Khách du lịch là chủ thể của hoạt động du lịch , giữ vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học PGS-TS NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2006
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI 1
1.1 Lý luận cơ bản về du lịch 1
1.1.1 Khái niệm về khách du lịch 1
1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch .1
1.1.3 Khái niệm về du lịch 3
1.1.4 Khái niệm về ngành du lịch 3
1.2 Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 4
1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh 4
1.2.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh .5
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng và cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành du lịch 6
1.2.3.1 Môi trường vĩ mô 6
1.2.3.2 Môi trường vi mô 8
1.2.3.3 Môi trường nội bộ 9
1.3 Khái quát tình hình hoạt động du lịch trên thế giới, khu vực Đông Nam Aï và Việt Nam 10
1.3.1 Khái quát tình hình du lịch thế giới 10
1.3.2 Khái quát tình hình du lịch của các nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) 11
1.3.3 Khái quát tình hình du lịch Việt Nam 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH KHÁNH HOÀ VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH TỈNH KHÁNH HOÀ 14
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu và dân số 14
2.2 Thực trạng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà 15
2.2.1 Các nguồn lực phát triển du lịch 15
2.2.1.1 Nguồn nhân lực 15
Trang 32.2.1.2 Tài nguyên du lịch 17
2.2.1.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 21
2.2.1.4 Cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ du lịch 23
2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngành du lịch Khánh Hoà 24
2.2.2.1 Lượng khách du lịch đến Khánh Hoà 24
2.2.2.2 Doanh thu từ du lịch của tỉnh Khánh Hoà 25
2.2.2.3 Các dịch vụ hỗ trợ 26
2.2.2.4 Hoạt động marketing của ngành du lịch Khánh Hoà 27
2.2.2.5 Hoạt động đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà 28
2.2.3 Nhận định những điểm mạnh, điểm yếu của du lịch tỉnh Khánh Hòa.29 2.2.3.1 Những điểm mạnh của ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà 29
2.2.3.2 Những điểm yếu của du lịch tỉnh Khánh Hoà 29
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Khánh Hoà 31
2.3.1 Yếu tố kinh tế 31
2.3.2 Yếu tố chính trị và luật pháp 32
2.3.3 Yếu tố văn hoá xã hội 32
2.3.4 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật 33
2.3.5 Môi trường tự nhiên 33
2.3.6 Các đối thủ cạnh tranh .34
2.3.6 Khách hàng 37
2.3.7 Cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Khánh Hoà .38
2.3.7.1 Các cơ hội đối với ngành du lịch Khánh Hoà 38
2.3.7.2 Những thách thức đối với ngành du lịch Khánh Hoà 39
CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2015 40
3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển của du lịch Khánh Hoà đến năm 2015 3.1.1 Quan điểm phát triển của du lịch Khánh Hoà 40
3.1.2 Mục tiêu phát triển của du lịch Khánh Hoà 41
3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát 41
Trang 43.1.2.2 Mục tiêu cụ thể chủ yếu 41
3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Khánh Hoà từ nay đến năm 2015 42
3.2.1 Nhóm giải pháp tận dụng ưu điểm 42
3.2.1.1 Giải pháp xâm nhập thị trường 42
3.2.1.2 Giải pháp phát triển thị trường 44
3.2.1.3 Giải pháp đa dạng hoá và khác biệt hoá sản phẩm 45
3.2.1.4 Giải pháp thu hút vốn đầu tư 48
3.2.1.5 Giải pháp tôn tạo và bảo vệ môi trường 49
3.2.2 Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu 51
3.2.2.1 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 51
3.2.2.2 Giải pháp tăng cường tổ chức quản lý và cơ chế chính sách về du lịch 53
3.2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ 3.2.3.1 Giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch 55
3.2.3.2 Giải pháp phát triển du lịch bền vững với sự tham gia 57
của cộng đồng địa phương 3.4 Kiến nghị 58
3.4.1 Kiến nghị với chính phủ, các Bộ ngành trung ương 58
3.4.2 Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố và các Huyện 59 KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài :
Ngày nay trên thế giới, du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về nhiều mặt mà nó đem lại Trong thời gian qua, Ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với
du lịch của các nước trong khu vực, mang lại hiệu quả nhiều mặt, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều giá trị mới và nguồn thu cho đất nước, góp phần tích cực vào tiến trình đổi mới, hội nhập khu vực và thế giới của đất nước
Nằm trong bối cảnh chung của sự phát triển du lịch Việt Nam, trong những năm qua, ngành du lịch Khánh Hoà đã có những bước phát triển quan trọng để trở thành một trung tâm du lịch nổi tiếng của đất nước Trong quá trình phát triển, ngành du lịch Khánh Hoà đã thực hiện tăng cường đầu tư, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, nâng cao các tiêu chuẩn của ngành, nâng cao trình độ dân trí, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường Cùng với sự phát triển của mình, ngành du lịch đã đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế chung của địa phương, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác, thực sự giữ vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Khánh Hoà trong giai đoạn hiện nay
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành du lịch Khánh Hoà cũng đã bộc lộ một số mặt hạn chế cần khắc phục, sự phát triển của ngành chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh Bên cạnh đó, trong xu hướng phát triển chung của du lịch thế giới, ngành du lịch Khánh Hoà không những phải cạnh tranh với ngành du lịch của các địa phương khác trong nước mà còn phải cạnh tranh rất quyết liệt với ngành du lịch của các nước trong khu vực và trên thế giới Trước thực trạng này,
Trang 6việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho ngành du lịch Khánh Hoà là một yêu cầu khách quan và cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh Với mong muốn được góp phần vào việc phân tích và giải quyết yêu cầu này, tạo thêm những cơ sở cho tỉnh Khánh Hoà xác định các giải pháp để vượt qua thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh, tạo ra thế và lực vững chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu :“ Các giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà dến năm 2015” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu :
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển của ngành du lịch Khánh Hoà trong thời gian qua, xác định các yếu tố cấu thành và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động của ngành du lịch Khánh Hoà, có xem xét đến mối quan hệ với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung đánh giá năng lực cạnh tranh và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Khánh Hoà trong giai đoạn từ nay đến năm 2015
4 Phương pháp nghiên cứu :
Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp dự báo dựa trên các chính sách phát triển của Nhà nước và tỉnh Khánh Hoà
Kết cấu của luận văn :
