1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao độ nhám mặt đường bê tông Asphal

104 3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 14,24 MB

Nội dung

Luận án thạc sĩ kỹ thuật Dương Thị Hà MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 6 3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 6 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỘ NHÁM CỦA MẶT ĐƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐIỀU KIỆN XE CHẠY TRÊN ĐƯỜNG VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG 7 1.1. Điều kiện xe chạy trên đường, các nhân tố ảnh hưởng đến an toàn xe chạy 7 1.1.1. Hệ thống khai thác vận tải ôtô 7 1.1.2. Điều kiện xe chạy trên đường 8 1.1.2.1 Lý thuyết động lực học chạy xe (mô hình xe - đường) 9 1.1.2.2. Lý thuyết thiết kế theo nguyện vọng của người tham gia giao thông (mô hình Xe - Đường - Người lái - Môi trường chạy xe) 9 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến an toàn xe chạy 13 1.1.3.1. Tai nạn giao thông của các nước trên thế giới và tại Việt Nam 13 1.1.3.2. An toàn giao thông và rủi ro tai nạn 17 1.2. Độ nhám mặt đường 19 1.2.1. Bản chất của độ nhám mặt đường ô tô 21 1.2.1.1. Cấu trúc nhám bề mặt của đường ô tô 21 1.2.1.2. Vai trò của nhám vi mô 22 1.2.1.3. Vai trò của nhám vĩ mô 22 1.2.1.4. Phân loại mặt đường theo độ nhám 23 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám mặt đường 25 1.2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám vĩ mô 25 1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám vi mô 27 1.3. Ảnh hưởng của độ nhám mặt đường đến an toàn giao thông 28 1.3.1. Ảnh hưởng của độ nhám mặt đường đến an toàn giao thông 28 1.3.2. Yêu cầu của độ nhám mặt đường 28 1.3.2.1. Yêu cầu về sức kháng trượt 28 1.3.2.2. Yêu cầu với độ mài mòn Los – Angeles (LA) 30 1.3.2.3. Yêu cầu về sức kháng bòng của cốt liệu PSV 30 1.3.2.4. Yêu cầu với chỉ số chiều sâu trung bình cát H và chỉ số SRT 31 1.3.2.5. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng mặt đường thông qua chỉ số sức kháng trượt quốc tế IFI 32 1.4. Các phương pháp chung xác định độ nhám của mặt đường. 38 1.4.1. Thí nghiệm đánh giá thuộc tính của cốt liệu 39 1.4.1.1.Thí nghiệm đánh bóng mặt đá PSV (Polish Stone Value Test, ASTM D3319) 39 1.4.1.2. Thí nghiệm độ mài mòn Los – Angeles (chỉ số LA) 40 1.4.2. Các thí nghiệm đánh giá độ nhám mặt đường 41 1.4.2.1. Phương pháp đánh giá nhám vĩ mô. 41 1.4.2.2. Phương pháp đánh giá nhám vi mô. 44 1.4.2.3. Thiết bị xác định sức kháng trượt khi xe chạy trên đường 46 Trường Đại học Giao thông Vận tải 1 Luận án thạc sĩ kỹ thuật Dương Thị Hà CHƯƠNG II. XÁC ĐỊNH ĐỘ NHÁM CỦA MẶT ĐƯỜNG ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP RẮC CÁT 51 2.1. Quy định chung. 51 2.2. Tiến hành thí nghiệm. 51 2.2.1. Chuẩn bị vật liệu và thiết bị 51 2.2.2. Tiến hành thí nghiệm 52 2.2.2.4. Số lượng các phép thử nghiệm: 52 2.2.3. Tính toán xử lý kết quả 53 CHƯƠNG III. ĐỘ NHÁM CỦA MẶT ĐƯỜNG TRÊN TUYẾN PHẠM VĂN ĐỒNG. 58 3.1. Tình trạng mặt đường tuyến Phạm Văn Đồng. 58 3.1.1. Giới thiệu chung về đoạn tuyến 58 3.1.2. Tình trạng mặt đường của đoạn tuyến 59 3.2. Phân tích, đánh giá thực trạng độ nhám mặt đường tuyến Phạm Văn Đồng. . .64 3.3. Đo đạc xác định độ nhám bằng phương pháp rắc cát. 64 3.3.1. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm 64 3.3.2. Tiến hành thí nghiệm 65 3.3.3. Kết quả đo đạc độ nhám tại hiện trường 67 3.4. Nhận xét và đánh giá kết quả 77 CHƯƠNG IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ NHÁM MẶT ĐƯỜNG ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG 79 4.1. Một số giải pháp tăng cường độ nhám mặt đường bê tông nhựa. 79 4.1.1. Giải pháp 1: Lớp phủ mỏng bê tông nhựa cấp phối hở dùng nhựa đặc biệt (Very Thin Ovelay). 80 4.1.2. Giải pháp 2: Công nghệ cấy đá (Chipping) 82 4.1.2.1. Công nghệ cấy đá trên mặt đường bê tông nhựa cũ đang khai thác 83 4.1.2.2. Công nghệ cấy đá trên mặt đường mới 91 4.1.3. Giải pháp 3: Hỗn hợp cấp phối chặt có tỷ lệ hạt thô lớn 93 4.2. Đánh giá các giải pháp tạo nhám. 94 4.2.1. Thiết kế và tuyển chọn vật liệu 94 4.2.2. Lựa chọn các giải pháp 95 4.3. Kiến nghị và đề xuất về các giải pháp công nghệ tạo nhám sử dụng ở Việt Nam. 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97 1. Kết luận 97 2. Kiến nghị và một số đề xuất: 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC KẾT QUẢ ĐO ĐẠC THỰC TẾ ĐỘ NHÁM MẶT ĐƯỜNG TUYẾN ĐƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG – HÀ NỘI 104 Trường Đại học Giao thông Vận tải 2 Luận án thạc sĩ kỹ thuật Dương Thị Hà Trường Đại học Giao thông Vận tải 3 Luận án thạc sĩ kỹ thuật Dương Thị Hà PHẦN MỞ ĐẦU “Nghiên cứu đánh giá và một số giải pháp nâng cao độ nhám mặt đường tuyến đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội” 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong những năm gần đây, một vấn đề lớn của chuyên ngành đường ô tô được các nước trên thế giới quan tâm là an toàn giao thông. Những tai nạn giao thông đường bộ xảy ra ngoài các nguyên nhân do tổ chức giao thông chưa tốt, điều kiện địa hình hạn chế thì một nguyên nhân không nhỏ là do tình trạng mặt đường xấu, bị trơn trượt. Sức chống trượt của mặt đường là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cho xe chạy với vận tốc cao, đặc biệt trong điều kiện mặt đường bị ẩm ướt làm cho độ bám của bánh xe với mặt đường bị suy giảm đáng kể. Nhằm nâng cao khả năng chống trượt của mặt đường ô tô, các nhà nghiên cứu và công nghệ đường ô tô trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cải thiện đồng thời theo 2 hướng: • Về mặt các nhà thiết kế chế tạo ô tô thì chú ý nâng cao chất lượng hệ thống hãm xe và hệ thống lái, cải tiến cấu tạo và hình dáng mặt ngoài của lốp xe nhằm tăng độ bám với mặt đường. • Về mặt các nhà thiết kế, xây dựng và khai thác đường ô tô thì tìm cách làm cho mặt đường có độ nhám cao, lâu mòn và tương đối ổn định cả trong khi mặt đường bị ẩm ướt. Bên cạnh các chỉ tiêu về cường độ, độ bằng phẳng của mặt đường thì độ nhám mặt đường là một chỉ tiêu quan trọng của đường ô tô, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả khai thác, đảm bảo an toàn cho xe chạy với vận tốc thiết kế ngày càng cao, nhất là trên các đường ô tô cấp cao và đường cao tốc. Việc xây dựng mặt đường có độ nhám cao cũng được chú trọng một các đặc biệt ở những đoạn đường dốc, đường quanh co bán kính nhỏ, những đoạn gần đến nút giao thông, đường trục chính trong đô thị, khu đông dân cư. Trường Đại học Giao thông Vận tải 4 Luận án thạc sĩ kỹ thuật Dương Thị Hà Theo điều tra thống kê của một số nước thì có đến 20% số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp là do mặt đường trơn trượt, độ nhám không đủ, hệ số bán giữa bánh xe và mặt đường quá thấp. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội ngày một cao, giao thông vận tải đã và đang là ngành phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó cùng sự tăng trưởng không ngừng của các phương tiện giao thông thì việc quản lý, tổ chức giao thông, bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đường để đảm bảo các phương tiện tham gia giao thông được an toàn và hạn chế tai nạn xảy ra trên đường là rất cần thiết. Tuyến đường Phạm Văn Đồng là tuyến đường nằm trong khu vực phát triển đô thị thuộc đường vành đai 3, đường Phạm Văn Đồng dẫn thẳng lên cầu Thăng Long, từ đó có thể đi sân bay Nội Bài, đi các huyện Sóc Sơn, Đông Anh và nhiều tỉnh lân cận khác. Hiện tại tuyến đường này khá hẹp, lại có nhiều điểm giao cắt để xe cộ có thể rẽ ngang, rẽ ngược đồng thời số lượng xe khách từ các tỉnh đổ về bến xe Mỹ Đình cộng với số lượng lớn xe tải thường xuyên lưu thông trên đoạn đường này nên mặt đường có nhiều hư hỏng làm giảm chất lượng xe chạy và rất thường xảy ra tai nạn giao thông. Do đó việc đánh giá chất lượng mặt đường trong đó có đánh giá độ nhám là hết sức quan trọng để qua đó có thể đánh giá được chất lượng phục vụ của tuyến đường và đưa ra được các biện pháp nhằm nâng cao độ nhám của mặt đường đảm bảo an toàn xe chạy. Việc nghiên cứu về nhám ở nước ta cho đến nay vẫn chỉ ở giai đoạn đầu. Chúng ta còn thiếu rất nhiều, từ thiết bị thí nghiệm, thiết bị thi công và cả thiết bị đánh giá nhám. Một yếu tố nữa là thời tiết khí hậu ở Việt Nam không giống với các nước ở Châu Âu và Châu Mỹ nơi mà các công nghệ tạo nhám đã được phát triển. Chính vì vậy, việc áp dụng các công nghệ tạo nhám này vào nước ta cũng cần phải xem xét để sửa đổi cho phù hợp. Việc nghiên cứu về bản chất độ nhám, lựa chọn giải pháp công nghệ khả thi xây dựng lớp tạo nhám mặt đường và đề xuất nhập các thiết bị chuyên dùng phù hợp, lựa chọn các giải pháp đánh giá nhám là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nghiên cứu độ nhám của nước ta. Trường Đại học Giao thông Vận tải 5 Luận án thạc sĩ kỹ thuật Dương Thị Hà 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. - Tìm hiểu về độ nhám của mặt đường, các phương pháp xác định độ nhám và ảnh hưởng của nó đến điều kiện xe chạy trên đường và an toàn giao thông. - Đo đạc, phân tích và đánh giá độ nhám của mặt đường trên tuyến Phạm Văn Đồng. - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao độ nhám của mặt đường đảm bảo an toàn giao thông. 