Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ

79 304 1
Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp năng lượng điện là ngành công nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng khá cao từ khi nền kinh tế quốc gia chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (15% - Là mức tăng trưởng điện thương phẩm bình quân thời kỳ 1995 - 2012 của EVN. Riêng năm 2002, mức tăng trưởng đạt kỷ lục 17,1%. Năm 2012, Tổng sản lượng điện thương phẩm là 117 tỷ kWh, tăng 11,5% so với năm 2011. Giá bán điện bình quân toàn Tập đoàn đạt 1.459 đồng/kWh. Lũy kế 8 tháng năm 2013, sản lượng điện sản xuất và mua của EVN ước đạt 84,509 tỷ kWh, tăng 8,55% so với cùng kỳ năm 2012. Lũy kế 8 tháng năm 2013, điện thương phẩm ước đạt 75,969 tỷ kWh, tăng 9,64% so với cùng kỳ năm 2012 theo www.evn.com.vn) . Để đảm bảo mức tăng trưởng này, những năm qua, EVN đã tập trung tối đa các nguồn lực, đặc biệt là huy động các nguồn vốn khác nhau ở trong và ngoài nước, đảm bảo đầu tư liên tục cho phát triển nguồn và lưới. Với nhu cầu về vốn cũng như theo lộ trình của chính phủ về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. EVN đã tiến hành cổ phần hóa một số nhà máy điện (từ hạch toán phụ thuộc chuyển sang hạch toán độc lập và chuyển sang cổ phần) trong đó có TMP. Một mặt là để phát huy tính độc lập, tự chủ của chính bản thân từng đơn vị đó, mặt khác còn có thể hỗ trợ cho EVN về mặt tài chính cũng như các dự án nguồn điện mới bằng cách huy động vốn cổ đông bên ngoài. Tại Việt Nam, nguồn điện được huy động chủ yếu từ các nhà máy điện Thủy điện, Nhiệt điện chạy khí, chạy dầu, một số rất ít từ các nhà máy Phong điện và năng lượng mặt trời do vốn đầu tư lớn giá bán điện cao nên việc đầu tư các dự án nguồn điện từ phong điện và năng lượng mặt trời ít được quan tâm,… TMP là một công ty cổ phần được cổ phần hóa từ Nhà máy thủy điện Thác Mơ mà trước đây hạch toán phụ thuộc vào EVN. Vì vậy, TMP mang phong cách làm việc mang năng tính nhà nước, làm việc ì ạch, mô hình tổ chức công ty cũng như bộ máy kế toán đơn giản, chỉ có bộ máy kế toán làm bộ phận kiểm soát. Sau khi cổ phần, Công ty vẫn chưa phát huy được bộ phận 2 tài chính kế toán để đáp ứng nhu cầu phát triển theo mong đợi của EVN cũng như các cổ đông. Để đáp ứng nhu cầu đó, TMP cần phải tổ chức lại bộ phận tài chính kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu của EVN, của cổ đông trong việc phát triển thành một công ty cổ phần vững mạnh trong tương lai. Chính vì mục đích như vậy mà đề tài luận văn này là “ Tổ chức Công tác kế toán quản trị tại Công ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ.”; nhằm giúp công ty có thể phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai. 1.2 Mục tiêu của đề tài Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá hiện trạng tổ chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ, từ đó rút ra những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại trong công tác kế toán của Công ty. Từ các ưu điểm, nhược điểm được rút ra này, nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần thủy điện Thác Mơ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán công ty nói riêng và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần thủy điện Thác Mơ. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những nội dung kế toán quản trị áp dụng cụ thể vào việc hoàn thiện hệ thống công tác kế toán quản trị tại Công ty như: Hoàn thiện hệ thống lập dự toán ngân sách, kế toán trách nhiệm, kế toán chi phí sản xuất&tính giá thành sản phẩm và hệ thống thông tin phục vụ ra quyết định kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Thủy điện Thác Mơ. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhưng trọng tâm sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chính. Phương pháp nghiên cứu định lượng chủ yếu được sử dụng là thống kê mô tả thông qua khảo sát. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương 3 pháp so sánh, đối chiếu, hệ thống, phân tích tổng hợp để giải quyết các vấn đề về lý luận, thống kê số liệu thu thập, đánh giá thực trạng để đưa ra phương hướng, đề ra một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện các vấn đề như mục tiêu đã đặt ra. 1.5 Tổng quan về đề tài nghiên cứu Từ trước đến nay đã có rất nhiều luận văn nghiên cứu về hoàn thiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Việt Nam ở nhiều góc độ và mục đích khác nhau, nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy kế toán, đơn cử: - Kế toán quản trị ở doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (Ngô Thị Thu Hồng – 2010) - Tổ chức Công tác kế toán quản trị tại Công ty TNHH Chí Hùng (Nguyễn Văn Hải - 2012) - Tổ chức Công tác kế toán quản trị tại Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang (Nguyễn Thị Bảo Ngọc – 2013) Nhìn chung, những nghiên cứu trên đều phân tích thực trạng công tác kế toán quản trị, nên các giải pháp hoàn thiện chỉ phù hợp với đặc thù hoạt động của mình, các giải pháp mang tính chất hoàn thiện chung chung. Hơn nữa, hiện nay tại Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ chưa có đề tài nào nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán quản trị . Vì vậy, dựa vào nền tảng của những nghiên cứu trên, tác giả đã kế thừa phát triển để phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của Công ty hiện tại. Điểm nổi bật của đề tài là thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy kế toán của Công ty. 1.6 Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục luận văn viết thành năm chương, gồm: • Chương 1: Phần mở đầu • Chương 2: Tổng quan về kế toán quản trị trong doanh nghiệp • Chương 3: Tình hình công tác kế toán quản trị tại Công ty 4 • Chương 4: Giải pháp hoàn thiện Kế toán quản trị cho Công ty. • Chương 5: Kiến nghị và kết luận CHƯƠNG 2 5 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Một số vấn đề chung về kế toán quản trị 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị Cùng với sự phát triển tập trung và chuyên môn hóa quá trình kinh doanh đã hình thành nhiều ngành, nhiều dạng tổ chức với nhiều loại sản phẩm dịch vụ phong phú có phương thức quản lý riêng biệt. Đặc biệt, sự tách rời quyền sở hữu của các chủ sở hữu doanh nghiệp và quyền quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp đã dẫn đến sự cần thiết phải có thông tin kế toán quản trị để hình thành các quyết định của những nhà quản lý điều hành doanh nghiệp. Để Ban quản trị điều hành doanh nghiệp có thể kiểm soát một cách có hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, kế toán phải biết tiên liệu kết quả và dự phần vào việc quản trị doanh nghiệp. Kế toán quản trị được áp dụng cho mọi thành phần kinh tế và mọi lĩnh vực kinh doanh, kế cả các tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Nếu như kế toán tài chính đã ra đời cách đây rất lâu, thì cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người ta còn biết rất ít về kế toán quản trị. Theo giáo sư Lyle E.Jacobsen viết trên báo London Economist tháng 06/1960 thì, người đầu tiên viết về kế toán quản trị là Thomas Suther Land – một nhà kinh doanh người Anh. Vào năm 1875, ông đã viết: “Các doanh nghiệp cần phải xác định được lợi nhuận của một năm hoặc một khoảng thời gian ngắn hơn nữa. Cho nên có một điều hiển nhiên là các nhà quản lý cần phải nắm được các thông tin chi tiết về hoạt động của doanh nghiệp, các thông tin này có thể thu thập được ngay trong thực tiển hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, nó trợ giúp cho các nhà quản lý hiểu được nhanh chóng và rõ ràng những nguyên nhân có