Luận văn có kết cấu gồm 3 chương chính :
Trang 7Chương 1 : Cơ sở lý luận chung của đề tài
Chương 2 : Thực trạng ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà và đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà
Chương 3: Các giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà từ nay đến năm 2015
Trang 8CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH
1.1.1 Khái niệm về khách du lịch
Khách du lịch là chủ thể của hoạt động du lịch, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động du lịch Khách du lịch là chỗ dựa khách quan cho sự tồn tại và phát triển của ngành du lịch, là đối tượng chủ yếu và xuất phát điểm cơ bản cho khai thác kinh doanh và phục vụ của ngành du lịch, đồng thời là chỗ dựa chủ yếu để ngành du lịch thu được những lợi ích kinh tế, xã hội và văn hoá
Định nghĩa về khách du lịch xuất hiện sớm nhất trong cuốn Từ điển Oxford
xuất bản năm 1811 như sau : “ khách du lịch đến từ ngoài với mục đích tham quan,
du ngoạn” Năm 1968, Tổ chức du lịch thế giới (WTO) chấp nhận khái niệm về khách du lịch quốc tế như sau :” Khách du lịch quốc tế là người viếng thăm và lưu lại một hoặc một số nước khác ngoài nước cư trú của mình, với thời gian ít nhất 24 giờ, vì bất kỳ lý do nào, ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập” Khách du lịch nội địa được phân biệt với khách du lịch quốc tế ở chỗ là nơi đến du lịch của họ cũng chính là nước họ cư trú thường xuyên
Khách du lịch được phân thành hai loại : du khách (tourist) và khách tham quan (excursionist) Du khách (tourist) là một khách du lịch đến một nơi nào đó trên
24 giờ và nghỉ qua đêm tại nơi đến; khách tham quan (excursionist) là khách du lịch đến một nơi nào đó dưới 24 giờ và không nghỉ qua đêm tại nơi đến
1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch Khái niệm được nhiều người sử dụng là khái niệm trong Từ điển Du lịch -Tiếng Đức do Nhà xuất bản kinh tế Berlin xuất bản năm 1984 :” Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và
Trang 9phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho
du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”
Sản phẩm du lịch có những đặc tính chung của như sau :
- Khách mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm ;
- Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên dễ bắt chước;
- Khoảng thời gian mua sản phẩm , thấy và sử dụng sản phẩm quá lâu;
- Các sản phẩm du lịch thường ở xa nơi khách hàng cư trú;
- Sản phẩm du lịch không thể để tồn kho;
- Trong một thời gian ngắn, lượng cung sản phẩm là cố định;
- Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành với công ty bán sản phẩm ;
- Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm du lịch dễ thay đổi vì sự dao động về tỷ giá tiền tệ, tình hình kinh tế bất ổn, biến động chính trị
Những bộ phận cấu thành của một sản phẩm du lịch :
Sản phẩm du lịch bao gồm những hàng hoá và dịch vụ kết hợp nhau; được tạo nên bởi những bộ phận cấu thành là : dịch vụ và tài nguyên du lịch
- Dịch vụ trong sản phẩm du lịch bao gồm : dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ mua sắm , dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung
- Tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, hiện nay trên thế giới thường phân loại ra hai loại tài nguyên du lịch đó là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
Từ những thành phần cấu tạo của sản phẩm du lịch, người ta đã lập ra những
mô hình sản phẩm du lịch Một số mô hình sản phẩm du lịch như 4S, 3H và 6S (phụ lục 1)
Trang 10Theo Tổ chức Du lịch Thế giới(WTO) thì : “ Du lịch là tập hợp các mối quan hệ, các hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ sự hình thành và lưu trú của các cá thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên với mục đích hoà bình và nơi họ đến không phải là nơi họ làm việc”
Luật Du lịch của Việt Nam được Quốc hội thông qua tháng 6/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 định nghĩa :” Du lịch là một trong những hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi người ta thường phân biệt hai hình thức du lịch đó là du lịch nội địa và du lịch quốc tế Du lịch nội địa là loại hình
du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến du lịch cùng nằm trong biên giới của một quốc gia Du lịch quốc tế là loại hình du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến du lịch nằm trên hai hoặc nhiều nước khác nhau
1.1.4 Khái niệm về ngành du lịch
Ngành du lịch là ngành cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch tiến hành hoạt động lữ hành, du ngoạn, tham quan nhằm mục đích thu phí Ngành du lịch lấy du khách làm đối tượng, lấy tài nguyên du lịch làm chỗ dựa, lấy
Trang 11cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch làm điều kiện vật chất, cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ cho hoạt động du lịch Ngành du lịch đóng vai trò thiết lập mối liên hệ giữa
du khách với tài nguyên du lịch, đồng thời thông qua hoạt động kinh doanh của mình thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, khu vực
Ngành du lịch chủ yếu do các nhân tố chính sau hình thành : các công ty du lịch, hệ thống giao thông du lịch, các khách sạn du lịch, tổ chức quản lý du lịch các cấp
1.2 LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh
Các học thuyết kinh tế thị trường, dù thuộc trường phái nào cũng đều thừa nhận rằng : cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung, cầu và giá cả hàng hoá là những nhân tố cơ bản của thị trường; cạnh tranh là đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường và là linh hồn sống của thị trường
Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế, xã hội phức tạp Do cách tiếp cận khác nhau nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa như sau :” Cạnh tranh là khái niệm của doanh nghiệp, quốc gia và vùng trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” Theo cuốn Kinh tế học của P.Samuelson thì : “ Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường” Theo cuốn “Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu” của Tôn Thất Nguyễn Thiêm thì :” trong kinh tế , cạnh tranh không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn các đối thủ cạnh tranh của mình”
Ngoài ra, còn có thể dẫn thêm nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh tranh, song qua các định nghĩa trên có thể tiếp cận về cạnh tranh như sau :
Trang 12Thứ nhất, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm giành lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham gia;
Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật, một loạt các điều kiện có lợi Mục đích cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao;
Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như : đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh;
Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau : cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm, cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm, cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt, cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán 1.2.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Khái niệm về năng lực cạnh tranh là một khái niệm phức hợp được xem xét ở các cấp độ khác nhau như : năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ
- Khái niệm về năng lực cạnh tranh quốc gia : Theo định nghĩa của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thì năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tương đối và các đặc trưng kinh tế khác Theo M.Porter thì :” Khái niệm có ý nghĩa nhất về năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia là năng suất lao động”
- Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp : về khái niệm này, phần lớn các nhà kinh tế đều gắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường hoặc gắn năng lực cạnh tranh với vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua thị phần mà nó chiếm giữ Theo Fafchamps, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó có thể sản xuất
Trang 13sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường; Randall lại cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định
- Khái niệm về năng lực cạnh tranh của sản phẩm : Đối với khái niệm này, cho đến nay các tác giả, nhà nghiên cứu cũng chưa đưa ra một định nghĩa thống nhất Các khái niệm mà các tác giả đưa ra dựa trên khái niệm về sức cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp Mặc dù chưa có khái niệm thống nhất, song có thể hiểu rằng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm được cấu thành bởi nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố chính như : khả năng sử dụng thay thế cho một sản phẩm khác biệt tương tự với loại sản phẩm đó, yếu tố về chất lượng sản phẩm, yếu tố về giá cả của sản phẩm
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng và cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành du lịch 1.2.3.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố mang tính rộng lớn, chúng có tác động và ảnh hưởng tới toàn bộ môi trường cạnh tranh và môi trường bên trong của tổ chức Các tổ chức không thể kiểm soát được những biến đổi của các yếu tố trong môi trường vĩ mô, nhưng tổ chức có thể tận dụng những thuận lợi và khó khăn do nó gây ra, biến nó thành cơ hội kinh doanh của mình Các yếu tố quan trọng trong môi trường vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp trong ngành
du lịch bao gồm : các yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và luật pháp, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên và yếu tố công nghệ
Yếu tố kinh tế : các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng và quyết định đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu nền kinh tế, tỷ giá hối đoái là những yếu tố kinh tế thường xuyên tác động đến hoạt động của mọi tổ chức nói chung và ngành du lịch nói riêng Đối với ngành du lịch nếu các chỉ số của nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ làm cho thu nhập của dân cư gia tăng, đời sống
Trang 14được cải thiện, nhu cầu du lịch vì thế cũng sẽ gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành
Yếu tố chính trị và luật pháp : Một thể chế chính trị, luật pháp rõ ràng, rộng mở và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo cho sự thuận lợi, bình đẳng cho các tổ chức trong nền kinh tế Đặc biệt, Ngành du lịch là ngành chịu sự tác động trực tiếp toàn diện của môi trường chính trị, luật pháp và do đó nó rất nhạy cảm với những biến động của môi trường này Ngành chịu sự tác động của đường lối phát triển của quốc gia thể hiện ở hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của nhà nước và tổ chức bộ máy cơ chế điều hành từ trung ương đến địa phương Chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, coi trọng các quốc gia là bạn và là đối tác tin cậy của nhau là cơ hội thuận lợi cho ngành du lịch phát triển trên các phương diện khai thác thị trường, tránh được các rủi ro trong kinh doanh do bạo loạn chính trị, đảm bảo được sự an toàn và an ninh cho khách du lịch quốc tế
Yếu tố văn hoá - xã hội : Đây là nhóm yếu tố quan trọng tạo lập nên nhân cách và lối sống của người tiêu dùng, đồng thời cũng là cơ sở để các ngành kinh doanh trong đó có ngành du lịch lựa chọn và điều chỉnh các quyết định kinh doanh Trong ngành
du lịch, trình độ văn hoá và dân trí cao hay thấp quyết định đến thái độ cư xử đối với du khách trong giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ du khách, tạo nên sự hấp dẫn thu hút du khách
Những yếu tố tự nhiên : môi trường tự nhiên không chỉ là yếu tố tạo cầu, tạo cung trong du lịch mà còn mang tính quyết định trong việc tạo ra sản phẩm du lịch và việc tổ chức thực hiện chương trình du lịch của các doanh nghiệp trong ngành du lịch; tính hữu ích của các yếu tố trong môi trường tự nhiên phục vụ cho việc sản xuất và tiêu dùng du lịch được gọi là tài nguyên du lịch tự nhiên
Yếu tố công nghệ và kỹ thuật : sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin và quá trình đô thị hoá tác động sâu sắc đến toàn bộ các hoạt động kinh tế
Trang 15và xã hội, trong đó có du lịch Một mặt nó tạo điều kiện cần thiết để hình thành các nhu cầu du lịch, mặt khác các yếu tố này làm cho sự cân bằng nhịp sống bị phá vỡ, buộc con người phải nghỉ ngơi để khôi phục lại, từ đó nảy sinh nhu cầu du lịch dưới nhiều dạng khác nhau Ngoài ra, việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để cải tiến công nghệ trong sản xuất du lịch sẽ góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất và do vậy làm tăng khả năng cạnh tranh của ngành du lịch
1.2.3.2 Môi trường vi mô
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó Đối với hoạt động kinh doanh của ngành du lịch thì hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng chủ yếu đến sự cạnh tranh trong ngành đó là : đối thủ cạnh tranh và khách hàng Sự phân tích, đánh giá chính xác các yếu tố này giúp ngành du lịch nhận ra các mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan đến các cơ hội và nguy cơ mà ngành đối diện
Đối thủ cạnh tranh : sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức do nhiều lý do Các đối thủ cạnh tranh với nhau quyết định tính chất và mức độ tranh đua, hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành phụ thuộc vào các đối thủ cạnh tranh Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hoá sản phẩm Để cạnh tranh trên thị trường du lịch, ngành du lịch của một địa phương cần xác định được thị trường mục tiêu và phát huy được lợi thế cạnh tranh của ngành để áp dụng đúng các chiến lược cho phù hợp với lợi thế cạnh tranh và thị trường mục tiêu
Khách hàng (người mua) : sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị lớn lao của doanh nghiệp Sự tín nhiệm đó đạt được khi tổ chức thoả mãn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh Các doanh nghiệp cần
Trang 16lập bảng phân loại khách hàng hiện tại và tương lai Các thông tin có được từ bảng phân loại là cơ sở định hướng quan trọng cho việc hoạch định chiến lược nhất là các chiến lược liên quan trực tiếp đến marketing
