1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

24 3,2K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 195,5 KB

Nội dung

Là một bộphận của nền văn hóa dân tộc, Võ cổ truyền Việt Nam là sự quy hợp nhuầnnhuyễn giữa nền tảng tư tưởng truyền thống với triết lý Nho giáo và cơ sở lý luậncủa Y học, triết học phươ

Trang 1

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

I Sự cần thiết xây dựng Đề án

Võ cổ truyền Việt Nam là di sản văn hóa truyền thống của dân tộc ViệtNam, ra đời, tồn tại và phát triển song hành cùng cuộc đấu tranh dựng nước vàgiữ nước của dân tộc Võ cổ truyền Việt Nam không chỉ đơn thuần là những bài

võ nhằm rèn luyện kỹ năng, thể chất của con người Việt Nam, nâng cao khả năng

tự vệ, hướng tới sự hòa hợp về thể chất và tinh thần của con người Việt Nam màthông qua việc tập luyện võ thuật cổ truyền Việt Nam còn khơi dậy lòng tự hàotruyền thống thượng võ của dân tộc, tính nhân văn của con người Việt Nam

Văn hóa dân tộc Việt Nam, trong đó có Võ học và Võ đạo, sản sinh trênnền tảng giá trị lịch sử, phong tục tập quán, địa lý và tâm thức dân tộc Võ học và

Võ đạo Việt Nam hình thành lên triết lý sống “Nhân Văn và Thượng Võ”, là kimchỉ nam để dân tộc ta trường tồn và phát triển

Võ cổ truyền Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với truyền thốnglao động cần cù, tính hiếu học và tinh thần thượng võ của dân tộc trong suốt quátrình dựng nước và giữ nước Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của Lịch sử, võ

cổ truyền Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức và cách thứckhác nhau, được truyền bá và lưu giữ từ đời này qua đời khác trong mỗi gia đình,dòng tộc cũng như các võ đường, lò võ trên các vùng miền của đất nước Cũngqua những thăng trầm của sự phát triển đó, võ cổ truyền đã thấm sâu vào máuthịt, vào tư tưởng, vào hành động của mọi người, trở thành một mảng văn hóatinh thần đầy tự hào của nhiều thế hệ người Việt Nam Nhân dân ta đã dùng võ đểrèn luyện thân thể, nâng cao khả năng tự vệ, tôi luyện ý chí sắt đá và ứng dụngtrong các trò chơi, lễ hội để tăng cường sự giao lưu trong cộng đồng Võ cổtruyền Việt Nam rất phong phú, hấp dẫn về nội dung nhưng cũng rất phức tạp do

có sự giao thoa giữa các môn phái võ nên để hiểu về nó không phải là điều đơngiản

Từ nền tảng cơ sở ban đầu, võ cổ truyền Việt Nam đã không ngừng pháttriển, hoàn thiện qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là sau công nguyên, qua sựgiao lưu với các nền văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa và các nước láng giềng Võ cổtruyền Việt Nam đã tiếp thu những tinh hoa từ những môn võ mới để hội nhập,

Trang 3

giao thoa và tạo ra bước phát triển mới cho nền võ thuật nước nhà Là một bộphận của nền văn hóa dân tộc, Võ cổ truyền Việt Nam là sự quy hợp nhuầnnhuyễn giữa nền tảng tư tưởng truyền thống với triết lý Nho giáo và cơ sở lý luậncủa Y học, triết học phương Đông, thể hiện quan niệm chỉnh thể về thuyết ÂmDương, Ngũ Hành cũng như nền tảng lý luận về mối quan hệ biện chứng giữahình – tâm – ý – khí – lực, giữa động và tĩnh, giữa cương và nhu

Trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, do nhữngđiều kiện đặc thù, thường xuyên phải đương đầu với chiến tranh vệ quốc, võ học

và võ bị luôn luôn được xem là một trong những vấn đề cốt yếu, được các triềuđại quân chủ hết sức quan tâm Trong lòng dân tộc, những tấm gương anh hùng

vì sự nghiệp bảo vệ độc lập đất nước, phát triển mở mang bờ cõi cũng được nhândân tôn thờ như các vị thần