thể ảnh hưởng tốt, xấu đến hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán quản trị được áp dụng đầu tiên ở Bắc Mỹ và Anh vào nửa cuối thế kỷ 19 trong các ngành công nghiệp dệt lụa, đường sắt sau đó thâm nhập vào các ngành công nghiệp thuốc lá, luyện kim, hóa chất… và đến năm 1925 kế toán quản trị đã thâm nhập vào hầu hết các ngành kinh tế và được định hình phát triển cho đến nay. 6 Các sự kiện đã thúc đẩy phát triển của kế toán quản trị đó là: sự cạnh tranh trong kinh doanh toàn cầu; sức ép khóc liệt của giá thành, sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật trong lĩnh vực tự động hóa; khả năng so với trong việc thu thập và báo cáo thông tin và sự chuyển động mạnh mẽ theo hướng vượt khỏi các quy định của các ngành dịch vụ. Những thay đổi do các sự kiện này đã đem đến và làm tăng thêm nhu cầu về thông tin của các nhà quản lý, đặc biệt là các thông tin có liên quan đến hoạt động nội bộ mà họ không thể nào có được từ các báo cáo thu thập truyền thống và bảng cân đối kế toán. 2.1.2 Khái niệm kế toán quản trị Theo định nghĩa của hiệp hội kế toán Mỹ (NAA) – văn kiện số 1A tháng 03/1981, thì: “Kế toán quản trị là quá trình cung cấp thông tin cho nhà quản lý doanh nghiệp trong việc lập và thực hiện kế hoạch, trong việc kiểm soát và điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Quy trình của kế toán quản trị bao gồm các công việc xác định, cân, đo, đong, đếm, thu thập, tích lũy, phân tích, chuẩn bị thông tin, giải thích và cung cấp thông tin cho nhà quản lý để các nhà quản lý xử lý những thông tin này theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp.” Theo thông tư 53/2006/TT-BTC thì thông tin hoạt động nội bộ mà kế toán quản trị cung cấp có thể là:chi phí của từng bộ phận, từng công việc, từng sản phẩm, phân tích đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận, lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắn hạn, dài hạn, lập dự toán ngân sách nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định. Như vậy, qua các khái niệm trên ta có thể đưa ra khái niệm tổng quát về kế toán quản trị như sau: Kế toán quản trị là một chuyên ngành kế toán thực hiện việc ghi chép, đo lường, tính toán, thu thập, tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế có thể định lượng nhằm phục vụ chủ yếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong quá trình hoạch định, kiểm soát và ra quyết định kinh doanh. 7 2.1.3 Mục tiêu của kế toán quản trị Để thực hiện các công việc trong quá trình quản lý hoạt động của tổ chức, các nhà quản lý cần thông tin.Thông tin mà các nhà quản lý cần để thực hiện công việc được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: các nhà kinh tế, các chuyên gia tài chính, các chuyên viên tiếp thị, sản xuất và các nhân viên kế toán quản trị của tổ chức. Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin về những quyết định nội bộ được tạo ra bởi công nhân và người quản lý, thông tin phản hồi và kiểm tra tình hình hoạt động. Kế toán quản trị có bốn mục tiêu chủ yếu như sau: - Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định; - Trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức; - Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức. - Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong tổ chức. 2.1.4 Vai trò của kế toán quản trị Vai trò kế toán quản trị là kế toán theo chức năng quản lý, vì thế vai trò của nó là cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến việc lập kế hoạch tổ chức, điều hành hoạt động, kiểm tra và ra quyết định. - Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch trong một tổ chức liên quan đến 2 vấn đề đó là: Xác định mục tiêu của tổ chức và xây dựng những phương thức để đạt được mục tiêu đó. Dự toán ngân sách trong kế toán quản trị sẽ là