1.2.3.3 Môi trường nội bộ
Các yếu tố của môi trường nội bộ cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành
du lịch bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như : nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, hoạt động marketing
Nguồn nhân lực : phân tích nguồn nhân lực thường xuyên là cơ sở giúp các doanh nghiệp đánh giá kịp thời các điểm mạnh và điểm yếu của các thành viên trong tổ chức so với yêu cầu về tiêu chuẩn nhân sự trong từng khâu công việc và so với nguồn nhân lực của đối thủ cạnh tranh nhằm có kế hoạch bố trí, sử dụng nguồn nhân lực hiện có Đánh giá khách quan nguồn nhân lực giúp cho tổ chức chủ động thực hiện việc đào tạo và tái đào tạo cho các thành viên của tổ chức nhằm đảm bảo thực hiện chiến lược thành công lâu dài và thích nghi với những yêu cầu về nâng cao liên tục chất lượng con người trong môi trường cạnh tranh
Nguồn lực vật chất : phân tích và đánh giá đúng mức các nguồn lực vật chất là cơ sở quan trọng để tổ chức hiểu rõ các nguồn lực vật chất tiềm tàng, những hạn chế để có các quyết định quản trị thích nghi với thực tế Tổ chức cần đánh giá và xác định các điểm mạnh và điểm yếu về từng nguồn lực vật chất so với những đối thủ cạnh tranh trong ngành và trên thị trường theo khu vực địa lý
Hoạt động marketing : nghiên cứu môi trường marketing giúp tổ chức nhận diện các
cơ hội thị trường, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường; đồng thời phân tích khách hàng và các yếu tố liên quan để hình thành các chiến lược marketing định hướng khách hàng và marketing cạnh tranh
Trang 171.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI, KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ VIỆT NAM
1.3.1 Khái quát tình hình du lịch thế giới
Ngày nay trên thế giới, du lịch đang phát triển với một tốc độ nhanh, trở thành hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia và ngày càng khẳng định vị trí vai trò của nó trong nền kinh tế thế giới Do hiệu quả nhiều mặt của hoạt động du lịch, nhiều nước trên thế giới đã tập trung đẩy mạnh phát triển ngành du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc gia Theo Tổ chức Du lịch Thế giới(WTO) , nếu như năm 1990 số lượng khách du lịch quốc tế chỉ đạt 458 triệu lượt người và doanh thu từ du lịch là 268 tỷ USD thì đến năm 2000, số lượng du khách quốc tế trên toàn thế giới là 698 triệu lượt người, doanh thu đạt 476 tỷ USD Năm 2005, ngành du lịch thế giới đón 763 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 622 tỷ USD, tương đương 9% tổng sản phẩm quốc dân (GDP) toàn cầu; thu hút 240 triệu người lao động trực tiếp, tức là cứ 9 người lao động thì có 1 người làm việc trong lĩnh vực du lịch
Bảng 1 : Sự tăng trưởng của du lịch quốc tế giai đoạn 1990-2005
(%/năm)
7,4 5,1 4,2 1,8
Tốc độ tăng doanh thu bình quân
(%/năm)
4,2 10 3,6 6,1
Nguồn : Tổng cục du lịch ( www.vietnamtourism.com)
Trang 181.3.2 Khái quát tình hình du lịch của các nước trong khu vực Đông Nam Aï (ASEAN)
Trong lĩnh vực du lịch, ASEAN đang được đánh giá là một trong những khu vực năng động nhất trên thế giới Phần lớn các nước trong khu vực đều có chiến lược tập trung đẩy mạnh và phát triển du lịch, xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng của quốc gia Các nước Singapore, Thailand, Malaysia và Indonesia đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách trên toàn thế giới Năm 1990 số khách du lịch quốc tế đến các nước ASEAN đạt 21,5 triệu lượt người, chiếm 4,7 % tổng số khách du lịch quốc tế toàn thế giới Đến năm 1995, các nước trong khu vực đã đón được 29,2 triệu lượt khách quốc tế, đến năm 2000 con số này là 37 triệu lượt người chiếm 4,8% tổng số khách du lịch quốc tế toàn thế giới
Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới(WTO), năm 2010 lượng du khách quốc tế đến khu vực ASEAN là 72 triệu lượt người, mức tăng trưởng du khách bình quân giai đoạn 1995-2010 sẽ là 6%/năm so với tốc độ tăng trưởng 1-2%/năm trong thời kỳ 1998-2000 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực 1.3.3 Khái quát tình hình du lịch Việt Nam
Trong 8 tháng đầu năm 2006, ngành du lịch Việt Nam đã thu hút được 2,4 triệu lượt khách du lịch quốc tế Dư luận quốc tế liên tục đánh giá Việt Nam là điểm thân thiện, an toàn và xếp hạng Việt Nam là một trong 10 điểm đến du lịch hấp dẫn nhất thế giới trong 10 năm tới Ngành du lịch Việt Nam đã dần khẳng định được vai trò, vị trí là một nền kinh tế mũi nhọn
Sau khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 và phải chịu ảnh hưởng của bệnh dịch, thiên tai và chiến tranh ở các khu vực trên thế giới, ngành du lịch Việt Nam vẫn đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ Trong 15 năm qua (1990-2005), lượng du khách luôn duy trì được mức tăng trưởng cao 2 con số, trung bình mỗi năm tăng 20% Số lượng du khách quốc tế tăng 11 lần từ 250 nghìn lượt trong năm 1990
Trang 19lên đến 3,4 triệu lượt năm 2005 và trong năm 2006 này có khả năng đạt 3,8 triệu lượt người Khách du lịch nội địa tăng 14,5 lần từ 1 triệu lượt người năm 1990 lên hơn 16 triệu lượt người năm 2005 với thu nhập từ du lịch đạt hơn 30.000 tỷ đồng
Du lịch phát triển đã tăng tỷ trọng GDP của ngành và khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân Sự phát triển của ngành du lịch đã tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ hàng hoá, dịch vụ thúc đẩy các ngành khác phát triển, khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, nâng cao dân trí và phát triển nhân tố con người
Hoạt động du lịch đã tạo ra việc làm cho hơn 234 nghìn lao độngtrực tiếp và khoảng 510 nghìn lao động gián tiếp Thông qua du lịch , nhiều di tích, di sản được trùng tu từ nguồn thu du lịch và các nguồn vốn xã hội được huy động, tạo nên ý thức và trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hoá, truyền tải được các giá trị văn hoá đến người dân và du khách, tăng thêm tính hấp dẫn cho du lịch
Luật Du lịch có hiệu lực từ tháng 01/2006 và đang được triển khai thực hiện trong cả nước là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động
du lịch Nhận thức và những quan điểm về du lịch cũng được nâng cao, gắn với công tác đổi mới bộ máy, năng lực quản lý Nhà nước về du lịch
Hoạt động du lịch hiện đang thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Tính đến đầu năm 2006, cả nước có khoảng hơn 6.000 cơ sở kinh doanh lưu trú với hơn 130 nghìn phòng, trong đó có 2.575 cơ sở được xếp hạng đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao Số lượng doanh nghiệp lữ hành hiện nay có khoảng 400 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hơn 10 nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa, các cơ sở kinh doanh vận chuyển du lịch cũng có xu hướng phát triển mạnh
Ngành du lịch và các địa phương đang huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, cải thiện chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch Trong 5 năm qua (2001-2005), Chính phủ đã cấp 2.146 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch ở các
