NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨHọ tên học viên: TRẦN THỊ HẠ QUYÊN Giới tính: NỮ Ngày, tháng, năm sinh: 27/02/1981 Nơi sinh: Bình Phước Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1241850039 I- Tên đề tài: “Ho
Trang 1Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS VÕ VĂN NHỊ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày … tháng 01 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
Trang 2NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TRẦN THỊ HẠ QUYÊN Giới tính: NỮ
Ngày, tháng, năm sinh: 27/02/1981 Nơi sinh: Bình Phước
Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1241850039
I- Tên đề tài:
“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi
nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình
Phước”
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộtrong ngân hàng thương mại và kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tíndụng ngân hàng
- Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tíndụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước, từ đó rút
ra những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống kiểm soátnội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàntỉnh Bình Phước
- Từ các ưu-nhược điểm được rút ra này, nghiên cứu đề xuất các giảipháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tạicác chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước, góp phần nâng caochất lượng tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh BìnhPhước
2 Nội dung nghiên cứu
Trang 3theo COSO 1992 và kiểm soát nội bộ áp dụng cho NHTM theo báo cáoBasel
Phân tích các đặc điểm của nghiệp vụ tín dụng và nguyên nhân gây ra rủi
ro tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và phân tích thực trạng về hệ thống kiểmsoát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địabàn tỉnh Bình Phước; đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhâncủa những hạn chế đó
Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soátnội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàntỉnh Bình Phước, đồng thời đề xuất một số kiến nghị để những giải pháp
có thể thực hiện được tốt nhất
III- Ngày giao nhiệm vụ: Ngày 01/07/2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: Ngày 30/12/2013
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn, hỗ trợ của người hướngdẫn khoa học Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn thạc sỹ kế toán này là trungthực và chưa từng được trình bày hay công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện và hoàn thiện Luậnvăn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõnguồn gốc
Học viên thực hiện luận văn
Trần Thị Hạ Quyên
Trang 6LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước”, tôi đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các đơn vị, các anh chị đồng
nghiệp, cán bộ hướng dẫn, quý thầy cô trường Đại học Công nghệ Tp.HCM vàngười thân trong gia đình
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý thầy cô vàCBCNV trường Đại học Công nghệ Tp HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trongquá trình học tập, giúp tôi có được những kiến thức lý luận để có thể ứng dụngtrong công việc và trong việc hoàn thành Luận văn này Đặc biệt tôi xin cảm ơnPGS.TS Võ Văn Nhị, người hướng dẫn khoa học của Luận văn, thầy đã trực tiếp
và tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các đơn vị, các anh chị phụ tráchkiểm soát nội bộ của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã tạođiều kiện cho tôi được tiếp xúc và giúp đỡ tôi trong việc cung cấp các thông tin, sốliệu và trả lời các câu hỏi khảo sát
Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp trong cơ quan và người thân trong gia đình
đã tạo điều kiện về thời gian cho tôi thực hiện và hoàn thiện luận văn
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Trần Thị Hạ Quyên
Trang 7TÓM TẮT
Đề tài "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tạicác chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước" nghiên cứu lý thuyết vềkiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại, tìm hiểu thực trạng của hệ thốngkiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địabàn tỉnh Bình Phước Từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện và đề xuất một
số kiến nghị cho việc thực hiện các giải pháp tốt nhất Đề tài cũng nêu rõ tính cấpthiết, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiêncứu
Thông qua đề tài, tác giả muốn góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống kiểmsoát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnhBình Phước; giúp họ có thể xác định thực trạng hiện tại, từ đó đề ra các mục tiêu
và các biện pháp cụ thể để giảm thiểu rủi ro tín dụng, giúp ngân hàng kinh doanh
an toàn, hiệu quả
Trang 8The theme "Complete the internal control system for credit transaction atAgribank branches in Binh Phuoc province" researches the theory of the internalcontrol in commercial banks, learn the status of internal control system atAgribank branches in Binh Phuoc province, which proposes not only somesolutions to complete at Agribank branches in Binh Phuoc province, but also somerecommendations for the implementation of the best solution The theme alsostates the urgency, goal, researching object, researching scope and methodology
Through the theme, the author would like to contribute to the completion ofthe internal control system at Agribank branches in Binh Phuoc province; helpthem to identify their current position , which set out the specific objectives andmeasures to minimize the credit risk, help banks make the business safer
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
Chương 1 – PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Tổng quan về đề tài nghiên cứu 3
1.6 Kết cấu của đề tài 4
Chương 2 - TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 2.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 5
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống KSNB 5 2.1.2 Định nghĩa kiểm soát nội bộ và hệ thống KSNB 8 2.1.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB 10 2.1.4 Lợi ích và hạn chế của hệ thống KSNB 11 2.2 Đặc điểm về hệ thống KSNB áp dụng cho NHTM theo báo cáo Basel
12
2.2.1 Vai trò của NHTM 12
2.2.2 Rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại 15
2.2.3 Đặc điểm về hệ thống KSNB áp dụng cho NHTM theo báo cáo Basel
16
Trang 103.2.1 Đặc điểm nghiệp vụ tín dụng 32
3.2.2 Nguyên nhân rủi ro tín dụng 37
3.3 Khảo sát thực trạng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước 45
3.3.1 Mục đích khảo sát 45
3.3.2 Đối tượng và phạm vi khảo sát 45
3.3.3 Nội dung khảo sát 45
3.3.4 Phương pháp khảo sát 46
3.3.5 Kết quả khảo sát 46
3.4 Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước 46
3.4.1 Môi trường kiểm soát 46
3.4.2 Phân tích và đánh giá rủi ro61
3.4.3 Các hoạt động kiểm soát 70
3.4.4 Thông tin và truyền thông 80
3.4.5 Hoạt động giám sát 86
Trang 11NỘI BỘ CHO CÁC CHI NHÁNH AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
4.1 Định hướng tín dụng của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Phước giai đoạn 2012-2020 94 4.2 Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước 95
4.2.1 Hoàn thiện môi trường kiểm soát 95
4.2.2 Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro tín dụng 98
4.2.3 Hoàn thiện hoạt động kiểm soát tín dụng 100
4.2.4 Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin và truyền thông 1064.2.5 Cải tiến hoạt động giám sát 108
CHƯƠNG 5 - KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 115
5.1 Kiến nghị 115
5.1.1 Kiến nghị đối với các chi nhánh 115
5.1.2 Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam 118
5.1.3 Đối với Chính phủ 119
5.1.4 Đối với Ngân hàng Nhà Nước 121
5.2 Kết luận 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO 127 PHỤ LỤC
Trang 12DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Basel Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng
CIC Trung tâm thông tin tín dụng
COSO Committee of Sponsoring Organization
Agribank Vietnam Bank for Agriculture and Rural DevelopmentNHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Hoạt động tín dụng 33
Trang 13Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả khảo sát về tính chính trực và giá trị đạo đức
47
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả khảo sát về sự đảm bảo về năng lực 48
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả khảo sát về triết lý quản lý và phong cách điều hành .49
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả khảo sát về cơ cấu tổ chức 51
Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả khảo sát về phân định quyền hạn và trách nhiệm .52
Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả khảo sát về chính sách nhân sự 53
Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả khảo sát về phân tích và đánh giá rủi ro 62
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả khảo sát về hoạt động kiểm soát 71
Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả khảo sát về thông tin và truyền thông 82
Bảng 3.12: Tổng hợp kết quả khảo sát về hoạt động giám sát 87