3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Độ nhám của mặt đường trên tuyến Phạm Văn Đồng. - Phương pháp nghiên cứu: Lý thuyết kết hợp với thực nghiệm. Trên cơ sở lý thuyết về độ nhám của mặt đường, phương pháp xác định và ảnh hưởng của nó đến điều kiện xe chạy và an toàn giao thông, tiến hành đo đạc xác định độ nhám mặt đường trên tuyến đường Phạm Văn Đồng để đưa ra những nhận xét, đánh giá về mức độ an toàn khi chạy xe và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao độ nhám của mặt đường đảm bảo an toàn giao thông. Trường Đại học Giao thông Vận tải 6 Luận án thạc sĩ kỹ thuật Dương Thị Hà CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỘ NHÁM CỦA MẶT ĐƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐIỀU KIỆN XE CHẠY TRÊN ĐƯỜNG VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG. 1.1. Điều kiện xe chạy trên đường, các nhân tố ảnh hưởng đến an toàn xe chạy. 1.1.1. Hệ thống khai thác vận tải ôtô. Đường ô tô là một bộ phận của hệ thống khai thác vận tải ô tô bao gồm bản thân con đường nằm trong mối quan hệ “Môi trường bên ngoài – Đường ô tô – Ô tô – Người lái xe”. Người thiết kế đường ô tô cần nắm vững mối liên quan giữa các bộ phận nói trên của hệ thống vận tải ô tô, trong đó đặc biệt chú ý mối quan hệ sau: + Mối quan hệ “Ô tô – Đường ô tô”: Là cơ sở đề xuất các yêu cầu của việc chạy xe ô tô đối với các yếu tố của đường mà ta cần thiết kế. Nghiên cứu mối quan hệ này sẽ đi tới các quy định cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các yếu tố của đường và các giải pháp thiết kế nhằm đảm bảo điều kiện chạy xe về mặt động lực của ô tô. + Mối quan hệ “Môi trường bên ngoài – Đường ô tô”: Môi trường bên ngoài được hiểu là các điều kiện tự nhiên (địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, khí hậu, , sự phân bố dân cư và các công trình nhân tạo khác). Mối quan hệ này có ảnh hưởng quan trọng đến việc xác định vị trí tuyến đường trên thực địa cũng như việc chọn Trường Đại học Giao thông Vận tải 7 Người lái xe Ô tô Đường ô tô Môi trường bên ngoài Luận án thạc sĩ kỹ thuật Dương Thị Hà các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao tính ổn định, bền vững của toàn bộ công trình đường (gồm nền đường, mặt đường, các công trình thoát nước và các công trình phục vụ dọc tuyến). + Mối quan hệ “Môi trường bên ngoài – Người lái xe”: Thể hiện ảnh hưởng của môi trường xung quanh (gồm cả chính bản thân công trình đường) đến tâm lý người lái xe, do đó ảnh hưởng đến khả năng vận hành và điều khiển xe chạy của lái xe (ảnh hưởng đến việc lựa chọn tốc độ xe chạy, lựa chọn các giải pháp xửa lý tình huống giao thông trên đường và ảnh hưởng đến độ tin cậy trong khi điều khiển xe chạy của người lái). Ngày nay, những nghiên cứu mới nhất về quan hệ này đã chứng tỏ việc thay đổi giải pháp thiết kế về tổ chức giao thông sẽ có tác động đáng kể đến tâm lý người lái xe nên ảnh hưởng đến các điều kiện đảm bảo an toàn và tiện lợi cho việc chạy xe. + Mối quan hệ “Đường ô tô – Ô tô”: Nói lên ảnh hưởng của chất lượng đường ô tô đến các chỉ tiêu khai thác vận tải ô tô. Cải thiện chất lượng công trình đường ô tô là một biện pháp quan trọng để giảm giá thành vận chuyển bằng ô tô và đảm bảo an toàn giao thông. 