Trang 20khu du lịch trọng điểm với 385 dự án Ngành du lịch Việt Nam cũng đã thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tính đến năm 2006, cả nước có
190 dự án với tổng vốn đăng ký 4,64 tỷ USD ở 29 tỉnh, thành phố Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cũng đã thực hiện đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn Tuy dự án đầu tư ra nước ngoài chưa nhiều và quy mô còn nhỏ nhưng đây là hướng đi đúng, đạt hiệu quả và phù hợp xu hướng chung của hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 21CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH KHÁNH HOÀ VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH TỈNH KHÁNH HOÀ
2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KHÍ HẬU VÀ DÂN SỐ
Tỉnh Khánh Hoà nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ Phía Bắc giáp Tỉnh Phú Yên, phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp hai tỉnh Đắc Lắk và Lâm Đồng, phía Đông giáp Biển Đông Khánh Hoà có tỉnh lỵ là thành phố Nha Trang và các huyện thị là Thị xã Cam Ranh, huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sa Từ Thành Phố Nha Trang là trung tâm tỉnh Khánh Hòa cách Phan Rang l05km, cách Buôn Ma Thuột 190km, cách Đà Nẵng 550km, cách TP Hồ Chí Minh 445km và Hà Nội 1 299km Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Khánh Hoà là 5.197km2
Biển Khánh Hoà có tài nguyên phong phú với nhiều loại hải đặc sản, đặc biệt là yến sào, một loại đặc sản quý hiếm Khánh Hoà là vùng đất không rộng nhưng được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh lam thắng cảnh Các bãi biển như Đại Lãnh, Dốc Lết, Bãi Trũ, Nha Trang, Vịnh Vân Phong, Cam Ranh là những địa danh nổi tiếng từ xa xưa đã được du khách trong và ngoài nước biết đến
Núi rừng Khánh Hoà chiếm 3/4 diện tích toàn tỉnh, phần lớn có độ cao trên dưới 1000m, gắn với dải Trường Sơn Nằm ở phần cuối cực Nam, địa hình Khánh Hoà khá đa dạng, tạo ra nhiều cảnh quan đẹp và gắn liền với nhiều truyền thuyết dân gian
Nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hoà chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng khô ráo và ôn hoà, quanh năm nắng ấm, thường chỉ có hai mùa rõ rệt : mùa khô kéo dài 8-9 tháng, mùa mưa ngắn chỉ trong 3-4 tháng Nhiệt độ trung bình hàng năm thường trên 260C, các tháng cuối năm và
Trang 22đầu năm hơi lạnh nhưng không rét buốt, mùa hè ít bị ảnh hưởng của gió Tây Lượng mưa cũng tương đối ít, trung bình hàng năm khoảng từ 1200-1800mm
Dân số toàn tỉnh Khánh Hoà năm 2005 là 1.125.977 người với mật độ trung bình 217 người/km2
2.2 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH TỈNH KHÁNH HOÀ
2.2.1 Các nguồn lực phát triển du lịch
2.2.1.1 Nguồn nhân lực
Lực lượng lao động ngành du lịch
Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch -Thương mại Khánh Hoà thì đến cuối năm 2005 tổng số lao động trong ngành du lịch là 5.300 lao động, trong đó trình độ trên đại học là 5 người, trình độ đại học, cao đẳng là 1.378 người, trình độ trung cấp
636 người, số còn lại là lao động có trình độ từ sơ cấp trở xuống Từ năm 2001 đến nay Sở Du lịch -Thương mại đã phối hợp với các Trường đại học và đơn vị chức năng tổ chức đào tạo cho gần 3000 cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ trong ngành Nhìn chung, qua điều tra hiện trạng lao động và nghiên cứu thực tế về đào tạo lại lao động trong ngành du lịch cho thấy : mặc dù công tác đào tạo nhân lực trong những năm qua đã được quan tâm, nhưng so với nhu cầu phát triển du lịch hiện nay thì lực lượng lao động trong ngành du lịch mới chỉ đáp ứng được yêu cầu về số lượng; Ngành du lịch Khánh Hoà vẫn còn thiếu cán bộ quản lý giỏi và nhân viên phục vụ có kỹ năng chuyên môn cao được đào tạo trong và ngoài nước, đặc biệt là bộ phận quản lý cấp cao, bộ phận tổ chức quảng bá du lịch có chiến lược, qui
mô và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có bằng cấp, có ngoại ngữ giỏi
Trang 23Bảng 2: Thực trạng và dự báo nguồn nhân lực ngành du lịch Khánh Hoà
ĐVT : ngườiSố liệu thực hiện và dự báo
1.1 Trình độ trên đại học 3 3 5 21 35
( Nguồn : Sở Du lịch -Thương mại Khánh Hoà )
Hệ thống quản lý Nhà Nước về du lịch tỉnh Khánh Hòa
Trong những năm qua nhằm đạt được mục tiêu đưa Khánh Hoà trở thành
một trung tâm du lịch lớn, nổi tiếng của cả nước, tỉnh đã tăng cường và hoàn thiện
công tác quản lý nhà nước về du lịch Chính quyền tỉnh Khánh Hoà đã thông qua
các chương trình phát triển du lịch, thành lập Ban chỉ đạo chương trình phát triển du
lịch tỉnh do một Phó Chủ tịch tỉnh làm Trưởng ban với các thành viên là lãnh đạo
của các sở ban ngành quan trọng trong tỉnh, đồng thời hoàn thiện bộ máy quản lý
nhà nước ở địa phương, thành lập ban quản lý các khu du lịch để kiểm tra tình hình
thực hiện các qui định của nhà nước, kiểm tra việc giữ gìn an ninh cũng như việc
Trang 24bảo vệ môi trường trong khu du lịch Hoạt động của Ban chỉ đạo du lịch tỉnh trong thời gian qua đã thể hiện được vai trò quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh qua công tác triển khai cụ thể hàng năm, phân công và chỉ đạo các ngành có trách nhiệm đưa kế hoạch triển khai chương trình phát triển du lịch vào kế hoạch chung của ngành mình, tạo ra sự đồng bộ trong công tác phối hợp thực hiện chương trình có hiệu quả (phụ lục 2 : Sơ đồ hệ thống quản lý nhà nước ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa)
2.2.1.2 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Bờ biển Khánh Hòa kéo dài từ mũi Đại Lãnh (Cap Varella) tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km tính theo mép nước, với nhiều cửa lạch, đầm vịnh, với hàng trăm đảo lớn nhỏ và vùng biển rộng lớn Những dãy núi cao nhấp nhô chạy dài ra biển Đông tạo thành các kỳ quan thiên nhiên và các đầm vịnh kín gió, Khánh Hòa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời gian mưa ít, hầu như nắng quanh năm làm cho cảnh quan thiên nhiên vốn đã đẹp lại thêm phần hấp dẫn Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi như vậy Khánh Hòa có thể phát triển các loại hình du lịch đa dạng : du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch bơi lặn, du lịch leo núi, du lịch đua thuyền, đặc biệt là du lịch biển đảo
Biển Khánh Hòa có độ sâu bậc nhất của biển Việt Nam và tiếp giáp rất gần với đại dương cũng như các đường hàng hải quốc tế Dọc biển có những vùng vịnh, bãi triều, bãi cát mịn thuận tiện phát triển du lịch Biển Khánh Hòa có các đầm Vịnh như : Đại Lãnh, Văn Phong, Dốc Lếch, Nha Phu, Nha Trang, Cam Ranh trong đó nổi tiếng nhất là:
- Vịnh Nha Trang là vịnh thứ hai của Việt Nam sau vịnh Hạ Long nằm trong danh sách 29 vịnh được kết nạp vào “Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới” Vịnh Nha Trang nằm ở phía đông thành phố Nha Trang, diện chiếm khoảng 507 km2 với 19