Trang 14DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Tổng hợp tình hình tăng trưởng dư nợ tại các chi nhánh Agribank trên địa bàntỉnh Bình Phước 34Hình 3.2: Tổng hợp tình hình nợ xấu tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh BìnhPhước 36
Trang 15Chương 1 – PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một doanh nghiệp đặc biệt, là trung giantài chính của nền kinh tế Nó thực hiện huy động các nguồn vốn trong nền kinh
tế và sử dụng các nguồn vốn huy động này để thực hiện cung ứng vốn tín dụngcho nền kinh tế và các dịch vụ ngân hàng nhằm tạo ra lợi nhuận Trong các hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ sử dụng vốnquan trọng nhất của NHTM vì nó giúp quay vòng nguồn vốn huy động đầu vào
và tạo ra lợi nhuận cao nhất cho NHTM Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm
ẩn rủi ro cao nhất Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do khách hàng vay khôngtrả được nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng đúng hạn như đã cam kết Rủi ro tíndụng là loại rủi ro nguy hiểm nhất đối với NHTM vì nó kéo các loại rủi ro kháccũng phát sinh theo và có thể dẫn đến sự phá sản của NHTM vì mất khả năngthanh toán các khoản huy động đầu vào do không thu hồi được vốn đã sử dụng
để cho vay
Để hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng, ngoài các biện pháp kỹ thuật nghiệp
vụ tín dụng thì việc thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả của NHTMđối với nghiệp vụ tín dụng sẽ góp phần rất quan trọng trong việc kiểm soát vàgiám sát rủi ro tín dụng, hạn chế được sự thất thoát vốn tín dụng cho ngân hàng.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịch quốc
tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt làAgribank) là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khốilượng tài sản, thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt Hiện tạiAgribank đã xây dựng nhiều chi nhánh trên địa bàn tỉnh Bình Phước nhằm đápứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, các dịch vụ tài chính cho doanhnghiệp, cá nhân trong tỉnh Tuy nhiên các sự kiện có liên quan đến hoạt độngtín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong nhữngnăm gần đây cho thấy chất lượng tín dụng của các chi nhánh Agribank còn
Trang 16chưa cao, khả năng quản lý rủi ro tín dụng còn yếu kém Bên cạnh đó, với xuhướng hội nhập kinh tế thế giới , để cạnh tranh và tồn tại vững mạnh thì mộttrong những giải pháp quan trọng, mang tính chiến lược là phải hoàn thiện hệthống kiểm soát nội bộ đặc biệt là đối với nghiệp vụ tín dụng để phòng chốngrủi ro Trên thực tế, hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chinhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã được áp dụng nhưng vẫn cònnhiều lúng túng, thiếu kinh nghiệm và chưa được quan tâm đúng mực.
Trước tình hình đó, bản thân mạnh dạn chọn đề tài "HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC" làm đề tài nghiên
cứu, hy vọng có đóng góp nhất định vào việc hạn chế rủi ro, nâng cao chấtlượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động cho các chi nhánh Agribank
trên địa bàn tỉnh Bình Phước
1.2 Mục tiêu của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộtrong ngân hàng thương mại và kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng ngânhàng
Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tíndụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước, từ đó rút ra những
ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tíndụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Từ các ưu-nhược điểm được rút ra này, nghiên cứu đề xuất các giảipháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chinhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước, góp phần nâng cao chất lượng tíndụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trang 17Đối tượng nghiên cứu là phân tích hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và hệthống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trênđịa bàn tỉnh Bình Phước.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội đối với nghiệp vụ tíndụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứuđịnh lượng nhưng trọng tâm sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chính.Phương pháp nghiên cứu định lượng chủ yếu được sử dụng là thống kê mô tả thôngqua khảo sát Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phươngpháp so sánh, đối chiếu, hệ thống, phân tích…
Sử dụng bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ để khảo sát thực trạngkiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại một số chi nhánh Agribank tiêu biểutrên địa bàn Tỉnh Bình Phước
Thảo luận với một số nhà quản lý, kiểm toán viên nội bộ và một số cán bộ tíndụng tại một số ngân hàng Agribank trên địa bàn Tỉnh Bình Phước
Tổng hợp các báo cáo, các số liệu liên quan đến tình hình dư nợ, nợ quá hạn
và nguyên nhân gây ra nợ quá hạn tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn Tỉnh
Bình Phước.
1.5 Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Từ trước đến nay đã có rất nhiều luận văn nghiên cứu về hệ thống KSNB vớinhiều đối tượng ở nhiều góc độ và mục đích khác nhau, nhằm đưa ra các giải phápnâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB như:
- Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ tạingân hàng Công Thương Việt Nam (Lê Phương Hồng – 2006)
- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP Quân Độinhằm phó với rủi ro hoạt động (Quách Nữ Trường Giang – 2012)
- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín (Trần Dũng Khôi Nguyên - 2013)
Trang 18Nhìn chung, những nghiên cứu trên đều phân tích thực trạng hệ thống kiểmsoát nội bộ của chính ngân hàng đó nên các giải pháp hoàn thiện chỉ phù hợp vớiđặc thù hoạt động của mình, các giải pháp mang tính chất hoàn thiện chung chung.
Hơn nữa, hiện nay tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phướcchưa có đề tài nào nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tíndụng Vì vậy, dựa vào nền tảng của những nghiên cứu trên, tác giả đã kế thừa pháttriển để phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của các chi nhánh Agribank trênđịa bàn tỉnh Bình Phước
Điểm nổi bật của đề tài là thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng hệthống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh Agribank trên địa bàntỉnh Bình Phước, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và nângcao hiệu quả hoạt động tín dụng cho các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh BìnhPhước
1.6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn viết thành năm chương
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại vàkiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Chương 3: Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánhagribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các chi nhánhagribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Chương 5: Kiến nghị và kết luận
Trang 19Chương 2 - TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống KSNB(1)(8)
Chức năng kiểm soát có vai trò quan trọng trong mọi công việc quản lý, vàkiểm soát nội bộ là một công cụ hữu hiệu để thực hiện chức năng kiểm soát Trảiqua hơn một trăm năm hình thành và phát triển, lý thuyết kiểm soát nội đã khôngngừng được hoàn thiện cụ thể là qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn hình thành (từ năm 1992 trở về trước)
Đầu thế kỷ 20, sau khi thắng trận trong cuộc chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha,tốc độ phát triển của các tổ chức kinh tế ở Mỹ tăng một cách nhanh chóng màkhông có bất kì một sự kiểm soát nào Cho đến khi họ nhận ra là không thể kiểmsoát tài chính của công ty do tốc độ tăng trưởng quá nhanh Do đó một bản báo cáotài chính mẫu được tổng hợp từ các mục tiêu chung đã được đề ra, trong đó các tổchức kiểm tra gian lận và sai phạm lẫn nhau Hệ thống kiểm tra nội bộ này có hiệuquả đánh dấu sự ra đời của khái niệm kiểm soát nội bộ Khái niệm kiểm soát nội bộ(KSNB) ở giai đoạn này còn sơ khai chủ yếu người ta cho rằng kiểm soát nội bộ làviệc kiểm soát nhằm ngăn chặn nhân viên lấy cắp tài sản của tổ chức
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929, Luật Chứng khoán năm 1933 và
Sở Giao dịch Chứng khoán năm 1934 đã ban hành bắt buộc phải kiểm tra báo cáotài chính của các công ty theo các nguyên tắc kiểm toán Vai trò của kiểm toán viên
ở giai đoạn này được nâng cao
Sau đó các công ty ngày càng trở nên lớn hơn và phức tạp hơn, kiểm toán trởthành chức năng không thể thiếu trong mọi khía cạnh của quản lý kinh doanh làđiều kiện tiên quyết của độ tin cậy báo cáo tài chính Do đó vào năm 1949, Viện Kếtoán Mỹ công bố một báo cáo đặc biệt định nghĩa kiểm soát nội bộ như sau: “Kiểmsoát nội bộ là cơ cấu tổ chức và các biện pháp, cách thức liên quan được chấp nhận
và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự chính xác và đáng tincậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ
Trang 20các chính sách của người quản lý” Báo cáo này cho thấy tầm quan trọng của kiểmsoát nội bộ trong hoạt động kinh doanh Tuy nhiên cũng có những lời chỉ trích rằngphạm vi trách nhiệm của kiểm toán viên đã được mở rộng quá xa, dẫn đến lập luậnủng hộ một khái niệm hẹp của kiểm soát nội bộ.
