1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai

48 1,4K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 372,5 KB

Nội dung

Mục đích của việc nghiên cứu là làm rõ những ảnh hưởng của quá trình biến động dân số đối với các mặt kinh tế, xã hội, môi trường của tỉnh Lào Cai để từ đó giúp đưa ra những giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực.

Trang 1

MỤC LỤC

Danh mục viết tắt

Danh mục các bảng, biểu

Lời nói đầu 1

Nội Dung 3

Chương I : Tổng quan về ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội 3

1.1 Một số khái niệm về dân số và biến động dân số 3

1.1.1 Dân số 3

1.1.2 Biến động dân số 3

1.1.2.1 Biến động dân số tự nhiên 4

1.1.2.2 Biến động dân số cơ học 4

1.1.3 Các yếu tố gây ra biến động dân số 5

1.1.3.1 Mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng 5

1.1.3.2 Mức chết và các yếu tố ảnh hưởng 8

1.1.3.3 Di dân 10

1.2 Phát triển kinh tế bền vững 12

1.2.1 Tăng trưởng kinh tế 12

1.2.2 Phát triển kinh tế 12

1.2.3 Phát triển kinh tế bền vững 12

1.2.4 Đặc điểm của phát triển bền vững 13

1.3 Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội 13

1.3.1 Ảnh hưởng đối với phát triển kinh tế 13

1.3.1.1 Lao động 14

1.3.1.2 Dân số tăng nhanh trong khi kinh tế tăng chậm hơn sẽ làm cho mức sống dân cư chậm được cải thiện 15

1.3.1.3 Phân bố lao động 15

1.3.2 Ảnh hưởng đối với phát triển xã hội 16

Trang 2

1.3.2.1 Lương thực, thực phẩm và nhà ở 16

1.3.2.2 Giáo dục – đào tạo 16

1.3.2.3 Y tế 17

1.3.2.4 An ninh tật tự xã hội và các yếu tố xã hội khác 18

1.3.3 Ảnh hưởng đối với môi trường: 18

Kết luận chương I 20

Chương II : Thực trạng dân số tỉnh Lào Cai 21

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Lào Cai 21

2.2 Tình hình biến động dân số Lào Cai từ 1991 đến nay 22

2.2.1 Xu thế 24

2.2.2 Nguyên nhân của biến động dân số 25

2.3 Ảnh hưởng của biến động dân số đến sự phát triển kinh tế - xã hội Lào Cai: 26

2.3.1 Đối với kinh tế 26

2.3.1.1 Lao động 26

2.3.1.2 Cải thiện đời sống dân cư 29

2.3.1.3 Phân bố lao động 29

2.3.2 Đối với xã hội 30

2.3.2.1 Lương thực thực phẩm và nhà ở 30

2.3.2.2 Giáo dục 30

2.3.2.3 Y tế 32

2.3.2.4 An ninh – trật tự và các yếu tố xã hội khác 33

2.3.3 Đối với môi trường 34

Kết luận chương II 35

Chương III : Giải pháp và đề xuất, kiến nghị 36

3.1 Các chính sách tác động đến biến động dân số của Tỉnh Lào Cai 36

3.2 Một số đề xuất của bản thân 40

Kết Luận 42

Tài liệu tham khảo 43

Trang 4

Danh mục viết tắt

Trang 5

Danh mục các bảng, biểu

Bảng 2.1 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn

22

Bảng 2.2 Tỷ lệ dân số Lào Cai phân theo khu vực 24

Bảng 2.3 Tỷ lệ sinh, chết và tăng tự nhiên dân số tỉnh Lào Cai 25

Bảng 2.4 Cân đối lao động xã hội có đến 1/7 hàng năm 27

Bảng 2.5 Diện tích và sản lượng lương thực có hạt 30

Bảng 2.6 Tình hình giáo dục tỉnh Lào Cai 31

Bảng 2.7 Tình hình dịch vụ y tế của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2000-2008 32

Bảng 2.8 Chi ngân sách cho ANTTXH 33

Biểu 1 Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Lào Cai 28

Biểu 2 Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi quy định 32

Trang 6

Lời nói đầu

1.Lý do chọn đề tài

Con người hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mỗi hoạt động đó đềuảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của chính con người Ảnh hưởng đóđối với một vùng, một quốc gia sẽ được tính trên qoàn bộ người dân Dân số của mộtvùng, một quốc gia không ở trạng thía tĩnh mà biến đổi không ngừng Sự biến đổi dân

số của một vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là biến độngdân số

Biến động dân số là nguyên nhân chủ yếu và cơ bản nhất làm thay đổi xã hội Biếnđông dân số được quan tâm nghiên cứu nhiều vì nó ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đếnhoạt động của toàn xã hội Mỗi cá nhân trong cuộc đời của mình thường thay đổi nghềnghiệp, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật… Chính những sựthay đổi này theo thời gian là sự biến động xã hội của dân số Nghiên cứu cơ cấu xã hội

ở những thời điểm khác nhau cho thấy khuynh hướng biến động xã hội của dân sốtrong thời khoảng đó

Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực, mànguồn nhân lực luôn luôn gắn liền với sự biến đổi dân số cả về số lượng và chất lượng.Mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là con người Thông qua việc nghiên cứu biếnđộng dân số của một lãnh thổ, một quốc gia giúp ta đánh giá được chất lượng và tiềmnăng lao động của dân số, giúp dự đoán được các nhu cầu và chiều hướng phát triểncủa dân số trong tương lai, các tác động đối với môi trường – xã hội, từ đó, giúp tínhtoán hay hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho tương lai

Với những lý do như trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài : “Ảnh hưởng của biến động

dân số đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai ” để làm đề tài thực tập tốt

nghiệp

2.Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu là làm rõ những ảnh hưởng của quá trình biến động dân

số đối với các mặt kinh tế, xã hội, môi trường của tỉnh Lào Cai để từ đó giúp đưa ranhững giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế, khắc phục ảnh hưởng

Trang 7

tiêu cực Cuối cùng đây sẽ là một trong những căn cứ để chính quyền của tỉnh đưa racác hoạch định chính sách, xây dưng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộiđược phát triển bền vững.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là dân số của tỉnh Lào Cai

Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là trong phạm vi diện tích tỉnh Lào Cai

4 Phuơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề có sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoahọc để phân tích vấn đề: Phương pháp thống kê và toán học; Phương pháp phân tích,tổng hợp

5 Kết cấu đề tài:

Đề tài gồm 3 chương:

