III/ Các hoạt động dạy-học:
Trường Tiểu học “C” Long Giang 29 Lâm Thị Thanh Thuý
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật
Mục tiêu: HS nêu được vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật. - Nêu vấn đề: Thực vật "ăn" gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó? - Thực vật không có cơ quan tiêu hóa như người và động vật nhưng chúng vẫn phải thực hiện quá trình trao đổi chất "ăn", "uống", "thải ra". Khí các-bô-níc có trong không khí được lá cây hấp thụ, nước và các chất khoáng cần thiết có trong đất được rễ cây hút lên. Thực vật thực hiện được khả năng kì diệu đó là nhờ chất diệp lục có trong lá cây. Trong lá cây có chứa chất diệp lục nên thực vật có thể sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời để tạo chất bột đường từ khí các-bô-níc và nước để nuôi dưỡng cơ thể.
- Nêu ứng dụng trong trồng trọt và nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật.
- Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật.
Giảng: Thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, các bộ phẩn của cây đều tham gia hô hấp, đặc biệt quan trọng là lá và rễ. Để cây có đủ ô-xi giúp quá trình hô hấp tốt, đất trồng phải tơi, xốp, thoáng.
Kết luận: Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp con người đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như: bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa cung cấp khí các- bô-níc cho cây. Đất trồng cần tơi , xốp , thoáng khí.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/121 - Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Trao đổi chất ở thực vật.
- Trả lời theo sự hiểu - Lắng nghe
- Muốn cho cây trồng đạt năng suất cao hơn thì tăng lượng khí các-bô-níc lên gấp đôi. + Bón phân xanh, phân chuồng cho cây vù khi các loại phân này phân huỷ thải ra nhiều khí các-bô-níc.
- Trồng nhiều cây xanh để điều hòa không khí, tạo ra nhiều khí ô xi giúp bầu không khí trong lành cho người và động vật hô hấp. - Lắng nghe, ghi nhớ
- Vài hs đọc to trước lớp