Vì tính cấp thiết vừa nêu trên nên tác giả quyết định chọn đề tài "Hoàn thiện công tác KTQT trong DNVVN khu vực thành phố Hồ Chí Minh" nghiên cứu với mong muốn doanh nghiệp có định hướng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
-
ĐỖ KHẮC TOÀN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã ngành: 60 34 0301
TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
-
ĐỖ KHẮC TOÀN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS HUỲNH ĐỨC LỘNG
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày
18 tháng 01 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
1 PGS.TS Phan Đình Nguyên - Chủ tịch
2 TS Phạm Thị Phụng - Phản biện 1
3 TS Nguyễn Bích Liên - Phản biện 2
4 PGS.TS Nguyễn Minh Hà - Uỷ viên
5 TS Võ Xuân Vinh - Uỷ viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận Văn
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG NGHỆ TP HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
TP HCM, ngày 24 tháng 02 năm 2014
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ tên học viên: Đỗ Khắc Toàn Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 17/01/1967 Nơi sinh: Sài Gòn
I- Tên đề tài:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Hoàn thiện công tác KTQT tại DNVVN khu vực Tp.HCM
Nội dung thực hiện bao gồm:
Hệ thống hoá lý luận về KTQT
Đánh giá thực trạng việc vận dụng KTQT tại DNVVN khu vực Tp.HCM
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong DNVVN
Hoàn thiện công tác KTQT tại DNVVN khu vực Tp.HCM
III- Ngày giao nhiệm vụ: 01/07/2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 28/12/2013
V- Cán bộ hướng dẫn: TS HUỲNH ĐỨC LỘNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện Luận văn
ĐỖ KHẮC TOÀN
Trang 6LỜI CÁM ƠN
Chắc chắn rằng luận văn này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp
đỡ đến từ nhiều phía có cả phía tích cực lẫn tiêu cực
Nhưng trước hết cho tôi gửi lời cám ơn một cách trân trọng nhất cho những người đã trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành công việc này Đầu tiên là thầy tôi và cũng
là người trực tiếp hướng dẫn tôi TS Huỳnh Đức Lộng; Hội đồng đánh giá luận văn; PGS TS Hà Xuân Thạch; TS Trần Đình Phụng; bạn tôi NCS Hoàng Nguyên Khai; bạn tôi Kiều Trang; cô Phương Anh nhân viên Trung tâm hổ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa phía nam; Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM; cùng nhiều đồng nghiệp khác tại trường Hutech nơi tôi đang học tập và công tác
Song song đó tôi cũng chân thành cảm ơn những người đã gián tiếp giúp tôi hoàn thành luận văn này dựa trên những công trình nghiên cứu của họ trước đây, đó
là những tài liệu tôi đã sử dụng cho việc trích dẫn trong luận văn này mặc dù trong
số này có người tôi chưa hề tiếp xúc hay biết mặt
Cuối cùng tôi dành luận văn này để báo công với người thầy tôi kính trọng nhất đồng thời cũng chính là người cha quá cố của tôi, người đã cho tôi thấy ánh sáng trong những lúc tối tăm nhất Tôi cũng cám ơn tình yêu thương của hai con tôi Ngọc Tuyền, Ngọc Sơn vì hai con chính là động lực lớn nhất để tôi hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn
Đỗ Khắc Toàn
Trang 7TÓM TẮT
Thứ nhất, vai trò của KTQT ngày càng lớn mạnh, tác dụng của việc vận dụng KTQT lên quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp ngày càng rõ ràng và mang tính tích cực điều này đã được chứng minh tại các nước phát triển như Anh,
Mỹ, Nhật Thứ hai, DNVVN ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng Vì vậy, hai lý do này chính là động lực để tác giả thực hiện nghiên cứu này
Nghiên cứu này tìm hiểu mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN khu vực TP.HCM Nêu bật vai trò của KTQT trong việc quản lý tại các DNVVN đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN khu vực TP.HCM ở lĩnh vực sản xuất và cuối cùng là đề xuất mô hình tổ chức KTQT tại các DNVVN khu vực TP.HCM Một bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến khoảng 200 DNVVN tại TP.HCM trong lĩnh vực sản xuất, sau hơn hai tháng rưỡi
141 bảng khảo sát được trả về và sử dụng được trong quá trình phân tích Kết quả khảo sát cho thấy đa số DNVVN được hỏi không có vận dụng KTQT chỉ một số ít doanh nghiệp vận dụng ở mức KTQT truyền thống như sử dụng hệ thống chi phí, hệ thống ngân sách Còn KTQT hiện đại như hệ thống hỗ trợ ra quyết định và KTQT chiến lược thì rất ít Kết quả khảo sát cũng cho thấy doanh nghiệp vừa vận dụng KTQT tốt hơn và sâu hơn so với các doanh nghiệp nhỏ Kết quả này có được thông qua phương pháp thống kê mô tả là chính
Qua khảo sát cũng cho thấy KTQT đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản trị tại các DNVVN khu vực TP.HCM Tổng thể nghiên cứu cho thấy KTQT có liên quan và hữu ích trong quá trình quản lý, điều này chứng minh KTQT là cần thiết cho DNVVN
Nghiên cứu khảo sát năm yếu tố (biến độc lập) ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT (biến phụ thuộc) là kích thước của công ty; cường độ cạnh tranh của thị trường; sự tham gia của các chủ sở hữu / quản lý trong sự phát triển KTQT trong công ty; công nghệ sản xuất tiên tiến và chất lượng chuyên môn của nhân viên kế
Trang 8toán Tuy nhiên trong nghiên cứu này bằng phương pháp hồi qui logistic binary cho thấy chỉ có 2 yếu tố là sự tham gia của chủ sở hữu / nhà quản lý và trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán là có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê đến khả năng DNVVN vận dụng được KTQT Điều này chứng minh yếu tố "con người"
là cốt lõi của vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu này làm chúng ta hiểu thêm về thực trạng mức độ vận dụng KTQT tại các DNVVN khu vực TP.HCM Kết quả của nghiên cứu này có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách nhằm phát triển kỹ năng KTQT trong DNVVN khu vực TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung Nghiên cứu này cũng đề xuất mô hình tổ chức KTQT trong DNVVN theo hướng kết hợp giữa KTTC và KTQT đồng thời kiến nghị một số giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn nhằm phổ biến và tạo điều kiện cho các DNVVN vận dụng được KTQT trong doanh nghiệp của họ
Trang 9ABSTRACT
Firstly, the role of management accounting is growing globally Moreover, the application of management accounting in business management process has become more and more obvious with positive results in developed countries like
UK, USA, and Japan Secondly, small and medium enterprises are increasingly playing a more important role in the world economy, especially for developing countries like Vietnam, in general, and Ho Chi Minh City, in particular Therefore, the two main reasons are also the motivation for the author to carry out this research