Chương I : Tổng quan về ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế

-xã hội

Chương II : Thực trạng dân số tỉnh Lào Cai

Chương III : Giải pháp và đề xuất, kiến nghị

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Bùi Hoàng Lan và các cán bộ văn phòngHĐND và UBND đã giúp đỡ để em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này Docòn có những hạn chế nhất định về hiểu biết và kiến thức nên không tránh khỏi thiếusót trong bài chuyên đề, rất mong mọi người và các thầy cô góp ý để em có thể hoànthiện tốt hơn đề tài này

Lời cam đoan : Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện,

không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010

Ký tên

Hoàng Kiên Thành

Trang 8

Nội Dung Chương I : Tổng quan về ảnh hưởng của biến động dân số đến

phát triển kinh tế - xã hội 1.1 Một số khái niệm về dân số và biến động dân số

1.1.1 Dân số

Dân số bao gồm toàn bộ số người sinh sống trong phạm vi một lãnh thổ nhất định: mộtvùng, một nước, một nhóm nước hoặc cả thế giới (toàn cầu) Quy mô dân số biểu thịkhái quát tổng số dân của một vùng, một nước hay của các khu vực khác nhau trên thếgiới (giáo trình dân số học)

Còn theo pháp lệnh dân số năm 2003 (Pháp lệnh số 03/2003/PL-UBTVQH11 của Ủyban Thường vụ Quốc hội ngày 9/1/2003 về dân số), dân số là tập hợp người sinh sốngtrong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính Quy môdân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn

vị hành chính tại thời điểm nhất định

1.1.2 Biến động dân số

Khái niệm: Biến động dân số là sự thay đổi số lượng dân số của một quốc gia, khu vực,vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính theo thời gian do tác động của ba quátrình sinh, tử và di dân

Biến động dân số được chia làm 2 loại: biến động dân số tự nhiên và biến động dân số

cơ học

Khảo sát sự biến động dân số nhằm mục đích tìm hiểu quá trình phát triển dân số củamột quốc gia, một địa phương để biết dân số của vùng lãnh thổ đó thay đổi như thếnào: theo chiều hướng tăng, theo chiều hướng giảm, không tăng, không giảm hay pháttriển quá nhanh dẫn đến bùng nổ dân số Từ đó, đưa ra các giải pháp để cân bằng sựphát triển dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội

1.1.2.1 Biến động dân số tự nhiên

Là sự chênh lệch giữa mức sinh và mức tử của dân số một quốc gia, khu vực, vùng địa

lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính trong một thời kỳ nhất định

Trang 9

1.1.2.2 Biến động dân số cơ học

Là sự chênh lệch giữa xuất cư và nhập cư do quá trình di dân của một quốc gia, khuvực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính trong một thời kỳ nhất định

Di dân là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vịhành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác mang đặc trưng thay đổi nơi cư trú,theo những chuẩn mực không gian và thời gian nhất định Di dân có 2 loại: di dân quốc

tế và di dân trong nước

*Di dân quốc tế bao gồm (theo hội nghị dân số thế giới ở Mêhicô):

-Di dân hợp quy tắc-Di dân không hợp quy tắc-Hiện tượng “chảy máu chất xám”

-Người tị nạnNgoài ra còn có phân loại khác như : theo đặc trưng địa lý (di dân trong khu vực vàliên khu vực, di dân trong châu lục và liên châu lục); theo đặc trưng phát triển (di dângiữa các nước phát triển, giữa các nước đang phát triển, giữa các nước phát triển –đangphát triển)

*Di dân trong nước bao gồm:

-Theo cấp hành chính: Mỗi nước có những quy định phân cấp hành chính riêng

Ở nước ta chính thức có 3 cấp: tỉnh (thành phố), huyện (quận, thị xã), xã (phường, thịtrấn) Vùng và miền không phải cấp hành chính song cũng được quan tâm nghiên cứu

di dân Ở cấp xã, di chuyển trong nội bộ xã nói chung không phải là di dân nhưng sự dichuyển mang ý nghĩa đặc thù khai phá đất mới, lập thôn mới lại được coi là di dân

-Theo trình độ phát triển: đặc trưng rõ nhất là phân chia thành thị, nông thôn.Như vậy sẽ có 4 kiểu di dân:

(1)Nông thôn – Nông thôn(2)Nông thôn – Thành thị(3)Thành thị – Thành thị(4)Thành thị – Nông thôn

Về hình thức, đây chỉ là những cặp hoán vị của 2 phạm trù Song nội dung phản ánhthực trạng xu hướng vận động phát triển của lịch sử di dân Khi chưa chưa phát triển

Trang 10

thì (1) là hình thức di dân chủ yếu Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa tạo nênhình thức (2) Sau đó sự phát triển mạnh mẽ hình thành nhiều đô thị mới nên (3) làhình thức chủ yếu Cuối cùng khi sự phát triển đạt đến mức cao nhất định thì xu hướng(4) chiếm ưu thế Các xu hướng lịch sử này hiện đang chi phối hầu như tất cả các quốcgia, vùng và địa phương

1.1.3 Các yếu tố gây ra biến động dân số

Phương trình cơ bản của biến động dân số

Ba quá trình sinh, tử và di dân kết hợp lại sẽ tạo nên phương trình căn bản của biến động dân số:

Pt = P0 + B - D + I - O

Trong đó:

- Pt là dân số ở thời điểm t cần khảo sát

- Po là dân số ở thời điểm gốc

- B, D, I, O lần lượt là số trẻ em được sinh ra, số người chết, số người nhập cư, số người xuất cư trong thời kỳ (0, t)

1.1.3.1 Mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng

Sinh sản là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình biến động tự nhiên dân số Nókhông chỉ ảnh hưởng đến quy mô cơ cấu, tốc độ tăng dân số mà còn ảnh hưởng lớn đếnquá trình phát triển kinh tế - xã hội Mức sinh chịu sự tác động của nhiều yếu tố, nhưngvẫn diễn ra theo một xu hướng nhất định Để điều tiết mức sinh phải biết xu hướngbiến động và những yếu tố ảnh hưởng đến nó Trong dân số học, sinh sản chỉ sự sinhsản của phụ nữ, liên quan tới số trẻ đẻ ra mà một phụ nữ thực sự có

Có hai cách tiếp cận nghiên cứu mức sinh : mức sinh theo thời kỳ và mức sinh theođoàn hệ (thế hệ) Nói chung, phân tích theo thời kỳ đơn giản hơn, hay được dùng hơn

*Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh :

Mức sinh sản không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng màchịu ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố khác như : tuổi kết hôn, thời gian chung sốngcủa các cặp vợ chồng, ý muốn về số con, trình độ phát triển kinh tê – xã hội, địa vị củangười phụ nữ, việc sử sụng các biện pháp tránh thai Như vậy mức sinh chịu ảnhhưởng của nhiều biến số trực tiếp hoặc gián tiếp Ta có thể chia thành 3 loại bao gồm:

Trang 11

những biến số trung gian (nhân tố quyết định gần); những biến số liên quan đặc tính vàhoàn cảnh gia đình; biến số môi trường.

