Một số giải pháp phát triển thị trường kinh doanh tôn của Chi nhánh công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Hà Nội
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế hiện nay, thị trường có vị trí vô cùng quan trọng, là trung tâm hoạt động của các hoạt động kinh doanh và là môi trường hoạt động của các doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng vào thị trường. Tuy nhiên, thị trường liên tục biến động, đầy bí ẩn và thay đổi không ngừng nên đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu thị trường để điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường là cuộc chạy đua không có đích cuối cùng. Đặc biệt, Việt Nam đang ngày càng hội nhập toàn diện với khu vực và thế giới, là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Nó sẽ tạo ra muôn vàn các cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhưng cũng đầy rẫy những thách thức, nguy cơ luôn rình rập. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh không chỉ của các doanh nghiệp trong nước mà còn các doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi đó thị trường là mảnh đất tồn tại và phát triển của mỗi một doanh nghiệp, thì buộc doanh nghiệp phải chia sẻ thị trường với các doanh nghiệp khác. Do đó, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc tìm ra giải pháp phát triển thị trường kinh doanh là yêu cầu cấp bách để tồn tại, đứng vững và phát triển của mỗi một doanh nghiệp. Vì vậy, phát triển thị trường vừa là mục tiêu vừa là phương thức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen là một trong những thương hiệu mạnh của ngành thép Việt Nam. Là công ty đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh theo mô hình khép kín. Công ty có một hệ thống phân phối với gần 80 chi nhánh trải rộng khắp cả nước. Là một công ty có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng nên công ty đã quyết định Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 thành lập Chi nhánh tại Hà Nội nhằm tiếp cận thị trường, tìm kiếm đối tác mua bán, mở rộng phạm vi kinh doanh, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới ở phía Bắc. Với một thị trường hết sức mới mẻ và có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như hiện nay thì vấn đề chiếm lĩnh thị trường, mở rộng và phát triển thị trường là con đường duy nhất để tồn tại và phát triển. Với tầm quan trọng của việc mở rộng và phát triển thị trường cùng với tình hình thực tế về thị trường của Chi nhánh hiện nay, và được sự hướng dẫn của thầy giáo - TS Trần Văn Bão cùng các cán bộ công nhân viên tại Chi nhánh nên tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển thị trường kinh doanh tôn của Chi nhánh công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Hà Nội”. Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm ra giải pháp phát triển thị trường cho Chi nhánh công ty tôn Hoa Sen tại Hà Nội. Từ việc nghiên cứu lý luận chung về thị trường và phát triển thị trường cùng với việc phân tích thực trạng thị trường và phát triển thị trường của Chi nhánh để đưa ra biện pháp và một số kiến nghị cho Chi nhánh với công ty và các cơ quan chức năng nhằm phát triển thị trường cho Chi nhánh ở thị trường phía Bắc. Chuyên đề chỉ tập trung vào việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thị trường và nội dung phát triển thị trường của Chi nhánh. Để nghiên cứu được thị trường của Chi nhánh sử dụng hai phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tại bàn: thu thập các thông tin qua các tài liệu như sách báo, tạp chí, các bài luận văn và các loại tài liệu liên quan đến mặt hàng mà Chi nhánh đang kinh doanh. Phương pháp nghiên cứu hiện trường: đến tận đơn vị thực tập trực tiếp quan sát, thu thập các thông tin và số liệu ở Chi nhánh. Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Nội dung của chuyên đề gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về vấn đề thị trường, phát triển thị trường và khái quát về Chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen tại Hà Nội. Chương 2: Thực trạng thị trường và phát triển thị trường kinh doanh tôn của Chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen. Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường kinh doanh tôn của Chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen. Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ THỊ TRƯỜNG, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁI QT VỀ CHI NHÁNH CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN HOA SEN TẠI HÀ NỘI 1.1. KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG 1.1.1. Khái niệm về thị trường 1.1.1.1. Khái niệm về thị trường Thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ của cung và cầu, hay là tổng hồ các mối quan hệ. Là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện cần và đủ để thực hiện giá trị hàng hố. Trong hệ thống lý thuyết kinh tế có rất nhiều khái niệm về thị trường song hầu hết các khái niệm đó đều có tính chất vĩ mơ. Sau đây là một số các quan niệm về thị trường của các nhà kinh tế học trên thế giới. Theo Philip Kotler: “Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó”. Philip Kotler cũng đã phân chia như sau người bán thành ngành sản xuất còn người mua thì họp thành thị trường. Theo Mc Carthy: “Thị trường có thể được hiểu là các nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự (giống nhau) và những người bán đưa ra các sản phẩm khác nhau với các cách thức khác nhau để thỗ mãn những nhu cầu đó”. Ở đây Mc Carthy cho rằng thị trường bao gồm người bán là người cung ứng sản phẩm và người mua là những khách hàng được thoả mãn nhu cầu bằng những sản phẩm khác nhau. Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Một nhà kinh tế Việt Nam quan niệm rằng: “Thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá và dịch vụ”… Những quan niệm trên cho chúng ta hiểu được thị trường ở tầm vĩ mô. Nó giúp nhận dạng thị trường của ngành, của nền kinh tế quốc dân. Từ đó có thể đưa ra các chủ trương chính sách để hoạch định và quản lý thị trường. Tuy nhiên, ở phạm vi của một doanh nghiệp thị trường phải được mô tả một cách chính xác và cụ thể hơn các thành phần tham gia và các yếu tố cấu thành nên thị trường của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp đưa ra được các chính sách, biện pháp linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi không ngừng của thị trường để điều khiển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Ở phạm vi doanh nghiệp thương mại, thị trường được mô tả là một hay một nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và những người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với tiềm năng của mình có thể mua bán hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Theo quan niệm của người bán, thị trường được hiểu là một nhóm khách hàng tiềm năng có nhu cầu cụ thể về hàng hoá, dịch vụ trong một thời gian nhất định và chưa được thoả mãn. Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có nhiều người bán, nhiều người mua, nhiều hàng hoá tương tự nhau có thể thay thế hay bổ sung cho nhau tất yếu nảy sinh sự cạnh tranh lẫn nhau giữa người bán với người bán, người mua với người mua, người bán với người mua và cạnh tranh giữa những người mua bán với nhau. Cạnh tranh về chất lượng, giá cả hàng hoá, các hình thức dịch vụ phục vụ khách hàng, các phương thức mua bán, thánh toán,… Cạnh tranh là yếu tố quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng các Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 tiến bộ khoa học kỹ thuật, tối đa hoá các yếu tố đầu vào để giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Tóm lại, thị trường của doanh nghiệp là một bộ phận của thị trường nói chung với những yếu tố liên quan trực tiếp đến cơ hội kinh doanh và khả năng khai thác các cơ hội kinh doanh, cơ hội hấp dẫn của doanh nghiệp để thu lợi nhuận. 1.1.1.2. Các yếu tố cấu thành thị trường của doanh nghiệp thương mại Các yếu tố cấu thành nên thị trường gồm có bốn yếu tố là cung, cầu, giá cả và cạnh tranh. Cầu: là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở một mức giá có thể chấp nhận được. Cầu là một đại lượng phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó. Khi các yếu tố khác không thay đổi cầu sẽ phụ thuộc vào giá cả của hàng hoá, dich vụ trên thị trường. Khi đó cầu sẽ tăng lên nếu giá hàng hoá, dịch vụ trên thị trường giảm xuống và ngược lại, cầu sẽ giảm xuống nếu giá hàng hoá, dịch vụ tăng lên. Các yếu tố tác động đến cầu đó là: sở thích, thói quen, phong tục tập quán, giá cả hàng hoá, dịch vụ trên thị trường, thu nhập, nghề nghiệp, giới tính,…Doanh nghiệp thương mại cần xác định cầu hướng vào