1.1.2. Điều kiện xe chạy trên đường. Trong những nguyên nhân gây ra TNGT, nguyên nhân do điều kiện về đường sá liên quan đến công tác khảo sát thiết kế, xây dựng vụ khai thác đường. Như vậy đối với những cơ quan tư vấn thiết kế vụ quản lý khai thác đường hiện nay ngoài việc áp dụng đúng đắn các tiêu chuẩn kỹ thuật để thiết kế các dự án xây dựng tuyến mới hay cải tạo nâng cấp tuyến cũ thì cần phải nghiên cứu, phân tích và xem xét kỹ lưỡng các TNGT xảy ra trên các quốc lộ, tỉnh lộ liên quan đến các điều kiện đường để rút ra những kinh nghiệm, những nguyên tắc thiết kế trên quan điểm nâng cao an toàn xe chạy. Thiết kế và khai thác đường bộ trên quan điểm ATGT về mọi phương diện (an toàn cho lái xe, an toàn cho các phương tiện giao thông, an toàn trong bất kỳ điều kiện thời tiết khí hậu nào và đặc biệt là an toàn do các điều kiện đường sá được tạo nên bởi các đồ án thiết kế có chất lượng tốt nhất) đã được rất nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và đề ra các tiêu chuẩn an toàn để đánh giá cho các đồ án thiết kế đường Trường Đại học Giao thông Vận tải 8 Luận án thạc sĩ kỹ thuật Dương Thị Hà bộ. Quan điểm thiết kế này cần được nghiên cứu, đánh giá và đưa vào quy trình thiết kế ở nước ta. Những mô hình sử dụng theo quan điểm an toàn giao thông: 1.1.2.1 Lý thuyết động lực học chạy xe (mô hình xe - đường). Lý thuyết không gian cổ điển của Newton trong khoa học tự nhiên là không gian liên tục, đều đặn và vô hướng.Trong thiết kế đường không gian khách quan, toán - lý này được biểu diễn trong hệ toạ độ cong, ví dụ không gian Gauss- Krỹger và định hướng theo mặt nước biển. Trong không gian này các tính toán và hình vẽ được thể hiện trên ba mặt phẳng: mặt bằng, mặt đứng (diễn biến của mặt cắt dọc) và mặt cắt ngang. Trong mô hình “đường - xe chạy” người ta không kể đến người lái xe và thiết từng mặt cắt của đường riêng rẽ, xem tia nhìn bất động hướng tới cuối đường, khi thấy có dấu hiệu chướng ngại vật đầu tiên trên đường là sử dụng phanh gấp. Những tai nạn xảy ra trên các con đường xây dựng theo quy phạm ấy đã nhắc nhở chúng ta phải phát triển mô hình chuyển động theo mọi khía cạnh để mô phỏng thực chất quá trình xe chạy, từ đó đưa ra các tiêu chuẩn cho một con đường an toàn . Mô hình xe - đường chỉ phù hợp với các đường có tốc độ thấp (V ≤ 50km/h) theo quan điểm thiết kế hình học đường hiện đại. 1.1.2.2. Lý thuyết thiết kế theo nguyện vọng của người tham gia giao thông (mô hình Xe - Đường - Người lái - Môi trường chạy xe). Như tất cả các ngành khoa học tự nhiên khác, ba nhân tố không gian, thời gian, mối quan hệ nhân quả được dùng để tính toán, bố trí cấu tạo các yếu tố hình học khi thiết kế đường ôtô. Nhưng khác với các nhà khoa học kỹ thuật khác, các mô hình không gian và mối quan hệ nhân quả đối với người kỹ sư đường cần phải được mở rộng ra. 1.1.2.2.1. Không gian chạy xe. Với tư cách người kỹ thuật khi nói đến không gian chạy xe ta nghĩ ngay đến không gian vật lý có thể đo được bằng ba toạ độ. Nếu thêm vào nhân tố thời gian chúng ta xác định được trong không gian ấy những điểm chuyển động một cách rõ ràng. Tất cả các nhà nghiên cứu đều đạt được cùng một trị số đo khi nghiên cứu một không gian chạy xe ngắn và cùng rút ra một số kết quả tính toán. Không gian vật lý vì vậy không Trường Đại học Giao thông Vận tải 9 Luận án thạc sĩ kỹ thuật Dương Thị Hà phụ thuộc vào người nghiên cứu, còn được gọi là không gian toán học hay không gian khách quan. Nếu ngược lại chúng ta với tưcách người lái xe mở mắt