-Những biến số trung gian (nhân tố quyết định gần):

Theo Davis và Blake, 2 nhà nghiên cứu đã tạo ra 1 hệ thống biến số có vai trò trunggian giữa các biến số hành vi và mức sinh, cho rằng có 3 loại biến số trung gian cầnthiết cho tái sinh sản là :

+Xác suất giao hợp (tuổi kết hôn)

+Xác suất thụ thai nếu có quan hệ tình dục (biện pháp tránh thai )

+Xác suất thụ thai dẫn đến sinh con sống (sẩy thai, nạo thai )

Còn Bongaarts, nhà nghiên cứu dân số học đã trình bày một cách hệ thống các biến sốtrung gian, ảnh hưởng của chúng đối với tình trạng mức sinh cao và mức sinh thấp, chorằng có 4 loại biến số trung gian là :

+Tỷ lệ dân số trong quan hệ tình dục

+Tỷ lệ người quan hệ sử dụng biện pháp tránh thai và độ hiệu quả của nhữngbiện pháp đó

+Độ phổ biến nạo thai trong dân số

+Khoảng thời gian trung bình cho con bú của dân số

-Những biến số liên quan đặc tính gia đình và hoàn cảnh gia đình:

Trong nhóm này có nhiều loại biến số : tuổi, mức chết, ngân sách của gia đình, nhữngchi phí và thuận lợi có con, địa vị phụ nữ, thu nhập và sở thích

+Tuổi là 1 trong những biến số quan trọng nhất giải thích mức sinh của cá nhântrong phạm vi vi mô Cơ cấu tuổi là 1 trong những biến số quan trọng nhất khi giảithích mức sinh phạm vi vĩ mô Tại cả 2 phạm vi, tuổi liên quan đến kết hôn, ly hôn,góa, tuổi dậy thì, bắt đầu khả năng sinh đẻ, tần suất giao hợp, xác suất thụ thai và mãnkinh

+Mức chết ảnh hưởng tới mức sinh thông qua 1 số cơ chế Thứ nhất, ảnh hưởngđến số người sống trong tuổi sinh đẻ qua cơ cấu tuổi – giới tính Thứ hai, mức chết trẻ

sơ sinh và trẻ em có thể ảnh hưởng đến mức sinh qua cơ chế sinh học và hành vi

+Ngân sách, tài sản và thời gian của gia đình cũng ảnh hưởng đến mức sinh.Ngân sách giới hạn những hàng hóa mua được Quỹ thời gian là số giờ hoặc ngày có

Trang 12

thể làm việc Do đó yêu cầu khi có con đòi hỏi có cả vật chất và sử dụng thời gian Yêucầu có những chi phí và thuận lợi khi có con trong một gia đình có thể ảnh hưởng đếnmức sinh.

+Địa vị người phụ nữ, theo nhiều nhà nghiên cứu là nhân tố quyết định chủ chốtảnh hưởng đến mức sinh Địa vị người phụ nữ có thể ảnh hưởng đến mức sinh thôngqua tuổi kết hôn, những lựa chọn sinh con trong hôn nhân và mức sinh tự nhiên Trình

độ học vấn, sự tham gia vào lực lượng lao động, khả năng quyết định trong gia đình vàtình trạng sức khỏe là những nhân tố hay được nghiên cứu khi nói đến địa vị phụ nữ vàmức sinh Hai nhân tố quan trọng nhất là trình độ học vấn và công việc Sự khác biệtmức sinh của các nước đang phát triển và cac nước phát triển đều cho thấy 1 quan hệnghịch giữa trình độ học vấn của người mẹ và mức sinh Quan hệ này mạnh nhất ở lứatuổi trẻ và rõ nhất ở những bậc học cao Trình độ học vấn ảnh hưởng nhiều đến biến sốtrung gian tuổi kết hôn và việc sử dụng biện pháp tránh thai Bên cạnh đó tồn tại mâuthuẫn giữa vai trò làm mẹ và vai trò làm việc của một người phụ nữ Trong tình trangngười phụ nữ có cơ hội làm việc, khi công việc không cho phép nuôi con đồng thời thìngười phụ nữ chọn ít có con hơn Mặc dù tại các nước phát triển có nhiều bằng chứngrằng có quan hệ nghịch giữa công việc phụ nữ và mức sinh, nhưng tại các nước đangphát triển bằng chứng chưa rõ ràng

+Thu nhập hoặc thu nhập bình quân mỗi người được dùng làm chỉ tiêu đo mức

độ hiện đại hóa Khi nói đến mức sinh, vai trò của thu nhập hết sức phức tạp Ở cấp độ

vĩ mô hoặc vi mô, thu nhập không cản trở trực tiếp việc sinh con, vì sinh con khôngphải là hành động thị trường, tuy nhiên những khó khăn trong việc nuôi dạy con khônlớn trưởng thành lại liên quan nhiều tới thu nhập Thu nhập là chỉ tiêu giới hạn ngânquỹ gia đình phải chịu, hạn chế số lượng vật chất có được Khi tính thu nhập của vợtrong tổng nguồn tài sản gia đình, sinh đẻ, nuôi dạy con cái ảnh hưởng đến công việccủa vợ thì quan hệ giữa mức sinh và thu nhập càng trở nên phức tạp hơn

+Sở thích cũng ảnh hưởng đến mức sinh Sở thích thường khác nhau giữa các cánhân này với cá nhân khác Có người thích sống ấm no với gia đình Có người lại thích

tự do giao du nhiều Đo lường sở thích rất khó

-Môi trường: hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định gia đình, gồm 2 biến số

về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của cộng đồng (như thể chế xã hội, trình độ phát

Trang 13

triển kinh tế, chế độ chính trị ) và các chính sách – chương trình dân số Bởi các giađình không thể sống tách ra khỏi xã hội Gia đình chịu ảnh hưởng bởi cộng đồng xungquanh và bởi những chuẩn mực giá trị và mong đợi của hàng xóm Điều kiện kinh tếgia đình phụ thuộc vào sản xuất và việc làm trong cộng đồng chung Hệ thống chính trịảnh hưởng đến quan hệ dân số và chính quyền địa phương, mỗi chính quyền địaphương có thể ảnh hưởng đến việc thành lập những chương trình kế hoạch hóa giađình Do đó các chính sách và chương trình của Nhà nước cũng có vai trò ảnh hưởngquan trọng đến mức sinh Các chương trình kế hoạch hóa gia đình khuyến khích sửdụng biện pháp tránh thai, cấm phá thai hoặc cho phép phá thai, quy định tuổi kếthôn đều là những chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng đối với mức sinh Ngoài racác chính sách lĩnh vực khác cũng có thể ảnh hưởng tới mức sinh.