doanh nghiệp, tức là xác định khối lượng cầu cụ thể về hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp ở mỗi mức giá nhất định. Cung: là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở một mức giá có thể chấp nhận được. Cung là đại lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự phát triển của khoa học công nghệ, chi phí cho các yếu tố đầu vào, các chính sách vĩ mô, …Khi các yếu tố này không thay đổi, cung sẽ phụ thuộc vào giá cả hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Khi đó, cung sẽ tăng lên khi giá cả tăng lên và ngược lại, cung sẽ giảm xuống khi giá cả giảm xuống. Doanh nghiệp thương mại cần xác định khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp có khả năng cung ứng trên thị trường ứng với mức giá nhất định. Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Giá cả: Giá cả thị trường được hình thành khi cung và cầu gặp nhau. Nó được biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Khi cung và cầu trên thị trường thay đổi thì giá cả thị trường cũng thay đổi theo. Cạnh tranh: Trong cơ chế thị trường cạnh tranh diễn ra liên tục và gay gắt Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nhằm giành giật thị trường tiêu thụ để thu lợi nhuận. Nó sẽ bình quân hoá các giá trị cá biệt để hình thành nên giá cả thị trường Do đó, cạnh tranh sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới, cải tiến hoạt động kinh doanh để có thể đứng vững và phát triển trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. 1.1.2. Các quy luật và chức năng của thị trường 1.1.2.1. Những quy luật chung của thị trường Quy luật giá trị Đây là quy luật kinh tế của kinh tế hàng hoá. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị lao động xã hội cần thiết trung bình để sản xuất, lưu thông hàng hoá và trao đổi ngang giá. Trong sản xuất kinh doanh việc tính chi phí hoạt động kinh doanh bằng giá trị là cần thiết bởi đòi hỏi của thị trường. Do nguồn lực của xã hội là có hạn nên buộc các doanh nghiệp phải sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và tiết kiệm nhất, phải sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội nhất, hay chi phí vật chất cho một đơn vị sản phẩm hoặc một chi tiết sản phẩm hoặc một khối lượng công việc phải là thấp nhất trong điều kiện vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm cao, giá trị sử dụng của sản phẩm và giá trị của sản phẩm để trao đổi được trên thị trường. Nếu doanh nghiệp nào tạo ra được một đơn vị sản phẩm với chi phí lao động xã hội thấp hơn trung bình thì doanh nghiệp đó sẽ được lợi khi đem ra trao đổi mua bán trên thị trường. Điều đó buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải không ngừng đổi mới, cải tiến chất lượng, mẫu mã Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 sản phẩm, các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng; không ngừng ứng dụng các công nghệ khoa học tiên tiến trong hoạt động kinh doanh để giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Quy luật cung - cầu Quy luật cung cầu nêu lên mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng cung ứng trên thị trường. Mối quan hệ cung cầu là quan hệ bản chất, thường xuyên lặp đi lặp lại, khi tăng khi giảm tạo thành quy luật trên thị trường. Cung cầu luôn luôn có xu thế chuyển động xích lại gần nhau để tạo ra sự cân bằng trên thị trường. Khi cung cầu gặp nhau giá cả thị trường được xác lập, đó chính là sự tương tác giữa người mua và người bán trên thị trường. Giá cả thị trường là thông tin, tín hiệu làm cơ sở cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ra các quyết định để sử dụng nguồn lực một cách có hiểu quả. Nhưng mức giá đó luôn luôn giao động trước sự thay đổi của cung và cầu trên thị trường. Quy luật cạnh tranh Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường có nhiều người mua, người bán với lợi ích kinh tế khác nhau tất yếu nảy sinh sự cạnh tranh giữa những người mua, người bán với nhau và giữa người mua với người bán tạo nên sự vận động của thị trường. Do đó để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải đón trước cạnh tranh và sử dụng các vũ khí cạnh tranh hiệu quả. 1.1.2.2. Chức năng của thị trường Chức năng thừa nhận: doanh nghiệp thương mại mua hàng hoá để bán. Doanh nghiệp chỉ tồn tại khi hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp được thị trường thừa nhận, được thực hiện về giá, khi đó doanh nghiệp mới thu hồi được vốn bỏ ra để bù đắp chi phí và có lãi để tái đầu tư phát triển kinh doanh. Ngược lại, nếu hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp không được thị trường thừa nhận thì doanh nghiệp đó sẽ rơi vào tình trạng đình trệ và phải phá sản. Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chức năng thực hiện: được thể hiện ở chỗ thị trường là nơi diễn ra các hành vi mua và bán. Đòi hỏi hàng hoá và dịch vụ phải được thực hiện về giá trị trao đổi. Người bán cần tiền còn người mua cần hàng. Khi người bán và người mua gặp nhau, giá hàng được xác định. Chức năng điều tiết và kích thích: Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng vào thị trường, các hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ đều diễn ra trên thị trường. Qua hoạt động đó, thị trường sẽ điều tiết và kích thích sản xuất kinh doanh phát triển hay ngược lại. Với chức năng này thị trường luôn điều tiết sự gia nhập ngành hoặc rút ra khỏi ngành của một số doanh nghiệp. Chức năng thông tin: thông tin thị trường là những thông tin kinh tế quan trọng về cung và cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Những thông tin này được toàn xã hội quan tâm, được người cung ứng cũng như người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đặc biệt quan tâm. Thông tin thị trường rất quan trọng đối với các nhà sản xuất, kinh doanh khi đưa ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Có được những thông tin thị trường chính xác, kịp thời giúp doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội trong kinh doanh. Chính những thồng tin thị trường có ảnh hưởng rất lớn trong sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. 1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 1.2.1. Sự cần thiết phải phát triển thị trường Thị trường là mảnh đất tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Trong khi đó, các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều tất yếu sẽ nảy sinh cạnh tranh, thị trường được chia sẻ cho nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể tìm được một chỗ đứng vững chắc cho mình trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực hết mình tìm kiếm cơ hội mở rộng và phát triển thị Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 trường. Có mở rộng và phát triển thị trường mới giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận để từ đó có khả năng đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, mở rộng và phát triển thị trường là con đường duy nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển một cách bền vững trong cơ chế thị trường cạnh tranhgay gắt. 1.2.2 Phương hướng phát triển thị trường Phát triển thị trường theo chiều rộng: tức là việc mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý, tăng quy mô sản xuất kinh doanh, thêm nhiều chủng loại sản phẩm, tăng số lượng khách hàng. Phát triển thị trường theo chiều sâu: nâng cao chất lượng hiệu quả của thị trường. Có thể phát triển thị trường bằng các hình thức sau: Thâm nhập sâu vào thị trường: là việc doanh nghiệp tìm cách tăng việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ hiện tại trên các thị trường hiện tại. Doanh nghiệp có thể thực hiện bằng cách tăng sức mua của khách hàng, tìm kiếm lôi kéo khách hàng mới trên thị trường hiện tại, … Mở rộng thị trường: là tìm cách tăng mức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh bằng con đường thâm nhập vào những thị trường mới. Bằng cách mở rộng mảng lưới bán hàng, phát triển kênh tiêu thụ, tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm,… Cải tiến hàng hoá: là tìm cách tăng mức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ bằng cách tạo ra những hàng hoá mới hay đã được cải tiến cho thị trường hiện tại của doanh nghiệp. Phát triển kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu Khi doanh nghiệp đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và có các điều kiện thuận lợi, có năng lực về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật,…thì có thể phát triển thị trường theo hướng kết hợp phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A [...]... TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KINH DOANH TÔN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN TẠI HÀ NỘI 2.1 ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG CỦA CHI NHÁNH Chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen tại Hà Nội là Chi nhánh đầu tiên tại phía Bắc của công ty, Chi nhánh có trách nhiệm đảm nhiệm toàn bộ thị trường phía Bắc của công ty Để hiểu một cách đầy đủ hơn về thị trường của Chi nhánh cần... tư thành phố Hà Nội, công ty cổ phần Tôn Hoa Sen đã thành lập Chi nhánh công ty cổ phần Hoa Sen tại Hà Nội, số 53 phố Đức Giang, phường Đức Giang, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Năm 2007, do sự sát nhập của công ty cổ phần Tôn Hoa Sen với công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen nên Chi nhánh có sự thay đổi về tên gọi và tên giao dịch là: Chi nhánh công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Hà Nội Nguyễn Thị Thuỳ... 0918.775.368 1.2.3 Nội dung phát triển thị trường Thị trường của một doanh nghiệp thương mại được mô tả bởi 3 tiêu thức đó là sản phẩm, phạm vi địa lý, khách hàng và nhu cầu của họ Vì vậy nội dung phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại bao gồm: - Phát triển sản phẩm - Phát triển thị trường về phạm vi địa lý - Phát triển thị trường về khách hàng Phát triển sản phẩm: Phát triển sản phẩm là... 0918.775.368 Chi nhánh hiện là nhà phân phối chính thức các sản phẩm tôn mạ màu của công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Hà Nội 1.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TỪNG PHÒNG BAN TRONG CHI NHÁNH 1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi nhánh 1.3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh - Chi nhánh là một bộ phận phân phối sản phẩm thuộc cơ cấu tổ chức của công ty, giúp việc và chịu sự điều hành quản lý của. .. lệ: 400 tỷ đồng Website: www.hoasencorp.com Chi n lược phát triển của công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen là kinh doanh theo mô hình công ty mẹ - công ty con cùng với việc mở rộng hệ thống phân phối đến năm 2015 có khoảng 200 chi nhánh trải rộng khắp cả nước, cứ 20 - 40 km trên quốc lộ sẽ có một chi nhánh của công ty, mỗi chi nhánh sẽ được thiết kế theo “ khuôn mẫu” của công ty về con người, mặt bằng, máy... sự thay đổi của môi trường kinh doanh Hiện nay công ty có những thay đổi như sau: Tên công ty là: Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen Tên giao dịch quốc tế của công ty: Hoa Sen Corporation Tên gọi tắt của công ty: Hoa Sen Corp Nguyễn Thị Thuỳ Linh Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Trụ sở giao dịch của công ty: 215 Lý Tự Trọng - Quận 1- Thành phố Hồ... nay, công ty Hoa Sen đã có chi nhánh tại Sơn La nên thị trường này do chi nhánh Sơn La khai thác Đặc điểm mặt hàng kinh doanh tôn của Chi nhánh là hàng công nghiệp và dân dụng nên khách hàng chính của Chi nhánh chủ yếu là những khách hàng có tầm cỡ lớn như: các công ty TNHH sản xuất và thương mại, các nhà xây dựng, các doanh nghiệp sản xuất Số lượng người mua ít nhưng khối lượng và giá trị mua của mỗi... doanh của Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007 Do Chi nhánh mới được thành lập từ năm 2004 nên kết quả trong hoạt động kinh doanh chưa cao Chi nhánh chưa đi vào hoạt động sản xuất mà chỉ mới thực hiên hoạt động bán hàng, sản phẩm do công ty mẹ là công ty tôn Hoa Sen sản xuất ra sau đó đưa xuống cho chi nhánh tiêu thụ, tức là Chi nhánh chỉ thực hiện việc phân phối sản phẩm của công ty Hoa Sen Chi nhánh tại. .. TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN TẠI HÀ NỘI 1.2.1 Khát quát về Chi nhánh 1) Tên Chi nhánh: Chi nhánh công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen tại Hà Nội 2) Địa chỉ Chi nhánh: Số 53, Phố Đức Giang, Phường Đức Giang, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội Điện thoại: 04.6559906 / 6559906 Fax: 04.66559907 Email: hoasenhn@yahoo.com 3) Ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh: - Sản xuất tấm lợp bằng thép mạ kẽm, hợp kim nhôm,... kéo khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh Thứ hai, phát triển khách hàng về mặt chất lượng: bằng cách tăng sức mua của khách hàng thông qua tăng tần suất mua hàng và khối lượng mỗi lần mua Phải tạo mối quan hệ tốt với khách hàng để giữ chân khách hàng, thành khách hàng truyền thống của doanh nghệp 1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN TẠI HÀ NỘI 1.2.1