một công cụ để kế toán viên giúp Ban quản trị trong quá trình lập kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch . Vì vậy, kế toán quản trị phải trên cơ sở đã ghi chép, tính toán, phân tích chi phí, doanh thu, kết quả từng loại hoạt động, từng sản phẩm, từng ngành hàng,… Lập các bảng dự toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận, dự toán vốn… Để cung cấp các thông tin trong việc phác họa, dự kiến tương lai nhằm phát triển doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin cho quá trinh tổ chức điều hành hoạt động: Để đáp ứng thông tin cho chức năng tổ chức, điều hành hoạt động của các nhà 8 quản trị, kế toán quản trị sẽ cung cấp thông tin cho các tình huống khác nhau với các phương án khác nhau để nhà quản trị có thể xem xét, đề ra quyết định đúng đắn nhất trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các mục tiêu đã vạch ra. Và như vậy, kế toán quản trị phải tổ chức ghi chép, xử lý thông tin đầu và hệ thống hóa các số liệu chi tiết theo hướng đã định. - Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát: Để giúp các nhà quản trị thực hiện chức năng kiểm soát, kế toán quản trị sẽ cung cấp các báo cáo thực hiện, trong đó: so sánh những số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch hoặc dự toán, liệt kê tất cả các sự khác biệt và đánh giá việc thực hiện. Các báo cáo này có tác dụng như một hệ thống thông tin phản hồi để nhà quản trị biết được kế hoạch đang được thực hiện như thế nào, đồng thời nhận diện các vấn đề hạn chế cần có sự điều chỉnh, thay đổi nhằm hướng hoạt động của tổ chức về mục tiêu đã xác định. - Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: Chức năng ra quyết định đòi hỏi nhà quản trị phải có sự lựa chọn hợp lý trong nhiều phương án khác nhau được đưa ra. Các quyết định trong một tổ chức có thể có ảnh hưởng ngắn hạn đến tổ chức hoặc có thể là các quyết định chiến lược ảnh hưởng lâu dài đến tổ chức. Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin, và phần lớn thông tin do kế toán quản trị cung cấp nhằm để phục vụ chức năng ra quyết định của nhà quản trị. Vì vậy, kế toán quản trị phải cung cấp thông tin linh hoạt kịp thời và mang tính hệ thống, trên cơ sở đó phân tích các phương án được thiết lập để lựa chọn phương án tối ưu nhất cho việc ra quyết định. Các thông tin này cũng có thể diễn đạt dưới dạng mô hình toán học, đồ thị, biểu đồ… để nhà quản trị có thể xử lý nhanh chóng. 2.2 Nội dung của kế toán quản trị Từ những phân tích về vai trò của kế toán quản trị ở phần trên, có thể nhận thấy nội dung cơ bản của kế toán quản trị bao gồm những phần sau: - Dự toán ngân sách - Kế toán theo các trung tâm trách nhiệm và đánh giá trách nhiệm quản lý - Hệ thống kế toán chi phí và quản trị chi phí sản xuất kinh doanh trong công ty. 9 - Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định và dự báo. Các phương pháp nghiệp vụ được sử dụng trong kế toán quản trị: Các phương pháp được sử dụng trong kế toán quản trị cơ bản giống như kế toán tài chính, đó là: - Phương pháp chứng từ kế toán - Phương pháp đối ứng tài khoản - Phương pháp tinh giá - Phương pháp tổng hợp cân đối 2.2.1 Dự toán ngân sách: Là dụng cụ định lượng được sử dụng bởi các kế toán viên để giúp các nhà quản trị trong việc hoạch định và kiểm soát, bao gồm dự toán ngân sách chủ đạo, dự toán ngân sách linh hoạt, dự toán vốn. Dự toán ngân sách là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêu kinh tế, tài chính mà công ty cần đạt được trong kỳ hoạt động, đồng thời chỉ rõ cách thức, biện pháp huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đó. Dự toán ngân sách là một hệ thống bao gồm nhiều dự toán như: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán vốn đầu tư, dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán. Dự