1.1.3.2 Mức chết và các yếu tố ảnh hưởng

Chết là hiện tượng tự nhiên, là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi cơ thể sống Tuynhiên, mức độ chết và nguyên nhân chết không giống nhau Theo Liên hợp quốc và tổchức y tế thế giới, chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự sống ở mộtthời điểm nào đó, sau khi có sự kiện sinh sống xảy ra (sự chấm dứt tất cả những biểuhiện của sự sống mà không một khả năng nào khôi phục lại được

Một sự kiện sinh sống là sự lấy ra từ cơ thể người mẹ một sản phẩm sau thời gian thainghén mà không chú ý đến độ dài thời gian mang thai, và sau khi tách biệt khỏi cơ thểcủa người mẹ, sản phẩm này có biểu hiện của sự sống là hơi thở, nhịp đập của trái tim,rung động của cuống rốn, hoặc những cử động tự nhiên của bắp thịt Mỗi sự kiện nhưvậy được coi là một sự kiện sinh sống

Chết gắn liền với sự kiện sinh sống là chết con người Ngoài ra còn có chết bào thai,đây là trường hợp chết trước khi có sự kiện sinh sống (chết từ trong bụng mẹ)

Sinh và chết là 2 mặt đối lập của mỗi sinh vật nói chung và con người nói riêng nhưng

có tác động qua lại lẫn nhau và là 2 yếu tố chủ yếu của quá trình tái sản xuất dân số.Chết cũng là yếu tố tác động rất lớn đến quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số Do vậyviệc phấn đấu giảm mức chết là nhiệm vụ nhân khẩu hàng đầu mỗi nước, mỗi thời kỳ.Nghiên cứu mức độ chết của dân cư phải chú ý đến một công cụ phân tích qaun trọng

là bảng sống, đó là bảng thống kê phản ánh đầy đủ mức chết của dân cư ở các độ tuổikhác nhau và khả năng sống khi chuyển từ độ tuổi này sang độ tuổi khác Nghiên cứu

Trang 14

mức chết là 1 trong những căn cứ để tính toán tiềm năng gia tăng dân số, biết cácnguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến mức chết, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thấpmức chết, nâng cao tuổi thọ bình quân người dân để từ đó xây dựng kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội, các chương trình y tế công cộng.

*Các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết : mức độ chết cũng ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.Song chủ yếu gồm có : giới tính, tình trạng hôn nhân, nơi ở, dân tộc, tầng lớp xã hội.-Giới tính:

Là một trong những đặc tính di truyền dễ phân biệt nhất giữa các cá nhân Nhưng khinói đến sự khác biệt mức chết giữa nam và nữ không chỉ đề cập đến lý do di truyền màcòn phải đề cập đến lý do tâm lý, kinh tế - xã hội Chỉ tiêu đơn giản và thông dụng nhất

là chênh lệch kì vọng sống trung bình khi sinh ra Ở các nước phát triển, tuổi thọ trungbình nữ luôn luôn cao hơn nam Sự khác biệt về mức chết giữa nam và nữ ở các độ tuổi

có thể được đo bằng chỉ số xác suất chết nam trên xác suất chết nữ ở các độ tuổi Chỉ

số này cho thấy ở độ tuổi nào mức chết nam cao hơn nữ và ngược lại Ở các nước pháttriển, mức chết nam và nữ gần nhau ở độ tuổi mới sinh đến khoảng 4 tuổi và ở tuổi già,chênh lệch nhất là ở độ tuổi thanh niên và ở giai đoạn sau tuổi sinh đẻ Có nhiềunguyên nhân gây ra chênh lệch mức chết giữa nam và nữ như : gen, mức sinh, điềukiện vệ sinh, xã hội trọng giới tính, hút thuốc, rượu bia

-Tình trạng hôn nhân:

Nghiên cứu sự khác biệt mức chết giữa những tình trạng hôn nhân khó hơn giới tính vìtình trạng hôn nhân thay đổi theo tuổi còn giới tính thì không Có thể áp dụng tuổi thọtrung bình của các tình trạng hôn nhân để so sánh, thường phân biệt nam – nữ Ngoài

ra có thể tính tỉ số xác suất chết của những tình trạng hôn nhân ứng với các trạng thái:độc thân, trong giá thú, ly thân, ly dị, góa Sự khác nhau mức chết giữa những trạngthái này có thể do cách sống khác nhau theo những tình trạng hôn nhân khác nhau và

do sự thay đổi tình trạng hôn nhân gây ra

-Vùng cư trú:

Nghiên cứu vùng cư trú nhằm mục đích đo lường đơn thuần sự khác biệt mức chết dâncưu ở hai nơi (sau khi chuẩn hóa chỉ tiêu chết theo cơ cấu tuổi), kết quả sẽ phản ánh sựkhác nhau về đặc tính của người dân ở hai địa phương đó Khi nghiên cứu sự khác biệttheo địa lý, mục tiêu chính muốn biết nơi nào có mức chết cao hơn, mặc dù có sự khác

Trang 15

nhau trong nhiều đặc tính của dân cư vùng đó Thường khi so sánh phải dùng các chỉtiêu đã chuẩn hóa theo tuổi, phải tính riêng cho nam và nữ Phân chia địa lý có thể theonông thôn – thành thị, theo các vùng địa lý, hoặc theo vùng hành chính, hoặc hai nơiđược nghiên cứu.