nhìn không gian ba chiều xung quanh ta với đầy đủ màu sắc của nó, với cảnh vật đa dạng có đủ hình dáng, vị trí thì mỗi người quan sát sẽ mô tả một khác. Không gian chạy xe đến với chúng ta một cách tự giác và luôn luôn biến đổi như vậy người ta gọi là không gian chủ quan . Lý thuyết không gian tâm sinh lý dùng cho người lái xe là một bán không gian giới hạn bởi đường chân trời, được hợp thành do các không gian thành phần không liên tục (ví dụ không gian của một đại lộ), bị gãy ở tầm mắt của người lái xe và có xu hướng là hướng nhìn của lái xe. Để có được những phản ứng chắc chắn an toàn, người lái xe về nguyên tắc phải có được tâm lý nhìn thấy rõ ràng chính xác . 1.1.2.2.2. Con người, xe và đường là một hệ thống điều khiển. Hình 1.1 trình bày quá trình chạy xe dưới hình thức một hệ thống điều khiển. Nội dung của hình 1.1 mô tả như sau : Thông qua các cơ quan thần kinh, người lái xe (Lái xe), với tư cách nhà đạo diễn tiếp nhận các thông tin từ môi trường xung quanh anh ta. Ở đây mắt (quang học) có ý nghĩa quan trọng nhất, sau đó đến cảm giác do ma sát của bàn tay trên vô lăng và áp lực lên cơ thể (sự gò bó bức bối) tai nghe (âm thanh) và các vận động tự thân của con người thông qua các cơ và các cơ quan thư giãn (tự cân bằng). Sự nhận biết thực tế không chỉ là riêng nhìn thấy như khi nhìn một biển báo, hay chỉ chờ cảm giác như khi một vật xô mạnh vào bánh xe mà là cả một sự nhận biết tổng hợp có sự tham gia của cả bốn nhân tố nói trên như khi ta chạy xe qua một đường cong tròn chẳng hạn . Phần lớn sự nhận biết là không tự giác. Bộ phận này chịu tác động của các phản xạ tự phát trong hoạt động của mắt và hoạt động điều chỉnh đặc trưng. Chỉ một ít thông tin về môi trường bên ngoài vượt quá ngưỡng tự giác và người lái xe từ chối. Sự tự giác của người lái xe không có khả năng nhận biết vô hạn, giống như con nhện trong mạng, chỉ hoạt động ở chỗ nào xuất hiện những tin tỏ ra quan trọng nhất. Sự tự giác Trường Đại học Giao thông Vận tải 10 [...]... của mặt đường Để nghiên cứu bản chất và các nhân tố ảnh hưởng đến độ nhám, người ta tiến hành phân tích cấu trúc bề mặt của mặt đường Độ nhám bề mặt của mặt đường được tạo nên bởi hỗn hợp đá - nhựa được lu lèn, bao gồm hai thành phần chính: nhám vĩ mô và nhám vi mô như hình vẽ Hình 1.2 Sơ đồ biểu diễn độ nhám của mặt đường bê tông nhựa - Nhám vĩ mô (nhám thô): được định nghĩa là độ chênh cao giữa bề mặt. .. nhám vi mô và nhám vĩ mô là luôn luôn cần thiết cho tất cả các loại đường khai thác với tốc độ thấp cũng như loại đường khai thác với tốc độ cao và điều kiện thời tiết khô ráo cũng như ẩm ướt Khi xe chạy với tốc độ thấp, độ nhám của mặt đường được thể hiện chủ yếu qua độ nhám vi mô, còn khi xe chạy với tốc độ cao, mặt đường ẩm ướt thì độ nhám vĩ mô lại tỏ ra là yếu tố quan trọng cấu thành độ nhám mặt. .. mặt đường so với mặt phẳng chuẩn với các kích thước đặc trưng của bước sóng và biên độ thấp nhất từ 0,5mm cho đến mức mà độ chênh cao đó không ảnh hưởng đến sự tác động giữa lốp xe và mặt đường Cụ thể hơn, nhám vĩ mô là độ nhám của toàn bộ bề mặt đường và được hình thành bởi hình dáng, kích thước của các hạt cốt liệu lộ ra trên bề mặt mặt đường - Nhám