This study is conducted to learn to what extent management accounting is being applied at small and medium enterprises in Ho Chi Minh City In addition, it highlights the role of management accounting in the business management in small and medium enterprises and identifies the factors affecting the application level of management accounting in small and medium enterprises operating in manufacturing sector Moreover, it proposes efficient sample management accounting models for those small and medium enterprises
A questionnaire has been sent to about 200 small and medium enterprises operating in the manufacturing sector in Ho Chi Minh City for 2.5 months for the return of 141 surveys which were then used in the analysis The final results showed that the majority of surveyed small and medium enterprises have yet applied management accounting, while only a few businesses maintained the traditional management accounting model for managing their cost and budget system
Meanwhile, the use of modern management accounting systems to support decision-making and strategic management accounting is very limited The survey results also show that medium-sized businesses use management accounting better and more thoroughly than the smaller ones The results obtained through descriptive statistics methods
Trang 10The survey also found that management accounting plays a very important role in the management of small and medium enterprises in Ho Chi Minh City Overall, the study showed that management accounting is relevant and helpful in the management process, which proves that management accounting is very necessary for small and medium enterprises
The study surveys five factors (independent variables) affecting the extent of the use of management accounting (dependent variable) - the size of the company, the intensity of market competition, the participation of the owner/ manager in the development of management accounting in the company, advanced manufacturing technology, and qualification of accounting staff
However, this study, using binary logistic regression method, showed that only 2 factors - the participation of the owner/manager and qualifications of accounting staff - have a positive relationship and have significant statistical meanings in the possibility of using management accounting at the surveyed small and medium enterprises This proves that human factor is the core of the research
This study also helps further our understanding of the current situation of the level of management accounting applied in the small and medium enterprises sector
in Ho Chi Minh City The results of this study can provide useful information for policy makers to develop useful management accounting skills in the small and medium enterprises sector in Ho Chi Minh City, in particular, and in Vietnam, in general This study also proposed management accounting organizational model in small and medium enterprises towards combining financial accounting and management accounting and propose some solutions, in both the short term and long term, to disseminate and facilitate management accounting in local small and medium enterprises
Trang 11MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
DANH MỤC CÁC BẢNG xii
DANH MỤC CÁC HÌNH xiii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 4
1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 7
1.3.1 Mục tiêu tổng quát 7
1.3.2 Mục tiêu cụ thể 7
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
1.5.1 Phương pháp luận 10
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu 10
1.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 12
1.7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 13
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 15
2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 15
2.2 KHÁI NIỆM VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 17
2.3 SO SÁNH GIỮA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 19
2.4 VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 22
2.5 NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 24
2.5.1 Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành 25
2.5.2 Dự toán ngân sách 31
2.5.3 Đánh giá trách nhiệm quản lý 41
2.5.4 Thông tin kế toán cho việc ra quyết định 42
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
3.1 GIỚI THIỆU 44
3.2 CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC TP.HCM 45
Trang 123.2.1 Yếu tố bên ngoài 45
3.2.2 Yếu tố nội tại 46
3.3 THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
3.4 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU 49
3.4.1 Quần thể mẫu khảo sát 49
3.4.2 Phương pháp lấy mẫu 49
3.4.3 Kích thước mẫu 50
3.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 50
3.6 ĐO LƯỜNG VÀ HỆ THỐNG THANG ĐO 50
3.6.1 Các hệ thống thang đo 50
3.6.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 52
3.6.3 Độ tin cậy và giá trị của cuộc khảo sát 56
3.7 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 57
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
4.1 GIỚI THIỆU 58
4.2 VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 59
4.2.1 Tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật 59
4.2.2 Tại các nước đang phát triển như Trung Quốc, các nước Đông Nam Á 60 4.3 THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG KTQT TẠI DNVVN KHU VỰC TP.HCM THÔNG QUA KHẢO SÁT 62
4.3.1 Tỉ lệ bảng trả lời sử dụng được 62
4.3.2 Thông tin về các công ty tham gia 64
4.3.3 Vận dụng KTQT tại các công ty khảo sát 65
4.3.4 Mức độ vận dụng KTQT tại các công ty khảo sát 66
4.4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KTQT TRONG DNVVN 73
4.4.1 Mức độ cạnh tranh của thị trường 73
4.4.2 Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán 74
4.4.3 Mức độ tham gia của chủ sở hữu / người quản lý 75
4.4.4 Mức độ sử dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến 75
4.5 PHÂN TÍCH HỒI QUY THEO MÔ HÌNH BINARY LOGISTIC 77
Trang 134.5.1 Xác định tính chất, kiểu, mã, hệ số tương quan của biến 77
4.5.2 Mô hình phân tích hồi quy binary logistic và phương pháp luận 78
4.5.3 Kết quả hồi qui, phân tích kết quả 80
4.6 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KTQT TRONG DNVVN KHU VỰC TP.HCM 84
4.6.1 Các loại mô hình KTQT 84
4.6.2 Mô hình KTQT tại DNVVN khu vực TP.HCM 84
4.6.3 Hoàn thiện KTQT theo mô hình kết hợp tại DNVVN khu vực TP.HCM 85
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN 88
5.2 KIẾN NGHỊ CỦA NGHIÊN CỨU 92
Trang 14DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AICPA The American Institute of Certified Public Accountants
CIMA The Chartered Institute of Management Accountants
CMA Certified Management Accountant
CPBB Chi phí bất biến
CPBH&QLBB Chi phí bán hàng và quản lý bất biến
CPBH&QLKB Chi phí bán hàng và quản lý khả biến
CPKB Chi phí khả biến
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPNLTT Chi phí nguyên liệu trực tiếp
CPSXC Chi phí sản xuất chung
CPSXCBB Chi phí sản xuất chung bất biến
CPSXCKB Chi phí sản xuất chung khả biến
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
IFAC International Federation of Accountants