-Dân tộc:

Là một nhóm người có những đặc tính văn minh, ví dụ : văn hóa, tập quán, ngônngữ So sánh hai dân tộc có thể thấy đơn thuần tỷ suất chết khác nhau giữa các dântộc và nguyên nhân chết cũng khác nhau Trong đó điều kiện kinh tế - xã hội là yếu tốquan trọng, ảnh hưởng rõ nhất

-Tầng lớp xã hội:

Sự khác biệt về mức chết giữa các tầng lớp xã hội là một sự quan tâm của Nhà nước để

đề ra các chính sách xã hội cho phù hợp Nếu chỉ phân theo những người trí thức, côngnhân, người nghèo, dân tộc, nhóm nghề thì rất phức tạp do các chỉ tiêu này thườngđan xen nhau Các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này đã phải tạo ra những hệthống phức tạp để chia các tầng lớp xã hội theo các chỉ tiêu khác nhau, ví dụ : nghềnghiệp, trình độ học vấn Sự khác biệt về mức chết theo nhóm xã hội có thể giải thíchthông qua việc phân tích các nguyên nhân chết theo y học, hoặc do xã hội (thuốc lá,rượu bia, tính chất rủi ro )

1.1.3.3 Di dân

Di dân là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vịhành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác mang đặc trưng thay đổi nơi cư trú,theo những chuẩn mực không gian và thời gian nhất định Di dân có 2 loại: di dân quốc

tế và di dân trong nước

*Các chỉ tiêu tính toán di dân : số lượng người di dân và khả năng di dân

*Tính chất của di dân: thực chất là tìm hiểu các xu hướng, hiện tưởng ảnh hưởng gây

ra quá trình di dân Theo dân số học thì di dân có 7 tính chất:

(1)Quan sát theo giới và tuổi:

Nhận xét chung, trong những điều kiện tương đối giống nhau, nam di chuyển nhiềuhơn nữ, thanh niên di chuyển nhiều hơn các nhóm tuổi còn lại

(2)Quan sát theo học vấn:

Trang 16

Người di dân thường có học vấn cao hơn bộ phận không di dân Nguyên nhân thường

là do tiếp nhận được nhiều thông tin, có cơ hội việc làm mới, thu nhập mới cao hơn,nhu cầu văn hóa xã hội

(3)Quan sát theo tình trạng việc làm:

Người di dân có khả năng tìm kiếm việc làm cao hơn, tốt hơn, gần với mong đợi bảnthân Ở cả hai giới quan sát này không khác nhau nhiều

(4)Quan sát theo trình độ phát triển xã hội:

Xu hướng di dân tăng lên cùng chiều với phát triển xã hội So sánh giữa các quốc gia

có trình độ phát triển cao cũng thường có tỉ lệ di dân cao

(5)Sức đẩy và sức hút trong di dân:

D.J.Bagne là người đầu tiên đề xướng nghiên cứu sức đẩy/ sức hút (Push/Pull) trong didân Trong tác phẩm “Nguyên lý dân số”, New York, 1969, ông viết : “Di dân thườngchỉ diễn ra khi có yếu tố hút dương ở đầu đến và bị đẩy bởi các yếu tố đẩy âm ở đầuđi” Xác định dấu + cho di dân đến, dấu – cho di dân đi Những nghiên cứu mô phỏngphác họa trạng thái định cư – không di chuyển, con người bị ràng buộc vào nơi cư trúhiện tại tương tự như điện tử bị lực hạt nhân giữ lại trong nguyên tử Để tách khỏi môitrường cũ cần có sức đẩy và sức hút mới Khi chỉ có lực đẩy, có hiện tượng ra đi nhưngchưa biết nơi đến (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, đói kém ) Ngược lại khi chỉ cósức hút, hiện tượng rời bỏ quê hương bất chấp những hợp lý của chính nơi đó, hậu quảtạo ra nhiều bất hợp lý hơn (đô thị hóa quá mức, chảy máu chất xám )

(6)Lực hấp dẫn và khoảng cách:

G.K.Zipf là tác giả đầu tiên đặt cơ sở lý luận cho vấn đề lực hấp dẫn và khoảng cáchtrong di dân Ông cho rằng số lượng người di dân trực tiếp tỉ lệ thuân với tích dân sốhai vùng đi, đến và tỉ lệ nghịch với khoảng cách hai vùng đó

(7)Người di dân luôn hướng tới nơi có điều kiện sống tốt hơn:

Nhiều tài liệu kể đến sự đóng góp của V.I.Lênin phát hiện tính quy luật này khi nghiêncứu di dân giữa các vùng nước Nga cuối thế kỷ 19 Theo ông, sự di cư của công nhânkhông chỉ là xu hướng phân phối công nhân cho bình quân hơn trong một lãnh thổ nhấtđịnh mà còn có xu hướng tới chỗ nào đời sống dễ chịu hơn (V.I.Lênin toàn tập, NXB

Sự thật, 1962, tr.290) Điều này cũng dễ hiểu vì con người luôn đấu tranh để cải thiện

Trang 17

điều kiện sống Tuy nhiên, đối với mỗi nhóm người thì chuẩn mực giá trị điều kiệnsống khác nhau nên cần tính toán theo yêu cầu riêng của từng nhóm.

1.2 Phát triển kinh tế bền vững

1.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định ( thường

là một năm )

1.2.2 Phát triển kinh tế

Là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế Phát triển kinh tế được xem như làquá trình biến đổi cả về chất và lượng

Nội dung của phát triển kinh tế bao gồm:

-sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quântrên một đầu người

-sự biến đổi theo đúng cơ cấu kinh tế

-sự biến đổi ngày càng tốt hơn về các vấn đề xã hội: dịch vụ, y tế, nước sạch …

1.2.3 Phát triển kinh tế bền vững

Từ thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thếgiới đã đạt được một tốc độ khá cao, người ta bắt đầu có lo nghĩ đến ảnh hưởng tiêucực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con người và vấn đề phát triển bền vữngđược đặt ra

Năm 1987, vấn đề phát triển bền vững được ngân hàng thế giới (WB) đề cập lần đầutiên, theo đó phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại màkhông làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai

Tại hội nghị thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug (Cộnghòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định : Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sựkết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm tăng trưởng kinh tế,cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường

1.2.4 Đặc điểm của phát triển bền vững

Phát triển bền vững là quá trình phát triển nhằm thực hiện 4 nhóm mục tiêu lớn:

Trang 18

-Mục tiêu kinh tế: đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầungười cao; cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định; lấy hiệu quảkinh tế làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng.