vi mô (nhám mịn): được định nghĩa là độ chênh cao. .. tình trạng mặt đường xấu, bị trơn trượt Sức chống trượt của mặt đường là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cho xe chạy với tốc độ cao, đặc biệt trong điều kiện mặt đường bị ẩm ướt làm cho độ bám của bánh xe với mặt đường bị suy giảm đáng kể Nhằm nâng cao khả năng chống trượt của mặt đường ô tô, các nhà thiết kế, xây dựng và khai thác đường ôtô luôn tìm cách làm cho mặt đường có độ nhám cao, lâu... chế tốc độ; đoạn đường có độ dốc dọc > 5%, chiều dài dốc > 100 mét, ) 1.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám vi mô Có thể nói độ nhám vi mô là độ nhám, độ xù xì của hạt cốt liệu Khi đã có độ nhám vĩ mô tốt thì sức kháng trượt của bề mặt đường phụ thuộc chủ yếu vào độ nhám vi mô của cốt liệu Do đó cần thiết phải lựa chọn cẩn thận các cốt liệu có độ nhám vi mô tốt và bền Đối với đá, độ bền của nhám vi... tiếp hay gián tiếp là do mặt đường trơn trượt, không đủ độ nhám, hệ số bám giữa bánh xe với mặt đường quá thấp Trên thế giới, nhất là ở các nước như Anh, Mỹ, Pháp, Nga,… do hệ thống đường cao tốc đã được xây dựng và phát triển từ những năm 1950 nên đã có nhiều tổ chức, cơ quan chú trọng nghiên cứu về độ nhám của mặt đường bê tông nhựa Các kết quả nghiên cứu về độ nhám của mặt đường được phản ảnh trên... khi nhám vi mô tạo ra sức kháng trượt – là yếu tố cần thiết cho giao thông ở tốc độ thấp và giao thông ở tốc độ cao 1.2.1.4 Phân loại mặt đường theo độ nhám Để có một cách nhìn tổng quan về cấu trúc nhám mặt đường có thể chia mặt đường theo cấu trúc nhám thành 4 loại như bảng dưới đây Loại bề mặt đường Mức độ nhám bề mặt Vĩ mô A Trường Đại học Giao thông Vận tải Vi mô Ghồ ghề Thô ráp (Rough) (Harsh)... giữa bề mặt mặt đường so với mặt phẳng chuẩn với các kích thước đặc trưng của bước sóng và biên độ Trường Đại học Giao thông Vận tải 21 Luận án thạc sĩ kỹ thuật Dương Thị Hà nhỏ hơn 0,5mm Nói cách khác, độ nhám vi mô là độ nhám, độ xù xì bề mặt đường của hạt cốt liệu lộ ra trên mặt đường và thường khó nhìn thấy 1.2.1.2 Vai trò của nhám vi mô Qua nghiên cứu người ta đã chứng minh được rằng: Độ nhám vi... trơn khi qua thời gian khai thác 1.3 Ảnh hưởng của độ nhám mặt đường đến an toàn giao thông 1.3.1 Ảnh hưởng của độ nhám mặt đường đến an toàn giao thông Độ nhám cao tăng khả năng bám đường của xe, rút ngẵn quãng hành trình khi phanh, làm xe ồn hơn khi chạy, tăng tốc tốt hơn, nhưng giảm tốc độ cực đại của xe Đường có độ nhám thấp (nhẵn) thì xe bám đường kém hơn, gặp trời mưa dễ trơn trượt Khi tăng tốc... Nghiên cứu bản chất, cấu trúc của độ nhám mặt đường, các nhân tố ảnh hưởng đến độ nhám, hệ thống thí nghiệm đánh giá các ảnh hưởng - Nghiên cứu công nghệ xây dựng lớp phủ mặt đường có độ nhám cao - Nghiên cứu các giải pháp và thiết bị đánh giá khả năng nhám của mặt đường Còn ở Việt Nam, trong những năm gần đây, đất nước ta với nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội ngày một cao Giao thông vận tải là một . ngoài các nguyên nhân do tổ chức giao thông chưa tốt, do ý thức của người tham gia giao thông chưa cao, do điều kiện địa hình hạn chế, … thì một nguyên nhân không nhỏ là do tình trạng mặt đường. giao thông đường bộ xảy ra ngoài các nguyên nhân do tổ chức giao thông chưa tốt, điều kiện địa hình hạn chế thì một nguyên nhân không nhỏ là do tình trạng mặt đường xấu, bị trơn trượt. Sức chống. tiếp hay gián tiếp là do mặt đường trơn trượt, không đủ độ nhám, hệ số bám giữa bánh xe với mặt đường quá thấp. Trên thế giới, nhất là ở các nước như Anh, Mỹ, Pháp, Nga,… do hệ thống đường cao

