Phương pháp đánh giá nhám vi mô

Một phần của tài liệu Nâng cao độ nhám mặt đường bê tông Asphal (Trang 44)

3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

1.4.2.2. Phương pháp đánh giá nhám vi mô

Là phương pháp mà kết quả của nó thể hiện vai trò của độ nhám vi mô nhiều hơn.

Thí nghiệm xác định độ nhám bằng con lắc Anh (British Pendulum Tester ASTM D403)

Nguyên lý: Một con lắc có trọng lượng P = 1500 ± 30g, mặt dưới có gắn 1 tấm trượt bằng cao su tiêu chuẩn (kích thước 6,35x25,4x76,2 mm) rơi từ độ cao xác định H = 411 ± 5mm và trượt trên bề mặt đường ẩm ướt với chiều dài trượt không đổi L = 125

± 2mm, sau đó con lắc sẽ văng lên tới độ cao h. Tùy thuộc vào tình trạng xù xì (nhám) bề mặt khác nhau, tổn thất năng luownghj của con lắc cũng khác nhau dẫn đến chiều cao văng lên h thay đổi. Giá trị h càng nhỏ thì mặt đường càng nhám. Một chiếc kim đo kéo theo nhằm xác định chiều cao văng h của con lắc được thiết kế thông qua bảng chia độ. Số đọc của kim đo trên bảng chia độ được ký hiệu là chỉ số SRT (Skid Resistance Tester). Trị số SRT càng lớn thì mặt đường càng nhám.

Thí nghiệm này phản ánh độ nhám vi mô (mô phỏng điều kiện xe chạy với tốc độ nhỏ v = 50 km/h). Sơ đồ cấu tạo của thiết bị Con lắc đo độ nhám của Anh được thể hiện ở hình 1.13.

Quy trình đo: Trước khi thí nghiệm mặt đường tại chỗ thí nghiệm cần được quét sạch, tưới nước và ghi lại nhiệt độ. Hướng đo của con lắc dọc theo hương chuyển động của xe cộ (theo dọc đường).

Trị số trung bình tại năm số độc tại mỗi 5 vị trí khác nhau từ 5 tới 10m dọc theo vệt bánh xe đang được thí nghiệm được lấy như một giá trị đại diện của sức chống trượt của bề mặt đường tại đoạn đó.

Cần phải xét đến ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đường khi thí nghiệm. Nhiệt độ làm ảnh hưởng lên biến dạng đàn hồi của tấm cao su dẫn đến làm giảm sức chống trượt khi nhiệt độ tăng. Nếu giá trị sức chống trượt đo được tại thời điểm nhiệt độ thấp thì giá trị đã đo không đại diện cho sức chống trượt tồn tại trong các điều kiện ấm áp hơn hoặc lốp xe nóng lên khi tiếp xúc với mặt đường.

Nhiệt độ tiêu chuẩn khi đo được chuẩn hóa ở 200C. Với các nhiệt độ thí nghiệm khác, thì kết quả đo được phải được hiệu chỉnh về nhiệt độ chuẩn 200C với các giá trị ở bảng 1.14.

Nhiệt độ thí nghiệm 0C Giá trị hiệu chỉnh

0 -7

10 -3

30 +2

40 +3

Bảng 1.14. Hiệu chỉnh kết quả SRT về nhiệt độ chuẩn 200C

Một phần của tài liệu Nâng cao độ nhám mặt đường bê tông Asphal (Trang 44)