chỉ có Hoa Kì có xu hướng tăngtrong những tháng quý II/2009
Trong khi đó nhập siêu đang có dấu hiệu tăng troẻ lại sẽ ảnh hưởng không tốttới cán cân thanh toán tỏng thể, gây áp lực nên tỷ giá VND/USD Thật vậy, về nhậpkhẩu, một số mặt hàng có khả nưng giảm bớt nhập siêu do giá cả giảm nhu cầutrong nước ít đi Nhưng mặt khác nguy cơ nhập siêu tăng là rất cao do giá cả trên thịtrường thế giới thuyên giảm, thuế suất hạ thấp theo các cam kết quốc tế và điều này
sẽ gây sức ép mạnh lên sản xuất trong nước
Như vậy đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay khi kinh tếthế giới vẫn đang gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc KHTC toàn cầu là một khókhăn thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên trước yêu cầu củaCNH – HĐH đất nước thì việc nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu máymóc thiết bị, công nghệ hiện đại, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao
Trang 37sức cạnh tranh lâu dài cho nền kinh tế Việt Nam là một tất yếu khách quan.
1.3.2.3 Bài học kinh nghiệm từ các nền kinh tế Châu Á trong việc đề ra các giải pháp hậu khủng hoảng
1.3.2.3.1 Trung Quốc
Từ cuối năm 2008, khi KHTC toàn cầu bùng phát, Trung Quốc nhanh chóngchuyển hướng ưu tiên sang “bảo đảm tăng truởng, kích thích nội nhu, điều chỉnh cơcấu”với trọng tâm là thực hiện chính sách tài chính tcích cực, tiền tệ lới lỏng; pháttriển kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho người dân; điều chỉnh chiến lược về cơcấu kinh tế, lấy nội nhu và kích thích tiêu dùng là động lực phát triển, giảm dần phụthuộc vào xuất khẩu; tập trung giả quyết các vấn đề nóng về lao động, nông thô,môi trường Gói kích thích kinh tế 586 tỷ USD ( 4.000 tỷ NDT) trong 2 năm 2009 –
2010 dành 80% cho cơ sở hạ tầng, tam nông, dân sinh và khắc phục thiên tai
Nhìn chung các biện pháp đối phó với khủng hoảng của Trung Quốc có cácđặc điểm sau:
Vừa nhằm đẩy mạnh kinh tế tài chính trước mắt vừa đẩy nhanh chuyển đổiphương thức tăng truởng chú trọng hớn chất lượng, hiệu quả và phát triển xanh
Tăng cường xây dựng, cải cáh, giám sát các tổ chức tài chính, tích cực thamgia tiến trình cải cách hệ thống tài chính tiện tệ quốc tế, từng bước nâng cao vai tròcủa Trung Quốc trong hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế sau khủng hoảng
Kiên trì mở cửa và hội nhập quốc tế, tích cực thúc đẩy tư do hoá thương mại,đầu tư với bên ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra bên ngoài nhằmgiành chỗ đứng có lợi bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị trường ra khủng hoảng
1.3.2.3.2 Hàn Quốc.
Các biện pháp kích thích kinh tế của Hàn Quốc nằm trong trọng tâm: thựcthu các biện pháp khản cấp đối phó với khủng hoảng; triển khai các chuơng trìnhdân sinh; thúc đẩy cải cách sớm đưa Hàn Quốc sớm vào các nước phát triển; đẩynhanh chuẩn bị cho “tăng trưởng xanh” Hàn Quốc đang thực hiện “ chính sách kinh
tế - xã hội mới” với quy mô 36 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng ; kế hoạch “pháttriển xanh” để tạo 96.000 việc làm đến năm 2012
1.3.2.3.3 Một số nước ASEAN.
Trang 38Singapore với thị trườngnhỏ, hoạt động thuơng mại gấp 3,5 lần GDP đã đưa
kế hoạch phục hồi kinh tế trị giá 13.7 tỷ USDchủ yểu để hỗ trợ doanh nghiệp vànâng cao năng lực cạnh tranh
Malaysia triển khai đồng bộ nhiều biện pháp tài khoá, tiền tệ, thương mại,đầu tư và lao động nhằm kích cầu kinh tế như nâng cấp giao thông; lập quỹ khuyếnkhích đầu tư tư nhân; đơn giản hoá thủ tục và xúc tiến đầu tư
Thái Lan thực hiện gói kích thích kinh té 2,8 tỷ USD (1%GDP)với trọng tâm
là hỗ trợ nông dân, xuất khẩu, du lịch, giảm chi phí dịch vụ công
Indonesia đang triển khai chương trình kích thích kinh tế 4,6 tỷ USD với 2phần chính : miễn thuế VAT cho 17 lĩnh vực ưu tiên như thép, dệt may, miễn thuếnhập nguyên liệu cho ngành ô tô, điện tử, công nghiệp nặng và tạo việ làm, hỗ trợcho các doanh nghiệp tư nhân
Như vậy, có thể thấy rằng hầu hết các nước đều đièu chỉnh theo hương cânbằng hơn giữa xuất khẩu và thị trường nội địa, giưa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng.Phát triển xanh nổi lên thành một xu hướng phát triển kinh tế mới sau khủng hoảng.Với nền kinh tế dựa nhiều vào ngoại lực hơn nội lực như Việt Nam việc lựa chọnhướng đi đúng đắn sau khủng hoảng là điều hết sức quan trọng Cần đưa ra đượccác chính sách tài khóa hỗ trợ tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội, giảm đói nghèo.Trong dó phải kể đến các chính sách hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm thuế quanđông thời tăng cường bảo hộ đối với một số ngành trong nước như là một conđương tất yếu đối với nền kinh tế nuớc ta trong giai đoạn hậu khủng hoảng