Trang 15IMA Institute of Management Accountants
IRR Internal Rate of Return
KTQT Kế toán quản trị
NPV Net Present Value
OLS Ordinary Least Squares
Trang 16DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa 1
Bảng 1.2: Tổng quan về quá trình nghiên cứu 10
Bảng 2.1: Sơ đồ tiến hóa của KTQT 16
Bảng 2.2: Sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị 22
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp số lượng bảng trả lời nhận được 62
Bảng 4.2: Thông tin về công ty được khảo sát 64
Bảng 4.3: Kết quả vận dụng KTQT trong các công ty khảo sát 65
Bảng 4.4: Thống kê mô tả cho mức độ vận dụng hệ thống chi phí 68
Bảng 4.5: Thống kê mô tả cho hệ thống dự toán ngân sách 70
Bảng 4.6: Thống kê mô tả cho hệ thống hổ trợ ra quyết định 72
Bảng 4.7: Đánh giá về cạnh tranh của thị trường 73
Bảng 4.8: Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán 74
Bảng 4.9: Mức độ tham gia của chủ sở hữu / người quản lý 75
Bảng 4.10: Mức độ sử dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến 76
Bảng 4.11: Biến phụ thuộc và độc lập trong mô hình hồi qui 77
Bảng 4.12: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập 78
Bảng 4.13: Bảng tóm tắt ý nghĩa thống kê của các biến trong mô hình khảo sát 83
Bảng 5.1: Các lớp đào tạo tháng 10/2012 của TT hổ trợ DNVVN phía nam 93
Trang 17DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình phương pháp phân bổ bậc thang 30
Hình 2.3: Mô hình thông tin từ trên xuống 34
Hình 2.4: Mô hình thông tin phản hồi 35
Hình 2.5: Mô hình thông tin từ dưới lên 36
Hình 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT khu vực TP.HCM 47
Hình 3.2: Kiểm tra độ tin cậy thông qua hệ số cronbach α 56
Hình 4.1: Kết quả hồi qui binary logistic của mô hình 80
Hình 4.2: Kết quả thống kê theo chỉ số odd của mô hình khảo sát 81
Trang 18CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, qui định một số tiêu chí để xác định DNVVN được trình bày ở Bảng 1.1
Bảng 1.1: Tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa
DN siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Khu vực
Số lao động
Tổng nguồn vốn
Số lao động
Tổng nguồn vốn
Số lao động I-Nông lâm
nghiệp và thủy
sản
10 người trở xuống
20 tỷ đồng trở xuống
Từ trên 10 người đến
200 người
Từ trên 20 tỷ đồng đến
100 tỷ đồng
Từ trên 200 người đến
300 người II.Công nghiệp
và dân dụng
10 người trở xuống
20 tỷ đồng trở xuống
Từ trên 10 người đến
200 người
Từ trên 20 tỷ đồng đến
100 tỷ đồng
Từ trên 200 người đến
300 người III.Thương mại
và dịch vụ
10 người trở xuống
10 tỷ đồng trở xuống
Từ trên 10 người đến
50 người
Từ trên 10 tỷ đồng đến 50
tỷ đồng
Từ trên 50 người đến
100 người
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các DNVVN có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau:
Trang 19 Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các DNVVN thường chiếm tỷ
trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%) Vì thế, đóng góp của
họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể
Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các DNVVN là
những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định Vì thế, DNVVN được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế
Làm cho nền kinh tế năng động: vì DNVVN có quy mô nhỏ, nên dễ điều
chỉnh hoạt động
Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: DNVVN thường
chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh
Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ
sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNVVN lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương
Đóng góp một giá trị không nhỏ GDP cho quốc gia
Do vai trò quan trọng của DNVVN, nhiều quốc gia đã chú trọng công tác khuyến khích loại hình doanh nghiệp này phát triển Các hỗ trợ mang tính thể chế
để khuyến khích bao gồm: các hỗ trợ nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi (xây dựng và ban hành các luật về DNVVN, tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, cung cấp thông tin, v.v ), những hỗ trợ bồi dưỡng năng lực doanh nghiệp (đào tạo nguồn lực quản lý, hỗ trợ về công nghệ, v.v ), và những hỗ trợ về tín dụng (thành lập ngân hàng chuyên cho DNVVN vay, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp, thành lập các công ty đầu tư mạo hiểm, v.v ), và những hỗ trợ khác (như mặt bằng kinh doanh) Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Việt Nam (VINASME), có đến
Trang 2096% doanh nghiệp đăng ký ở Việt Nam là DNVVN Khối này tạo ra đến 40% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm, chủ yếu mang lại lợi ích đặc biệt cho nguồn lao động chưa qua đào tạo, sử dụng trên 50% lực lượng lao động xã hội
Trong nhiều năm tới, khối DNVVN vẫn là động cơ hoạt động chính cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và khu vực TP.HCM nói riêng Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế, là khối này cũng chỉ phát triển mạnh trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận khiêm tốn, công nghệ thấp do không có lợi thế về quy mô (tiềm lực tài chính, địa bàn hoạt động, thị phần…) mà thường tập trung vào các vấn đề như lựa chọn mục tiêu kinh doanh phù hợp với khả năng, ổn định, củng cố thị phần đã
có hay phát triển thị trường từng bước và có chọn lọc khâu, điểm đột phá thuận lợi nhất Các DNVVN vẫn phải tự vận động và liên kết để hợp tác kinh doanh mà thiếu vắng vai trò rõ nét của chính sách nhà nước
Tuy nhiên, theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng thẳng thắn nhận định: khối doanh nghiệp này thời gian qua đã lớn nhưng chưa thực sự tạo được thế mạnh Điểm tích cực là các doanh nghiệp phát triển rất nhanh, nhất là sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời Nhưng do hạn chế là số vốn ít, hầu hết là huy động vốn tự có doanh nghiệp, rất ít doanh nghiệp huy động được nguồn vốn bên ngoài Vốn ít nên điều kiện tiếp cận thị trường hạn chế Bên cạnh đó, trình độ công nghệ, khả năng tiếp cận khoa học, công nghệ nước ngoài, khả năng quản lý, nhận biết về kinh doanh, văn hóa kinh doanh, trình độ xúc tiến và quảng bá thương mại cũng như lao động hoạt động trong khu vực này cũng rất hạn chế, ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả hoạt động
Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo đó, khối doanh nghiệp này được sự hỗ trợ từ tài chính, thông tin, đào tạo nhân lực đến chính sách hỗ trợ để sử dụng khoa học công nghệ Sau đó, tháng 5-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 22/NQ-CP triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP Những hỗ trợ này đã tạo động lực mới cho sự phát triển của cộng đồng DNVVN [21]
Trang 21Từ những nhận định và thống kê ở trên chúng ta thấy DNVVN ở nước ta nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng rất cần những công cụ quản lý hiệu quả ngay từ trong nội tại của doanh nghiệp, một trong những công cụ quản lý đó là
"KTQT" Vậy KTQT là gì? Công cụ này hỗ trợ được gì cho DNVVN?