Năm 1977, sau vụ bê bối Watergate, trong đó có các khoản thanh toán bấthợp pháp cho chính phủ nước ngoài bị phát giác, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông quaĐiều Luật Hành vi hối lộ ở nước ngoài Điều luật này nhấn mạnh việc KSNB nhằmngăn ngừa những khoản thanh toán bất hợp pháp và dẫn đến yêu cầu ghi chép rấtđầy đủ mọi hoạt động Lần đầu tiên, hoạt động kiểm soát nội bộ trong các tổ chứcđược đề cập đến trong một văn bản pháp luật
Sau sự đổ bể của các tổ chức tài chính Mĩ trong những năm 1980 Viện kếtoán công chứng Mĩ (AICPA) thành lập Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gianlận khi lập báo cáo tài chính (National Commission on Financial Reporting, hay còngọi là Treadway Commission) Hội đồng quốc gia này được thành lập vào năm
1985 dưới sự bảo trợ của 5 tổ chức là:
Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA)
Hội kế toán Mỹ (American Accounting Association)
Hiệp hội quản trị viên tài chính (the Financial Executives Institute – FEI)
Hiệp hội kế toán viên quản trị (Institute of Management Accountants –IMA)
Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (the Institute of Internal Auditors – IIA) Hoạt động của hội đồng này là nhằm mục tiêu xác định các yếu tố gian lậntrên báo cáo tài chính và đưa ra các đề xuất để giảm thiểu phạm vi ảnh hưởng củachúng Vai trò của nó đã được thực hiện vào năm 1987 khi nó phát hành một báocáo có tiêu đề "Báo cáo tài chính gian lận", nhấn mạnh tầm quan trọng của KSNB
và sự cần thiết của kiểm tra đánh giá
COSO (The Committee of Sponsoring Organizations of the TreadwayCommission) là một Ủy Ban thuộc Hội Đồng Treadway Năm 1992 Ủy Ban này đãcho ra đời báo cáo KSNB , tạo nên một khởi đầu và tiếng nói chung cho các doanh
Trang 21nghiệp và tổ chức; chính phủ Hoa Kỳ ban hành luật Sarbanes – Oxley quy địnhtriển khai hệ thống KSNB cho tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứngkhoán, làm mở màn cho giai đoạn phát triển hệ thống KSNB tại quốc gia này và lantruyền trên thế giới COSO đã trở thành chuẩn mực được công nhận và áp dụngrộng rãi trên toàn thế giới Báo cáo COSO 1992 gồm có 4 phần:
Phần 1 – Bản tóm lược : Tổng quan về KSNB cho nhà quản lý cấp cao.
Phần 2 – Hệ thống lý luận : Định nghĩa về KSNB, mô tả các yếu tố của KSNB và
chỉ ra những tiêu chí để kiểm soát hệ thống
Phần 3 – Báo cáo cho các thành phần bên ngoài : Hướng dẫn cách thức báo cáo
cho các đối tượng bên ngoài về KSNB liên quan đến tài chính
Phần 4- Các công cụ đánh giá : Bao gồm các bảng biểu phục vụ cho việc đánh giá
sự hữu hiệu của hệ thống KSNB
Thời kỳ hậu COSO (từ năm 1992 đến nay): Báo cáo COSO 1992 đã tạo
lập nền tảng cho lý luận về KSNB Nhờ đó hàng loạt các nghiên cứu phát triểnKSNB ra đời theo nhiều hướng khác nhau :
Phát triển theo hướng quản trị : năm 2001, dựa trên báo cáo COSO năm
1992, COSO nghiên cứu hệ thống đánh giá rủi ro doanh nghiệp (Enterprise RiskManagement Framework –viết tắt là ERM) Bản dự thảo đã hình thành và công bố
và tháng 07/2003, theo đó ERM được định nghĩa gồm 8 yếu tố : Môi trường nội bộ,thiết lập mục tiêu, nhận diện sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro, các hoạt độngkiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát
Phát triển theo hướng công nghệ thông tin : Năm 1996, CoBIT (Control
Objectives for Information and Related Technology) do ISACA (Inform SystemAudit and Control Association) ban hành CoBIT nhấn mạnh đến kiểm soát trongmôi trường CIS, theo đó bao gồm những lĩnh vực sau: Hoạch định và tổ chức mua
và triển khai, phân phối và hỗ trợ, giám sát
Phát triển theo hướng kiểm toán độc lập : Các chuẩn mực kiểm toán của
Hoa Kỳ chuyển sang sử dụng báo cáo COSO làm nền tảng đánh giá hệ thống kiểmsoát nội bộ bao gồm : SAS 78 (1995) : Xem xét KSNB trong kiểm toán báo cáo tài
Trang 22chính (điều chỉnh SAS 55) SAS 94 (2001): Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đếnviệc xem xét KSNB trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, các chuẩn mực kiểm toán quốc tế vẫn giữ quan điểm riêng củamình về KSNB theo hướng phục vụ cho công tác kiểm toán ISA 400 xem KSNBbao gồm ba yếu tố : Môi trừơng kiểm soát, các thủ tục kiểm soát và hệ thống kếtoán Các yếu tố này được trình bày theo ISA 400 thiên về phía kiểm soát kế toán
Phát triển theo hướng kiểm toán nội bộ : Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ
(IIA) định nghĩa các mục tiêu của KSNB bao gồm :
Độ tin cậy và tính trung thực của thông tin
Tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định
Bảo vệ tài sản
Sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế
Hoàn tất các mục đích và mục tiêu cho các hoạt động, chương trình
Phát triển theo hướng chuyên sâu vào những ngành nghể cụ thể : Báo cáo
Basel 1998 của Ủy ban Basel các Ngân hàng Trung ương đã đưa một công bố vềKSNB trong ngân hàng Báo cáo Basel 1998 không đưa ra những lý luận mới màchỉ vận dụng những lý luận cơ bản của báo cáo COSO 1992 vào lĩnh vực ngânhàng
Phát triển theo hướng quốc gia : Nhiều quốc gia trên thế giới có khuynh
hướng xây dựng một khuôn khổ lý thuyết riêng về KSNB Điển hình là báo cáoCoCo 1995 (Canada) và báo cáo Turnbull 1999 (Anh) Các báo cáo này có nhữngquan điểm riêng nhưng về tổng thể không có sự khác biệt lớn so với báo cáo COSO1992
2.1.2 Định nghĩa kiểm soát nội bộ và hệ thống KSNB
Khái niệm kiểm soát nội bộ đã hình thành và phát triển dần trở thành một hệthống lý luận về vấn đề kiểm soát trong tổ chức, đặc biệt có liên quan mật thiết đếnvấn đề quản trị doanh nghiệp Quá trình nhận thức và nghiên cứu về kiểm soát nội
bộ đã dẫn đến các định nghĩa khác nhau từ giản đơn đến phức tạp về hệ thống này.Đến nay, định nghĩa được chấp nhận khá rộng rãi là
Trang 23“KSNB là một quá trình do con người quản lý, hội đồng quản trị, các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp
lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới đây :
Báo cáo tài chính đáng tin cậy.