Trang 25đảo, đảo lớn nhất là Hòn Tre chừng 36km2 nằm ngoài khơi che chắn khiến vịnh luôn êm sóng, kín gió Quanh năm tràn ngập nắng vàng, trên những bãi cát trải dài những làn gió nhẹ, từng đợt sóng nối đuôi nhau vào bờ đã đem đến cho Vịnh Nha Trang tên gọi thiên đường nơi trần thế Trên các đảo của vịnh, những bãi tắm vào loại đẹp nhất Việt Nam như Bãi Trũ, Bãi Tre có sức lôi cuốn rất lớn đối với du khách tham quan Cuộc hành trình xuyên suốt hệ thống đảo kỳ thú của Vịnh Nha Trang được bắt đầu từ đảo Hòn Mun - khu bảo tồn biển đầu tiên tại Việt Nam , nơi đây du khách có thể tham gia lặn biển để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những rạn san hô nguyên sinh Trong chương trình tham quan các đảo trong vịnh, du khách sẽ được tham quan đảo Hòn Tằm, một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn Nơi đây vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn nét hoang sơ của thiên nhiên với thảm rừng nhiệt đới xanh tươi bốn mùa, sóng biển êm đềm, bờ cát dài lãng mạn tạo nên những bãi tắm kỳ thú ít nơi nào có được Rời Hòn Tằm, du khách sẽ được tham quan các đảo khác trong Vịnh như Hòn Miếu, Hòn Lao, Hòn Thị, mỗi nơi là một sự ngạc nhiên, kỳ thú với sự tinh khiết, trong lành của biển xanh, cát trắng khiến du khách không thể nào quên
- Vịnh Vân Phong cách Nha Trang trên 80km về phía Bắc, vịnh Vân Phong hấp dẫn
du khách với phong cảnh tuyệt đẹp được tạo nên bởi ngọn đồi cát dài 18km Nơi đây là địa điểm lý tưởng để tổ chức nhiều loại hình du lịch thể thao kết hợp như : lặn biển, leo núi, tắm nước khoáng Tổng cục du lịch Việt Nam đã xếp Vịnh Vân Phong vào “vùng du lịch trọng điểm phát triển “ trong Chương trình Du lịch Quốc gia của ngành Vịnh Vân Phong cũng đã được hiệp hội biển thế giới xếp vào danh sách 4 vị trí du lịch biển lý tưởng nhất hiện nay
- Xa hơn một chút, biển Đại Lãnh cách Nha Trang khoảng 90km về phía Bắc Biển Đại Lãnh có sự hoà quyện hữu tình giữa thiên nhiên hùng vĩ và bãi biển thơ mộng Cảnh đẹp này đã được vua Minh Mạng cho chạm khắc vào đỉnh đồng lớn đặt ở Thế Miếu Bãi biển Đại Lãnh còn có đèo Cả sừng sững phía bắc, đèo Cổ Mã quanh co
Trang 26nơi phía Nam tạo nên nét hùng vĩ hiếm có với biển, trời và núi hoà cùng bờ cát trắng mịn, mặt nước xanh trong
- Dốc Lết nằm cách Nha Trang 50km về phía Bắc, Dốc Lết có những cồn cát trắng tinh chạy dài, cao hàng chục mét phía trên có hàng đường ngăn cách đất liền với biển, vượt khỏi cồn cát là một bãi biển tuyệt vời với cát trắng mịn, phẳng lì chạy dài ven biển gần 10km, nước biển trong xanh tinh khiết
- Ngoài các tài nguyên thiên nhiên gắn liền với biển Khánh Hòa còn có các suối có cảnh quan thiên nhiên hết sức kỳ thú như : Suối Ba Hồ, Suối Tiên, Suối Hoa Lan, Suối khoáng nóng Tháp Bà
Với tất cả những tài nguyên du lịch tự nhiên hết sức phong phú, đa dạng và kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng cho mình, Khánh Hòa rất có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch ở vùng bờ biển theo mô hình 3S: SEA, SUN, SAND, cũng như phát triển các loại hình sinh thái ở các vùng hồ nước, núi rừng, thác suối có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hoang sơ, tạo ra khả năng phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch của tỉnh Khánh Hòa
Tài nguyên du lịch nhân văn
Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa, các tài liệu khảo cổ học đã khẳng định ngay từ thời tiền sử đã có con người sinh sống ở Hòn Tre trong vịnh Nha Trang, từ đầu thế kỷ này các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều công cụ bằng đá của
“Nền nông nghiệp dùng cuốc” Ngược dòng thời gian, Khánh Hòa vốn là đất KauthaRa nơi sinh sống của bộ tộc Cau, còn là một trong hai thị tộc chính của v-ương quốc Chămpa xưa Hơn thế, nơi đây đã từng là thành đô của vương quốc Chămpa, với khu tháp thờ bà mẹ xứ sở Pônaga Ngày nay gọi là Tháp Bà Pônaga, đây là quần thể kiến trúc độc đáo của dân tộc Chăm, được xây dựng vào khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ X Tháp Bà toạ lạc trên ngọn đồi cao 20m, xung quanh có sông núi, biển hữu tình Quần thể được gọi tên theo tháp chính Pônaga cao 23m có 4
Trang 27tầng, các mái giống nhau thu nhỏ dần, vươn cao Tháp Bà là một khu di tích tháp thể hiện phong cách kiến trúc tháp Chàm hoàn hảo và hùng tráng, là một nơi nổi tiếng về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc có giá trị về nhiều mặt: lịch sử, dân tộc học khảo cổ học Chính vì vậy tháp Bà Pônaga đã trở thành một nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước Ngoài Tháp Bà, ở Khánh Hòa còn có nhiều di tích văn hóa Chăm pa như : Bia Võ Cạnh có niên đại khoảng cuối thế kỷ III, là tấm bia cổ vào bậc nhất ở nước ta và khu vực Đông Nam Á, ngoài ra còn có Thành Hời, miếu ông Thạch
Ngược về phía Nam thành phố Nha Trang, du khách sẽ có dịp tham quan chùa Long Sơn, ngôi chùa có quy mô lớn nhất trong số 20 ngôi chùa ở Nha Trang Đây là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Khánh Hoà Chùa được khai sơn vào cuối thế kỷ XIX và được xây dựng mới theo quy mô như hiện nay vào năm
1940 với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc mang đậm dấu ấn thời hiện đại nhưng vẫn giữ được nét tĩnh mịch, thanh tịnh, uy nghiêm huyền bí nơi cửa Phật nhờ có sự phối hợp tuyệt vời giữa công trình kiến trúc với cảnh quan thiên nhiên và những phần tạo dựng do con người
Khánh Hòa còn có các di tích văn hóa của dân tộc Kinh như thành lũy Diên Khánh là một công trình văn hóa vật thể đã được cha ông ta xây dựng khi bắt đầu khai điền, lập ấp mở rộng bờ cõi cho sự phát triển phồn vinh của dân tộc về Phương Nam Hệ thống đình chùa khắp các thôn làng trong vùng đất Khánh Hòa vẫn còn l-
ưu trữ để tôn thờ những vị tiền hiền có công với đất nước như đền thờ Trần Quý Cáp ở huyện Diên Khánh Hệ thống các chùa chiền Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Tin lành cũng là những nơi thu hút khách du lịch đến tham quan
Cùng với Các di sản văn hóa hữu thể là các di sản văn hóa phi vật thể có bản sắc riêng trong dòng văn hóa dân tộc mà tiêu biểu là các lễ hội như lễ hội đền Hùng được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch với nghi thức trang trọng, độc đáo thể
Trang 28hiện truyền thống tốt đẹp cao quý của dân tộc Lễ hội Tháp Bà được tổ chức vào ngày 20 đến 23/3 âm lịch hàng năm, lễ hội này đã thu hút rất đông du khách tham dự Tuy các lễ hội diễn ra rất rầm rộ, rất quy mô nhưng vẫn còn mang tính tự phát, phục cổ, phong trào chưa được nghiên cứu một cách có tổ chức, có hệ thống của các
cơ quan văn hóa Chính vì vậy mà các lễ hội vẫn còn mang tính thần thánh, lạc hậu,
mê tín làm giảm đi nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc
2.2.1.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch :
Với chủ trương của tỉnh là đưa Khánh Hòa thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước nên trong thời gian qua tỉnh đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh cũng như khai thác hết tiềm năng du lịch của tỉnh Tuy nhiên do nguồn vốn còn hạn chế và công tác quy hoạch phát triển chưa đồng bộ nên đến nay cơ sở hạ tầng vẫn chưa thực sự làm hài lòng khách du lịch