Ngày đăng: 02/08/2015, 19:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] PGS. TS. Lã Văn Chăm: “Thí nghiệm đánh giá công trình đường ô tô” – Tài liệu giảng dạy cao học Trường Đại học Giao thông Vận tải năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thí nghiệm đánh giá công trình đường ô tô
[2] GS. Trần Đình Bửu, PGS. Nguyễn Quang Chiêu, PGS. Nguyễn Quang Toản: “ Khai thác đánh giá và sửa chữa đường ô tô” – Nhà xuất bản Đại học và THCN, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác đánh giá và sửa chữa đường ô tô
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học và THCN
[3] GS. Nguyễn Xuân Đào, PGS. Vũ Đức Chính, PGS. Nguyễn Hữu Trí, KS. Ngô Minh Thành: “Các giải pháp khả thi tăng cường độ nhám đường ô tô Việt Nam” – Tạp chí cầu đường VN, 1-1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp khả thi tăng cường độ nhám đường ô tô Việt Nam
[4] GS. Nguyễn Xuân Đào: “Vấn đề độ nhám mặt đường ô tô Việt Nam” – Tạp chí GTVT số 1, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề độ nhám mặt đường ô tô Việt Nam
[5] PGS. TS. Phạm Huy Khang: “Công nghệ mới trong xây dựng mặt đường” – Trường Đại học Giao thông Vận tải năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ mới trong xây dựng mặt đường
[8] R.J. Salter “Highway Design and Construction”. Second Ediction, Birmingham University, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Highway Design and Construction
[12] GS. Nguyễn Xuân Đào, PGS. Vũ Đức Chính: “Báo cáo kết quả thực hiện đề tài cấp nhà nước KHCN 10.05 năm 1997” – Tạp chí KHKT viện KHCN GTVT, 1-1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện đề tài cấp nhà nước KHCN 10.05 năm 1997
[13] GS. Dương Ngọc Hải, KS. Ngô Minh Thành “Báo cáo kết quả thực hiện cấp nhà nước KC 10.05, đề mục chế thử thiết bị đo nhám” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện cấp nhà nước KC 10.05, đề mục chế thử thiết bị đo nhám
[15] PGS. Doãn Minh Tâm “Về công nghệ tạo nhám mặt đường ô tô”. Tạp chí Cầu đường Việt Nam, 4 – 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về công nghệ tạo nhám mặt đường ô tô
[6] Quy trình thí nghiệm đo nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát 22TCN278-01 Khác
[7] Quy trình thi công và nghiệm thu lớp phủ mỏng bê tông nhựa có độ nhám cao 22TCN345-06 Khác
[10] Tiêu chuẩn kỹ thuật Công trình giao thông đường bộ, Tập 3 - Bộ Giao Thông Vận Tải, năm 1998 -1999 Khác
[11] Lê Văn Bách. Độ nhám và độ bằng phẳng của mặt đường bê tông atphan và ảnh hưởng của nó đến điều kiện chạy xe - Đề tài nghiên cứu khoa học, năm 2004 Khác
[14] Báo cáo kết quả thí nghiệm tạo nhám sử dụng công nghệ lớp phủ mỏng VTO trên đường Bắc Thăng Long – Nội Bài. Viện Khoa học Công nghệ GTVT, 1995 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w