Trước thế kỷ XVI, vua chúa bổ dụng các võ tướng trong triều dựa trênnhững cống hiến, công trạng hoặc gia thế của họ, chứ không phải qua thi tuyển

Do đó, đa số các võ tướng cao cấp trong triều đều là người của hoàng gia Năm

1253, triều Trần cho lập Giảng Võ đường, một trường rèn luyện võ giành cho

hoàng thân quốc thích là các võ tướng Cũng thời Trần, đã soạn ra cuốn Binh Thưđầu tiên dựa theo những tiêu chuẩn của thời đó

Dưới thời vua Lê Dụ Tông, trường đào tạo võ đầu tiên cho quảng đại quần

chúng, gọi là “Võ Học Sở”, được mở tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội) Vua còn

bổ nhiệm một vị quan chịu trách nhiệm giảng dạy binh pháp Chúa Trịnh Cươngrất chú trọng đào tạo các tướng lĩnh Ông còn cho biên soạn những quy định vàthể chế thi tuyển võ học Các kỳ thi được tổ chức ba năm một lần, vào các năm

Tý, Ngọ, Mão, Dậu, kỳ thi được tổ chức ở cấp Hương thôn, gọi là “Sở cử”.

Trong khi đó, kỳ thi Hội (bác cử) diễn ra tại Thăng Long vào các năm Thìn, Tuất,Sửu, Mùi

Dưới thời Nguyễn (bao gồm cả thời chúa Nguyễn và thời Vua Nguyễn, từ1558-1945), võ học không chỉ được xem trọng mà còn là sự kế thừa, phát huythành quả của các triều đại trước Triều Nguyễn đã cho xây dựng Võ Miếu (bêncạnh Văn Miếu) để thờ tự, xiển dương các vị tổ ngành võ, tôn vinh các các vịcông thần có võ nghiệp rạng rỡ, tôn vinh các vị tiến sỹ võ được tuyển chọn quacác kỳ thi…Triều Nguyễn còn cho mở trường Anh Danh Giáo Dưỡng và dựng

Trang 4

Xiển Võ Từ ngay trong Kinh thành để đào tạo đội ngũ võ quan cho triều đại Cóthể nói võ học cung đình thời Nguyễn gắn liền với kinh đô Huế đã được nâng lên

ở một vị trí quan trọng

Từ sau chiến thắng lịch sử năm 1975 đất nước ta hoàn toàn độc lập, hoạtđộng võ cổ truyền cũng đã được khơi dậy và phát triển ở hầu khắp các địaphương trên toàn quốc Cùng với việc hàn gắn vết thương chiến tranh, tập trungkhôi phục, phát triển về mọi mặt, chăm lo đời sống nhân dân, xây dựng lại đấtnước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách bảo tồn,tôn tạo, chấn hưng các di tích lịch sử, di tích Cách mạng, các giá trị văn hóa vậtthể và phi vật thể của dân tộc, trong đó có võ cổ truyền dân tộc và những thànhquả vĩ đại của nền võ học chân truyền, mà Tổ tiên đã dày công khai sáng, bồi đắp

và hun đúc bằng tất cả khí phách, sức mạnh, hồn thiêng của dân tộc ngay từ ngàylập quốc đến nay, để lưu truyền lại cho người đương thời và cho muôn đời saukhỏi phai nhạt, mất gốc

Với chủ trương “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắcdân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế” Ngành Thể dụcthể thao đã quan tâm sưu tầm, nghiên cứu phát triển các trò chơi vận động dângian, các hoạt động thể thao dân tộc để trở thành các môn thể thao dân tộc trong