-Mục tiêu xã hội: phát triển phải mang tính nhân văn, giúp mở rộng và nâng cao nănglực lựa chọn cho mọi người, mọi người cùng tham gia và hưởng lợi ích lâu dài của quátrình phát triển

-Mục tiêu môi trường: đối với loài người thì môi trường có 3 chức năng ( là không giansinh tồn cảu con người; là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạtđộng sản xuất của con người; là nơi chứa đựng tái chế các loại phế thải của conngười ), vì vậy môi trường bền vững là khi thay đổi nhưng vẫn giữ được 3 chức năngnói trên

-Mục tiêu an ninh – quốc phòng: đảm bảo an ninh quốc phòng bình yên, chống lại sựxâm nhập, phá hoại từ các thế lực bên ngoài

1.3 Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội

1.3.1 Ảnh hưởng đối với phát triển kinh tế

Con người vừa là lực lượng lao động trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất vừa là lựclượng tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ra

Mỗi con người chỉ hoạt động sản xuất trong một độ tuổi giới hạn nhất định, từ 15 đến

60 hoặc 65 tuổi Xét dưới góc độ người tiêu dùng, con người tiêu thụ của cải, dịch vụkéo dài trong suốt cuộc đời mình, từ lúc ra đời cho đến lúc chết Do đó, quy mô dân số,

cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính là cơ sở để xác định nhu cầu xã hội, từ đó xác lậpquy mô sản xuất Cùng với chính sách dân số, sự phát triển kinh tế là nhân tố có ýnghĩa then chốt làm giảm mức sinh, mức tử vong, qua đó làm giảm tốc độ gia tăng sốlượng, đồng thời nâng cao chất lượng con người cả về thể chất và trí tuệ Khi nền kinh

tế phát triển, công nghiệp hoá, tự động hóa đòi hỏi chất lượng cao của người lao động,chứ không cần số lượng nhiều, đã tác động tới nhận thức của người dân, họ dễ chấpnhận mô hình ít con Kinh tế phát triển, thu nhập và mức sống cao, tạo điều kiện chongười dân được học hành, nâng cao trình độ hiểu biết, họ dễ chấp nhận sử dụng cácbiện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế mức sinh Mặt khác, sự phát triển của kinh tế và hệthống chăm sóc sức khỏe còn góp phần làm giảm mức tử vong và tăng tuổi thọ, có chế

Trang 19

độ baảo hiểm xã hội cho người già khá tốt, bố mẹ không phải nhờ cậy con cái về kinh

tế khi già yếu nên không cần sinh nhiều con Mức sống cao cùng với lối sống đô thị đãlôi cuốn người dân vào các hoạt động văn hóa, xã hội, thể thao giải trí và du lịch cũnggóp phần làm giảm mức sinh và gia tăng quá trình chuyển cư

Tuy nhiên, quan hệ giữa dân số và kinh tế không đơn thuần chỉ là quan hệ toán học Sựphát triển kinh tế còn phụ thuộc nhiều điều kiện: tài nguyên, vốn tài sản cố định, điềukiện địa lý, khí hậu, đất đai, điều kiện thị trường, giá cả, tài chính, dịch vụ… và cả yếu

tố ổn định chính trị

1.3.1.1 Lao động

Là một nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế.Lực lượng lao động tăng nhanh do được bổ sung hàng năm làm tăng sức ép nhu cầuviệc làm, đưa đến hậu quả làm giảm giá sức lao động, thất nghiệp gia tăng Về mặt lýthuyết trong hoạt động kinh tế, cầu lao động hay người sử dụng lao động luôn dựa trênnguyên lý DL=MPL=MC Lao động bao hàm những lợi ích như : tăng thu nhập, cảithiện đời sống, giảm đói nghèo (thông qua các chính sách tạo việc làm, tổ chức laođộng có hiệu quả) Bên cạnh đó lao động cũng là một bộ phận của dân số, các chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội đều phải đặt trọng tâm vào chiến lược phát triển conngười Nghiên cứu biến động dân số để có các biện pháp cơ cấu lao động hợp lý, giảmthất nghiệp, tăng năng suất trong sản xuất và tái sản xuất kinh tế, tận dụng tối đa nguồnnhân lực hiện có và tương lai

1.3.1.2 Dân số tăng nhanh trong khi kinh tế tăng chậm hơn sẽ làm cho mức sống dân cư chậm được cải thiện

Điều này xảy ra bởi dân số tăng thì gây sức ép lên nền kinh tế, “tỷ lệ dân số phụ thuộc”tăng lên là gánh nặng cho lực lượng lao động tham gia kinh tế, làm hạn chế việc tíchlũy để tái sản xuất mở rộng do phải tăng quỹ tiêu dùng Tỷ số phụ thuộc càng cao, càngảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa tiêu dùng vàtích lũy Dân số tăng nhanh làm giảm quỹ tích lũy và tỷ lệ tiết kiệm, gây nên tình trạngthiếu vốn để mở rộng sản xuất và đầu tư chiều sâu (khoa học, công nghệ và giáodục ), do vậy khó nâng cao năng suất lao động xã hội và tốc độ tăng sản phẩm, hạnchế khả năng tạo thêm việc làm cho nền kinh tế

Trang 20

Mối quan hệ giữa mức thu nhập và tốc độ gia tăng dân số được lượng hóa bằng côngthức: Tỷ lệ tăng GNP/người = tỷ lệ tăng GNP - tỷ lệ tăng dân số.

Như vậy muốn tăng GNP bình quân đầu người thì phải tăng quy mô của tổng thu nhậpquốc dân hoặc phải giảm tỷ lệ tăng dân số Tuy nhiên, quan hệ giữa dân số và kinh tếkhông đơn thuần chỉ là quan hệ toán học Sự phát triển kinh tế còn phụ thuộc nhiềuđiều kiện: tài nguyên, vốn tài sản cố định, điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai, điều kiệnthị trường, giá cả, tài chính, dịch vụ… và cả yếu tố ổn định chính trị

1.3.1.3 Phân bố lao động

Việc thống kê về di dân trong nước, khu vực cho thấy khả năng thu hút lao động củanơi nghiên cứu, có thể đánh giá khái quát về trình độ phát triển của nơi đó, các yếu tốảnh hưởng di dân (đến và đi) như điều kiện sống, tâm lý, cơ hội việc làm Nắm đượcbức tranh của sự phân bố dân cư của vùng, miền và quốc gia là cơ sở để đưa ra chínhsách phù hợp phát triển hài hòa giữa các vùng, miền, đóng góp sự phát triển chung choquốc gia, xa hơn nữa là quốc tế Từ thành thị phát triển thành nhiều thành thị, thành thịhóa nông thôn, mở ra nhiều vùng phát triển khác Giảm thiểu tác động tiêu cực về cơcấu kinh tế (do di dân nông thôn – đô thị gây nên hiện tượng hoang hóa đồng ruộng ,nhiều tiềm năng nông nghiệp thiếu lực lượng khai thác) Tìm hiểu được nguyên nhânkhiến cho xuất cư (nhập cư) của nơi nghiên cứu để cả nơi xuất (nhập) có biện pháp hạnchế tình trạng thừa (thiếu) lao động