Các luật lệ và qui định được tuân thủ.
Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.” (9)
Trong định nghĩa trên, có bốn khái niệm quan trọng cần lưu ý, đó là: quátrình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu
KSNB là một quá trình: tức khẳng định KSNB không phải là một sự kiệnhay tình huống mà là một chuỗi các hoạt động hiện diện rộng khắp trong doanhnghiệp KSNB tỏ ra hữu hiệu nhất khi nó được xây dựng như một phần cơ bản tronghoạt động của doanh nghiệp chứ không phải là một sự bổ sung cho các hoạt độngcủa doanh nghiệp hoặc là một gánh nặng bị áp đặt bởi các cơ quan quản lý hay thủtục hành chính KSNB phải là một bộ phận giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêucủa mình
KSNB bị chi phối bởi con người trong đơn vị (bao gồm ban giám đốc, nhàquản lý và các nhân viên) Con người đặt ra mục tiêu và đưa cơ chế kiểm soát vàovận hành hướng tới các mục tiêu đã định Ngược lại, KSNB cũng tác động đến hành
vi của con người Mỗi cá nhân có một khả năng, suy nghĩ và ưu tiên khác nhau khilàm việc và họ không phải luôn luôn hiểu rõ nhiệm vụ của mình cũng như trao đổi
và hành động một cách nhất quán KSNB sẽ tạo ra ý thức kiểm soát ở mỗi cá nhân
và hướng các hoạt động của họ đến mục tiêu chung của tổ chức
Đảm bảo hợp lý: KSNB chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho bangiám đốc và nhà quản lý việc đạt được các mục tiêu của đơn vị Điều này là donhững hạn chế tiềm tàng trong HTKSNB như: sai lầm của con người, sự thông đồngcủa các cá nhân, sự lạm quyền của nhà quản lý và do mối quan hệ giữa lợi ích vàchi phí của việc thiết lập nên HTKSNB Qua định nghĩa trên, ta thấy rằng báo cáoCOSO 1992 đã cung cấp một nhận thức về KSNB một cách đầy đủ Nó đã nêu lênđược tầm quan trọng và mối liên hệ mật thiết giữa các mục tiêu hoạt động và tuân
Trang 24thủ Báo cáo COSO 1992 còn nhấn mạnh đến nhân tố con người : con người giữmột vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống quản trị Từ nhận thức đó, ta cóthể đánh giá đúng đắn hơn và có những biện pháp hoàn thiện hệ thống KSNB trongdoanh nghiệp.
Trên cơ sở các lý thuyết về KSNB như đã trình bày, các doanh nghiệp cầnphải thiết lập hệ thống KSNB để thực hiện các mục tiêu như đã nêu trên
Khái niệm hệ thống KSNB: hệ thống KSNB là một phân hệ thuộc hệ thống
quản lý gắn kết nhiều bộ phận khác nhau trong mối quan hệ chặt chẽ để thực hiệncác mục tiêu kiểm soát trong một tổ chức và hướng tất cả các bộ phận và cá nhâncông tác trong đơn vị thực hiện mục tiêu chung do doanh nghiệp đề ra với tinh thầntrách nhiệm cao
2.1.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB(9)
Theo COSO 1992, các bộ phận cấu thành KSNB bao gồm:
Môi trường kiểm soát
Đánh giá rủi ro
Hoạt động kiểm soát
Thông tin và truyền thông
Giám sát
Môi trường kiểm soát là nền tảng cho tất cả các thành phần khác của KSNB,cung cấp kỷ luật, cấu trúc, quy trình của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu.Hội đồng quản trị và nhà quản lý nâng cao ý thức về tầm quan trọng củaKSNB cho các thành viên trong doanh nghiệp
Đánh giá rủi ro là một quá trình, xác định và phân tích rủi ro một cách linhhoạt và liên tục để doanh nghiệp đạt được mục tiêu, là cơ sở để xác định thếnào là rủi ro cần được quản lý Nhà quản lý cần xem xét những thay đổi xảy
ra ở môi trường bên ngoài và bên trong mô hình kinh doanh có khả năng cảntrở quá trình đạt mục tiêu của doanh nghiệp
Hoạt động kiểm soát là những chính sách, thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thịcủa nhà quản lý được thực hiện Các chính sách và thủ tục này thúc đẩy các
Trang 25hoạt động cần thiết để giảm thiểu rủi ro của doanh nghiệp và tạo điều kiệncho các mục tiêu đề ra được thực hiện nghiêm túc.
