3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Thiết kế và tuyển chọn vật liệu
Để tăng cường độ nhám, hỗn hợp đá nhựa cần phải được thiết kế, tuyển chọn về các mặt; Chất lượng cốt liệu, chất lượng chất dính kết bitum; Tỷ lệ phối hợp cốt liệu và
hàm lượng bitum sao cho đạt được đủ độ nhám vi mô và vĩ mô cần thiết thông qua chỉ tiêu H và SRT nêu trên. Sau đó cần thiết phải chú ý đến giải pháp công nghệ để đảm bảo đạt được một lớp mặt như mong muốn.
- Về chất lượng cốt liệu: Như đã phân tích ở phần trước, cần phải tuyển chọn vật liệu đá có độ chống mài mòn cao (Ryolit...), cường độ kháng nén cao, hàm lượng hạt dẹt thấp (FI < 20), độ mài mòn Los Angeles thấp (LA < 20), các hạt phải vuông vắn nhằm tăng độ nhám vi mô. Tất cả các điều trên làm cho giá thành cốt liệu cao hơn so với giá thành thông thường.
- Vấn đề lựa chọn tỷ lệ, thành phần hạt cốt liệu, hàm lượng bitum: Để tạo ra một hỗn hợp khi rải có độ nhám vĩ mô cần thiết cũng cần phải được đặc biệt chú ý. Nhìn chung 3 giải pháp trên đều có thể đạt tiêu chuẩn này, nhưng giải pháp thứ 3 cần phải chú ý đặc biệt để tạo nên một kết cấu bề mặt có độ nhám vĩ mô đủ lớn. - Về mặt lượng chất kết dính bitum: Chất kết dính bitum là điều đáng bàn hơn cả.
Để đảm bảo mặt đường có độ nhám cao và duy trì nó trong suốt thời hạn phục vụ (> 10 năm), chúng ta phải tuyển chọn vật liệu với giá thành cao. Vì vậy nếu chất lượng nhựa không đảm bảo thì chỉ trong một thời gian ngắn với nhiệt độ cao vào mùa hè của Việt Nam liệu rằng màng nhựa có mềm ra và bít các lỗ rỗng làm giảm độ nhám vĩ mô hay không? Và lúc này vai trò của lớp tạo nhám có phát huy tác dụng nữa không? Đó là điều mà những người làm công tác đường cần phải quan tâm, nghiên cứu và đánh giá.
Việc sử dụng nhựa đường bitum có cải thiện, tăng khả năng dính bám, ổn định nhiệt để xây dựng lớp tạo nhám trên đường cao tốc đã được khuyến nghị sử dụng nhiều nơi trên thế giới, nhất là giải pháp 1 và 2 ở trên.