Công nghệ cấy đá trên mặt đường mới

Một phần của tài liệu Nâng cao độ nhám mặt đường bê tông Asphal (Trang 91)

3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

4.1.2.2. Công nghệ cấy đá trên mặt đường mới

Mục đích:

Ở nước Anh hầu như trên tất cả các tuyến đường giao thông hạng nặng và nhiều tuyến đường hạng nhẹ khác đều áp dụng công nghệ tạo nhám sử dụng cấy đá bằng cách rải một lớp bê tông nhựa nóng thông thường và sau đó rải một lớp đá dăm trên bề mặt để hạn chế sự trượt bánh xe đi trên đường.

Vì vậy mục đích của Công ngjee chính là tạo ra một lớp đá dăm trên bề mặt lớp nhựa nóng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

Yêu cầu vật liệu:

Cốt liệu đá sử dụng cho công nghệ này thường có đường kính danh nghĩa 14mm (20 mm – tốc độ thấp), độ kháng bóng PSV nhỏ nhất yêu cầu tương ứng với cấp lưu lượng xe.

Các viên đá phải được bọc nhựa trước khi rải.

Công nghệ thi chông cấy đá theo trình tự sau:

a) Rải lớp phủ mặt bằng bê tông nhựa thông thường trên lớp mỏng hoặc mặt đường cũ, lu lèn sơ bộ.

b) Rải cốt liệu cấy đá đã bọc nhựa ngay sau khi rải lớp mặt đá thông thường với tỷ lệ: 1,2 ÷ 1,9 kg/m2 đối với cốt liệu có đường kính danh nghĩa 14mm. Và 1,9 ÷

kg/m2 đối với cốt liệu có đường kính danh nghĩa 20mm.

c) Mặt đường phải được san đầm ngay bằng lu bánh lốp (hoặc lốp máy san) để đạt được sự ổn định về độ chặt và vị trí của các cốt liệu đã bọc nhựa.

Sơ đồ công nghệ thi công cấy đá (chipping) trên mặt đường bê tông nhựa thông thường được biểu thị ở hình 4.8 sau:

Lớp mặt đường bê tông nhựa mới

Lớp móng, mặt đường cũ Nền, móng đường

Rải các viên đá có bọc nhựa

Lu lèn găm dần các viên đá xuống mặt đường

Lu lèn các viên đá ổn định về độ chặt vào vị trí

Hình 4.8. Các giai đoạn thi công cấy đá (chipping) trên mặt đường mới.

Một phần của tài liệu Nâng cao độ nhám mặt đường bê tông Asphal (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w