Thông tin là cần thiết cho mọi cấp trong doanh nghiệp để sản xuất kinhdoanh và thỏa mãn các mục tiêu về hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính
và tính tuân thủ Thông tin và truyền thông gồm hai thành phần gắn kết vớinhau Đó là hệ thống thu thập, xử lý, ghi chép thông tin và hệ thống báo cáothông tin bên trong và bên ngoài nội bộ Thông tin và truyền thông cho phéptất cả các nhân viên hiểu trách nhiệm kiểm soát nội bộ và tầm quan trọng củaviệc đạt được các mục tiêu
Giám sát là một quá trình đánh giá chất lượng của hệ thông KSNB trong suốtthời kì hoạt động để có các điều chỉnh và cải tiến thích hợp Giám sát có mộtvai trò quan trọng, nó giúp kiểm soát nội bộ luôn duy trì sự hiệu quả qua cácthời kì khác nhau Quá trình giám sát được thực hiện bởi những người cótrách nhiệm nhằm đánh giá việc thiết lập và thực hiện các thủ tục kiểm soát
KSNB không có hiệu quả với người quản lý cấp cao vì KSNB là do họ đề
ra để áp đặt đối với nhân viên của họ Nếu người quản lý cấp cao có saiphạm thì KSNB không thể ngăn chặn
KSNB không thể ngăn chặn những sai sót của con người như: bất cẩn, saolãng, vô ý, hiểu sai chỉ đạo của cấp trên, báo cáo của cấp dưới
Trang 26 Sự gian lận của nhân viên thông qua sự thông đồng với nhau hay với các
bộ phận bên ngoài tổ chức;
Hoạt động kiểm soát thường chỉ nhằm vào các nghiệp thường xuyên hayphát sinh, ít chú ý đến các hoạt động không thường xuyên thế nên các hoạtđộng không thường xuyên thường bị bỏ qua
Chi phí cho hệ thống KSNB không được lớn hơn chi phí ước tính về thiệthại hay gian lận gây ra
Vẫn tồn tại khả năng cá nhân lạm quyền, cố tình sai phạm
Những thay đổi của tổ chức, thay đổi quan điểm quản lý và điều kiện hoạtđộng có thể dẫn đến những thủ tục kiểm soát không phù hợp
Tóm lại, KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không phải đảm bảotuyệt đối các mục tiêu được thực hiện KSNB chỉ có thể ngăn ngừa và phát hiệnnhững sai sót, gian lận nhưng không thể đảm bảo là chúng không xảy ra
2.2 Đặc điểm về hệ thống KSNB áp dụng cho NHTM theo báo cáo
Basel II
2.2.1 Vai trò của NHTM
“Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các tổ chức kinh tế và cá nhân bằng cách huy động vốn rồi sử dụng vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng trên” (2)
Các chức năng của NHTM(3):
Chức năng tạo tiền : Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân hàng thương mại Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các ngân hàng thương mại với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế Các nghiệp vụ kinh doanh đặc thù ấy chính là nghiệp
vụ tín dụng và đầu tư trong mối liên hệ chặt chẽ với ngân hàng trung ương Sức mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại nhằm tạo ra tiền mang ý nghĩa kinh tế to
Trang 27lớn Hệ thống tín dụng năng động là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế trên
cơ sở của một mức tăng trưởng vững chắc.
Chức năng tạo cơ chế thanh toán : Việc đưa ra một cơ chế thanh toán hay nói cách khác tạo ra sự vận động của vốn là một trong những chức năng quan trọng của ngân hàng thương mại mà cụ thể trong thời gian gần đây là việc phát hành và sử
sử dụng nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền điện tử
Chức năng huy động tiết kiệm : Các ngân hàng thương mại thực hiện một dịch vụ rất quan trọng đối với tất cả các khu vực của nền kinh tế bằng cách cung ứng những điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền tiết kiệm của dân chúng Người gửi tiền tiết kiệm nhận được một khoản tiền dưới danh nghĩa lãi suất trên tổng số tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng với mức độ an toàn và khả năng thanh khoản cao Số tiền huy động được qua hình thức tiết kiệm luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghệp và cá nhân nhằm mở rộng khả năng sản xuất và các mục đích khác như tiêu dùng cá nhân hay mua nhà cửa Phần lớn tiền gửi tiết kiệm được huy động qua hệ thống ngân hàng thương mại.
Chức năng mở rộng tín dụng : Ngay từ khi mới bắt đầu hình thành, các ngân hàng thương mại đã luôn tìm kiếm các cơ hội để cho vay và coi đó là chức năng quan trọng nhất của mình Trong việc tạo ra khả năng tín dụng các ngân hàng thương mại đã và đang thực hiện chức năng xã hội của mình làm cho sản phẩm xã hội được tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng và từ đó đời sống dân chúng được cải thiện Tín dụng của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa quan trọng đối với toàn
Trang 28bộ nền kinh tế, nó tạo ra khả năng tài trợ cho các hoạt động công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp của nền kinh tế.
Chức năng tài trợ ngoại thương : Mặc dù ngoại thương được hình thành và bắt nguồn từ các hoạt động buôn bán quốc tế nhưng chúng có sự khác nhau đáng kể bắt nguồn từ sự khác nhau về hệ thống tiền tệ ở mỗi nước, năng lực tài chính của người mua và người bán thuộc các nước khác nhau Chính từ sự khác nhau này, các ngân hàng thương mại cần thiết cung ứng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đối với các hoạt động ngoại thương như: chiết khấu hối phiếu, bảo lãnh, tín dụng thư, mua
và bán séc du lịch… Bên cạnh việc tài trợ cho hoạt động ngoại thương, tín dụng của các ngân hàng thương mại còn góp phần vào quá trình tự do hoá ngoại thương giữa
các nước với nhau, với một chi phí hợp lý Do quá trình hợp tác và phân công lao
động có tính chất quốc tế, nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại của các ngân hàng thương mại cũng tăng lên không ngừng.
Chức năng ủy thác : Việc thu nhập tăng lên đã tạo ra khả năng tích lũy lành mạnh, và chính khả năng đó đã góp phần vào việc phát triển các dịch vụ ủy thác của ngân hàng thương mại Trong bối cảnh như thế mỗi cá nhân có thể tích lũy một khối
lượng tài sản lớn, thậm chí chỉ ở mức trung bình cũng có thể xuất hiện nhu cầumuốn phân chia số tài sản đó trước khi qua đời Với hình thức ủy thác, người ủythác, các văn phòng ủy thác có trách nhiệm sử dụng vốn để đầu tư và quản lý số vốnnày, kể cả phân phối thu nhập theo các điều khoản của hợp đồng ủy thác Các vănphòng ủy thác cung cấp nhiều dịch vụ đối với các Công ty Một trong những dịch
vụ như thế là công việc quản lý tiền hưu trí và việc thực hiện phần dịch vụ này pháttriển rất nhanh trong thời gian gần đây Cuối cùng một chức năng quan trọng nhấtđối với văn phòng ủy thác là đại diện phát hành và quản lý trái phiếu cho các công
ty với tư cách là người quản lý không chính thức
Chức năng bảo quản an toàn vật có giá : Nhờ ưu thế của các ngân hàng thương mại là nơi kiên cố dùng để bảo quản tiền bạc và các vật có giá khác của bản thân ngân hàng, các ngân hàng thương mại có điều kiện thực hiện chức năng bảo quản an toàn vật có giá của khách hàng So với các chức năng khác, bảo quản vật có
Trang 29giá ra đời trước ngay cả chức năng tín dụng vốn là chức năng cơ bản và chủ yếu của
ngân hàng thương mại
Chức năng môi giới : Phần lớn các ngân hàng thương mại đều thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán tức là dịch vụ lưu giữ , bảo quản và giúp khách hàng thực hiện quyền đối với chứng khoán do họ sở hữu.