Trang 39CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1.1 Thực trạng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1990 - đầu năm 2008 ( trước khủng hoảng)
2.1.1.1 Hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu
Những tác động tích cực của chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và nhànước theo hướng mở cửa nền kinh tế kể từ năm 1990, đã làm cho lực lượng sản xuấtphát triển mạnh mẽ, cơ cấu sản xuất chuyển dịch dần từ sản xuất nhằm thay thếhàng nhập khẩu sang sản xuất hướng tới xuất khẩu Trước đây, sản xuất hàng xuấtkhẩu chủ yếu là dựa vào các mặt hàng thô, giá trị thấp, chủng loại sản phẩm đơnđiệu Từ cuối những năm 990, cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu đã có sự chuyển biếntích cực theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, đadạng hoá chủng loại sản phẩm hàng hoá xuất khẩu Tỷ trọng các sản phẩm đã quachế biến trong kim ngạch xuất khẩu tăng từ 8% năm 1991 lên khoảng 40% năm
2000( theo đề án “chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kì 2001 – 2010” - Bộ thương mại) Nếu năm 1991 mới có 4 mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn ( trên 100
triệu USD) là dầu thô, thuỷ- hải sản, gạo và hàng dệt may thì đến năm 2000 đã cóthêm tám mặt hàng nữa là café, cao su, điều, giày dép, than đá, hàng điện tử , thủcông mỹ nghệ và rau quả Số lượng các măth hàng xuất khẩu ngày càng phong phú,gia tăng về chủng loại và quy mô Tính đến cuối năm 2006, Việt Nam đã có tới 19mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch xuất khảu trên 100 triệu USD, trong đó
có 9 mặt hàng đã đạt được kim ngạch trên 1tỷ USD là thuỷ sản, nông – lâm - thuỷhải sản, dệt may, giày dép, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính, sản phẩm nhựa, dây
và cáp điện( theo báo cáo tóm tắt về Thương mại Việt Nam năm 2006, phương hướng phát triển năm 2007 - Bộ Thương Mại).
Mặt khác, việc Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại thế giới và khuvực như ASEAN ( 1995), ASEM ( 1996), APEC ( 1998) và đặc biệt là WTO
Trang 40( 2006), đã mở ra cơ hội rộng lớn cho phát triển hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.Đồng thời những áp lực cạnh tranh mạnh mẽ cũng buộc các doanh nghiệp sản xuấthàng xuất khẩu có sự tăng cường đầu tư vào sản xuất nhằm hạ giá thành nâng caochất lượng sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trườngthế giới Ngoài ra, cũng nhờ vào đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng, đặc biệt lànăm 2005 đã góp phần quan trọng việc tạo tiền đề về vốn và công nghệ cho việcphát triển sản xuất hàng xuất khẩu.
Bên cạnh những thành tựu nói trên, hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu nước
ta hiện vẫn còn những hạn chế nhất định:
Thứ nhất, quy mô sản xuất hàng xuất khẩu nhìn chung còn khá khiêm tốn sovới tiềm năng của nền kinh tế Tuy có sự tăng trưởng nhanh nhung chưa thật sự ổnđịnh và bền vững
Thứ hai, cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu vẫn còn lạc hâu, tỷ trọng hàng thô
và hàng sơ chế tuy giảm so với trước nhưng vẫn còn ở mức cao ( chiếm khoảng43.9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước – 2006), sản phẩm có hàm lượng caocòn rất nhỏ bé Trong 9 mặt hàng xuất khẩu hcủ lực có kim ngạch trên 1 triệu USDthì chỉ có 1 ngành hàng thuộc lĩnh vực công nghệ cao là điện tử và linh kiện máytính, còn lại chủ yếu là các ngành hàng dạng thô, sơ chế hoặc gia công có giá trị giatăng thấp Việc sản xuất các mặt hnàg này phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
và giá cả thị trường thế giới hay phụ thuộc vào bên trung gian thứ 3( phía đặt hànggia công như dệt may, da giày)
Thứ ba, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nói chung, trong từng lĩnh vựcngành hàng nói riêng chưa bam sát tín hiệu của thi trường thế giới, do đó nhiều sảnphẩm sản xuất ra để xuất khẩu nhưng không thể tiêu thụ được Năng suất, chấtlượng, giá thành nhiều sản phẩm không đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực
và thế giới Việc kiểm soát chất lượng chất lượng sản phẩm xuất khẩu ngay từ khâusản xuất còn chưa được coi trọng chặt chẽ, triệt để, dẫn đến nhiều lô hàng nhất làhàng thuỷ sản bị bạn hàng trả lại do không đảm bảo chất lượng
Thứ tư, năng lực cạnh tranh chưa cải thiện rõ rệt trên cả 3 cấp độ nền kinh tế,doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu Điều này thể hiện thông qua các chỉ số đánhgiá của các tổ chức quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh củacác DNVN còn ở mức độ thấp so với khu vực, trong khi quy mô đầu tư và sản xuấtnhằm nâng cao năng lực cạnh tranh còn chưa thoả đáng