- Hệ thống giao thông: nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, Khánh Hoà có đầy đủ điều kiện phát triển toàn diện các loại hình giao thông : đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không Đây là một trong những thế mạnh đưa Khánh Hoà trở thành một trong những tỉnh có mức tăng trưởng GDP cao so với mức bình quân chung của cả nước
Đường bộ: tỉnh Khánh Hoà nằm ở phía Nam Trung Bộ có đường quốc lộ số 1 đi xuyên qua tỉnh, quốc lộ 26 đi lên thành phố Buôn Ma Thuột Toàn tỉnh có tổng cộng 2839,3 km đường bộ trong đó có 200 km là do trung ương quản lý Đến nay, tất cả những trục giao thông chính từ trung tâm thành phố Nha Trang đến các huyện đều là đường nhựa và đường bê tông Đặc biệt những con đường dẫn đến các khu du lịch, các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa đều đã đầu tư nâng cấp, xây mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch
Đường sắt: Khánh Hòa có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh với ga Nha trang là một ga chính mà tất cả các tàu đều đỗ Do đó rất thuận lợi cho khách
Trang 29du lịch tới Nha Trang bằng đường sắt Ngày 4-7-2006, ngành đường sắt đã đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch chất lượng cao 5 sao phục vụ vận chuyển du khách tuyến Sài gòn - Nha Trang nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của du khách Trong tương lai, ngành du lịch Khánh Hoà sẽ phốïi hợp với ngành đường sắt để phát triển thêm nhiều đoàn tàu chất lượng cao phục vụ du lịch
Đường thủy: giao thông đường biển và thuỷ nội địa có tiềm năng rất lớn, vì đây là cửa ngõ nối liền với các tỉnh Tây nguyên Hiện nay Khánh Hòa có 2 cảng lớn là cảng Nha Trang và cảng Cam Ranh có thể đón tiếp du khách quốc tế đến với Khánh Hòa Trong tương lai cảng Nha trang sẽ được phát triển thành cụm cảng thương mại,
du lịch nôiü địa và quốc tế với khả năng đón 100 nghìn khách/năm
Đường hàng không: kể từ tháng 5/2004, tỉnh Khánh Hoà đã đưa cảng hàng không Cam Ranh vốn trước đây là một sân bay quân sự đi vào sử dụng Cảng hàng không Cam Ranh là một cảng hàng không nội địa có hoạt động bay quốc tế, khu bay có hai đường cất hạ cánh với kết cấu đủ khả năng tiếp nhận các loại máy bay lớn Theo quy hoạch, đến năm 2015 cảng hàng không Cam Ranh sẽ đáp ứng được công suất 1600 khách/giờ cao điểm và tiếp nhận 1,5 triệu lượt khách/năm , đứng thứ ba toàn quốc sau sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất
- Điện, nước: Khánh Hòa đã đầu tư xây dựng mạng lưới điện khá hoàn chỉnh Hầu hết các huyện, xã trong tỉnh đều có lưới điện quốc gia chỉ trừ các đảo xa phải sử dụng máy phát điện Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại các thành phố, thị xã ch-
ưa đáp ứng đủ nhu cầu nước sạch cho nhân dân, ở các làng xã thì hầu như đều sử dụng nước ngầm, một số nơi chỉ sử dụng nước từ các giếng đào không đảm bảo vệ sinh cho nhân dân Vì vậy, những địa điểm du lịch ở xa thành phố hay trên các đảo phải chở nước sạch từ thành phố tới rất tốn kém, điều này đã dẫn đến chi phí phục vụ tăng làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh
Trang 30Thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh đã được đầu tư rất sớm và thường xuyên nâng cấp nên đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc với các tỉnh thành trong nước cũng như các nước trên thế giới Về mạng lưới bưu điện, toàn tỉnh hiện đang có 53 bưu cục, 62 điểm bưu điện văn hoá xã và 53 đại lý bưu điện đa dịch vụ Đến nay, tất cả các khu vực trung tâm thành phố, huyện xã đều có mạng lưới điện thoại cố định và di động
2.2.1.4 Cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ du lịch
Trang 31năng cạnh tranh của ngành du lịch Khánh Hoà trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
Đến cuối năm 2005, số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh lữ hành là 269 doanh nghiệp, nhưng mới chỉ có 29 doanh nghiệp thực sự kinh doanh, trong đó có 8 doanh nghiệp được Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, chủ yếu tập trung khai thác tuyến tham quan các đảo phía Nam thành phố Nha Trang Hầu hết các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa nhưng thực chất là hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế không có giấy phép, do vậy hiện nay hướng dẫn viên của các doanh nghiệp này đa số đều không có thẻ hướng dẫn viên theo quy định khi hướng dẫn du khách quốc tế Một số tour du lịch mới như tour du lịch Sông cái, tour du lịch Vịnh Vân Phong các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển chưa đảm bảo
2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngành du lịch Khánh Hoà
2.2.2.1 Lượng khách du lịch đến Khánh Hoà
Việt Nam trong giai đoạn 1990-1995 là giai đoạn bắt đầu đổi mới, là giai đoạn hội nhập với thế giới nên lượng khách du lịch nước ngoài tăng lên, đồng thời nền kinh tế Việt Nam cũng đã có những bước tiến nhanh, thu nhập của người dân tăng nên người dân Việt Nam cũng đã đi du lịch nhiều hơn Vì vậy trong giai đoạn này lượng khách du lịch đến Khánh Hòa đã tăng mạnh từ năm 1990 là 77.700 lượt khách, năm 1995 là 317.000 lượt khách với tốc độ tăng trưởng bình quân là 32,5%/năm
Giai đoạn từ năm 1995-2000 là giai đoạn có khủng hoảng tài chính trong toàn khu vực nên lượng khách quốc tế cũng như khách nội địa đến Khánh Hòa tăng không đáng kể Cụ thể là lượng khách du lịch năm 1995 là 317.000 lượt khách /năm thì năm 2000 là 398.700 lượt khách/năm với tốc độ tăng trưởng bình quân là
Trang 324,69%/năm Trong đó khách nội địa có mức tăng bình quân 4,5%/năm là khách quốc tế có mức tăng bình quân là 5,17% Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 lượng khách du lịch đến tỉnh Khánh Hòa đã bắt đầu tăng mạnh hơn với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 16,2%/năm trong đó mức tăng bình quân hàng năm của khách nội địa là 16,7%/năm và của khách quốc tế là 15,1%/ năm; đến cuối năm
2005 tổng số khách du lịch đến Khánh Hoà là 902.468 lượt người, trong đó khách
du lịch quốc tế là 249.055 lượt người và khách du lịch nội địa là 651.234 lượt người Bảng 3 : Số lượng khách du lịch đến Khánh Hoà giai đoạn 2001-2005
Nguồn : Sở Du lịch -Thương mại Khánh Hoà
2.2.2.2 Doanh thu từ du lịch của tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa từ lâu đã là địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam nên doanh thu từ du lịch của tỉnh tương đối cao với tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch bình quân hàng năm cao hơn mức bình quân chung của cả nước Nếu như năm 1990 doanh thu du lịch của tỉnh mới chỉ ở mức 6,9 tỷ đồng thì đến năm 2005 con số này đã là 643 tỷ đồng Với mức tăng trưởng doanh thu cao, ngành du lịch Khánh Hoà đang dần khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thực tế tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2005 cho thấy đã có bước chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế với tỷ trọng GDP dịch vụ , du lịch chiếm 40,95% GDP toàn tỉnh Kết quả thực hiện doanh thu từ du lịch đã khẳng định sự đúng đắn của chương
Trang 33trình phát triển du lịch Khánh Hoà, hiệu quả hoạt động của ngành du lịch tỉnh đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác
Bảng 4 : Doanh thu du lịch của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2001-2005
Nguồn : Niên giám thống kê Khánh Hoà 2005- Cục Thống kê Khánh Hoà
2.2.2.3 Các dịch vụ hỗ trợ:
Trên địa bàn tỉnh ngoài rất nhiều danh lam thắng cảnh, địa điểm tham quan vui chơi giải trí, di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng còn có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe các khu nghỉ dưỡng, chữa bệnh, các dịch vụ lặn khám phá vẻ đẹp kỳ bí của đáy biển, các trò chơi thể thao trên biển Nhưng hầu như đều được tổ chức vào ban ngày, còn ban đêm thì hoạt động vui chơi giải trí còn rất đơn điệu nghèo nàn về cả số lượng lẫn chất lượng, chỉ có một vài khách sạn thỉnh thoảng tổ chức chương trình
ca múa nhạc trong khuôn viên khách sạn của họ Đặc biệt là thiếu những trung tâm mua sắm lớn với những sản phẩm đặc trưng, truyền thống của tỉnh để phục vụ cho khách du lịch Điều này đã phần nào làm giảm sức hấp dẫn của du lịch tỉnh Khánh
Trang 34Hòa đồng thời cũng hạn chế sức tiêu dùng của khách du lịch dẫn đến doanh thu du lịch tăng chậm
2.2.2.4 Hoạt động marketing của ngành du lịch Khánh Hoà
Nhìn chung, hoạt động marketing của Du lịch Việt Nam nói chung và ngành
du lịch Khánh Hoà nói riêng còn tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực Sự phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp, giữa trung ương và địa phương, giữa ngành du lịch và các ngành hữu quan còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ Cơ chế chính sách cho hoạt động xúc tiến du lịch chưa phù hợp, chưa có văn bản hướng dẫn dưới luật về xúc tiến du lịch
Trong thời gian qua, ngành du lịch Khánh Hoà đã duy trì việc phát hành Bản tin Du lịch Thương mại, phát hành các ấn phẩm quảng bá về du lịch Khánh Hoà, xây dựng các chương trình chuyên mục du lịch trên sóng phát thanh và truyền hình của địa phương và trung ương Ngành du lịch cũng đã tổ chức được các hoạt động văn hoá du lịch trong năm theo các chủ đề như : Tháng 4 “Du lịch lễ hội xứ Trầm hương”, Tháng 6 “ Nối kết con đường di sản Miền Trung-Du lịch hè Nha Trang “, định kỳ tổ chức tháng du lịch hàng năm với chủ đề “ Tháng 8 -Nha Trang -Điểm hẹn” Năm 2003, ngành du lịch cùng với các cơ quan chức năng khác trong tỉnh đã hoàn thành các thủ tục đăng ký để Vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên thứ 29 trong Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới Ngành du lịch Khánh Hoà đã giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện chương trình Festival biển định kỳ tổ chức hai năm một lần và gần đây nhất là ngành đã phối hợp tổ chức thành công cuộc thi hoa hậu Việt Nam tại khu giải trí cao cấp Hòn Ngọc Việt
Tuy nhiên, hoạt động chiêu thị, quảng bá hình ảnh vẫn thiếu một chiến lược bài bản, chuyên nghiệp, chưa tiếp cận được với truyền thông quốc tế Việc quảng bá hình ảnh Vịnh Nha Trang là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới đến với du khách quốc tế mới dừng lại ở mức độ tiếp thị tại chỗ đối với những du khách đã đến
Trang 35Việt Nam, ngành du lịch tỉnh chưa có một kế hoạch tiếp thị thương hiệu ra quốc tế Việc áp dụng các phương tiện công nghệ thông tin để quảng bá du lịch chưa được các đơn vị trong ngành quan tâm ứng dụng
2.2.2.5 Hoạt động đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa
Tình hình đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của tỉnh từ năm 2001 đến nay phát triển khá sôi động so với các giai đoan trước, ngoài các công trình giao thông được đầu tư bằng ngân sách địa phương và trung ương, tỉnh đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước Một số lớn dự án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí mang tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế đã được triển khai xây dựng, trong đó đáng chú ý là : khu du lịch quần thể khách sạn 5 sao Hòn Ngọc Việt (tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng), hệ thống cáp treo ra đảo Hòn tre (105 tỷ đồng), khu nghỉ dưỡng cao cấp Sunrise (146 tỷ đồng), khu du lịch sinh thái Evason Hideaway (97 tỷ đồng) Trong giai đoạn 2001-2005, toàn tỉnh đã có thêm hơn 100 khách sạn với hơn 2.400 phòng thuộc các thành phần kinh tế ra đời với trang thiết bị hiện đại; phát triển thêm hơn 200 chiếc tàu phục vụ du lịch, mạng lưới taxi với 6 đơn vị kinh doanh hơn 250 đầu xe và mạng lưới xe bus với 50 đầu xe đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của du khách Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang có nhiều dự án du lịch được tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng (phụ lục 3)
Xu thế đầu tư chiều sâu trong xây dựng, trang thiết bị kỹ thuật, đa dạng dịch vụ với phương thức quản lý kinh doanh hiện đại đang chiếm ưu thế trong quá trình phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của tỉnh Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết loại hình đầu tư tập trung vào các khu du lịch, khách sạn, làng nghỉ dưỡng, các điểm du lịch sinh thái, đầu tư vào lĩnh vực khu vui chơi giải trí chưa nhiều Hậu quả là đã có một sự thiếu cân đối trong các sản phẩm du lịch của tỉnh Ngoài ra các dự án triển khai chậm so với tiến độ là độ công tác đền bù giải phóng mặt bằng chậm chạp dẫn đến việc bàn giao đất không đúng tiến độ, ảnh hưởng đến tốc độ thu
Trang 36hút đầu tư của tỉnh
2.2.3 Nhận định những điểm mạnh, điểm yếu của du lịch tỉnh Khánh Hòa
2.2.3.1 Những điểm mạnh của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa
- Khánh Hòa có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng, hấp dẫn và đặc sắc Khánh Hòa cũng là nơi giao lưu của nhiều nền văn hóa, có rất nhiều các di tích lịch sử văn hóa, có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc có thể thu hút nhiều du khách tới tham gia, tham quan và nghiên cứu
- Khánh Hòa có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, nhất là đầu tư vào các khu du lịch, các cơ sở lưu trú Các chính sách khuyến khích đầu tư và công cuộc cải cách hành chính đã tạo sự kích thích cho các doanh nghiệp đầu tư và mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và các hoạt động kinh doanh hỗ trợ khác
- Vịnh Nha Trang đã được công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, đây là điều kiện tốt để quảng bá hình ảnh du lịch Khánh Hoà , thu hút sự quan tâm của các tổ chức và các nhà đầu tư trên thế giới đầu tư vào du lịch Khánh Hoà
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và hệ thống các doanh nghiệp du lịch tăng trưởng tốt cả về số lượng và chất lượng; một số khách sạn, khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể đáp ứng được những đòi hỏi cao của du khách
- Khánh Hòa có ưu thế rất lớn về vị trí trong không gian phát triển du lịch của vùng Nam Trung Bộ; Khánh Hòa là một trong những địa phương có tốc độ phát triển du lịch nhanh nhất hiện nay
- Khánh Hòa có môi trường du lịch khá an toàn, cộng đồng dân cư hiền hòa, hiếu khách; ý thức văn minh trong các tầng lớp dân cư được nâng cao; nguồn nhân lực dồi đào đáp ứng được nhu cầu về lao động cho sự phát triển du lịch của tỉnh