2.2.2 Rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại
Do tính phức tạp và khối lượng giao dịch lớn Cùng với tính dễ biến động của tiền tệ nên trong hoạt động của mình ngân hàng thường gặp nhiều rủi ro
Các loại rủi ro gắn liền với hoạt động ngân hàng có thể phân ra thành 2 nhómchính : các rủi ro về sản phẩm – dịch vụ và các rủi ro về hoạt động
Rủi ro tín dụng : Rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu
được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng hạn Đây là rủi ro của sản phẩm dịch vụ quan trọng nhất trong ngân hàng, nó tồn tại trong toàn bộ phần tài sản chứ không chỉ vốn vay
Rủi ro về lãi suất : Rủi ro phát sinh trong trường hợp có sự thay đổi về lãi
suất ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng – bị lỗ do tăng chi phí …ví
dụ lãi suất thị trường thay đổi làm giảm giá trị tài sản Hoặc phát sinh sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ của ngân hàng
Rủi ro ngoại hối : phát sinh khi có sự biến động về tỷ giá và xuất hiện trạng
thái hối đoái mở trong kinh doanh ngoại tệ
Rủi ro thanh khoản : Rủi ro phát sinh khi ngân hàng không có đủ khả năng
đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi đồng thời của khách hàng ngay lập tức do thiếu hụt tiền dự trữ và việc chuyển đổi các tài sản Có khác sang tiền mặt gặp khó khăn, hoặc chịu ảnh hưởng của các hợp đồng vay
Rủi ro hoạt động ngoại bảng: mặt dù hoạt động ngoại bảng không được
phản ánh vào bảng cân đối kế toán nội bảng nhưng các hoạt động này tiềm ẩn nhiềurủi ro và có thể ảnh hưởng đến trạng thái tương lai của bảng cân đối kế toán khi các tài sản ngoại bảng chuyển thành nội bảng
Trang 30Rủi ro tác nghiệp : Là rủi ro phát sinh từ những sai sót của hệ thống thông
tin hoặc kiểm soát nội bộ dẫn đến thất thoát, bao gồm rủi ro an toàn chung, rủi ro giao dịch, rủi ro lạm dụng thông tin, rủi ro kiểm soát, rủi ro do các nhà quản lý không nhận được đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, rủi ro nhân sự, rủi ro hệ thống công nghệ thông tin, rủi ro thay đổi quản lý…
Để hạn chế rủi ro, Ban lãnh đạo các ngân hàng thường áp dụng nhiều biện pháp quản lý rủi ro nhằm đảm bảo có sự an toàn chung, thích đáng để đạt được mụctiêu kinh doanh Ngoài các biện pháp mang tính chất hành chính như đặt ra các tiêu chuẩn cho việc xét cấp tín dụng, hạn mức giao dịch…hoặc sử dụng các quỹ dự phòng…ngân hàng còn sử dụng các kỹ thuật phòng chống rủi ro mang tính nghiệp
vụ như thực hiện các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi… và trong khi thực hiện các
nghiệp vụ này thì rủi ro khác lại nảy sinh…
2.2.3 Đặc điểm về hệ thống KSNB áp dụng cho NHTM theo báo cáo
sự hiệu quả đó được diễn ra liên tục Mỗi cá nhân trong một tổ chức phải tham giavào quá trình đó Những mục tiêu chủ yếu của quá trình kiểm soát nội bộ có thểđược phân loại như sau:
Những hoạt động có hữu hiệu và hiệu quả (mục tiêu hoạt động);
Sự đáng tin cậy, đầy đủ và kịp thời của các thông tin quản trị và tài chính(mục tiêu thông tin);
Tuân thủ các qui định và luật hiện hành (mục tiêu tuân thủ)
Trang 31Mục tiêu hoạt động của kiểm soát nội bộ đi đôi với sự hữu hiệu và hiệu quảcủa ngân hàng trong việc sử dụng tài sản và những nguồn lực khác để ngân hàngkhông bị lỗ Tiến trình kiểm soát nội bộ cũng tìm kiếm sự chắc chắn rằng nhân sựtrong tổ chức làm việc để đạt được sự hiệu quả và toàn vẹn, hạn chế chi phí.
Mục tiêu thông tin là kịp thời, đáng tin cậy, những báo cáo có liên quan cầnthiết cho việc đưa ra quyết định trong tổ chức ngân hàng Chúng cũng chỉ ra sự cầnthiết của những tài khoản định kỳ đáng tin cậy, những báo cáo tài chính và báo cáocho cổ đông, cho những nhà giám sát và các đối tác bên ngoài Thông tin cung cấpcho các nhà quản lý, hội đồng quản trị, cổ đông và những nhà giám sát phải hiệuquả, đúng đắn mà những người nhận có thể dựa trên thông tin đó để ra quyết định
Mục tiêu tuân thủ đảm bảo chắc chắn rằng tất cả hoạt động kinh doanh củangân hàng phải theo đúng các qui định của pháp luật, yêu cầu của ngân hàng nhànước, và các chính sách và thủ tục của tổ chức Mục tiêu này nhằm để bảo vệ quyềnlợi và danh tiếng của ngân hàng
2.2.3.2 Các nguyên tắc của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng(11)
Basel đề ra 13 nguyên tắc thiết kế và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộngân hàng Về cơ bản, các nguyên tắc này tương tự như các yếu tố cấu thành hệthống kiểm soát nội bộ theo báo cáo của COSO Cụ thể như sau :
Giám sát điều hành và văn hóa kiểm soát :
Trang 32soát nội bộ Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm sau cùng về việc thiết lập và duy trìmột hệ thống kiểm soát nội bộ đầy đủ và hiệu quả.
Nguyên tắc 2:
Ban điều hành chịu trách nhiệm thực hiện những chiến lược và chính sách
mà Hội đồng quản trị đã phê duyệt; nâng cao việc xác định, đo lường, theo dõi vàkiểm soát những rủi ro phát sinh trong hoạt động của ngân hàng; duy trì một cơ cấu
tổ chức trong đó có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và các mốiquan hệ giữa các bộ phận; đảm bảo rằng đã thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả;thiết lập những chính sách kiểm soát nội bộ thích hợp; kiểm tra sự đầy đủ và hiệuquả của hệ thống kiểm soát nội bộ
Nguyên tắc 3:
Hội đồng quản trị và Ban điều hành chịu trách nhiệm nâng cao đạo đức vàtính liêm chính, thiết lập văn hóa trong đó nhấn mạnh và làm cho tất cả nhân viênthấy rõ tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ Tất cả nhân viên ngân hàng cần hiểu
rõ vai trò của mình trong quá trình kiểm soát nội bộ và thực sự tham gia vào quátrình đó
Nhận biết và đánh giá rủi ro :
Nguyên tắc 4:
Một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu qủa đòi hỏi rằng phải nhận biết và đánhgiá liên tục những rủi ro trọng yếu có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạchcủa ngân hàng Sự đánh giá này phải bao trùm tất cả các rủi ro hoạt động của ngânhàng (rủi ro tín dụng, rủi ro chính sách quốc gia, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi
ro thanh khoản, rủi ro vận hành, rủi ro pháp lý và rủi ro thương hiệu) Kiểm soát nội
bộ cần xem lại những rủi ro chưa được kiểm soát trước nay cũng như mới phát sinh
Hoạt động kiểm soát và sự phân công, phân nhiệm :
Nguyên tắc 5:
Hoạt động kiểm soát phải là một công việc quan trọng trong các hoạt độnghàng ngày của ngân hàng Một hệ thống kiểm soát hiệu quả đòi hỏi thiết lập một cơcấu kiểm soát thích hợp, trong đó sự kiểm soát được xác định ở mỗi mức độ hoạt
Trang 33động Những điều này bao gồm kiểm tra ở mức độ cao nhất, kiểm tra hoạt động đốivới các bộ phận, phòng ban khác nhau, kiểm kê, kiểm tra sự tuân thủ những quyđịnh ban hành và theo dõi sự không tuân thủ; một hệ thống đã được phê duyệt; một
hệ thống kiểm tra và đối chiếu
Nguyên tắc 6:
