3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Thí nghiệm đánh giá thuộc tính của cốt liệu
1.4.1.1.Thí nghiệm đánh bóng mặt đá PSV (Polish Stone Value Test, ASTM D3319).
- Mục đích: Đây là phương pháp cơ bản nhằm xác định thuộc tính bề mặt của cốt liệu dưới tác động của bánh xe chạy trên đường. Phương pháp này mô phỏng tác động mài bóng (mòn) cốt liệu thô (đá dăm) của mặt đường bê tông nhựa do ảnh hưởng của bánh xe phương tiện giao thông chạy trên đường trong thời gian khai thác.
- Thiết bị: Thiết bị PSV gồm 2 bánh xe tiếp xúc với nhau, bánh xe thứ nhất hình trụ, được gọi là bánh xe đường. Chiều rộng của bánh xe 44,45mm, đường kính trong 406,4mm, 14 mẫu gắn các hạt cốt liệu được xếp dọc theo chu vi và tạo thành một mặt phẳng liên tục. Mẫu gắn các hạt cốt liệu phải có kích thước là 88,9x44,45x16mm và có bề mặt cong. Cốt liệu để gắn phải có kích thước vượt qua sàng 12,7mm và sót lại trên sáng 9,5mm. Khi thí nghiệm, bánh xe đường được quay với vận tốc V = 320 ± 5v/phút.
Bánh xe thứ 2 nhằm mô phỏng bánh xe ôtô khi chạy trên đường. Đó là một bánh xe cao su bơm hơi, đường kính 203,3mm, bề rộng 50,8mm. Lốp xe phải được bơm căng tới áp suất 310,26 ± 13,79 Kpa và tỳ lên mặt các cốt liệu lắp trên bánh xe đường với áp lực 391,44 ± 4,45N trong quá trình thí nghiệm.
- Thí nghiệm: Nhiệt độ thí nghiệm là 20 ± 50C cho bánh xe đường quay với vận tốc V = 320 ± 5 v/phút. Trong khi thí nghiệm phải cung cấp chất mài mòn cacbuasilicon cỡ hạt 150 với tốc độ 6 ± 2 g/phút và phải tưới nước với tốc độ 50 – 70 ml/phút. Chất mài mòn và nước phải được cung cấp liên tục và phải phân bố đều trên bề rộng của mẫu và phải được rải trực tiếp trên bánh xe đường ở phía trước điểm tiếp xúc với bánh lốp cao su.
Trong quá trình thí nghiệm, bánh xe lốp cao su sẽ tỳ vào bánh xe đường và làm cho cốt liệu gắn trên đó bị mòn bóng. Cho cốt liệu chịu tác động mòn liên tục 3 giờ ± 1 phút sau đó lấy mẫu ra khỏi bánh xe đường và rửa sạch.
- Xác định giá trị PSV: Sau khi rửa sạch mẫu, gắn các khuôn mẫu vào bàn giá, dùng thiết bị con lắc Anh đo trên mẫu để xác định sức kháng trượt của bề mặt cốt liệu. Giá trị độ kháng bóng PSV của cốt liệu là trị số trung bình đo theo con lắc Anh của mẫu thử.
Lưu ý: Con lắc Anh nhằm xác định sức kháng trượt của mẫu có các thông số khác với con lắc Anh nhằm xác định sức kháng trượt của mặt đường cụ thể như trong bảng 1.10 như sau:
Các thông số của con lắc Anh
Xác định sức kháng trượt của mẫu (PSV)
Xác đinh sức kháng trượt của mặt đường
(SRT)
Chiều dài tiếp xúc của đế cao su với mẫu/mặt đường
76,2 ± 1,6 mm 125 – 127 mm
Kích thước của tấm
trượt 6,35x25,4x31,8 mm 6,35x25,4x76,2 mm
Bảng 1.10. Sức kháng trượt theo con lắc Anh