đó hoạt động võ cổ truyền được quan tâm ưu tiên phát triển hàng đầu

Cùng với tiến trình giao lưu, trao đổi, mở rộng các mỗi quan hệ hợp tác,phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – kỹ thuật với các quốc gia vàvùng lãnh thổ trên thế giới, võ cổ truyền Việt Nam cũng đã sớm hiện diện ởnhiều nước và vùng lãnh thổ, theo nhiều con đường, thời điểm và lý do khácnhau Ngoài ra võ cổ truyền Việt Nam còn “xuất ngoại” thông qua con đườngngoại giao, giao lưu văn hóa, trao đổi hàng hóa, thương phẩm, thăm viếng, dulịch giữa các nhà ngoại giao, nhà truyền giáo, thương nhân, du khách của cácnước với nước ta và nước ta với các nước từ nhiều thế kỷ trước, nhưng sâu rộng

và nhanh mạnh hơn cả là kể từ khi người Việt sang học tập, công tác, định cư lâudài ở nhiều châu lục, trong đó có khá đông các nhà nghiên cứu võ học, hoạt động

võ thuật, các võ sư, huấn luyện viên và võ sĩ nổi tiếng qua các thế hệ

Trang 5

Đặc biệt, kể từ khi nước ta mở rộng hội nhập, quan hệ hợp tác và phát triểntoàn diện với tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi cho người nước ngoài yêu chuộng võ cổ truyền Việt Nam có cơ hội đếnnước ta nghiên cứu, thi đấu, biểu diễn, giao lưu và học tập võ cổ truyền, để rồisau đó trở về nước mình hoặc đến một số quốc gia khác truyền bá, giảng dạy,phát triển theo tôn chỉ, mục đích riêng của từng môn phái và theo xu hướng “trămhoa đua nở”.

Nhà nước ta cũng đã thường xuyên cử các đoàn võ cổ truyền Việt Namsang các nước để thắt chặt quan hệ, giao lưu, trao đổi, hợp tác trên lĩnh vực võthuật và khuyến khích các võ sư, huấn luyện viên cao cấp, võ sĩ trong nước đếnnhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới để giảng dạy, thi đấu, biểu diễn vàtruyền bá võ cổ truyền Việt Nam, góp phần cùng với các thế hệ võ sư, huấn luyệnviên, võ sĩ người Việt ở hải ngoài và người nước ngoài đã và đang học tập võ cổtruyền Việt Nam đồng tâm, hiệp lực, ra sức vun đắp, nâng cao uy thế, tạo nêndiện mạo mới, sức sống mới phong phú, đa dạng của võ cổ truyền Việt Nam trêntrường quốc tế Chính vì thế võ cổ truyền Việt Nam không chỉ là một môn thểthao đơn thuần mà đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa thể chất và là mộttrong những di sản văn hóa phi vật thể quý báu cần được bảo tồn, gìn giữ và pháttriển

Việc giới thiệu, quảng bá võ cổ truyền ra quốc tế chính là quảng bá các giátrị văn hoá của dân tộc Việt, song trong những năm qua chưa được quan tâmđúng mức, vẫn còn phát triển một cách tự phát Do vậy việc xây dựng một lộtrình bảo tồn và phát triển võ cổ truyền Việt Nam trong nước và quốc tế cần phảiđược triển khai đồng bộ nhằm gìn giữ những di sản quý báu của dân tộc, songsong với việc đẩy mạnh phát triển võ cổ truyền trong nước và quốc tế, tạo ranhững bước đi vững chắc và hiệu quả cho võ cổ truyền phát triển

Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam là lĩnh vực rộng, có tính xãhội cao, có vị trí quan trọng trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiếnđậm đà bản sắc dân tộc và có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển Thể dụcthể thao ở nước ta Việc xây dựng đề án Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền ViệtNam là cần thiết và phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta,phù hợp với điều kiện thực tế trong nước, quốc tế

Trang 6

Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam còn là phương pháp tốt để đạtđược mục tiêu nâng cao đời sống văn hoá, nâng cao thể chất, sức khoẻ của mọitầng lớp nhân dân Do vậy cần được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các

Bộ, ngành, đoàn thể để thực hiện chủ chương “Xây dựng nền văn hoá Việt Namtiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” và “nâng cao tầm vóc, thể chất của con ngườiViệt Nam”

Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển võ cổ truyền Việt Nam vẫn còn nhiềubất cập Việc khai thác, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống và những tinhhoa của võ cổ truyền Việt Nam còn nhiều hạn chế, một số di sản văn hoá về võ

cổ truyền còn chưa được quan tâm đúng mức, bị xuống cấp, thất lạc hoặc chưađược quan tâm khôi phục như các võ miếu, võ phái, võ đường đặc trưng của cácvùng miền, các bài võ cổ của các tiền nhân, tiên đế, các loại binh khí võ thuật,các loại hình tuyển chọn và thi đấu võ thuật qua các triều đại

Với tất cả những nhu cầu cấp thiết trên, cần thiết phải xây dựng "Đề án bảotồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam đến năm 2020" Để đề án thực sự pháthuy được hiệu quả cần phải tập hợp được các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu,các nhà chuyên môn và có sự chỉ đạo thống nhất các nội dung, giải pháp từ trungương đến các tỉnh, thành, ngành và các quốc gia góp phần thực hiện thành côngmục tiêu của đề án

II Căn cứ xây dựng Đề án

1 Cơ sở pháp lý, quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị

về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thểthao đến năm 2020 Có định hướng:

Bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các hoạt động thể dục, thể thao Có các giải pháp để phát huy

tính tích cực, tính văn hóa, văn minh trong thể dục, thể thao”

- Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, ban hànhtheo Quyết định số 2198/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướngChính phủ Có quy định:

Trang 7

“Đưa công tác sưu tầm, thống kê phân loại các trò chơi vận động dân giantrong các lễ hội truyền thống hàng năm của các dân tộc thiểu số thành một nộidung của nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thểcác dân tộc Việt Nam; lựa chọn một số trò chơi vận động dân gian để đề xuất đưa

vào thi đấu trong hệ thống thi giải thao quốc gia; chú trọng bảo tồn và phát triển

các môn võ cổ truyền dân tộc”.

- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính Phủ vềban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 Có địnhhướng:

“Phát triển các câu lạc bộ thể dục, thể thao cấp cơ sở, đào tạo và xây dựng

đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên thể dục, thể thao; bảo tồn, phát triển các

môn thể thao dân tộc và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các hoạt động thể dục, thể thao; phát triển phong trào văn hóa, thể thao trong công nhân; nâng

cao chất lượng hoạt động thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang”

- Nghị định số 69/2008/ NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chínhsách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục, Dạynghề, Y tế, Văn hóa, Thể thao, Môi trường Có quy định:

“Cơ sở thực hiện xã hội hóa được thành lập, cấp phép hoạt động phải đảmbảo theo quy hoạch và đảm bảo các tiêu chí về quy mô, tiêu chuẩn theo quy địnhnhằm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môitrường”

- Nghị định số 76/2013/NĐ-CP, ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ

quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch Có quy định:

“Quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩmquyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch”

“Chủ trì, phối hợp với các ngành, các địa phương điều tra thể chất nhândân; hướng dẫn, áp dụng và phát triển các môn thể thao dân tộc, các phương pháprèn luyện sức khỏe truyền thống ở trong và ngoài nước”

Trang 8

- Quyết định số 66/2008/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướngChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổngcục Thể dục thể thao trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Có quy định:

“Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kếhoạch và các dự án, đề án về thể dục, thể thao sau khi được phê duyệt theo phâncấp của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch”

2 Cơ sở thực tiễn

- Thông qua kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát về thực trạng võ cổtruyền trên phạm vi cả nước và về thực trạng hoạt động võ cổ truyền Việt Namtại các nước trên thế giới cần cấp thiết cần bảo tồn: Võ miếu (ở Hà Nội và tỉnhThừa Thiên Huế), võ kinh (Là phần lý luận được xây dựng trên cơ sở của Võ lý

và Binh thư ), một số bài quyền cổ, các loại binh khí cổ trên toàn quốc

- Nghiên cứu phát triển võ cổ truyền Việt Nam đáp ứng nhu cầu học võ vàdạy võ trong nước, cũng như phát triển hội hập quốc tế

III Bố cục của Đề án

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, phụ lục và các danh mục tài liệutham khảo nội dung chính của đề án gồm 5 phần:

1 Khái quát thực trạng của Võ cổ truyền Việt Nam

2 Quan điểm, mục tiêu, hiệu quả của Đề án

3 Nhiệm vụ bảo tồn và phát triền Võ cổ truyền Việt Nam đến năm 2020

4 Các giải pháp thực hiện đề án

5 Tổ chức thực hiện

Trang 9

Phần I THỰC TRẠNG VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY

I Khái quát hoạt động về Võ cổ truyền Việt Nam

1 Phong trào tập luyện võ cổ truyền

Võ cổ truyền Việt Nam là môn thể thao hoạt động chính thức trên phạm vitoàn quốc theo hướng đoàn kết, tập hợp trí tuệ, sức lực để xây dựng nền tảng võhọc, võ thuật cho mọi người Với phương châm tìm mọi cách để phát huy tối đacác giá trị cao đẹp nhất của từng môn phái, đồng thời từng bước xây dựng nhữngnét chung cho hoạt động Võ cổ truyền trong phạm vi cả nước Hiện nay Võ cổtruyền đã có những bước tiến và đạt được những kết quả rất đáng tự hào, phongtrào tập luyện Võ thuật cổ truyền ngày càng phát triển rộng khắp trên các vùngmiền trong cả nước thu hút hàng triệu người tham gia tập luyện, nhất là thanhthiếu niên, học sinh

Đến nay, Võ cổ truyền Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, đã có 25 tổ chức Hội, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương với trên 60 chi hội trực thuộc tổ chức Hội.Ngoài ra các Ngành cũng đã có thành lập Liên đoàn như Liên đoàn Võ thuậtQuân đội nhân dân Việt Nam Các địa phương, ngành chưa thành lập được tổchức Hội riêng thì một số đơn vị cũng đã có bộ môn võ cổ truyền nằm trong Liênđoàn võ thuật của địa phương hoặc trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch(Phụ lục 01)

Theo như khảo sát, phong trào tập luyện võ cổ truyền đã được rộng khắptrên cả nước, hiện cả nước có trên 700 võ đường, câu lạc bộ với trên 100 mônphái, võ phái và lò võ đang hoạt động, thu hút khoảng 60 ngàn võ sinh tham giatập luyện võ cổ truyền với khoảng 600 Võ sư (cấp 18), 500 Huấn luyện viên caocấp (cấp 17), 550 Huấn luyện viên trung cấp (cấp 15, 16) Các Huấn luyện viênđang trực tiếp huấn luyện giảng dạy tại các địa phương khoảng 900 người (phụlục 02)

Việc xây dựng và ban hành Luật thi đấu võ cổ truyền đã được quan tâmsửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện Hệ thống thi đấu võ cổ truyền ngàycàng mở rộng và nâng tầm đã thu hút nhiều đối tượng tham gia Đến này đã qua

Trang 10

23 lần tổ chức giải Vô địch và 14 lần tổ chức giải Trẻ cấp quốc gia, nhiều giải võthuật cổ truyền được tổ chức tại các khu vực, vùng miền, các giải mở rộng ở một

số tỉnh, thành, ngành thu hút nhiều vận động viên tham dự Đặc biệt môn võ cổtruyền cũng đã có mặt tại 3 kỳ Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc vào các năm

2002, 2006, 2010 và sắp tới tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII năm 2014.Trong mỗi giải thi đấu cấp quốc gia hay trong các kỳ Đại hội TDTT toàn quốcmôn Võ cổ truyền đã thu hút sự tham gia đông đảo vận động viên của các địaphương, đơn vị trung bình mỗi giải có khoảng 350 - 400 vận động viên của 30 -

36 tỉnh, thành phố trược thuộc trung ương và 3 ngành (Quân Đội, Công An, Giáodục Đào tạo)

Từ sau năm 1991, Võ cổ truyền Việt Nam đã cử một số chuyên gia lànhững võ sư đi huấn luyện ở một số nước trên thế giới, có các vận động viên xuấtsắc đi thi đấu biểu diễn, quảng bá về võ cổ truyền Việt Nam ở nhiều nơi, nhiềunước trên thế giới như tại các nước thuộc Liên bang Nga, Pháp, Đức Đây làdịp giới thiệu một nền võ học dân tộc, gắn liền với bản sắc văn hóa truyền thốnglâu đời, bền vững của Việt Nam

Trên trường quốc tế, theo thống kê ban đầu, hiện nay trên toàn thế giới ướctính có khoảng 400 trung tâm đào tạo, huấn luyện, môn phái, võ phái, võ đường,câu lạc bộ với khoảng 900 nhà hoạt động võ thuật, võ sư chưởng môn, võ sư,huấn luyện viên và khoảng hơn 1 triệu lượt môn sinh qua các thế hệ, đã và đangtheo học võ cổ truyền Việt Nam

Một số nước có phong trào võ cổ truyền phát triển mạnh như:

Võ đường Sơn Long Quyền Thuật tại Pháp được thành lập từ khá sớm, đếnnay đã phát triển rất lớn mạnh với 20 chi nhánh tại nhiều nước ở Châu Âu, BắcPhi và các nước thuộc Liên Xô cũ với hơn 60 ngàn môn sinh, trong đó có gần

400 võ sư, huấn luyện viên cao cấp Riêng ở Pháp đã thành lập gần 20 võ đường

và đào tạo trên 20 ngàn lượt môn sinh

Liên Đoàn Võ cổ truyền Việt Nam tại Pháp được thành lập từ những năm

1980, đến nay đã đào tạo gần 4 ngàn môn sinh, trong đó cớ hơn 30 võ sư và gần

50 huấn luyện viên cao cấp, trực tiếp đào tạo, quản lý trên 20 võ đường, câu lạc

bộ của 15 vùng, thành phố trên đất Pháp

Trang 11

Hiệp Hội Quốc tế võ đạo Việt Nam (tiền thân là môn phái Hòa Long võđạo) qui tụ trên 5 ngàn môn sinh, với gần 40 võ đường ở nhiều thành phố củaPháp, Ý, Thụy Sỹ

Nhờ vậy, đến nay Võ cổ truyền Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các châu lục(khoảng 50 quốc gia và vùng lãnh thổ), được nhiều nước trân trọng công nhận,tôn vinh, đưa vào hệ thống tổ chức đào tạo, tuyển trạch, thi cử, thi đấu chính thứctheo các thể chế, qui trình quản lý, điều tiết của Nhà nước sở tại, thông qua cácLiên đoàn, Tổng hội, Hiệp hội, Võ đường và các tổ chức xã hội nghề nghiệp về

Võ thuật Đến nay Võ cổ truyền Việt Nam đã trở thành “món ăn tinh thần” khôngthể thiếu trong đời sống văn hóa – thể thao của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổtrên thế giới

Với mục đích giới thiệu, quảng bá tinh hoa võ thuật Việt Nam, trongnhững năm gần đây các Liên hoan và Giải quốc tế quốc tế Võ cổ truyền đã đượcthường xuyên tổ chức như: Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam được tổchức theo chu kỳ 2 năm/lần tại Bình Định (đến nay đã tổ chức được 4 lần vàocác năm 2006, 2008, 2010 và 2012), mỗi Liên hoan đã có hàng ngàn người luyệnlập và hâm mộ Võ cổ truyền của 35 đến 40 nước trên toàn Thế giới về với ViệtNam; Giải quốc tế Võ cổ truyền đã được tổ chức 3 lần (2008-2010-2012) tạithành phố Hồ Chí Minh, mỗi giải cũng đã có vài trăm võ sinh trên thế giới của 12đến 15 nước về tham gia thi đấu giải

2 Thực trạng về mặt bảo tồn Võ cổ truyền Việt Nam

Với phương châm tìm mọi cách để bảo tồn và phát huy tối đa các giá trịcao đẹp nhất của từng môn phái, đồng thời từng bước xây dựng những nét chungcho hoạt động võ cổ truyền trên phạm vi cả nước Võ cổ truyền Việt Nam đã từngbước được Luật hoá và chuẩn hoá để trở thành môn thể thao dân tộc phát triểnmạnh mẽ và rộng khắp trên phạm vi cả nước Trong những năm qua Võ cổ truyềnViệt Nam đã có những bước tiến và đã đạt được một số kết quả rất đáng khích lệtrong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dântộc

Về bảo tồn các bài quyền cổ: ngoài các bài quyền tự chọn, tinh hoa củatừng môn phái, qua các kỳ Hội nghị chuyên môn, Hội thảo tập huấn, các võ sư đãcùng nhau thảo luận để thống nhất tuyển chọn được 18 bài quyền, binh khí trong

Trang 12

đó đã có 10 bài quyền được quy định thi đấu trong các giải võ thuật cổ truyền cấpquốc gia là Hùng kê quyền, Ngọc trản quyền, Lão mai quyền, Huỳnh long độckiếm, Siêu xung thiên, Tứ linh đao, Thái sơn côn, Bát quái côn, Độc lư thương vàLão hổ thượng sơn

Về bảo tồn các lò võ cổ: Bình Định đã tập trung đầu tư nâng cấp 6 lò võ tiêubiểu của các huyện Tây Sơn, An Nhơn và Tuy Phước phục vụ cho Liên hoanquốc tế võ cổ truyền lần thứ IV tổ chức tại tỉnh Bình Định vào đầu tháng 8/2012

và đón tiếp khách tham quan những năm tiếp theo Việc nâng cấp các lò võ theotiêu chí: lối đi thông thoáng; có bãi đậu xe; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nhà vệsinh; có nơi tập luyện, biểu diễn, thi đấu thích hợp

Về bảo tồn Võ miếu: Di tích Võ Miếu tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã bị tànphá nghiêm trọng trong và sau chiến tranh, nay chỉ còn lại mặt bằng (khoảng 1ha) cùng một số tấm bia Võ Công, bia Tiến sỹ võ Di tích trường Anh Danh GiáoDưỡng bị lấn chiếm và chỉ còn lại Xiển Võ Từ nhưng trong tình trạng xuống cấpnặng Trong mấy năm trở lại đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đầu tưkhoảng 1,7 tỷ đồng để trùng tu Xiển Võ Từ, cho lập hồ sơ, rào bảo vệ và quy tậpdựng lại các tấm bia ở Võ Miếu, tuy nhiên vấn đề bảo tồn, phát huy tác dụng củacác di tích liên quan đến võ học trên vẫn còn hạn chế

3 Cơ chế chính sách bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam

Võ cổ truyền Việt Nam đã được các cấp lãnh đạo của Đảng, Nhà nướcquan tâm phát triển, được thể hiện trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng

12 năm 2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước

phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020 “Bảo tồn, phát triển các

môn thể thao dân tộc và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các hoạt động thể dục, thể thao”

Trong Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, banhành theo Quyết định số 2198/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủtướng Chính phủ: “Đưa công tác sưu tầm, thống kê phân loại các trò chơi vậnđộng dân gian trong các lễ hội truyền thống hàng năm của các dân tộc thiểu sốthành một nội dung của nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản vănhóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam; lựa chọn một số trò chơi vận động dân gian

Ngày đăng: 10/06/2015, 22:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w