Một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả đòi hỏi phân công hợp lý, các côngviệc của nhân viên không mâu thuẩn với nhau Những xung đột về quyền lợi phảiđược nhận biết, giảm thiểu tối đa và tùy thuộc vào sự kiểm soát độc lập và thậntrọng
Thông tin và truyền thông
Nguyên tắc 7:
Một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả đòi hỏi có dữ liệu đầy đủ và tổnghợp về sự tuân thủ, về tình hình hoạt động và tình hình tài chính, cũng như nhữngthông tin về thị trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định.Thông tin đáng tin cậy, kịp thời, có thể sử dụng được và trình bày theo biểu mẫu
Nguyên tắc 8:
Một hệ thống kiểm soát nội hiệu quả đòi hỏi một hệ thống thông tin đáng tincậy, có thể đáp ứng cho hầu hết các hoạt động chủ yếu của ngân hàng Hệ thống nàyphải lưu trữ và sử dụng dữ liệu bằng máy tính, an toàn, được theo dõi độc lập vàđược kiểm tra đột xuất, đầy đủ
Nguyên tắc 9:
Một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả đòi hỏi kênh trao đổi thông tin hiệuquả để đảm bảo bằng tất cả nhân viên đã hiểu đầy đủ và tuân thủ triệt để các chínhsách và các thủ tục có liên quan đến trách nhiệm và nhiệm vụ của họ và đảm bảorằng những thông tin cần thiết khác cũng được phổ biến đến các nhân viên khác cóliên quan
Giám sát và sửa chữa những sai sót :
Trang 34Nguyên tắc 10:
Hiệu quả toàn diện của hệ thống kiểm soát nội bộ là việc theo dõi, kiểm traphải liên tục Việc theo dõi những rủi ro trọng yếu phải là công việc hàng ngày củangân hàng, cũng như là việc đánh giá định kỳ của bộ phận kinh doanh và kiểm toánnội bộ
Nguyên tắc 11:
Phải có kiểm toán nội bộ toàn diện, hiệu quả và được thực hiện bởi nhữngngười có năng lực, đào tạo thích hợp để có thể làm việc độc lập Công việc kiểmtoán nội bộ, cũng là việc theo dõi hệ thống kiểm soát nội bộ, phải được báo cáo trựctiếp cho Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và Ban điều hành
Nguyên tắc 12:
Những sai sót của hệ thống kiểm soát được phát hiện bởi bộ phận kinhdoanh, kiểm toán nội bộ, hoặc các nhân viên khác thì phải được báo cáo kịp thờicho cấp quản lý thích hợp và ghi nhận ngay lập tức Những sai sót trọng yếu củakiểm soát nội bộ phải được báo cáo cho Ban điều hành và Hội đồng quản trị
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua cơ quan thanh tra ngân hàngNguyên tắc 13:
Cán bộ thanh tra ngân hàng đòi hỏi tất cả các ngân hàng cần có hệ thốngkiểm soát nội bộ hiệu quả, phù hợp với bản chất, sự phức tạp, rủi ro vốn có hoạtđộng ngân hàng và thích nghi được với sự thay đổi môi trường, điều kiện của ngânhàng Các thanh tra sẽ xác định hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng có hiệuquả và đầy đủ không, khi đó các thanh tra ngân hàng sẽ đưa ra cách xử lý thích hợp
Trang 35nghiệp và các chủ thể khác), trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đivay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có tráchnhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán
2.3.1.2 Các loại hình tín dụng ngân hàng
Về cơ bản hoạt động tín dụng ngân hàng bao gồm các loại hình cho vay sau:
Cho vay (Loans)
Chiết khấu (Discount)
Cho thuê tài chính (Financial Leasing)
Bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee)
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring)
2.3.1.3 Vai trò của nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng và rủi ro trong kinh doanh cũng chủ yếu tập trung ở lĩnh vực này, sau
đó là các nghiệp vụ kinh doanh giao dịch và các nghiệp vụ khác
Về mặt tài chính, đây là nghiệp vụ tạo thành bộ phận chủ yếu và quan trọngcủa Tài sản của Agribank Những yếu kém trong nghiệp vụ này sẽ làm cho tìnhhình tài chính của Agribank bị đe dọa
Về mặt kinh doanh, cho vay là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất do nóluôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng Vì hoạt động kinhdoanh của ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền tệ tức huy động vốn tiền tệ từbên ngoài và sử dụng vốn huy động để kinh doanh tạo ra lợi nhuận từ thu nhập lãichênh lệch đầu ra và chi phí huy động vốn đầu vào nên ngân hàng luôn phải tínhtoán việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất
Nghiệp vụ cho vay không những đem lại thu nhập về tiền lãi cho ngân hàng
mà còn là tiền đề kéo theo các dịch vụ khác của ngân hàng phát triển như : thanhtoán quốc tế thông qua nghiệp vụ tài trợ ngoại thương, thẻ thanh toán và các giaodịch tài khoản tiền gửi
Đối với xã hội, hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại còn có vai tròrất to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội thông qua việc cung ứng
Trang 36một khối lượng vốn lớn cho nền kinh tế nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh, xâydựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đầu tư, tạo việc làm, hỗ trợ tiêu dùng và nhu cầu làmnhà ở cho dân cư.
2.3.2 Rủi ro tín dụng
2.3.2.1 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng có thể hiểu là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàngphải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủvốn và lãi
Theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi totín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD được ban hành theo quyết định số493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam “Rủi ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được coi là khả năng xảy ratổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thựchiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” Rủi ro tíndụng phát sinh khi chủ thể vay vốn hay chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng khôngthực hiện đúng với HĐTD đã cam kết với ngân hàng
Rủi ro tín dụng còn là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn Đây là rủi
ro gắn liền với hoạt động ngân hàng, cho vay bao giờ cũng gồm rủi ro và xảy ra mấtmát Rủi ro tín dụng ngân hàng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thuđược đầy đủ gốc và lãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãikhông đúng kỳ hạn Trường hợp người vay tiền phá sản thì việc thu hồi vốn gốc vàlãi tín dụng đầy đủ là không chắc chắn do đó ngân hàng có thể gặp rủi ro tín dụng.Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạtđộng mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như: bảo lãnh, cam kết, chấpthuận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, những chứng khoán
có giá (trái phiếu, cổ phiếu,…), trái quyền, Swaps, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ,
…
2.3.2.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Nguyên nhân khách quan:
Trang 37 Môi trường kinh tế - xã hội: Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, vữngmạnh thì sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanhhiệu quả và có lãi, khi đó, rủi ro tín dụng thấp Ngược lại khi nền kinh tếbất ổn, có nhiều biến động về chính trị, xã hội sẽ gây khó khăn cho hoạtđộng kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, rủi ro tín dụng sẽ tăng cao.
Các chính sách kinh tế của Nhà Nước cũng có tác động lớn đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Trong điều kiện nền kinh tế thị trường vớicác chính sách kinh tế thông thoáng, tăng cường mở rộng giao lưu hợp tácquốc tế sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không ngừng mở rộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh cả chiều rộng và chiều sâu, làm ăn hiệu quả, cólãi sẽ có nguồn để trả nợ ngân hàng, giảm thiểu rủi ro tín dụng
Môi trường pháp lý: Hệ thống pháp luật có vai trò to lớn đối với tất cả cáchoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… của một quốc gia Ở nước ta hiệnnay, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, có nhiều bất cập làm hạn chế sựphát triển về mọi mặt Các chính sách kinh tế nói chung chưa đồng bộ,nhất quán gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình quản lý hoạtđộng sản xuất kinh doanh, từ đó có thể dẫn đến một số rủi ro
Đối với hoạt động ngân hàng, các chính sách về quản lý rủi ro tín dụngcòn thiếu và còn yếu, chưa thực sự là kim chỉ nam cho hoạt động quản lýrủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại Tính ứng dụng của cácchính sách này chưa cao, chưa mang tính thực tiễn là nguyên nhân lớn dẫnđến sự không nhất quán khi đưa vào sử dụng
Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến mọihoạt động đời sống của xã hội Hiện nay, dù công nghệ tiên tiến, máy móc
kỹ thuật hiện đại nhưng con người vẫn chưa chế ngự được tự nhiên Cácyếu tố thuộc môi trường tự nhiên như: mưa gió, hạn hán, lũ lụt, núi lửa,động đất, sóng thần… có thể ập đến bất cứ lúc nào đe dọa cuộc sống conngười Khi thiên tai xảy ra, rủi ro là rất lớn do con người chưa thể kiểmsoát được Do đó, hậu quả để lại rất nặng nề đối với hoạt động sản xuất
Trang 38kinh doanh, đối với những ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiênnhư ngành nông nghiệp Rủi ro cho vay trong trường hợp này là rất lớn,khả năng không thu hồi được nợ gốc và nợ lãi rất cao, ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng, có thể dẫn đến phá sản
Nguyên nhân chủ quan:
Nhân viên tín dụng không thẩm định rõ tư cách khách hàng vay
Phân tích tín dụng không chính xác do chất lượng thông tin đầu vào kém
vì không kiểm tra độ tin cậy của thông tin và không thu thập đầy đủ thôngtin; do năng lực phân tích kém nên không hiểu rõ về môi trường kinhdoanh, không phân tích chính xác, đầy đủ kế hoạch kinh doanh và điềukiện tài chính của khách hàng vay, dự báo sai về tính khả thi của phương
án kinh doanh và khả năng trả nợ
Cơ cấu khoản vay không tốt, bao gồm: không hiểu rõ nhu cầu của kháchhàng vay, không cơ cấu khoản vay phù hợp với luồng tiền của họ dokhông hiểu rõ luồng tiền của khách hàng vay, không định giá khoản vaytương xứng với mức độ rủi ro và không đưa ra các điều khoản ràng buộcnhằm hạn chế các hành vi xấu của khách hàng vay như yêu cầu về giámsát, giới hạn nợ tối đa, điều kiện giải ngân
Quy trình tín dụng không đầy đủ, không chặt chẽ dẫn đến xét duyệt chovay không đúng, để sơ hở các yếu tố pháp lý trên hợp đồng vay và bảođảm gây bất lợi cho ngân hàng và dẫn đến các sai sót nghiệp vụ
Sự gian lận của nhân viên tín dụng, thông đồng với khách hàng vay màngân hàng không phát hiện ra
Quản lý các khoản cho vay kém
Công tác giám sát khoản vay không thỏa đáng và phù hợp nên không pháthiện được các khoản nợ có vấn đề, các dấu hiệu cảnh báo
Thiếu sự can thiệp kịp thời khi các khoản cho vay có dấu hiệu có vấn đề
Trang 39 Ngân hàng và các nhân viên tín dụng không rút ra kinh nghiệm về nhữngsai lầm đã mắc, không phân tích các nguyên nhân nợ xấu dẫn đến các lỗilặp lại nhiều lần.
2.3.3 Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng ngân hàng và quản lý
rủi ro tín dụng
2.3.3.1 Xây dựng mô hình tổ chức kiểm tra kiểm soát
Ban điều hành cấp cao nhất của Ngân hàng cần phải ý thức rõ tầm quan trọngcủa việc kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua việc xây dựng chiến lược và chính sáchquản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng và thực hiện xem xét định kỳ các chiến lược,chính sách này
Hội đồng quản trị và ban điều hành ngân hàng phải xác định rõ mục tiêu tăngtrưởng tín dụng trong từng thời kỳ và phổ biến chính sách phát triển tín dụng đếncấp thực hiện nghiệp vụ
Ban điều hành cao nhất ngân hàng luôn chú trọng đến việc hoàn thiện chínhsách tín dụng và quy trình tín dụng và phổ biến đầy đủ, kịp thời đến từng dối tượng
Bất kỳ một nghiệp vụ kinh doanh nào cũng có quy trình riêng của nó, nghiệp
vụ tín dụng cũng vậy Mỗi ngân hàng thương mại cần căn cứ vào đặc điểm kinhdoanh, qui định của Nhà nước cũng như qui định riêng của Ngân hàng để thiết kếqui trình tín dụng hợp lý, đảm bảo được sự liên hoàn, phối hợp nghiệp vụ Việc xâydựng quy trình tín dụng hợp lý sẽ có tác dụng sau:
Dựa trên quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ tổ chức bộ máy hoạt động tíndụng phù hợp Trong đó, nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban tronghoạt động tín dụng được xác định rõ ràng
Trang 40 Dựa trên quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chánhphù hợp với các quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn trong hoạtđộng kinh doanh
Quy trình tín dụng được Agribank cụ thể hóa thành cẩm nang, sổ tayhướng dẫn nghiệp vụ thống nhất trong toàn ngân hàng về việc thực hiệnnghiệp vụ tín dụng Nhờ đó người thực hiện nghiệp vụ hiểu được vai trò,
vị trí và trách nhiệm của mình để có thái độ đúng đắn trong công việc.Quy trình tín dụng là cơ sở để kiểm soát quá trình cấp tín dụng và điều chỉnhchính sách tín dụng của ngân hàng, giúp nhà quản trị có thể phát hiện những khâu,những quy định cần điều chỉnh và kiểm soát được các rủi ro khi cấp tín dụng
2.3.3.3 Thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ tín dụng và hệ thống quản lý
rủi ro tín dụng hiệu quả
Các nguyên tắc chung về thiết kế hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tíndụng và quản lý rủi ro tín dụng : (3)
Chu trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng được thực hiện đầy đủ, kịpthời, có hiệu quả, ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong hệ thống xử lý
Các dữ liệu cần thiết được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách đầy đủchính xác kịp thời giúp cho việc ra quyết định tín dụng có chất lượng cao
Rủi ro tín dụng được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thoát tài sản
Qúa trình xử lý nghiệp vụ tín dụng phát sinh và giải ngân :
Kiểm soát thủ tục giấy đề nghị vay vốn nhằm đảm bảo rằng mọi hồ sơ đềnghị vay vốn của khách hàng đều được cấp thẩm quyền theo dõi chặt chẽ
để ghi nhận việc phân công cho nhân viên tín dụng hoặc nhóm thẩm địnhthích hợp thực hiện thẩm định khoản vay