Trong quá trình hoạt động và điều hành, bất kỳ nhà quản lý nào hay nói rộng hơn là doanh nghiệp đều phải thực hiện các nghiệp vụ cơ bản là:
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2011 do Tổng cục thống kê thực hiện, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là DNVVN, số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động là 312.642 DN, trong đó số DN lớn là 7.739 DN, chiếm 2,5%, số DNVVN là 304.903, chiếm 97,5% (xếp theo tiêu chí lao động).Trong tổng số DNVVN, số DN vừa là 6.837 DN, chiếm 2,2%; DN nhỏ là 9.268 DN, chiếm 29,6%
và DN siêu nhỏ là 205.378 DN, chiếm cao nhất với 65,7%
Vùng Đông Nam Bộ có số DN nói chung và DNVVN nói riêng lớn nhất cả nước.Tổng số DN vùng Đông Nam Bộ năm 2011 là 125.543 DN, chiếm 40,2% cả nước (trong đó TP.HCM có 102.038 DN, chiếm 32,6% cả nước).Trong đó, số DNVVN là 122.466 DN, chiếm đến 97,5% tổng số DN của cả vùng
Số DNVVN năm 2011 gấp gần 8,5 lần năm 2000, tăng bình quân 21,5%/năm trong giai đoạn 2000-2011; Khu vực này thu hút 5,63 triệu lao động, gấp 5,9 lần
Trang 22năm 2000, bình quân tăng 17,5% lao động/năm; Nguồn vốn đạt 1.903.232 tỷ đồng, gấp 8,7 lần năm 2000, bình quân tăng 21,8%/năm; Doanh thu đạt 2.658.883 tỷ đồng, gấp gần 10 lần năm 2000, bình quân tăng 23,3%/năm; Lợi nhuận trước thuế đạt 4.004,4 tỷ đồng, gấp 1,6 lần năm 2000, bình quân tăng 4,5%/năm; Khu vực này đóng góp cho ngân sách nhà nước năm 2011 đạt 74.697 tỷ đồng, gấp gần 26 lần năm 2000, bình quân tăng 34,4%/năm
Đông Nam bộ là khu vực có quy mô DNVVN lớn nhất cả nước (chủ yếu là TP.HCM) Khu vực này năm 2011 chiếm 40,2% số DN, 35,9% số lao động, 36,9% vốn, 38,5% doanh thu và 41,9% đóng góp vào ngân sách nhà nước (nguồn: Phạm Đình Thuý, Tạp chí con số và sự kiện 5/2013, Tổng cục thống kê)
Qua số liệu thống kê ta thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng to lớn của DNVVN trong nền kinh tế, nhưng sự phát triển lại rất thiếu những công cụ hổ trợ
cự thể từ bên ngoài lẫn trong nội tại của doanh nghiệp KTQT hầu như không được vận dụng hoặc vận dụng rất ít trong các quyết định của DNVVN Thiết nghĩ DNVVN có tổ chức công tác KTQT, nhất là tại khu vực TP.HCM sẽ đem lại những lợi ích như sau:
KTQT giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong tìm kiếm nguồn lực,
huy động tối đa năng lực hiện có của doanh nghiệp Vì KTQT tham gia sâu vào quá trình lập kế hoạch, hoạch định các chiến lược phát triển doanh nghiệp bao gồm cả dự toán nguồn kinh phí để thực hiện kế họach
Thông qua các báo cáo KTQT về chi phí ở từng bộ phận, từng khâu từ
đó có sự so sánh giữa kế hoạch và định mức, xác định được mức độ chênh lệch từ đó phân tích đưa ra nguyên nhân dẫn đến chênh lệch chi phí và có biện pháp can thiệp kịp thời
KTQT cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định của chủ
doanh nghiệp Thông qua các thông tin về chi phí, quá trình sử dụng vốn, quá trình bán hàng , mà KTQT cung cấp cho chủ doanh nghiệp có
Trang 23thể đưa ra các quyết định liên quan như: lựa chọn cơ cấu sản xuất sản phẩm; quyết định lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, định giá bán sản phẩm
KTQT cung cấp thông tin cần thiết cho chủ doanh nghiệp đánh giá tình
hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị như tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp
Thông qua vai trò của KTQT trong DNVVN ở trên có thể khẳng định để hòa nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế, TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung cũng như sự hòa nhập quốc tế đòi hỏi phải tổ chức được KTQT trong DNVVN dù ở mức độ nào để KTQT thực hiện chức năng tư vấn trong quá trình hoạch định kế hoạch, chiến lược và kiểm tra, giám sát, phân tích để các DNVVN có thể phát triển ổn định trong hiện tại và tương lai
Trước đây có rất nhiều nghiên cứu để hổ trợ DNVVN phát triển nhưng đưa công cụ KTQT vào DNVVN thì chưa nhiều và thường chỉ mang tính định tính, chưa đưa định lượng một cách rõ ràng để chứng minh tại sao KTQT vẫn chưa được vận dụng nhiều dẫn đến vai trò của KTQT chưa được phát huy hết tác dụng Vì tính cấp thiết vừa nêu trên nên tác giả quyết định chọn đề tài "Hoàn thiện công tác KTQT trong DNVVN khu vực thành phố Hồ Chí Minh" nghiên cứu với mong muốn doanh nghiệp có định hướng công tác KTQT và nhà nước có những chính sách hổ trợ sâu hơn để làm sao vận dụng được KTQT một cách sâu hơn trong DNVVN nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình trong thương trường nói riêng hay sự phát triển bền vững hơn, hội nhập tốt hơn, nhằm thể hiện vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế thị trường của Việt nam nói chung hiện nay
Trang 241.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề xuất các giải pháp để vận dụng KTQT vào các DNVVN tại TP.HCM
Để từ đó xây dựng mô hình tổ chức công tác KTQT trong các DNVVN tại TP.HCM
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KTQT để thấy rõ hơn lịch sử hình thành, vai trò của KTQT trong các tổ chức nói chung và trong DNVVN nói riêng
Nghiên cứu tổ chức công tác KTQT trong các DNVVN trên thế giới nhằm tìm ra những cái đã được vận dụng và chưa được vận dụng, những điểm khác nhau giữa DNVVN ở Việt Nam so với thế giới
Nghiên cứu đánh giá thực trạng và mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN ở TP.HCM để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT vào DNVVN ở TP.HCM, từ đó tiến hành phân tích những nhân tố này bằng phương pháp định lượng
Sau khi phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT vào DNVVN ở TP.HCM đã tìm ra làm nền tảng để nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức và vận dụng KTQT trong các DNVVN TP.HCM
Trang 25Công việc cuối trong luận văn này là thực hiện việc xây dựng mô hình tổ chức công tác KTQT trong các DNVVN tại khu vực TP.HCM
Để đạt được các mục tiêu trên nghiên cứu này cần thiết phải giải quyết các vấn
đề sau:
Vai trò của KTQT trong quản trị DNVVN ở khu vực TP.HCM
Giúp DNVVN khu vực TP.HCM được gì?
Hiệu quả của việc vận dụng KTQT vào DNVVN ra sao?
Thực trạng và mức độ vận dụng KTQT vào DNVVN ở khu vực TP.HCM
Có tổ chức KTQT không?
Nếu có thì tổ chức ở mức độ nào?
Nếu không thì tại sao không, gặp khó khăn ở chổ nào?
Vậy khi cần ra quyết định thì dựa vào gì?
Tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc đưa KTQT vào DNVVN ở khu
vực TP.HCM
Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng?
Mối tương quan giữa các yếu tố ra sao?
Tầm quan trọng của các yếu tố ở mức nào?
Vậy giải quyết các yếu tố này ra sao?
Xây dựng mô hình tổ chức công tác KTQT ra sao cho phù hợp?
Trang 26Để trả lời các câu hỏi trên, các nội dung nghiên cứu cụ thể mà luận văn cần thực hiện gồm:
Nội dung 1: Khảo sát thực trạng vận dụng KTQT trong DNVVN ở khu
vực TP.HCM
Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát
Thu thập thông tin về DNVVN ở khu vực TP.HCM bằng bảng câu hỏi
khảo sát
Nội dung 2: Tổng hợp bảng câu hỏi khảo sát sau khi đã khảo sát xong
Mã hoá thông tin có được thành các biến số độc lập
Đưa dữ liệu khảo sát vào phần mềm thống kê Stata và tiến hành làm
sạch dữ liệu trước khi thực hiện việc thống kê
Nội dung 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng (biến độc lập) đến việc đưa
KTQT vào DNVVN khu vực TP.HCM (biến phụ thuộc)
Phân tích mối tương quan giữa các biến
Loại các biến độc lập có ảnh hưởng ít
Sử dụng kinh tế lượng để phân tích các chỉ số
Chạy hồi quy bội để xác định các hệ số
Nội dung 4: Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng chính đến việc tổ chức công tác
KTQT vào DNVVN khu vực TP.HCM
Xác định các yếu tố có ảnh hưởng lớn thông qua hồi quy
Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp để vận dụng KTQT vào DNVVN khu
vực TP.HCM Xây dựng mô hình và tổ chức công tác KTQT ở DNVVN khu vực TP.HCM
Trang 27Bảng 1.2: Tổng quan về quá trình nghiên cứu BƯỚC 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN (TỔNG QUAN TÀI LIỆU)
BƯỚC 2 NHẬN DIỆN BIẾN ĐỘC LẬP VÀ XÂY DỰNG BẢNG CÂU
HỎI BƯỚC 3 PHÁT PHIẾU THĂM DÒ DỰA TRÊN BẢNG CÂU HỎI
BƯỚC 4 QUAN SÁT THỰC TẾ DỰA TRÊN BẢNG CÂU HỎI ĐƯỢC
TRẢ VỀ BƯỚC 5 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
BƯỚC 6 KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phương pháp luận
Phương pháp luận nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng: đặc trưng của phương pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chọn phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng
Các phương pháp cụ thể sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu và nội dung ở trên:
Nội dung 1: Khảo sát thực trạng vận dụng KTQT trong DNVVN ở khu
vực TP.HCM
Phương pháp thu thập thông tin:
Trang 28 Thu thập các tài liệu liên quan đến DNVVN ở khu vực TP.HCM
Thu thập thông tin về ứng dụng KTQT trong DNVVN ở khu vực
TP.HCM
Thu thập thông tin trong và ngoài nước về mức độ ứng dụng
KTQT Tầm quan trọng của KTQT trong việc quản lý và ra quyết định trong kinh doanh
Thu thập dự liệu mang tính định lượng
Phương pháp khảo sát-thăm dò
Xác định các biến thể để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát
Phương pháp chủ yếu là phỏng vấn các giám đốc hoặc kế toán
trưởng của các DNVVN (mẫu khoản 200 doanh nghiệp tại TP.HCM) bằng bảng câu hỏi khảo sát
Phương pháp phỏng vấn gián tiếp qua mạng internet
Nội dung 2: Tổng hợp bảng câu hỏi khảo sát sau khi đã khảo sát xong
Phương pháp thống kê mô tả:
Phân loại doanh nghiệp, xác định tính trung thực hợp lý của dữ
liệu sau khảo sát
Nếu loại nhiều thì cần khảo sát thêm sao cho mẫu phải ngẫu
nhiên và khoản trên 100 quan sát
Nội dung 3: Phân tích các yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng (biến độc lập) đến
việc đưa KTQT vào DNVVN khu vực TP.HCM (biến phụ thuộc)
Phương pháp phân tích số liệu thống kê:
Trang 29 Sử dụng chủ yếu là phương pháp hồi quy đa biến để phân tích số
liệu
Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bằng phương pháp
hồi quy logistic nhị phân
Nội dung 4: Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng chính đến việc đưa KTQT vào
DNVVN khu vực TP.HCM
Phương pháp hồi quy đa biến:
Xác định hệ số tương quan giữa các biến
Xét hệ số của các biến Kiểm định giả thiết H1: j 0để xác định tầm quan trọng của biến Nên loại hay không thể loại biến
Giải thích ý nghĩa kinh tế của mô hình hồi quy đa biến
Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp làm sao để vận dụng KTQT vào
DNVVN khu vực TP.HCM Xây dựng mô hình tổ chức công tác KTQT ở DNVVN khu vực TP.HCM
Phương pháp nhân quả
Xét mối quan hệ nhân quả giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
Đề xuất giải pháp dung hoà mối quan hệ nhân quả này
Phương pháp hỏi chuyên gia
Xây dựng mô hình tổ chức công KTQT
1.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài này chỉ được nghiên cứu tại khu vực TP.HCM và trên khoản 200 quan sát đối với DNVVN đồng thời loại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ (tức doanh nghiệp có
Trang 30số lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống) và tập trung chủ yếu vào KTQT chi phí, dự toán ngân sách và hệ thống hổ trợ ra quyết định
Sở dĩ loại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ vì với qui mô quá nhỏ thì việc ra quyết định các vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh họ có thể thực hiện ngay mà không cần đến việc vận dụng KTQT Tập trung chủ yếu vào KTQT chi phí, dự toán ngân sách và hệ thống hổ trợ ra quyết định vì KTQT quá rộng nên chỉ có những doanh nghiệp lớn mới có khả năng tổ chức riêng biệt và toàn diện bộ máy KTQT Mặt khác KTQT chi phí và dự toán ngân sách là nội dung lớn nhất và xuyên suốt toàn bộ hệ thống KTQT nhằm tạo ra hệ thống hổ trợ để ra quyết định và đó là KTQT truyền thống (phù hợp với DNVVN khu vực TP.HCM)
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm cả phương pháp định tính và định lượng thông qua kết quả thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát
1.7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn được trình bày qua 5 chương và có bố cục như sau:
Chương 1: GIỚI THIỆU
Chương này nói lên được tầm quan trọng của DNVVN trong nền kinh tế cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải, vai trò của KTQT trong DNVVN Nêu lên mục tiêu tổng quát và cụ thể của vấn đề nghiên cứu Xây dựng nội dung nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu cũng như đặt ra những phương pháp nghiên cứu, đồng thời giới hạn phạm vi nghiên cứu Chương này kết thúc với phần
mô tả cấu trúc luận văn
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ KTQT
Chương này hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận về KTQT như lịch sử hình thành và phát triển của KTQT trên thế giới và tại Việt Nam, các khái niệm về KTQT, so sánh giữa KTQT và kế toán tài chính, vai trò cũng như nội dung của KTQT Chương này kết thúc với phần nêu bật nội dung của KTQT
Trang 31Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này bắt đầu bằng phần giới thiệu nhằm nêu bật 3 câu hỏi nghiên cứu lớn trong chương Trình bày các nghiên cứu về thực trạng và vai trò của KTQT đối với DNVVN trên thế giới từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển Chọn mẫu, kích thước mẫu, lựa chọn phương pháp thu thập thông tin Thiết lập mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới việc vận dụng KTQT vào DNVVN khu vực TP.HCM từ
đó thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, xây dựng hệ thống thang đo cho từng nhóm câu hỏi, xác định biến và tính độc lập cũng như hiệu quả của biến
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này đầu tiên là đưa ra kết quả nghiện cứu việc vận dụng KTQT ở các nước trên thế giới sau đó thông qua bảng câu hỏi khảo sát từ các mẫu đã chọn được trả về xác định thực trạng ứng dụng KTQT đối với DNVVN khu vực TP.HCM bằng phương pháp thống kê mô tả
Dựa trên kết quả của bảng câu hỏi sẽ tiến hành tổng hợp và làm sạch dữ liệu điều tra Tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến viện vận dụng KTQT vào DNVVN khu vực TP.HCM Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (biến độc lập) bằng phương pháp hồi quy đa biến Sử dụng kết quả phân tích số liệu để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng chính đến việc đưa KTQT vào DNVVN khu vực TP.HCM bằng phương pháp kiểm định giả thuyết một H1
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương này nêu lên kết luận khẳng định vai trò quan trọng của KTQT trong DNVVN khu vực TP.HCM, yếu tố chính để đưa KTQT vào được DNVVN là con người mà cụ thể là nhận thức cũng như trình độ của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp, người phụ trách bộ máy kế toán Từ đó đề xuất các giải pháp để vận dụng KTQT cũng như đề xuất xây dựng mô hình KTQT cho DNVVN khu vực TP.HCM
và các kiến nghị khác
Trang 32CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
KTQT xuất phát từ kế toán chi phí Các nhà sử học kế toán từ lâu đã ủng hộ quan điểm cho rằng kế toán chi phí là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng kế toán chi phí chỉ xuất hiện sau thế kỷ XVIII như một kết quả của sự gia tăng nhanh chóng hệ thống nhà máy sản xuất trong cuộc cách mạng công nghiệp ở châu âu và Mỹ [13]
Kế toán chi phí tiếp tục phát triển hơn nữa trong thế kỷ XIX và thông qua giữa thế kỷ XX như một kết quả của nền công nghiệp hóa lớn hơn và tăng quy mô của các tập đoàn Có quan sát cho thấy rằng trong những thập niên đầu của thế kỷ
XX, các lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp và KTQT phát triển song song Trong quá trình phát triển này đã dẫn đến việc sử dụng hệ thống chi phí tiêu chuẩn, hệ thống này còn sử dụng rộng rãi cho việc lập kế hoạch, kiểm soát của các công ty sản xuất Sau đó trong thế kỷ XX, thời kỳ mà kế toán chi phí bắt đầu thay đổi thành KTQT
Có lập luận cho rằng năm 1925, hầu như KTQT sử dụng ngày nay đã được phát triển
Sách giáo khoa đầu tiên được biết đến về KTQT được trình bày vào năm
1950, được viết bởi Vatter, và có tiêu đề KTQT Vatter cho rằng KTQT có mục đích hỗ trợ các nhà quản trị Sự thay đổi từ kế toán chi phí thành KTQT cũng được thể hiện khi Viện Kế Toán Chi phí và Sản Xuất (The Institute of Cost and Works Accountants) thay đổi tên của tạp chí của nó từ "Kế toán chi phí" thành "KTQT" vào năm 1965 và tên viện được đổi thành Viện Kế Toán Chi Phí và Quản Trị (The Institute of Cost and Management Accounting) vào năm 1972 Năm 1986, viện đổi tên thành Viện KTQT Chartered (CIMA) Tại Mỹ Hiệp Hội Quốc Gia Kế Toán Chi Phí đổi tên thành Hiệp Hội Kế Toán năm 1958 Tổ chức này đã trở thành Học Viện
Kế Toán Quản Trị (IMA) trong năm 1991
Trang 33Tổng thể có thể thấy rằng sau thế kỷ XIX sự thay đổi trọng tâm từ kế toán chi phí sang KTQT nhằm để nhấn mạnh vào việc cung cấp các thông tin phù hợp với nhu cầu của các nhà quản trị
Theo Liên Đoàn Kế Toán Quốc Tế (IFAC), sự tiến hóa của KTQT bao gồm bốn giai đoạn chính Các xu hướng của kế toán quản trị từ trước năm 1950 đến năm
1995 được nhóm lại như sau:
Bảng 2.1: Sơ đồ tiến hóa của KTQT Giai đoạn 1
Đến 1950
Giai đoạn 2 Đến 1965
Giai đoạn 3 Đến 1985
Giai đoạn 4 Đến 1995 Các nội
dung được
nhấn mạnh
Xác định và kiểm soát chi phí
Hoạch định
và kiểm soát quản lý
Tối ưu hóa các nguồn lực
Làm gia tăng giá trị
Phân tích quyết định
và kế toán trách nhiệm
Phân tích quy trình và tái cấu trúc
hệ thống
Sử dụng công nghệ thông tin và tài nguyên tri thức để kiểm tra các tiêu thức
về giá trị khách hàng, giá trị cổ đông và đổi mới tổ chức Giai đoạn 1 - Trước 1950: KTQT chủ yếu quan tâm vào việc xác định chi phí
và kiểm soát tài chính, thông qua việc sử dụng kỹ thuật dự toán và kế toán chi phí
Giai đoạn 2 - Năm 1965: Trọng tâm của KTQT đã chuyển sang cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch quản trị và kiểm soát, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật như phân tích quyết định và kế toán trách nhiệm
Giai đoạn 3 - Đến năm 1985: Sự chú ý được tập trung vào việc giảm lãng phí nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, thông qua việc sử dụng các
kỹ thuật phân tích quá trình và tái cấu trúc hệ thống
Giai đoạn 4 -Đến năm 1995: Sự chú ý đã chuyển sang thế hệ hoặc tạo ra giá trị thông qua hiệu quả sử dụng các nguồn lực, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật đánh giá các yết tố tạo nên giá trị khách hàng, giá trị cổ đông, và đổi mới tổ chức
Trang 34Sự thay đổi trong từng giai đoạn cho thấy sự thích ứng với môi trường mới
mà các tổ chức, doanh nghiệp phải đối mặt Các tổ chức này đã phải định hình lại và tái cấu trúc chiến lược của mình để duy trì cạnh tranh trên thị trường Chức năng của KTQT được phát triển từ hẹp đến ngày càng rộng hơn và ngày càng là một bộ phận không thể tách rời khỏi kế toán nói chung, cũng như là công cụ không thể thiếu đối với các nhà quản trị [5]
2.2 KHÁI NIỆM VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Có quan điểm cho rằng không có định nghĩa chung về KTQT Sự tiến hóa của KTQT bây giờ sẽ được khám phá trong các định nghĩa thay đổi từ ba cơ quan hàng đầu của kế toán gồm: Viện KTQT (IMA), Học Viện KTQT Chartered (CIMA)
và Liên Đoàn Kế Toán Quốc Tế (IFAC)
Định nghĩa ban đầu về KTQT của IMA (IMA, 1981, p.1), KTQT là " quá trình xác định, đo lường, tích lũy, phân tích, chuẩn bị, giải thích, và thông tin tài chính cho việc quản trị kế hoạch, đánh giá và kiểm soát của một tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng hợp lý đối với các nguồn lực của nó KTQT cũng bao gồm việc lập các báo cáo tài chính cho các nhóm không quản trị như cổ đông, chủ nợ, cơ quan chức năng và cơ quan thuế." Nhưng gần đây, KTQT được định nghĩa như là "một nghề
có liên quan đến sự hợp tác trong quản trị để ra quyết định, vạch ra kế hoạch và quản trị hiệu quả hệ thống, đồng thời cung cấp chuyên môn trong báo cáo tài chính
và kiểm soát để hỗ trợ quản trị trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược của một
tổ chức "(IMA, 2008, p.1) Các thay đổi trong định nghĩa cho thấy vai trò của KTQT phát triển từ xu hướng giao dịch và tuân thủ thành một đối tác kinh doanh chiến lược giúp các tổ chức trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, lập kế hoạch và
dự toán ngân sách, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, báo cáo tài chính tại thời điểm của sự thay đổi lớn, cũng như các phương thức quản trị chi phí chuyên sâu (IMA, 2008)
Theo tổ chức CIMA, KTQT được định nghĩa là cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà quản trị cho các mục đích như: xây dựng chính sách, lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp; quyết định các hoạt động thay thế; thông tin
Trang 35ra bên ngoài để cho cổ đông và những người khác, thông tin cho nhân viên (CIMA,
2005 p.18) cho thấy KTQT đã chuyển hướng tới một vai trò rộng lớn hơn KTQT được định nghĩa là việc áp dụng các nguyên tắc của KTQT và quản trị tài chính để tạo ra, bảo vệ, bảo tồn và gia tăng giá trị cho các bên liên quan kể cả doanh nghiệp
vì lợi nhuận và phi lợi nhuận trong khu vực công và tư nhân CIMA (2005) nói rõ hơn định nghĩa của KTQT, nhấn mạnh KTQT là một phần của quản trị, trong đó yêu cầu xác định, trình bày, giải thích và sử dụng thông tin liên quan để: Xây dựng chiến lược kinh doanh; Lập kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; Xác định cơ cấu nguồn vốn và các quỹ; Kiểm soát các hoạt động và đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực; Triển khai các qui trình quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi
ro và kiểm soát nội bộ Định nghĩa thay đổi của CIMA cho thấy, KTQT đã tiến gần hơn đến mối quan tâm quản trị cấp cao tập trung vào tính hiệu quả, lập kế hoạch chiến lược và tạo ra giá trị sáng tạo
IFAC (1998, p.99) định nghĩa KTQT là "quá trình nhận dạng, đo lường, tích lũy, phân tích, trình bày, giải thích, và trao đổi thông tin (cả về tài chính và điều hành) được sử dụng bởi nhà quản trị để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm soát trong một tổ chức Đảm bảo sử dụng hợp lý đối với các nguồn lực của tổ chức" IFAC (1989) - Một định nghĩa được căn cứ vào ý tưởng truyền thống của đối tượng Tuy nhiên, chỉ chín năm sau đó phạm vi đã được mở rộng đáng kể, (IFAC, 1998, p.86) xem KTQT là một hoạt động được đan xen trong quá trình quản trị của tất cả các tổ chức KTQT đề cập đến một phần của quá trình quản trị đó là tập trung làm tăng giá trị cho tổ chức bằng cách làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực, trong bối cảnh năng động và cạnh tranh Tiến trình này cũng được xem như là kết quả của bốn giai đoạn trong quá trình tiến hóa của KTQT
Nếu như ở một số nước phát triển KTQT đã phát triển rất lâu và đã đạt được những thành tựu rất lớn cả về lý thuyết cũng như thực tiễn ứng dụng Ở Canada,
Mỹ, KTQT đã trở thành một nghề với những tiêu chuẩn nghề nghiệp xác định (CMA), thì ở Việt Nam, thuật ngữ “KTQT” mới chỉ được ghi nhận chính thức trong Luật Kế Toán ban hành vào ngày 17/06/2003 Ngày 12/06/2006 Bộ tài chính ban hành thông tư 53/2006/TT – BTC, hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp
Trang 36Theo đó, KTQT được hiểu là “việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”
KTQT còn được hiểu ở một khía cạnh khác là việc thu thập, xử lý thông tin
về các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp nhằm cung cấp cơ sở cần thiết để nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai
Kết luận:
Nhìn chung KTQT trên thế giới hiện nay phát triển rất mạnh, theo thời gian tất cả các định nghĩa quản trị truyền thống dần thu hẹp, nhường chổ cho các hoạt động nhằm tạo ra các giá trị cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp, các hoạt động đó nhấn mạnh vào việc quản trị doanh nghiệp ở mức độ cao hơn và KTQT là một công cụ không thể thiếu trong hoạt động này, còn ở Việt Nam hiện nay KTQT đóng vai trò rất khiêm tốn, nhất là đối với DNVVN Điều này sẽ được chứng minh trong chương 4
2.3 SO SÁNH GIỮA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
Tác giả tiến hành nêu bật vai trò của KTQT đối với các thông tin để đi đến quyết định trong quá trình quản trị nhằm phục vụ mục đích ngày càng làm tăng giá trị của các tổ chức thông qua việc so sánh giữa KTQT và kế toán tài chính
KTQT và kế toán tài chính là hai phân hệ của hệ thống kế toán trong một tổ chức, cả hai hệ thống kế toán có những điểm giống nhau như sau:
Cùng nghiên cứu và cung cấp thông tin kinh tế - tài chính gắn liền với
các quan hệ kinh tế, pháp lý để quản lý, điều hành tổ chức
Cùng ghi nhận và thể hiện trách nhiệm, quyền lợi vật chất, pháp lý của
tổ chức, nhà quản trị
Cùng sử dụng thông tin đầu vào trên hệ thống thông tin kế toán căn bản
Trang 37Tuy nhiên, KTQT có một số khác biệt so với kế toán tài chính:
Đối tượng sử dụng thông tin:
Đối tượng sử dụng thông tin khác nhau là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khác nhau của KTQT và kế toán tài chính Kế toán tài chính cung cấp thông tin kinh
tế cho các cá nhân và các tổ chức bên ngoài đơn vị quan tâm đến tình hình hoạt động của đơn vị KTQT cung cấp thông tin cho các nhà quản trị bên trong đơn vị trực tiếp điều hành hoạt động
Mục đích:
Kế toán tài chính báo cáo về tình hình tài chính của đơn vị KTQT cung cấp thông tin cho các nhà quản trị nhằm kiểm soát tình hình hoạt động của đơn vị Mục tiêu của báo cáo nhằm cung cấp thêm các thông tin chi tiết về một hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tính thời gian:
Kế toán tài chính có tính lịch sử, hướng về quá khứ, ghi nhận những sự kiện
đã xảy ra Mặc dù KTQT cũng ghi nhận những sự kiện đã xuất hiện, nhưng nó nhấn mạnh vào việc cung cấp thông tin cho các sự kiện tương lai để các nhà quản trị lựa chọn các phương án, đề án dự trù (lập dự toán) và ra quyết định một cách nhạy bén
Ví dụ, nhà quản trị không những muốn biết về giá thành của sản phẩm mà còn muốn biết giá thành kế hoạch của sản phẩm để lập dự toán chi phí nguyên vật liệu
và ra quyết định về giá Kỳ lập báo cáo KTQT có thể không cố định
Tính pháp lệnh:
Sổ sách, báo cáo của kế toán tài chính phải lập theo chế độ kế toán thống nhất, nếu không đúng sẽ không được công nhận, do đó kế toán tài chính có tính pháp lệnh Tính chất của hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức và trình độ quản lý kinh doanh của từng bộ phận trong các đơn vị rất đa dạng và phong phú, do
đó sổ sách và báo cáo của KTQT phải mở cho phù hợp để cung cấp thông tin phục
vụ cho việc ra quyết định hợp lý Vì vậy KTQT không có tính pháp lệnh KTQT
Trang 38không bắt buộc phải thực hiện trong doanh nghiệp Tuỳ theo nhu cầu thực tế, doanh nghiệp có thể duy trì hoặc không duy trì hệ thống báo cáo này KTQT hiện chỉ sử dụng trong các tập đoàn và các công ty có qui mô vừa trở lên
Loại thông tin:
Kế toán tài chính chỉ sử dụng thước đo giá trị, KTQT sử dụng cả ba loại thước đo: giá trị, hiện vật và thời gian lao động
Đặc điểm thông tin:
Kế toán tài chính phản ánh những sự kiện xảy ra trong quá khứ và tuân thủ theo những nguyên tắc kế toán do đó thông tin kế toán tài chính đòi hỏi phải phản ánh một cách trung thực các sự kiện kinh tế đã diễn ra trong quá trình kinh doanh
Vì vậy, thông tin của kế toán tài chính mang tính khách quan, kiểm tra được, đáng tin cậy, nhất quán và chính xác KTQT cung cấp thông tin cho quyết định của nhà quản trị do đó thông tin của KTQT mang tính chủ quan, linh hoạt, kịp thời và phù hợp theo yêu cầu quản trị
Phạm vi:
Kế toán tài chính tập trung vào toàn bộ đơn vị, KTQT tập trung vào các bộ phận của đơn vị Báo cáo của KTQT chỉ sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp, không công bố ra ngoài
Tóm lại, KTQT và kế toán tài chính là hai phân hệ của hệ thống kế toán, nội dung của hệ thống KTQT được lập bởi nhu cầu quản trị của tổ chức Báo cáo của KTQT và kế toán tài chính đều sử dụng chung dữ liệu, đó là dữ liệu được ghi chép ban đầu của kế toán tài chính Do vậy, các tổ chức cần thiết kế lại dữ liệu kế toán một cách chi tiết hơn để nhằm thoả mãn đầy đủ hơn nhu cầu của các đối tượng trong nội bộ đơn vị Ví dụ, nhà đầu tư quan tâm tới tỷ suất lợi nhuận của công ty, nhưng các nhà quản trị lại muốn biết tỷ suất lợi nhuận của từng loại sản phẩm, do
đó hệ thống kế toán phải được thiết kế sao cho có thể cung cấp số liệu về tổng lợi nhuận và lợi nhuận của từng loại sản phẩm Đây chính là tính linh hoạt của hệ thống
kế toán để có thể cung cấp các thông tin khác nhau cho các mục đích khác nhau
Trang 39Bảng 2.2: Sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
Mục đích Báo cáo về tình hình tài chính
trong quá khứ của đơn vị
Thông tin về các quyết định nội
bộ của nhà quản trị, kiểm soát tình hình hoạt động của đơn vị
2.4 VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Vai trò của KTQT đối với doanh nghiệp đặc biệt là các nhà quản trị là hổ trợ
họ thực hiện các chức năng cơ bản sau:
CHỨC NĂNG LẬP KẾ HOẠCH
Để lập kế hoạch đòi hỏi phải nắm được những thông tin đã xảy ra, phải có những phương pháp để phân tích đánh giá tình hình và phải có những công cụ để đưa ra những dự báo trong tương lai KTQT sẽ cung cấp thông tin về tình hình đã
Trang 40xảy ra, cung cấp những công cụ, phương pháp để phân tích đánh giá tình hình và đưa ra dự báo Vì vậy KTQT giữ một vị trí rất quan trọng trong chức năng lập kế hoạch
CHỨC NĂNG TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH
Tổ chức và điều hành là quá trình thực hiện các công việc như: Tổ chức về nhân sự, phân bổ tài sản, nguồn vốn…Để thực hiện tốt các công việc trên đòi hỏi phải nắm được thông tin về tình hình hoạt động của từng bộ phận, phải có những công cụ để đánh giá kết quả, hiệu quả của từng bộ phận, từ đó xác định được trách nhiệm của từng bộ phận, của mỗi cá nhân phụ trách từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn bộ DN KTQT sẽ cung cấp những thông tin và công
cụ để đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động của từng bộ phận phục vụ cho mục đích trên Vì vậy KTQT giữ một vị trí quan trọng trong việc thực hiện chức năng tổ chức
và điều hành
CHỨC NĂNG KIỂM TRA
Kiểm tra là quá trình đối chiếu, so sánh giữa số liệu thực tế với số liệu phản ánh mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch đề ra nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch…KTQT có vai trò trong việc hình thành thông tin thực tế và kế hoạch phục
vụ cho công tác kiểm tra Vì vậy nó giữ một vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng này
CHỨC NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
Nói đúng hơn ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt mà nó là một bộ phận của 3 chức năng trên, bởi vì chính trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức – điều hành và kiểm tra cũng phải ra quyết định Qua những phân tích trên, chứng tỏ KTQT giữ một vị trí quan trọng trong việc thực hiện chức năng ra quyết định
Người đảm nhận công việc KTQT ngày nay ngoài những kiến thức chuyên ngành, cần phải hiểu được các lĩnh vực chức năng khác như marketing, tài chính, quản trị hòa quyện với các quyết định của kế toán thế nào