Di dân giúp cho khai thác tài nguyên hiệu quả hơn, vì dòng lao động di cư thường tìmđến những nơi cần mình, những nơi đang cần lao động trong một lĩnh vực nào đó Nhờvậy, việc thiếu lao động tại các ngành nghề cũng được cải thiện ít nhiều Nếu lao độngnhập cư có trình độ chuyên môn đáp ứng tốt thì tạo đà cho nơi đó phát triển mạnh(giảm được chi phí đào tạo, bồi dưỡng ), góp phần hoàn thiện được cơ cấu lao động

1.3.2 Ảnh hưởng đối với phát triển xã hội

1.3.2.1 Lương thực, thực phẩm và nhà ở

Tổ chức FAO đã tính rằng, nếu dân số tăng 1% thì lương thực phải tăng 2,5% Quy mô

và tốc độ tăng dân số ảnh hưởng trực tiếp đến lương thực thực phẩm thông qua sảnlượng lương thực trên đầu người Khi dân số tăng quá nhanh làm giảm diện tích đấtnông nghiệp canh tác do chuyển sang đất ở hoặc sản xuất dẫn đến lương thực thực

Trang 21

phẩm giảm, ko đáp ứng đủ nhu cầu, gia tăng sự chật chội của diện tích nhà ở (đặc biệt

là khu vực đô thị) Trên bình diện quốc tế, bùng nổ dân số làm gia tăng đói nghèo ảnhhưởng đến sự sống của con người

1.3.2.2 Giáo dục – đào tạo

Dân số tác động trực tiếp và gián tiếp tới giáo dục qua sự biến đổi về quy mô và cơ cấudân số Tuy nhiên, giữa dân số và giáo dục là sự tác động qua lại lẫn nhau trong sự liên

hệ và tác động qua lại của nhiều yếu tố khác như kinh tế, truyền thống văn hóa, tôngiáo, khoa học, địa lý…

Quy mô, tốc độ tăng dân số hàng năm và cơ cấu dân số sẽ phản ánh nhu cầu đi học củangười dân Dân số tăng nhanh không những làm tăng số trẻ em đến tuổi đi học, làmtăng số học sinh phổ thông mà còn làm tăng nhu cầu học nghề và học đại học Hậu quả

là số trẻ em trong tuổi đi học tăng nhanh, số lượng lớn, vượt quá khả năng của ngànhgiáo dục Mặt khác, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn tốc độ tăng dân số thìmức thu nhập bình quân thấp, khả năng đầu tư của Nhà nước và của gia đình học sinhdành cho giáo dục thấp Do vậy, quy mô giáo dục bị hạn chết, chất lượng giáo dục bịgiảm sút (thiếu phòng học, học nhiều ca, phòng học chật chội, không đảm bảo vệ sinhhọc đường, lớp học quá đông, thiếu giáo viên, trình độ giáo viên hạn chế, đới sống khókhăn, tỷ lệ học sinh bỏ học cao ) Cơ cấu tuổi và giới tính ảnh hưởng đến cơ cấu của

hệ thống giáo dục Các nước có cơ cấu dân số trẻ sẽ có quy mô giáo dục lớn hơn cácnước có dân số già

Trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, ngoài sức lao động cơ bản của con người,việc nâng cao chất lượng, tiềm năng con người cũng đóng góp một phần đáng kể vàoviệc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Giáo dục còn có vai trò thúcđẩy sự phát triển các mặt khác của xã hội Xã hội có trình độ dân trí cao sẽ là điều kiệnthuận lợi cho quá trình dân chủ hóa Có trình độ học vấn cao, mỗi công dân sẽ dễ dànghơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp, thực hành nghề và chuyển nghề khi cần thiết,nhờ đó, giáo dục góp phần vào quá trình thay đổi cơ cấu xã hội hợp lý và hiệu quả

1.3.2.3 Y tế

Quy mô và tốc độ gia tăng dân số ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống y tế và cácđiều kiện chăm sóc sức khỏe Dân số tăng nhanh làm cho quy mô gia đình mở rộng,

Trang 22

nhà ở chật chội, môi trường ô nhiễm, ăn uống thiếu chất làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tửvong Dân số tăng nhanh nhưng mức độ đầu tư cho y tế thấp sẽ làm cho hệ thống y tếkhông phát triển tương ứng với số cầu, gây quá tải, xuống cấp chất lượng chữa trị,chăm sóc sức khỏe của hệ thống y tế.

Cơ cấu dân số là cơ sở để xác định cơ cấu của hệ thống y tế Mỗi nhóm tuổi khác nhau

có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau và thường mắc các loại bệnh đặc trưng khác nhau (trẻ em

do sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh hơn các nhóm khác và thường mắc bệnh đường

hô hấp, tiêu hóa; người trưởng thành ít mắc bệnh, các bệnh thường gặp là bệnh nghềnghiệp, nhất là những người lao động trong môi trường độc hại và nguy hiểm; ngườigià có tỷ lệ mắc bệnh cao và thường là bệnh về tim mạch; phụ nữ dễ mắc bệnh hơnnam giới và các bệnh đặc trưng là bệnh phụ khoa Như vậy, việc dự báo số lượng vàchủng loại nhu cầu của từng nhóm tuồi và giới tính của dân số một quốc gia là cơ sở đểhình thành và phát triển quy mô, cơ cấu của hệ thống y tế nước đó

Ở các khu vực địa lý khác nhau như đồng bằng, miền núi, thành thị, nông thôn do có

sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế - xã hội nên sẽ có cơ cấu bệnh tậtkhác nhau Do đó, số lượng cán bộ và bác sĩ chuyên khoa cũng như các phương tiện y

tế cần phải phù hợp với nhu cầu và cơ cấu bệnh tật

Mật độ dân cư quá thấp hoặc quá cao đều gây trở ngại cho công tác dự phòng của y tế

Ở nơi mật độ dân cư quá thấp, thường là nơi có trình độ văn hóa, y tế thấp nên rất khókhăn trong việc vận động dân chúng ăn ở hợp vệ sinh, chữa bệnh theo khoa học Còn ởnơi mật độ dân cư quá cao, thường là các thành phố lớn, có mức độ ô nhiễm môitrường cao đòi hỏi những chi phí lớn mới có thể hạn chế được tác động xấu của môitrường đến sức khỏe con người

1.3.2.4 An ninh tật tự xã hội và các yếu tố xã hội khác

Dân số tăng cao trong khi giáo dục chưa theo kịp sẽ khiến các tệ nạn xã hội (nghiệnhút, ma túy, cờ bạc, lừa đảo ) tăng lên, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên nhận thứccòn kém, dẫn đến việc đảm bảo trật tự an ninh xã hội ko đáp ứng đủ (thiếu người thựcthi pháp luật, tăng chi phí an ninh) Mất an ninh trật tự xã hội còn do thành phần nhập

cư đa dạng mang theo những đặc trưng văn hóa – xã hội nơi đi của mình, mâu thuẫn xãhội nảy sinh

Trang 23

Tỷ lệ sinh tăng ở các gia đình sẽ làm gia tăng gánh nặng kinh tế gia đình, con cái đôngnên thiếu sự quan tâm đầy đủ từ gia đình, làm tăng tỉ lệ trẻ em lang thang cơ nhỡ.Biến động tự nhiên có thể khiến nguy cơ chênh lệch giới tính (nam – nữ) lớn lên, mấtcân bằng giới tính sẽ ảnh hưởng đến hầu hết mọi vấn đề xã hội (Trung Quốc là một ví

dụ điển hình cho sự mất cân bằng giới tính do tâm lý trọng nam khinh nữ)

Biến động cơ học sẽ tăng cường giao lưu văn hóa xã hội, nếu biết chọn lọc yếu tố tíchcực, tạo nền văn hóa đa dạng, phong phú

Một vấn đề quan trọng đó là việc đoàn kết nhân dân trong vùng nghiên cứu sẽ khókhăn hơn đối với chính quyền khi tình trạng nhập cư tăng Nhất là những nơi có nhiềudân tộc sinh sống, việc hòa hợp dân tộc cho mục đích phát triển chung là vấn đề cấpbách

1.3.3 Ảnh hưởng đối với môi trường:

Dân số là một trong nhiều yếu tố có tác động đến môi trường nhưng lại là yếu tố cótầm quan trọng đặc biệt

Sự gia tăng dân số có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.Tăng dân số sẽ dẫn đến tăng số người tiêu thụ, đòi hỏi khai thác tài nguyên nhiều hơn,sản xuất nhiều hơn, và do vậy cũng làm môi trường ô nhiễm trầm trọng hơn

Tất cả mọi thành phần của môi trường tự nhiên đều bị tác động, biến đổi tiêu cực do sựphát triển ồ ạt của các khu công nghiệp tập trung và đô thị lớn, tình trạng sử dụng ngàycàng nhiều hóa chất và phân hóa học trong nông nghiệp, tình trạng phá rừng nhiệt đớilấy gỗ, củi, làm bãi chăn thả và nương rẫy, tình trạng khai thác quy mô lớn khoáng sảntrên mặt đất và dưới lòng đại dương gây biến đổi cảnh quan Nguồn nước mặt và nướcngầm bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, sinh hoạt, sử dụng hóa chất trong nôngnghiệp, khai thác dầu khí ở đại dương Không khí bị ô nhiễm bởi tiếng ồn, bụi, khí độchại từ khí thải công nghiệp, phương tiện giao thông, đốt rừng làm nương rẫy, làm tăngnhiệt độ trái đất, làm mỏng và thủng tầng ozone (do hiệu ứng nhà kính và các khí CFC

- clorofluo carbon) gây nên những biến đổi bất thường của khí hậu Đất đai bị ô nhiễmbởi rác thải công nghiệp, sinh hoạt, hóa chất trong công nghiệp, bị xâm thực, xói mònmất độ phì tự nhiên và thoái hóa, hoang mạc hóa do mất rừng và canh tác quá mức

Trang 24

Sinh vật, cả động và thực vật bị ô nhiễm do việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc trừsâu, thuốc kích thích Các chất này tích lũy trong cơ thể động thực vật gây ảnh hưởngxấu cho quá trình phát triển của chúng và có hại cho sức khỏe con người khi dùngchúng làm thực phẩm.

Ngược lại, hủy hoại môi trường lại có tác động xấu đến sản xuất, đáp ứng kém hiệuquả hơn đến chất lượng của cuộc sống con người

Với nhu cầu cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, bằng tiến bộ của khoa họccông nghệ, con người khai thác ngày càng nhiều cả số lượng và chủng loại các nguồntài nguyên, mở rộng quy mô, tăng nhanh cường độ tác động vào môi trường tự nhiên.Hậu quả là: Nguồn tài nguyên không tái tạo được có nguy cơ cạn kiệt (dầu mỏ, thanh

đá, quặng kim loại…); Nguồn tài nguyên có thể tái tạo được do bị khai thác quá mức,

đã mất khả năng tự phục hồi như: đất canh tác bị thoái hóa, hoang mạc hóa, một số lớnsinh vật biển, chim thú bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, rừng bị tàn phánhanh gấp 10 lần tốc độ trồng mới và tự phục hồi; Nguồn tài nguyên vô tận bị sử dụnglãng phí và bị ô nhiễm nặng do chất thải (công nghiệp, sinh hoạt) đã trở nên khan hiếmhoặc không sử dụng được (tình trạng thiếu nước sạch ở nông thôn, không khí bị ônhiễm bụi và khí độc ở các thành thị )

Kết luận chương I

Chương này trình bày chủ yếu về mặt lý thuyết giúp người đọc nắm được các khái niệm về dân số, biến động dân số, phát triển bền vững và các yếu tố ảnh hưởng tới biếnđộng dân số Bên cạnh đó một phần quan trọng là ảnh hưởng của biến động dân số tác động tới kinh tế, xã hội, môi trường như thế nào?

Chương I sẽ là cơ sở để chương II có những đánh giá khoa học, rõ ràng trong từng lĩnh vực, bởi dân số ảnh hưởng đến mọi mặt của xã hội, các mặt ảnh hưởng có thể đan xen nhau rất khó phân biệt cụ thể

Chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về tầm quan trọng của biến động dân số tác độngtới phát triển kinh tế - xã hội

Ngày đăng: 14/04/2013, 11:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2 Tình hình biến động dân số Lào Cai từ 1991 đến nay - Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai
2.2 Tình hình biến động dân số Lào Cai từ 1991 đến nay (Trang 24)
Bảng 2.1 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn - Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai
Bảng 2.1 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn (Trang 24)
Bảng 2.2 Tỷ lệ dân số Lào Cai phân theo khu vực - Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai
Bảng 2.2 Tỷ lệ dân số Lào Cai phân theo khu vực (Trang 27)
Bảng 2.2 Tỷ lệ dân số Lào Cai phân theo khu vực - Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai
Bảng 2.2 Tỷ lệ dân số Lào Cai phân theo khu vực (Trang 27)
Bảng 2.4 Cân đối lao động xã hội có đến 1/7 hàng năm - Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai
Bảng 2.4 Cân đối lao động xã hội có đến 1/7 hàng năm (Trang 30)
Bảng 2.4 Cân đối lao động xã hội có đến 1/7 hàng năm - Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai
Bảng 2.4 Cân đối lao động xã hội có đến 1/7 hàng năm (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w