toán ngân sách là cơ sở để đánh giá thành quả hoạt động của từng bộ phận, từ đó xác định trách nhiệm của từng bộ phận nhằm phục vụ tốt cho quá trình tổ chức và hoạch định. Dự toán ngân sách là công cụ của nhà quản lý, chính vì thế đòi hỏi nhà quản lý phải am hiểu các loại dự toán để thích ứng với từng nhu cầu riêng lẻ và từng hoàn cảnh cụ thể của từng tổ chức trong từng thời kỳ, từng giai đọan. Tùy theo cách thức phân loại sẽ có các loại dự toán ngân sách sau đây: Phân loại theo thời gian: theo cách phân loại này thì dự toán chia làm hai loại là dự toán ngắn hạn và dự toán dài hạn. - Dự toán ngân sách ngắn hạn: Dự toán ngân sách ngắn hạn là dự toán được 10 lập cho kỳ kế hoạch là một năm và được chia ra từng kỳ ngắn hơn là hàng quý và hàng tháng. Dự toán ngân sách ngắn hạn thường liên quan đến các hoạt động kinh doanh thường xuyên của tổ chức như mua hàng, bán hàng, thu tiền, chi tiền, sản xuất Dự toán ngân sách ngắn hạn được lập hàng năm trước khi niên độ kế toán kết thúc và được xem như là định hướng chỉ đạo cho mọi hoạt động của tổ chức trong năm kế hoạch. - Dự toán ngân sách dài hạn: Dự toán ngân sách dài hạn còn được gọi là dự toán ngân sách vốn, đây là dự toán được lập liên quan đến tài sản dài hạn, thời gian sử dụng tài sản vào các hoạt động kinh doanh thường hơn một năm. Dự toán dài hạn thường bao gồm việc dự toán cho các tài sản lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất và hệ thống phân phối như: nhà xưởng, máy móc thiết bị…… để đáp ứng yêu cầu chiến lược kinh doanh. Đặc điểm cơ bản của dự toán ngân sách vốn là lợi nhuận dự kiến lớn, mức độ rủi ro cao, thời gian thu hồi vốn dài. Phân loại theo chức năng: theo cách phân loại này thì dự toán chia làm hai loại chính là dự toán hoạt động và dự toán tài chính - Dự toán hoạt động: Dự toán hoạt động bao gồm các dự toán liên quan đến hoạt động cụ thể của công ty. Như dự toán tiêu thụ nhằm phán đoán tình hình tiêu thụ của công ty trong kỳ dự toán, dự toán sản xuất được áp dụng cho các công ty sản xuất nhằm dự toán sản lượng sản xuất đủ cho tiêu thụ từ đó tính dự toán chi phí sản xuất, dự toán mua hàng nhằm dự toán khối lượng hàng cần thiết phải mua đủ cho tiêu thụ và tồn kho, sau đó lập dự toán chi phí bán hàng và quản lý, dự toán kết quả kinh doanh. - Dự toán tài chính: Dự toán hoạt động là các dự toán liên quan đến tiền tệ, vốn đầu tư, bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong đó: dự toán tiền tệ là kế hoạch chi tiết cho việc thu và chi tiền, dự toán vốn đầu tư trình bày dự toán các tài sản dài hạn và vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh ở những năm tiếp theo, dự toán bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là các dự toán tổng hợp số liệu [...]... dung và điều kiện để thực hiện kế toán quản trị là cơ sở để tổ chức tốt công tác kế toán quản trị cụ thể tại công ty 32 CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN THÁC MƠ 3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần thủy điện Thác Mơ 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ tiền thân là Nhà máy thủy điện Thác Mơ thành lập theo Quyết định... bản để vận dụng kế toán quản trị vào công ty Tuy nhiên, thực hiện được công tác kế toán quản trị tại công ty cần đáp ứng một số yêu cầu sau: về phía nhà nước nên công bố những khái niệm, lý luận tổng quát và công nhận kế toán quản trị trong hệ thống kế toán của công ty, hỗ trợ cho công ty trong việc đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức các ngân hàng tư liệu thông tin; về phía nhà quản lý công ty phải hoàn... hợp của một quá trình tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty từ khâu tổ chức hệ thống ghi chép thông tin ban đầu phù hợp với việc thu thập thông tin để lập báo cáo và xử lý thông tin và tiến hành công tác lập báo cáo Cần lưu ý đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng cũng như việc tập huấn, đào tạo cho nhân sự kế toán thực hiện thành thạo... nhà quản trị Định kỳ công ty cần phải xem xét đánh giá hệ thống báo cáo hiện hành, từ đó đề ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị 2.3.4 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị Doanh nghiệp căn cứ vào các điều kiện cụ thể như quy mô, trình độ cán bộ, đặc điểm sản xuất, kinh doanh, quản lý, phương tiện kỹ thuật…để tổ chức bộ máy kế toán quản trị Có ba hình thức tổ chức bộ máy kế toán quản. .. quản trị mà doanh nghiệp có thể lựa chọn: 2.3.4.1 Hình thức kết hợp Theo hình thức này thì kế toán quản trị và kế toán tài chính cùng nằm trong một bộ máy kế toán, nghĩa là không có sự phân chia giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính thành hai bộ riêng biệt Các nhân viên tài chính kế toán vẫn thực hiện đúng phần hành đã phân công nhưng có kết hợp thực hiện thêm công việc của kế toán quản trị trong... những công ty muốn tiến thẳng lên mô hình kế toán tài chính độc lập với kế toán quản trị, nhưng chưa đủ điều kiện cũng như trình độ quản lý để tổ chức ngay mô hình độc lập 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho những người trong nội bộ công ty sử dụng, giúp cho việc đưa ra các quyết định để vận hành công việc kinh doanh và vạch kế hoạch... nhân sự và công việc tổng hợp thông tin từ hai bộ phận sao cho có hiệu quả thì cần một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và trình độ cao 2.3.4.3 Hình thức hỗn hợp Theo quan điểm của hình thức này thì một số bộ phận của kế toán quản trị sẽ được tổ chức độc lập với kế toán tài chính, các bộ phận còn lại được tổ chức kết hợp Cụ thể là kế toán quản trị chi phí sẽ được tổ chức độc lập với kế toán tài chính... doanh Kế toán quản trị hữu ích trong việc kiểm soát chi phí cũng như hiệu quả của từng hoạt động, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và giúp cho nhà quản trị có thể đảo ngược được tình thế Kế toán quản trị bao gồm những nội dung cơ bản là: dự toán ngân sách, kế toán các trung tâm trách nhiệm, hệ thống kế toán chi phí và thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định nhằm giúp công ty có những... từng mục tiêu quản lý và ra quyết định Thông tin đầu vào của kế toán quản trị không chỉ căn cứ vào chứng từ mà còn được thu thập từ rất nhiều nguồn như: Thông tin thị trường về giá, hàng hóa của đối thủ cạnh tranh, kết quả các cuộc khảo sát 2.3.2 Tổ chức phân loại, xử lý và cung cấp thông tin 2.3.2.1 Tổ chức tài khoản kế toán Việc tổ chức tài khoản kế toán để đáp ứng yêu cầu của kế toán quản trị trong... nghiệp ký quyết định số 2747/QĐ-BCN về việc cổ phần hoá Công ty Thuỷ điện Thác Mơ, từ ngày 01/01/2008 Công ty Thủy điện Thác Mơ chuyển thành Công ty cổ phần thuỷ điện Thác Mơ Ngày 26/3/2008 Công ty được Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước cấp giấy chứng nhận Công ty Đại chúng theo số 34/CQĐD-UBCKNN Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ chính thức gia nhập vào thị trường chứng khoáng Việt Nam – . máy kế toán tại Công ty Cổ phần thủy điện Thác Mơ. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những nội dung kế toán quản trị áp dụng cụ thể vào việc hoàn thiện hệ thống công tác kế toán quản trị tại Công. Tình hình công tác kế toán quản trị tại Công ty 4 • Chương 4: Giải pháp hoàn thiện Kế toán quản trị cho Công ty. • Chương 5: Kiến nghị và kết luận CHƯƠNG 2 5 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG. những vấn đề lý luận về kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá hiện trạng tổ chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ, từ đó rút ra những

Ngày đăng: 31/07/2015, 18:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan